Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 217/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 2. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là 02 năm kể từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm đối với vi phạm hành chính đã kết thúc hoặc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính là ngày lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm hành chính đó.

2. Việc xác định thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán tại các Điểm b, c và d Khoản 3 Điều 4, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 6, Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2013/NĐ-CP), ngày chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt được tính kể từ ngày chứng khoán đã chào bán ra công chúng được đưa vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch đối với vi phạm đã kết thúc hoặc kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm đối với vi phạm đang được thực hiện;

b) Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt được tính kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng;

c) Đối với hành vi báo cáo, công bố thông tin không đúng thời hạn, không báo cáo, công bố thông tin theo quy định hoặc theo yêu cầu, thời điểm xác định hành vi vi phạm được thực hiện là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện báo cáo hoặc công bố thông tin theo quy hoặc theo yêu cầu;

d) Trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt là ngày cá nhân, tổ chức vi phạm tự giác trình báo và nhận thực hiện các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải lập biên bản ghi nhận việc này, lưu một bản vào hồ sơ vi phạm và giao một bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Điều 3. Hình thức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Việc xác định mức tiền phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được hướng dẫn cụ thể như sau:

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu và mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

2. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng phương pháp tính số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phù hợp với tình hình thực tế và trường hợp cụ thể.

3. Việc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải công bố trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty về việc hoàn trả tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng mà cá nhân, tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc. Khoản tiền lãi của tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả cho nhà đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư nộp tiền đến ngày cá nhân, tổ chức vi phạm trả lại tiền cho nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư đã chuyển nhượng chứng khoán mua trong đợt chào bán nêu trên một cách hợp lệ, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm xác định các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng trước thời điểm thông báo hoàn trả tiền và số lượng chứng khoán hiện đang nắm giữ để thông báo cho nhà đầu tư đó được biết;

b) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thực hiện việc hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc hoàn trả cho nhà đầu tư.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

Điều 4. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán; hồ sơ phát hành chứng khoán; hồ sơ thành lập quỹ thành viên; hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán; hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động; hồ sơ đăng ký thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn; hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, chi nhánh hoạt động lưu ký

1. Quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4, Khoản 2 Điều 5, Khoản 3 Điều 7 và Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức phát hành;

b) Thông tin về điều kiện chào bán, phát hành, về phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, phát hành;

c) Các thông tin, tài liệu pháp lý liên quan đến việc sử dụng vốn cho mục đích đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án bất động sản;

d) Thông tin về cam kết bảo lãnh phát hành;

đ) Thông tin về cam kết chưa thực hiện của tổ chức có chứng khoán được chào bán, phát hành; thông tin về tranh chấp, khởi kiện liên quan đến tổ chức có chứng khoán được chào bán, phát hành có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán chào bán, phát hành;

e) Thông tin về danh sách công ty mẹ, công ty con của tổ chức phát hành, công ty mà tổ chức phát hành đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối của tổ chức phát hành.

2. Quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về điều kiện niêm yết, điều kiện đăng ký giao dịch;

b) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;

c) Thông tin về cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch đối với nhà đầu tư;

d) Thông tin về cam kết bảo lãnh thanh toán hoặc biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm và tài liệu về quyền sở hữu hợp pháp, hợp đồng bảo hiểm đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm;

đ) Thông tin về báo cáo kết quả đầu tư của quỹ và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có xác nhận của ngân hàng giám sát;

e) Thông tin về danh sách công ty mẹ, công ty con của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty mà tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch.

3. Quy định tại Khoản 7 Điều 20 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ ủy thác quản lý vốn, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;

b) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức đề nghị cấp, bổ sung giấy phép.

4. Quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn.

5. Quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;

b) Thông tin về người dự kiến được bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện.

6. Quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về vốn góp tối thiểu;

b) Thông tin về thành viên góp vốn.

7. Quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp vi phạm đối với các thông tin sau:

a) Thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán;

b) Thông tin về hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính của tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.

8. Hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo” tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP và hành vi “Lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán” tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP là hành vi tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu, thông tin không có thực hoặc không chính xác để đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán.

Khi phát hiện hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 5, Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phải lập biên bản thu giữ giấy tờ thuộc hồ sơ giả mạo. Trong trường hợp giấy tờ giả mạo là giấy phép, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép biết.

