NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2021/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN
1. Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 2 như sau:
“c) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 và bổ sung các khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16 vào Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:
“8. Lãi ròng hoặc lỗ ròng của hợp đồng phái sinh lãi suất của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại một thời điểm là lãi ròng hoặc lỗ ròng của tất cả các kỳ đã thanh toán của hợp đồng phái sinh lãi suất tính đến thời điểm đó.”
b) Bổ sung các khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16 vào Điều 3 như sau:
“13. Ngày giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất là ngày các bên thực hiện ký hết hợp đồng phái sinh lãi suất.
14. Ngày có hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất theo thỏa thuận của các bên là ngày các bên bắt đầu thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất; ngày có hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất trùng hoặc sau ngày giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất.
15. Thời hạn thực hiện của hợp đồng phái sinh lãi suất là khoảng thời gian tính từ ngày có hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất cho đến ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất đó. Thời hạn thực hiện của hợp đồng phái sinh lãi suất bằng hoặc ngắn hơn thời hạn thực hiện còn lại của giao dịch gốc.
16. Thanh toán ròng là việc xác định và thanh toán một khoản tiền ròng được tính theo giá trị thị trường hiện tại hoặc giá trị tính theo mô hình giá của các hợp đồng phái sinh lãi suất được chấm dứt tại hoặc trước thời điểm đến hạn theo thỏa thuận giữa các bên và sau khi thực hiện bù trừ các khoản tiền phải trả của các hợp đồng phái sinh lãi suất giữa các bên giao kết hợp đồng để xác định thành một khoản phải thu hoặc khoản phải trả của một bên tại ngày đến hạn hoặc ngày chấm dứt trước hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất.”
3. Bổ sung khoản 6, khoản 7 vào Điều 4 như sau:
“6. Trường hợp khách hàng không có hoặc không có đủ ngoại tệ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán phát sinh khi thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất, thì khách hàng được mua ngoại tệ tại chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất hoặc tại tổ chức tín dụng khác được phép hoạt động ngoại hối. Việc mua, bán ngoại tệ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối; trường hợp khách hàng mua ngoại tệ có kỳ hạn thì kỳ hạn của giao dịch này bằng hoặc ngắn hơn thời hạn thực hiện còn lại của hợp đồng phái sinh lãi suất.
7. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận về việc thanh toán ròng của các hợp đồng phái sinh lãi suất giao kết với khách hàng, các giao dịch đối ứng thực hiện với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc tổ chức tài chính nước ngoài.”
“Điều 4a. Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử phải xây dựng quy trình kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lưu trữ đầy đủ các thông tin liên quan đến việc kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền cộng dồn (Accrual Interest Rate Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (trừ giá vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật) và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền cộng dồn (Accrual Cross Currency Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (trừ giá vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật) và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên giá trị khoản vốn danh nghĩa; việc trao đổi hoặc không trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa do hai bên thỏa thuận, trường hợp có trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa ban đầu hoặc từng phần trong kỳ hoặc cuối cùng thì áp dụng theo tỷ giá cố định được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ giá tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng phái sinh lãi suất.”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1; bổ sung điểm đ vào khoản 1; sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2 Điều 7 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện, phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch gốc là giao dịch đầu tư trái phiếu Chính phủ phát hành bằng đồng Việt Nam tại thị trường trong nước;”
b) Bổ sung điểm đ vào khoản 1 như sau:
“đ) Trường hợp khách hàng được nhận ngoại tệ từ khoản tiền lãi phát sinh trong giao dịch phái sinh lãi suất hoặc nhận ngoại tệ từ việc trao đổi khoản vốn danh nghĩa, thì nguồn ngoại tệ này được sử dụng để thanh toán cho các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch gốc của khách hàng hoặc khách hàng phải bán nguồn ngoại tệ này cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất đó.”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2 như sau:
“a) Mục đích sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất là phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất đối với giao dịch gốc hoặc phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó;
b) Có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện, phù hợp với nội dung và phạm vi hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật liên quan. Đối với tổ chức tín dụng không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trường hợp phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng), thì tổ chức tín dụng đó phải có phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất được cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng phê duyệt;”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 8 như sau:
“a) Đối với trường hợp thực hiện một hoặc nhiều giao dịch đối ứng cho một hợp đồng phái sinh lãi suất mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cung ứng cho khách hàng, thời hạn thực hiện của từng giao dịch đối ứng và tổng giá trị còn lại (tính theo từng đồng tiền) của các khoản trao đổi vốn gốc của các giao dịch đối ứng sau khi thực hiện bù trừ lẫn nhau không vượt quá thời hạn còn lại và giá trị khoản vốn danh nghĩa của hợp đồng phái sinh lãi suất;”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 9 như sau:
“b) Phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Giới hạn về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư này.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa áp dụng quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư này thực hiện kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất kiểm soát giới hạn lỗ ròng về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất không vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. Trường hợp giới hạn lỗ ròng vượt 5% vốn điều lệ, vốn được cấp, thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngừng việc giao kết các hợp đồng phái sinh lãi suất mới, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về nguyên nhân phát sinh lỗ, các biện pháp và thời hạn khắc phục.
