NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2021/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thông tư này quy định về việc các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi là các tổ chức tín dụng nhà nước) duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
1. Các tổ chức tín dụng nhà nước. Các tổ chức tín dụng nhà nước không phải thực hiện quy định về duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
2. Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 3. Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bàng đồng Việt Nam (sau đây gọi là số dư tiền gửi) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam) và cá nhân tại tổ chức tín dụng nhà nước dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng;
b) Tiền tổ chức tín dụng nhà nước thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu;
c) Tiền gửi khác tại tổ chức tín dụng nhà nước theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (trừ tiền ký quỹ; tiền gửi khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam).
Điều 4. Lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Lãi suất số dư tiền gửi được xác định như sau:
Lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội (%/năm) (a) |
= |
Lãi suất huy động vốn bình quân chung của các tổ chức tín dụng nhà nước (%/năm) (b) |
+ |
Phí huy động vốn (%/năm) (c) |
Trong đó:
(b) Là bình quân chung của lãi suất huy động vốn tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng nhà nước, được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền lãi suất các loại nguồn vốn huy động quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
(c) Là chi phí huy động vốn bình quân do Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng nhà nước thỏa thuận nhưng tối đa là 1,3%/năm.
2. Căn cứ báo cáo số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn của các tổ chức tín dụng nhà nước theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) tính toán mức lãi suất huy động vốn bình quân chung của các tổ chức tín dụng nhà nước tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước và thông báo cho các tổ chức tín dụng nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trước ngày 31 tháng 01 hằng năm để làm cơ sở xác định lãi suất số dư tiền gửi trong năm.
3. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) nhận được đề nghị của tổ chức tín dụng nhà nước hoặc đề nghị của Ngân hàng Chính sách xã hội về việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn bình quân chung do lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng nhà nước có sự biến động lớn so với lãi suất tại thời điểm thông báo trước đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng nhà nước báo cáo đột xuất theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và xem xét, quyết định điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn bình quân chung, thông báo cho các tổ chức tín dụng nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội làm cơ sở xác định lãi suất số dư tiền gửi áp dụng đối với thời gian còn lại trong năm. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh lãi suất của tổ chức tín dụng nhà nước hoặc của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội về việc điều chỉnh hoặc giữ nguyên mức lãi suất huy động vốn bình quân chung của các tổ chức tín dụng nhà nước.
4. Kỳ tính lãi số dư tiền gửi do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với các tổ chức tín dụng nhà nước phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
Điều 5. Việc gửi tiền, điều chỉnh (bổ sung hoặc rút) số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Các tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo hợp đồng tiền gửi và các phụ lục hợp đồng tiền gửi được ký giữa tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Chậm nhất ngày 01 tháng 3 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành việc ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
a) Tổ chức tín dụng nhà nước bổ sung số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch lớn hơn trong trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm thực hiện lớn hơn số dư tiền gửi của năm trước;
b) Tổ chức tín dụng nhà nước được rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi đang thực hiện trong trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm thực hiện nhỏ hơn số dư tiền gửi của năm trước.
3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước được kiểm toán, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện rà soát; ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp phát sinh chênh lệch:
a) Tổ chức tín dụng nhà nước bổ sung số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch lớn hơn trong trường hợp số dư tiền gửi theo báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước đã được kiểm toán lớn hơn số dư tiền gửi đang thực hiện;
b) Tổ chức tín dụng nhà nước được rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi đang thực hiện trong trường hợp số dư tiền gửi theo báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước đã được kiểm toán nhỏ hơn số dư tiền gửi đang thực hiện.
4. Xử lý các trường hợp bổ sung hoặc rút số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội do được kiểm soát đặc biệt, được quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt:
a) Trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 145b Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Thông tư này kể từ năm tiếp theo năm tổ chức tín dụng nhà nước được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
b) Trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước được kiểm soát đặc biệt trong khi đang duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng nhà nước được rút toàn bộ số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày được kiểm soát đặc biệt.
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước
a) Thực hiện duy trì, điều chỉnh số dư tiền gửi theo các quy định tại Thông tư này;
b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước báo cáo số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ);
c) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Phối hợp thực hiện việc gửi tiền, điều chỉnh số dư tiền gửi theo quy định tại Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) chậm nhất vào ngày 05 tháng 3 hằng năm;
c) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) kết quả việc duy trì số dư tiền gửi theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn tất việc rà soát, điều chỉnh số dư tiền gửi trên cơ sở báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước đã được kiểm toán.
Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm
a) Tính toán và thông báo mức lãi suất huy động vốn bình quân chung để làm cơ sở xác định lãi suất số dư tiền gửi trước ngày 31 tháng 01 hằng năm và xem xét, quyết định điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn bình quân chung theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
b) Đầu mối xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình triển khai Thông tư này.
2. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế phối hợp theo dõi tình hình duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi và phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng chính sách nhà nước.
3. Cơ quan Thanh tra giám sát, ngân hàng có trách nhiệm
a) Theo dõi, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Thông tư này và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Căn cứ kết luận thanh tra, thông báo nội dung vi phạm, việc xử lý vi phạm quy định tại Thông tư này (nếu có) tới các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để biết, phối hợp xử lý theo chức năng, nhiệm vụ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2022.
2. Thông tư này bãi bỏ:
a) Thông tư số 23/2013/TT-NHNN ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Thông tư số 41/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-NHNN ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Đối với các hợp đồng tiền gửi, phụ lục hợp đồng tiền gửi được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng tiền gửi, phụ lục hợp đồng tiền gửi đã ký kết hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng tiền gửi, phụ lục hợp đồng tiền gửi phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
|
KT. THỐNG ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
BÁO CÁO SỐ DƯ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM VÀ LÃI SUẤT HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI TỪNG KỲ HẠN
TÊN TỔ CHỨC TÍN
DỤNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......... |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20....... |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ)
Thực hiện quy định tại Thông tư số .../2021/TT-NHNN, tên tổ chức tín dụng nhà nước xin báo cáo Ngân hàng Nhà nước về số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn bằng đồng Việt Nam thời điểm theo biểu dưới đây:
STT |
Chỉ tiêu |
Số dư (triệu đồng) |
Lãi suất bình quân (%/năm) |
Ghi chú |
I |
Tiền gửi |
|
|
|
1 |
Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
2 |
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng |
|
|
|
3 |
Tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng |
|
|
|
4 |
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên |
|
|
|
5 |
Tiền gửi vốn chuyên dùng |
|
|
|
6 |
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn |
|
|
|
7 |
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 6 tháng |
|
|
|
8 |
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng |
|
|
|
9 |
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên |
|
|
|
10 |
Tiền gửi khác |
|
|
|
II |
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu có thời hạn phát hành dưới 12 tháng |
|
|
|
1 |
Chứng chỉ tiền gửi |
|
|
|
2 |
Kỳ phiếu |
|
|
|
3 |
Tín phiếu |
|
|
|
III |
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu có thời hạn phát hành từ 12 tháng trở lên |
|
|
|
1 |
Chứng chỉ tiền gửi |
|
|
|
2 |
Kỳ phiếu |
|
|
|
3 |
Tín phiếu |
|
|
|
4 |
Trái phiếu |
|
|
|
………., ngày ... tháng ... năm ..…...
Người lập biểu |
Kiểm soát |
Tổng giám đốc |
Hướng dẫn lập biểu:
1. Đối tượng báo cáo: Các tổ chức tín dụng nhà nước (trừ tổ chức tín dụng nhà nước được kiểm soát đặc biệt).
2. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Tổ chức tín dụng nhà nước báo cáo bàng văn bản giấy theo phương thức gửi trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử cstt6@sbv.gov.vn.
4. Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu.
5. Ghi họ tên và số điện thoại của người lập biểu để trả lời các vấn đề tại báo cáo.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ qua số điện thoại: 024.38246952.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
THÔNG BÁO SỐ DƯ TIỀN GỬI
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TÊN TỔ CHỨC TÍN
DỤNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......... |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20....... |
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội
Thực hiện quy định tại Thông tư số .... /2021/TT-NHNN, tên tổ chức tín dụng nhà nước gửi Ngân hàng Chính sách xã hội thông báo về số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong năm ... theo biểu dưới đây:
STT |
Nội dung |
Số dư (triệu đồng) |
Ghi chú |
1 |
Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư .../2021/TT-NHNN đến 31/12 năm trước |
|
|
1.1 |
Tiền gửi |
|
|
1.2 |
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu có thời hạn phát hành dưới 12 tháng |
|
|
1.3 |
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu có thời hạn phát hành từ 12 tháng trở lên |
|
|
2 |
Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong năm ... (2 = 1*2%) |
|
|
3 |
Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến 31/12 năm trước |
|
|
………., ngày ... tháng ... năm ..…...