Điều 5. Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Hành vi "Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng" tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP là việc sử dụng thông tin không có trong Bản cáo bạch hoặc không chính xác so với nội dung tại Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.

2. Quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp tổ chức đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đó và chưa cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng cho tổ chức đó.

3. Mức tiền phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được tính trên cơ sở khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Khoản thu trái pháp luật là khoản tiền chênh lệch giữa tổng số tiền thu được từ đợt chào bán và tổng giá trị tính theo giá trị sổ sách của số cổ phần đã chào bán tại thời điểm chào bán. Trường hợp đã áp dụng mức phạt tối đa là 05 lần khoản thu trái pháp luật mà mức phạt vẫn thấp hơn mức phạt tối đa áp dụng đối với hành vi chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt tối đa được quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 108/2013/NĐ-CP để xử phạt.

Điều 6. Vi phạm quy định về nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng

Quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp tổ chức vi phạm đã được hướng dẫn sửa đổi thông tin không chính xác trong hồ sơ đăng ký công ty đại chúng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 7. Vi phạm quy định về niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán

Hình thức xử phạt bổ sung “Đình chỉ hoạt động niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán” tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP áp dụng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán có thông tin cố ý làm sai sự thật, che giấu sự thật hoặc sai lệch nghiêm trọng hoặc hành vi lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán đã chấp thuận niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán cho tổ chức vi phạm.

Điều 8. Vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

1. Quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với trường hợp tổ chức bất kỳ một địa điểm hoặc một hình thức trao đổi thông tin nào để thực hiện khớp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán ngoài Sở giao dịch chứng khoán.

2. Trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán được tính trên cơ sở toàn bộ các khoản thu mà tổ chức có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp đã áp dụng mức phạt tiền tối đa là 05 lần khoản thu trái pháp luật mà mức phạt vẫn thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng mức phạt tối đa quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP để xử phạt.

Điều 9. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán

1. Hành vi “Sử dụng tên gọi hoặc thay đổi tên gọi của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch không đúng quy định pháp luật” tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP là việc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam sử dụng tên gọi không đúng tên được ghi trong giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chấp thuận mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc phòng giao dịch.

2. “Thực hiện hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán” tại Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP là việc công ty chứng khoán cố ý cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư thông tin, đưa ra những nhận định, tư vấn hoặc khuyến cáo không chính xác, không đầy đủ, không có căn cứ, che giấu sự thật về giá hoặc các yếu tố ảnh hưởng tới giá của một hoặc nhiều loại chứng khoán dẫn đến khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán và có quyết định không đúng trong đầu tư.

Điều 10. Vi phạm quy định về giao dịch nội bộ và giao dịch thao túng thị trường chứng khoán

1. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP là số lợi phát sinh từ việc thực hiện hành vi giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán, sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Trường hợp một người dùng nhiều tài khoản để giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán thì số lợi bất hợp pháp được tính trên tổng các tài khoản được sử dụng để giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán. Trường hợp một nhóm người thông đồng, cấu kết giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán thì số lợi bất hợp pháp được tính trên từng tài khoản được sử dụng để giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.

2. Khi xem xét tính số lợi bất hợp pháp đối với hành vi giao dịch nội bộ hoặc giao dịch thao túng thị trường chứng khoán, nếu giá trị số lợi bất hợp pháp hoặc mức độ gây thiệt hại của hành vi vi phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chương III

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 11. Phân định thẩm quyền xử phạt

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện qua hoạt động thanh tra chuyên ngành thì thẩm quyền xử phạt thuộc Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 12. Giao quyền xử phạt, ra quyết định cưỡng chế và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 13. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Trong quá trình xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Trường hợp cá nhân vi phạm đang chấp hành quyết định xử phạt, nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định tạm đình chỉ có hiệu lực thi hành, người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đồng thời thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm biết.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

3. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thông báo về quyết định khởi tố vụ án hình sự, người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển hồ sơ gốc vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo; trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định xử phạt phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 14. Chuyển giao vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với các cá nhân, tổ chức nếu phát hiện có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và đề xuất xử lý bằng văn bản tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để giải quyết.