Khi có nhu cầu giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất mới, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định giới hạn lỗ ròng về hoạt động kinh doanh, cung ứng, sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất để làm cơ sở thực hiện phù hợp với quy định tại Thông tư này. Giới hạn lỗ ròng về sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất được xác định bằng tổng lãi ròng và lỗ ròng của các hợp đồng phái sinh lãi suất còn hiệu lực cộng (+) tổng lãi ròng và lỗ ròng của các hợp đồng phái sinh lãi suất đã tất toán trong năm tài chính.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không bao gồm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này) sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất khi đáp ứng một trong hai nội dung sau:
a) Có quy định nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó bao gồm hạn mức rủi ro lãi suất; hạn mức cắt lỗ; hạn mức tổng trạng thái rủi ro lãi suất đối với các sản phẩm phái sinh lãi suất;
b) Kiểm soát giới hạn lỗ ròng về hoạt động sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
10. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề và điểm b, d khoản 1 Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 như sau:
“1. Hợp đồng phái sinh lãi suất được lập thành văn bản (bao gồm cả hợp đồng điện tử), do các bên thỏa thuận phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b, d khoản 1 như sau:
“b) Giao dịch gốc, giá trị khoản vốn gốc, lãi suất áp dụng trong giao dịch gốc, lịch thanh toán gốc và lãi của giao dịch gốc (áp dụng đối với khách hàng là pháp nhân, nhà đầu tư nước ngoài);”
“d) Ngày có hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất, kỳ hạn thanh toán, ngày thanh toán, phương thức thanh toán lãi/lỗ ròng; thỏa thuận về việc thanh toán ròng của các hợp đồng phái sinh lãi suất (nếu có);”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Báo cáo
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo giao dịch phái sinh lãi suất theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 7; bổ sung khoản 9 vào Điều 19 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Yêu cầu khách hàng là pháp nhân, nhà đầu tư nước ngoài cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh đủ điều kiện sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định tại Thông tư này và quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Thực hiện báo cáo hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
“9. Ban hành quy trình kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử, trong đó có các biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro phát sinh (nếu có).”
13. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2; sửa đổi, bổ sung điểm a, b, c, đ khoản 3 Điều 20 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Cung cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Bản sao y hoặc bản trích sao hợp đồng của giao dịch gốc; các thông tin, tài liệu khác do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất quy định để chứng minh đủ điều kiện sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định tại Thông tư này. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a, b, c, đ khoản 3 như sau:
“a) Cam kết với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại hợp đồng phái sinh lãi suất hoặc tại văn bản riêng về việc: sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất; sẵn sàng cung cấp bản sao y hoặc bản trích sao hợp đồng của giao dịch gốc hoặc phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất;
c) Xây dựng và phê duyệt theo thẩm quyền phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng), trong đó có phân tích các rủi ro lãi suất;”
“đ) Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này.”
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ, điểm, khoản điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN
1. Thay thế cụm từ “phát sinh từ bảng cân đối kế toán” bằng cụm từ “cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng)” tại khoản 5 Điều 3 và khoản 2 Điều 5.
2. Thay thế cụm từ “pháp nhân” bằng cụm từ “pháp nhân và nhà đầu tư nước ngoài” tại khoản 5 Điều 4, khoản 1 Điều 5, tiêu đề và điểm a khoản 1 Điều 7, tiêu đề khoản 2 Điều 20.