Hồ sơ bao gồm: Biên bản ghi nhận về hành vi vi phạm hành chính (bản gốc), tài liệu, dữ liệu, chứng cứ có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thu thập được trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

2. Đối với vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do các cơ quan quản lý nhà nước chuyển đến, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu về vụ việc vi phạm hành chính đó và xử lý như sau:

a) Trường hợp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính thì xác minh thêm tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ hành vi vi phạm;

b) Trường hợp hồ sơ tài liệu, biên bản vụ việc vi phạm hành chính chuyển đến đúng thủ tục quy định và có đủ cơ sở chứng minh, kết luận về hành vi vi phạm hành chính thì lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định pháp luật.

Điều 15. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người lập biên bản phải chuyển toàn bộ hồ sơ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Hồ sơ vi phạm bao gồm:

a) Biên bản vi phạm hành chính (bản gốc);

b) Dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm đó;

d) Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

đ) Các tài liệu cần thiết khác.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính. Đối với trường hợp không xác định được chính xác địa điểm xảy ra vi phạm thì ghi địa điểm nơi xử lý vi phạm. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc từ chối ký biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản, thu thập bằng chứng vi phạm, ra quyết định xử phạt hoặc chuyển hồ sơ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt.

3. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định của Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó thì Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 125 và Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm hành vi vi phạm phải chấm dứt. Đối với trường hợp này, khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định của đoàn thanh tra theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP trong trường hợp Trưởng đoàn Thanh tra đang thi hành công vụ.

4. Quyết định xử phạt phải do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ký và đóng dấu cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 16. Công bố thông tin về quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quyết định xử phạt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp đối tượng bị xử phạt là thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán, Quyết định xử phạt phải được công bố đồng thời trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán.

2. Nội dung thông tin công bố gồm: họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

Chương IV

CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Điều 17. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế

1. Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do mình ban hành.

2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc thi hành cưỡng chế trong các trường hợp sau đây:

a) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do mình ban hành;

b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cưỡng chế;

c) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành.

Điều 18. Các biện pháp cưỡng chế

1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm:

a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; kê biên chứng khoán có giá trị tương ứng với số tiền phạt;

c) Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;

d) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.

2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chưa thực hiện được ngay thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng một trong các biện pháp nêu tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2014 và thay thế Thông tư số 37/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng TW;
- Viện Kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website BTC;
- Lưu: VT, UBCKNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

----------------

No. 217/2013/TT-BTC

Hanoi, December 31, 2013

 

CIRCULAR

GUIDING THE SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN DOMAIN OF SECURITIES AND SECURITIES MARKET

Pursuant to the June 29, 2006 Securities Law and the November 24, 2010 Law amending and supplementing a number of articles of Securities Law;

Pursuant to the June 20, 2012 Law on handling of administrative violations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 81/2003/ND-CP dated July 19, 2013, detailing a number of Articles and measures to exercise the Law on handling of administrative violations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 108/2013/ND-CP dated August 23, 2013, sanctioning administrative violations in securities and securities market;

Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of Chairperson of State Securities Commission,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects of application

1. Individuals and organizations committing acts of administrative violations in domain of securities and securities market.

2. Individuals and organizations related to sanction of administrative violations in domain of securities and securities market.

Article 2. Sanction statute of limitations

1. Statute of limitations for sanctioning administrative violations being violations in domain of securities and securities market shall be 02 years from the day of ending violations for the administrative violations which have been terminated or from the day of detecting violations for administrative violations which are being performed. Date of detecting an administrative violation shall be date of making written record of that administrative violation.

2. Determination of statute of limitations for sanction against some violations shall be guided specifically as follows:

a) For violations of regulations on sale offer and issue of securities at points b, c and d Clause 3 Article 4, Clause 4 and Clause 5 Article 6, Clause 2 Article 7 of the Government’s Decree No. 108/2013/ND-CP dated September 23, 2013, on sanctioning administrative violations in securities and securities market (hereinafter abbreviated to Decree No. 108/2013/ND-CP), day of ending violation for calculation of statute of limitations for sanction shall be day of ending collection of money for securities purchase. For violations specified at Clause 2 article 6 of Decree No. 108/2013/ND-CP, statute of limitations for sanction shall be calculated from the day securities have been offered for sale to public, put into listing or registered transaction for violations which have been ended or from the day of making written record of violation for violations which are been performed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) For acts of reporting, disclosing information later than the prescribed time, failing to report, disclose information as prescribed or at the requests, time to determine a violation has been performed shall be the next day of day ending time limit of report or information disclosure as prescribed or at the requests.

d During time limit prescribed in Clause 1 this Article, if individuals and organizations deliberately evade, obstruct the sanction, statute of limitations for sanction of administrative violations shall be re-calculated  from the day of ending acts of evading, obstructing sanction. Day of ending act of evading, obstructing the sanction shall be date when the infringing individuals, organizations in self-conscious way, report and accept implementation of sanction forms against administrative violations in securities and securities market. Competent persons on duty must make written record of this event, keep a copy in dossier of violation and hand over a copy to the fringing individuals and organizations. 

Article 3. Fine form and remedial measures

1. Determination of fines applicable to Individuals and organizations committing violations in securities and securities market shall be guided specifically as follows:

The specific fine level for a violation shall be the average of the fine bracket prescribed for that act. The average of the fine bracket shall be determined by dual of total minimum fine level and maximum fine level of the fine bracket.

2. State Securities Commission shall perform determination of illegal benefits from committing administrative violations in securities and securities market.

State Securities Commission shall elaborate measure to calculate the illegal benefits from committing administrative violations in securities and securities market in line with actual situations and specific cases.

3. The recall of securities already offered for sale, issued and the refund of amounts used for securities purchase to investors specified at point a Clause 3 Article 3 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall perform as follows:

a) Within 01 working day, after receiving decisions on sanction of administrative violations, the infringing individuals and organizations must publicize on 01 central newspaper in 03 continuous issues and on websites of their companies about the refund of amounts used for securities sale or deposit (if any) added interests by interest rate of no-term deposit of banks where the infringing individuals and organizations open accounts to collect amounts from securities purchase or deposit. Interest of amounts used for securities purchase or deposit which the infringing individuals and organizations must refund to investors shall be calculated from date when investors pay amounts until the infringing individuals and organizations refund them to investors.  In case where an investor has transferred securities purchased in sale offer mentioned above in a legal method, the infringing individuals and organizations shall determine investors received securities before time of notification about refund of amounts and quantity of securities which are held by such persons to notify such investors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

VIOLATIONS, SANCTIONS FORMS AND LEVELS

Article 4. Violations of regulations on dossier of registration for sale offer; dossier of issuing securities; dossier of establishing member’s fund; dossier of registration for listing, transaction of securities; dossier of requesting for grant, supplementation of permission for establishment and operation; dossier of registration for establishment of separate securities investment company self managing capital; dossier of requesting for grant of certificate of registration for operation of representative office; dossier of registration for securities depository, branch operating depository 

1. Provisions in point a Clause 3 Article 4, clause 2 Article 5, Clause 3 Article 7 and point a Clause 2 Article 8 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall apply in cases of violation involving the following information:

a) Information of business operation, assets, financial conditions of the issuing organization;

b) Information of conditions for sale offer, issuing, plan on issue and plan on using capital collected from sale offer, issue;

c) Information and legal papers related to use of capital for investment, trading and development of real estate projects;

d) Information about commitment for issue guarantee;

dd) Information of commitment in implementation of organizations possessing securities of sale offer or issue; information of disputes, sues involving organizations possessing securities of sale offer or issue, that may affect price of securities of sale offer or issue;  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Provisions in Clause 3 Article 14, and clause 4 Article 15 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall apply in cases of violation involving the following information:

a) Information of conditions for listing, conditions for transaction registration;

b) Information of business operation, assets, financial conditions of the issuing organization, organizations registering for transaction;

c) Information of commitment in implementation of obligations for investors by the listing organization, organizations registering for transaction;

d) Information of commitment of payment guarantee or written record determining value of collateral and papers regarding lawful ownership, insurance contracts for those assets in case of listing bonds with guarantee;

dd) Information of report of investment result of funds and public securities investment companies confirmed by Custodian Bank;

e) Information of list of Mother Company, subsidiary companies of the issuing organizations, organizations registering transaction, companies in which the listing organizations, organizations registering transaction are holding control right or dominant shares, companies which are holding control right or dominant shares of the listing organizations, organizations registering transaction.

3. Provisions at Clause 7 Article 20 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall apply in cases of violation involving the following information:

a) Information of conditions for licenses of establishment and operation of securities companies, fund management companies, separate securities investment companies entrusted for capital management, Vietnam-based branches of foreign securities companies and fund management companies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Provisions at Clause 7 Article 23 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall apply in cases of violation involving information regarding conditions for licensing of establishment and operation of separate securities investment companies self managing capital.