3. Thay thế cụm từ “thời hạn hiệu lực” bằng cụm từ “thời hạn thực hiện” tại khoản 4 Điều 6.
4. Bỏ cụm từ “trích lập dự phòng rủi ro” tại tên của Mục 5.
5. Bãi bỏ Điều 16, Biểu số 01 và Biểu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-NHNN.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022.
2. Đối với các hợp đồng phái sinh lãi suất đã ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng phái sinh lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng phái sinh lãi suất đó hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng phái sinh lãi suất phù hợp với quy định tại Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT.
THỐNG ĐỐC |
STATE BANK OF |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 25/2021/TT-NHNN |
Hanoi, December 31, 2021 |
CIRCULAR
AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF THE CIRCULAR NO. 01/2015/TT-NHNN DATED JANUARY 06, 2015 PRESCRIBING TRADING AND PROVISION OF INTEREST RATE DERIVATIVES BY COMMERCIAL BANKS AND FOREIGN BRANCH BANKS
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and Law dated November 20, 2017 on Amendments to some Articles of the Law on Credit Institutions;
Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Director of the Monetary Policy Department;
The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates a Circular on amendments to some Articles of the Circular No. 01/2015/TT-NHNN dated January 06, 2015 prescribing trading and provision of interest rate derivatives by commercial banks and foreign branch banks.
Article 1. Amendments to some Articles of Circular No. 01/2015/TT-NHNN
...
...
...
“c) Foreign investors that are organizations holding government bonds issued in Vietnamese dong in the domestic market.”
2. Clause 8 is amended and clauses 13, 14, 15 and 16 are added to Article 3 as follows:
a) Clause 8 is amended as follows:
“8. “net interest or net loss” of an interest rate derivative (IRD) contract of a commercial bank or foreign bank branch (FBB) at a certain time means the cumulative net interest or net loss of all payment periods of the IRD contract by that time.”
b) Clauses 13, 14, 15 and 16 are added to Article 3 as follows:
“13. “date of conclusion of an IRD contract” means the date on which both parties sign the IRD contract.
14. “effective date of an IRD contract as agreed upon by both parties” means the date on which both parties begin to execute the IRD contract; it may be the same date as the date of concluding the IRD or the following date.
15. “duration of an IRD contract” means the period beginning from the effective date of IRD contract to its expiry date. Duration of an IRD contract shall be equal to or shorter than the remaining duration of the principal transaction.
16. “net settlement” means the determination and payment of a net amount calculated according to the current market value or value calculated according to the prices of IRD contracts terminated at or prior to their expiry date as agreed upon by both parties, after offsetting amounts payable of IRD contracts between parties to the contract to determine an amount receivable or payable of one party on the expiry date or the termination date before its expiry date.”
...
...
...
“6. If a customer does not have foreign currencies or has insufficient foreign currencies to discharge their payment obligations arising when executing an IRD contract, they are entitled to buy foreign currencies at a commercial bank or FBB trading in and providing interest rate derivatives or at other credit institutions permitted to make foreign currency transactions. The trading of foreign currencies shall comply with the State Bank of Vietnam (SBV)'s regulations on guidelines for foreign exchange transactions in the foreign currency market of credit institutions permitted to make foreign currency transactions. If the customer buys a foreign currency through a currency forward transaction, the duration of this transaction shall be equal to or shorter than the remaining duration of the IRD contract.
7. Commercial banks and FBBs may reach an agreement on net settlement of IRD contracts concluded with customers, reciprocal transactions with other commercial banks, FBBs or foreign financial institutions.”
4. Article 4a is added as follows:
“Article 4a. Trading and provision of interest rate derivatives by electronic means
1. Commercial banks and FBBs trading and providing interest rate derivatives by electronic means must establish a procedure for trading and providing interest rate derivatives by electronic means in conformity with this Circular, regulations of law on anti-money laundering and law on e-transactions, and relevant regulations of laws, ensuring customer confidentiality and safety of commercial banks’ and FBBs’ operations.
2. Commercial banks and FBBs must fully store information on the trading and provision of interest rate derivatives by electronic means to serve the inspection, comparison and handling of tracing requests, complaints, disputes and provide information at request of the competent state agencies.”