5. Provisions at point a Clause 4 Article 24 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall apply in cases of violation involving the following information:

a) Information of conditions for grant of certificate of registration for operation of representative office;

b) Information of person expected to appoint as head of representative office.

6. Provisions at Clause 4 Article 25 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall apply in cases of violation involving the following information:

a) Information of minimum contributed capital;

b) Information of capital contribution members.

7. Provisions at Clause 3 Article 30 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall apply in cases of violation involving the following information:

a) Information of material and technical facilities to ensure implementation of securities depository;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Acts of “making, confirming dossier of securities sale offer to public with forgery” at Clause 3 Article 5 of Decree No. 108/2013/ND-CP and acts of “making, confirming forged dossier for listing securities or registering for securities transaction” at Clause 4 Article 14 of Decree No. 108/2013/ND-CP are acts of making or confirming documents, information that are not true or not exact to register for sale offer of securities to public, register for listing or register for securities transaction.

When detecting acts specified at Clause 3 Article 5, Clause 4 Article 14 of Decree No. 108/2013/ND-CP, State Securities Commission, the Stock Exchange (SE) must make written record to confiscate papers in the forged dossiers. In case where the forged papers are licenses, State Securities Commission, the Stock Exchange (SE) must notify in writing agencies issuing licenses.

Article 5. Violations of regulations on sale offer of securities to public

1. Acts of “using information outside of prospectus or information be wrong in comparison with information in prospectus to explore market before being permitted securities sale offer to public” at point a Clause 1 Article 6 of Decree No. 108/2013/ND-CP are use of information not stated in prospectus or not exact with content in prospectus in dossier of registration for securities sale offer to pubic in order to explore market before being permitted implementing the securities sale offer to public.

2. Provision at clause 5 Article 6 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall be applied in case where an organization registering for securities sale offer to public implement the securities sale offer to public while State Securities Commission is considering dossier of registering for securities sale offer to public of that organization and has not yet granted certificate of securities sale offer to public for that organization.

3. The fines applying to violations specified at Clause 5 article 6 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall be counted on the basis of illegal revenues from committing violations.  The illegal revenues are differences between total revenues from sale offer and total values counted on value of booking of the shares already offered for sale at time of sale offer. If the maximum fine equal to 05 times of illegal revenues has been applied but the fine still be lower than the maximum fine applicable to act of securities sale offer to public but not register with State Securities Commission specified at point c Clause 4 Article 6 of Decree No. 108/2013/ND-CP, the maximum fine level specified at point c Clause 4 Article 6 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall be applied for sanction.

Article 6. Violations of regulations on submission of dossier of public company registration

Provision at point b clause 3 Article 9 of Decree No. 108/2013/ND-CP shall be applied in case where an infringing organization has been guided for amending the inexact information in dossier of public company registration but it fail to perform or perform improperly with requirements of State Securities Commission.

Article 7. Violations of regulations on listing and registration of securities transactions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Violations of regulations on organization of securities transaction market

1. Provisions at Clause 1 and Clause 2 Article 16 of Decree No. 108/2013/ND-CP are applied to case organizing any place or any form of information exchange for matching orders of securities purchase, sale and transaction outside the Stock Exchange (SE).

2. Case of having illegal revenues, the fines applying to violations of regulations on organizing securities transaction market shall be counted on the basis of all revenues that organization obtained from committing violations.  If the maximum fine equal to 05 times of illegal revenues has been applied but the fine still be lower than the maximum fine prescribed at Clause 1 Article 16 of Decree No. 108/2013/ND-CP, persons competent to sanction shall apply the maximum fine level specified at Clause 1 Article 16 of Decree No. 108/2013/ND-CP for sanction.

Article 9. Violations of regulations on establishment and securities business operation

1. Acts of “using name or changing name of companies, branches, representative offices, transaction offices in contrary to legislations” at Clause 1 Article 20 of Decree No. 108/2013/ND-CP are acts of securities companies, fund management companies, securities investment companies, Vietnam-based branches of foreign securities companies or fund management companies that use name inconsistent with name stated in license of establishment and operation, written approval for opening branches, representative offices, or transaction offices.

2. “Committing acts confusing on securities prices for customers and investment” prescribed at point a Clause 3 Article 21 of Decree No. 108/2013/ND-CP means acts of securities companies which deliberately supply to customers and investors information, give out opinions, consultancy or recommendation that are insufficient, without base, hide the truth on price or elements affecting to price of one or many securities kinds resulted that customers and investors misunderstand about securities price and make incorrect decisions in their investment.

Article 10. Violations of regulations on internal transaction and transactions manipulating the securities market

1. The illegal benefits obtained from committing violations specified at Clause 1 and Clause 3 Article 29 of Decree No. 108/2013/ND-CP are benefits arising from implementation of internal transactions or transactions manipulating the securities market, after deducting the payable taxes and charges.   If a person uses many accounts for internal transactions or transactions manipulating securities market, the illegal benefits shall be counted on total accounts used for such transactions.   If a group of persons collaborating, colluding in internal transactions or transactions manipulating securities market, the illegal benefits shall be counted on each account used for such transactions.

2. When considering the illegal benefits for acts of internal transactions or transactions manipulating securities market, if value of the illegal benefits or level of damages of violations up to the level of criminal prosecution, dossiers must be forwarded to criminal proceedings agencies for consideration of criminal prosecution as prescribed at Article 62 of Law on handling administrative violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

AUTHORITY OF AND PROCEDURES FOR SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 11. Delimitation of the sanction authority

Case of detecting administrative violations in domain of securities and securities market, the Chief Inspector of State Securities Commission shall sanction under his authority prescribed at clause 1 Article 37 of Decree No. 108/2013/ND-CP, except case where administrative violations are detected through specialized inspection activities, the head of specialized inspection team of State Securities Commission shall have sanction authority.

Article 12. Assigning the right to sanction, issuing decision on enforcement and application of remedial measures

Chairperson of State Securities Commission and the Chief Inspector of State Securities Commission may assign their deputies to perform the authority to impose sanctions against administrative violations and enforce implementation of decisions on sanction against administrative violations or decide on application of remedial measures in domain of securities and securities market.

Article 13. Forwarding dossier of violation case with crimes signs for criminal prosecution

1. During considering violation cases to decide on sanction of administrative violations or in case of having already issued decision on sanction of administrative violations, if considering that  violations have criminal signs, persons competent to sanction must forward dossier of violation to criminal proceedings agencies.

In case where an infringing individual is executing decision on sanction, if detecting violations with criminal sign and statute of limitations for criminal prosecution is not over, person issuing decision on sanction of administrative violation must issue decision on temporarily suspending implementation of decision on sanction of administrative violations.  Within 03 days, from the effective day of decision on temporary suspension, person issuing decision on sanction of administrative violations must forward dossier of case to criminal proceedings agencies and notify the infringing individual in writing.

2. The criminal proceedings agencies shall consider and conclude on case and answer result of settlement in writing to competent person forwarded dossier in time limit as prescribed by law on criminal procedures.  If refusal for prosecution of criminal case, within 03 days, from the day of decision on refusal for prosecution of criminal case, criminal proceedings agencies must return dossier of case to person competent to sanction already forwarded dossier previously. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Transfer of case to persons competent to sanction of administrative violations

1. State management agencies, during inspection, check over individuals and organizations, if they detect administrative violations in domain of securities and securities market but not in their sanction authority, they must transfer entire dossier of case and propose handling in writing to State Securities Commission for settlement.

Dossier consists of: Written record of administrative violations (original), documents, data, evidences related to administrative violations in domain of securities and securities market already collected during inspection and check.

2. For cases of administrative violations in domain of securities and securities market transferred by state management agencies, State Securities Commission shall receive entire dossier, documents of those administrative violations and handle as follows:

a) If dossiers, documents and evidences are insufficient as basis for sanction of administrative violations, it shall verify additionally facts as basis for issuing decisions on sanction or conducting inspection, check to clarify acts of violation;

b) If the transferred dossiers, documents, written records of administrative violations are consistent with the prescribed procedures and have basis to prove, conclude on administrative violations, it shall make a written record of administrative violations and issue decision on sanction as prescribed by law.

Article 15. Making of written record of administrative violations and issuing decisions on sanction of administrative violations

1. In case where an administrative violation does not fall in authority or beyond sanction authority of person making written record, he must forward entire dossier of violation to person competent to sanction within 02 working days, after making a written record of administrative violation.