5. Point b clause 2 and point b clause 3 of Article 6 are amended as follows:
a) Point b of clause 2 is amended as follows:
“b) Accrual interest rate swap means an interest rate swap in which a commercial bank or FBB and a customer reach an agreement on the interest received or payable that is calculated according to the interest rate accompanied by such certain conditions as exchange rate fluctuations, interest rates, prices of goods (except for prices of golds and goods banned from trading, import and export in accordance with regulations of law) and accrues during the agreed payment period on the same nominal capital value.”
...
...
...
“b) Accrual Cross Currency Swap means a cross currency swap in which a commercial bank or FBB and a customer reach an agreement on the interest received or payable that is calculated according to the interest rate accompanied by such certain conditions as exchange rate fluctuations, interest rates, prices of goods (except for prices of golds and goods banned from trading, import and export in accordance with regulations of law) and accrues during the agreed payment period on the same nominal capital value. The two parties shall agree upon whether to exchange the value of the nominal capital; in case of exchanging the value of the initial or last nominal capital or part of the nominal value in each period, the fixed exchange rate shall be agreed upon in accordance with the SBV’s regulations on exchange rate at the time of concluding the IRD contract.”
6. Point b of clause 1 is amended; point dd is added to clause 1; points a and b clause 2 of Article 7 are amended as follows:
a) Point b of clause 1 is amended as follows:
“b) The principal transaction must remain valid and be compliant with regulations of law. For foreign investors, the principal transaction is the transaction of investing in government bonds issued in Vietnamese dong in the domestic market;”
b) Point dd is added to clause 1 as follows:
“dd) If the customer is entitled to receive foreign currencies from the interests arising from the IRD transaction or receive foreign currencies from the exchange of nominal capital, such foreign currencies shall be used to pay for the obligations arising from the customer’s principal transaction or the customer must sell such foreign currencies to commercial banks and FBBs trading and providing these IRDs.
c) Points a and b of clause 2 are amended as follows:
“a) IRDs are used for the purposes of preventing and minimizing interest rate risks to the principal transactions or preventing and minimizing interest rate risks to items of the balance sheet (including the off-balance sheet items) of such credit institutions and FBBs;
b) Their principal transactions shall remain valid within the scope of operation under regulations of the Law on Credit Institutions and relevant regulations of law. For a credit institution other than a commercial bank or FBB, in case of preventing and minimizing interest rate risks to items of the balance sheet (including the off-balance sheet items), the credit institution must formulate a plan to prevent and minimize interest rate risks which must be approved by its competent authority;”
...
...
...
“a) Where one or more reciprocal transactions are conducted for an ongoing IRD contract with the commercial bank or foreign bank branch, the duration of each reciprocal transaction and total remaining value (calculated by each currency) of principal swap amounts of reciprocal transactions after offsetting each other must not exceed the remaining duration and the value of the nominal capital of the IRD contract;”
8. Point b clause 1 of Article 9 is amended as follows:
“b) Prevent and minimize interest rate risks to items of the balance sheet (including off-balance sheet items) of commercial banks and FBBs.”
9. Article 12 is amended as follows:
“Article 12. Limits on trading, provision and use of IRDs
1. Commercial banks and FBBs trading, providing and using IRDs must comply with SBV’s Circular No. 41/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 prescribing the capital adequacy ratio for operations of banks and FBBs and its amending documents.
2. Any credit institution or FBB that has yet to apply SBV’s Circular No. 41/2016/TT-NHNN and its amending documents shall control the limit of net loss on the trading, provision and use of IRDs so that it does not exceed 5% of the charter capital, allocated capital of such commercial bank or FBB . If the net loss exceeds 5% of the charter capital, allocated capital, the credit institution or FBB shall suspend the conclusion of new IRD contracts, report to SBV (the Banking Supervision Agency) causes of loss, measures and time limit for remediation.
If a commercial bank or FBB wishes to conclude a new IRD contract, it shall determine the limit of net loss on trading, provision and use of IRDs in compliance with this Circular. The limit of net loss on the use of IRDs equals the total net interest and net loss of valid IRD contracts plus (+) total net interest and net loss of interest IRD contracts already settled in the fiscal year.