Dossier of violation consists of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Draft of decision on sanction of administrative violation;

c) Dossiers and documents related to that violation;

d) Written record of confiscating material evidences and means of administrative violation (if any);

dd) Other necessary documents.

2. A written record of administrative violation must have sufficient contents as prescribed at Clause 2 Article 58 of Law on handling of administrative violations.  For cases of failing to identify exact location where violation happens, writing location where violation is handled. If the violator, representative of the infringing organization is not present at place of violation or deliberately evade or refuse for signing on written record, the person making written record must clearly write reason in written record, collect evidences of violation, issue a decision on sanction or transfer dossier of violation to person competent to sanction.

3. In case where written record of violation has been made but decision on sanction has not yet issued and individual or organization fails to implement requirement, conclusion, or decision of the Chief Inspector of State Securities Commission or head of specialized inspection team of State Securities Commission, still deliberately commit that violation, the Chief Inspector of State Securities Commission or head of specialized inspection team of State Securities Commission must report to Chairperson of State Securities Commission to apply preventive measures such as impound of license, practice certificate in domain of securities and securities market according to administrative procedures prescribed in Article 125 and Article 126 of Law on handling of administrative violations in order to ensure the violation must be terminated. For this case, after issuing decision on sanction of administrative violation, it may apply additionally aggravating circumstances specified at point i Clause 1 Article 10 of Law on handling of administrative violations or sanction against act of failing to comply with requirements, conclusions, decisions of inspection team as prescribed at point c Clause 1 Article 36 of Decree No. 108/2013/ND-CP in case where head of inspection team is on duty.

4. Decision on sanction must be signed by chairperson of State Securities Commission or the Chief Inspector of State Securities Commission or head of specialized inspection team of State Securities Commission, and fixed with seal of State Securities Commission.

Article 16. Disclosure of information of decisions on sanction of administrative violations

1. Within 03 working days, after issuing decision on sanction of administrative violations in domain of securities and securities market, decision must be published on website of State Securities Commission.  If the sanctioned persons are members in transaction, the listing organization, the organization registering securities transactions, decisions on sanction must be announced concurrently on website of the Stock Exchange (SE).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

ENFORCEMENT OF DECISION ON SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN DOMAIN OF SECURITIES AND SECURITIES MARKET

Article 17. Authority to issue decision on enforcement

1. The Chief Inspector of State Securities Commission shall issue decision on enforcement and organize enforcement to execute decision on sanction of administrative violations, decision on application of remedial measures  already been issued by himself.

2. Chairperson of State Securities Commission has authority to issue decision on enforcement and organize enforcement in the following cases:

a) Decision on sanction of administrative violations, decision on application of remedial measures already been issued by himself;

b) Decision on sanction of administrative violations, decision on application of remedial measures which are issued by the Chief Inspector of State Securities Commission but not eligible of forces, means to organize implementation of decision on enforcement and have written request to chairperson of State Securities Commission for issuing decision on enforcement.

c) Decision on sanction of administrative violations, decision on application of remedial measures already been issued by head of specialized inspection team of State Securities Commission;

Article 18. Coercive measures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Deduction of a part of salary or income; deduction of money in account at bank;

b) Distrainment of assets valued equivalent to the fines for auction; distrainment of securities valued equivalent to the fines;

c) Collection of money and assets of persons enforced which are kept by other individuals and organizations in case where individuals and organizations deliberately dispersing assets after committing violations

d) Applying other coercive measures to force application of remedial measures prescribed at Clause 3 Article 3 of Decree No. 108/2013/ND-CP.

2. In case where individuals and organizations must implement decision on enforcement forcing remittance of illegal benefits gained from committing administrative violations but the enforced individuals and organizations fail to implement immediately, the person competent to issue decision on enforcement shall apply one of measures stated in points a, b and c clause 1 of this Article. 

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 19. Responsibilities for implementation

1. This Circular takes effect on March 01, 2014 and replaces Circular No. 37/2011/TT-BTC  dated March 16, 2011, of the Ministry of Finance, guiding implementation of a number of Articles of the Government’s Decree No. 85/2010/ND-CP dated August 02, 2010, sanctioning administrative violations in domain of securities and securities market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement.

 

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

 

;

Thông tư 217/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 217/2013/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 31/12/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 217/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [10]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [1]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…