3. A credit institution or FBB (excluding commercial banks and FBBs specified in clauses 1 and 2 of this Article) is entitled to use IRDs if it satisfies one of the two following conditions:
...
...
...
b) It has controlled the limit of net loss the use of IRDs in accordance with clause 2 of this Article.”
10. Title and points b and d clause 1 of Article 14 are amended as follows:
a) Title of clause 1 is amended as follows:
“1. An IRD contract shall be made in writing (including an electronic one) as agreed upon by the parties in accordance with this Circular and relevant regulations of law, containing at least the following contents:”
b) Points b and d of clause 1 are amended as follows:
“b) Principal transactions, value of the principal amount, interest rate applied to principal transactions, schedule for payment of principal and interest of principal transactions (applicable to customers being juridical persons, foreign investors);”
“d) Effective date of an IRD contract, payment term, date of payment, method of payment of net interest/loss; agreement on net settlement of IRD contracts (if any);”
11. Article 18 is amended as follows:
“Article 18. Reporting
...
...
...
12. Clauses 4 and 7 are amended; clause 9 is added to Article 19 as follows:
a) Clause 4 is amended as follows:
“4. Request customers being juridical persons and foreign investors to provide information and documents proving their eligibility for using IRDs in accordance with this Circular and internal regulations of commercial banks and foreign bank branches on trading and provision of IRDs.”
b) Clause 7 is amended as follows:
“7. Report their trading and provision of IRDs in accordance with SBV’s statistical reporting regime.”
c) Clause 9 is added as follows:
“9. Introduce the process for trading and provision of IRDs by electronic means, specifying measures for management and control of risks (if any).”
13. Point a of clause 2 is amended; point a, b, c and dd clause 3 of Article 20 are amended as follows:
a) Point a of clause 2 is amended as follows:
...
...
...
b) Points a, b, c and dd of clause 3 are amended as follows:
“a) Commit to commercial banks and FBBs in the IRD contract or a separate document on the use of IRDs for the purposes of preventing and minimizing interest rate risks; providing certified true copies or extracted copies of contracts of principal transactions or plan to prevent and minimize interest rate risks to items of the balance sheet (including off-balance sheet items) at the request of SBV and competent authorities;
b) Taking legal responsibility for the accuracy and truthfulness of information and documents provided to commercial banks and FBBs providing IRDs;
c) Formulate and approve, within their power, the plan to prevent and minimize interest rate risks to items of the balance sheet (including off-balance sheet items), including analysis of interest rate risks;”
“dd) Fulfill the responsibilities prescribed in points b and c clause 2 of this Article.”
Article 2. Replacement and removal of several words, phrases, clauses and Articles of Circular No. 01/2015/TT-NHNN
1. The phrase “phát sinh từ bảng cân đối kế toán” (“arising from the balance sheet”) in clause 5 of Article 3 and clause 2 of Article 5 is replaced with the phrase “cho các khoản mục của bảng cân đối kế toán (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng)” (“to items of the balance sheet (including the off-balance sheet items)”).
2. The phrase “pháp nhân” (“juridical persons”) in clause 5 of Article 4, clause 1 of Article 5, title and point a clause 1 of Article 7, title of clause 2 of Article 20 is replaced with the phrase “pháp nhân và nhà đầu tư nước ngoài” (“juridical persons and foreign investors”).
3. The phrase “thời hạn hiệu lực” (“validity period”) in clause 4 of Article 6 is replaced with the phrase “thời hạn thực hiện” (“duration of”).
...
...
...
5. Article 16, Form No. 01 and Form No. 02 promulgated together with the Circular No. 01/2015/TT-NHNN are annulled.
Article 3. Responsibility for implementation
Chief of Office, Director of Monetary Policy Department, heads of units affiliated to SBV, credit institutions and foreign branch banks are responsible for the implementation of this Circular.
Article 4. Implementation clause
1. This Circular comes into force from February 14, 2022.
2. For the IRD contracts concluded before the effective date of this Circular, commercial banks and FBBs shall keep performing such IRD contracts under the regulations in force at the time of conclusion or agreement on amendments to such IRD contracts in accordance with this Circular./.
...
...
...
;
Thông tư 25/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2015/TT-NHNN quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 25/2021/TT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Phạm Thanh Hà |
Ngày ban hành: | 31/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 25/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2015/TT-NHNN quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video