Người lập biểu |
Kiểm soát |
Tổng giám đốc
|
Hướng dẫn lập biểu:
1. Đối tượng gửi thông báo: Các tổ chức tín dụng nhà nước (trừ tổ chức tín dụng nhà nước được kiểm soát đặc biệt).
2. Đơn vị nhận thông báo: Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Thời hạn gửi thông báo: Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm.
4. Ghi họ tên và số điện thoại của người lập biểu để trả lời các vấn đề tại thông báo.
(Ban hành kèm theo Thông tư số .../2021/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
BÁO CÁO KẾT QUẢ VIỆC DUY TRÌ SỐ DƯ TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......... |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20....... |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thực hiện quy định tại Thông tư số .... /2021/TT-NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) xin báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước (TCTD nhà nước) tại NHCSXH năm 20... như sau:
Theo báo cáo của các TCTD nhà nước tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư ...., số dư tiền gửi tại NHCSXH năm 20... là triệu đồng, chênh lệch số dư tiền gửi các TCTD nhà nước phải bổ sung (hoặc rút bớt) là.... triệu đồng.
Mức phí huy động vốn do NHCSXH và các TCTD thỏa thuận áp dụng cho năm 20... là ...%/năm. Như vậy, lãi suất huy động tiền gửi của các TCTD nhà nước tại NHCSXH áp dụng cho năm 20... là ....%/năm.
Đến ngày ..., tình hình duy trì tiền gửi của các TCTD nhà nước năm 20... như sau:
STT |
Tên tổ chức tín dụng |
Số dư tiền gửi năm trước (triệu đồng) |
Số dư tiền gửi phải thực hiện năm nay (triệu đồng) |
Số dư tiền gửi đến ngày báo cáo (triệu đồng) |
01 |
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
04 |
|
|
|
|
Ngân hàng Chính sách xã hội xin báo cáo NHNN./.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên |
(Ban hành kèm theo Thông tư số .../2021/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
BÁO CÁO KẾT QUẢ VIỆC DUY TRÌ SỐ DƯ TIỀN GỬI TRÊN CƠ
SỞ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH NĂM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC ĐÃ
ĐƯỢC KIỂM TOÁN
NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......... |
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20....... |
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thực hiện quy định tại Thông tư số .... /2021/TT-NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) xin báo cáo Ngân hàng Nhà nước kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước (TCTD nhà nước) tại NHCSXH năm 20... như sau:
Trên cơ sở báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của các TCTD nhà nước, đến ngày..., kết quả duy trì tiền gửi của các TCTD nhà nước năm 20... như sau:
STT |
Tên tổ chức tín dụng |
Số dư tiền gửi trước báo cáo tài chính được kiểm toán (triệu đồng) |
Số dư tiền gửi sau khi điều chỉnh theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán (triệu đồng) |
01 |
|
|
|
02 |
|
|
|
03 |
|
|
|
04 |
|
|
|
Ngân hàng Chính sách xã hội xin báo cáo NHNN./.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
Họ và tên |
THE STATE BANK
OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 21/2021/TT-NHNN |
Hanoi, December 28, 2021 |
Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;
Pursuant to the Government’s Decree No. 78/2002/ND-CP dated October 04, 2002 on extension of credit to the poor and other policy beneficiaries;
Pursuant to the Government's Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Director of the Monetary Policy Department;
The Governor of the State Bank of Vietnam promulgate a Circular prescribing minimum balances for deposit accounts of credit institutions at Vietnam Bank for Social Policies.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular provides regulations on minimum balances maintained by wholly state-owned commercial banks and commercial joint stock banks over 50% of charter capital of which is held by the State (hereinafter referred to as “state-owned credit institutions”) for their deposit accounts opened at Vietnam Bank for Social Policies.
1. State-owned credit institutions. State-owned credit institutions are not required to comply with regulations on minimum balances for their deposit accounts at Vietnam Bank for Social Policies during the period when they are placed by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) under special control.
2. Vietnam Bank for Social Policies (VBSP).
1. Every state-owned credit institution is required to maintain a minimum balance for its deposit account which is equal to 2% of the sum of its funds mobilized in VND (hereinafter referred to as “deposit balance”) as at December 31 of the previous year at VBSP.
2. The sum of funds mobilized in VND of a state-owned credit institution includes:
a) Deposits made by organizations (excluding credit institutions and foreign bank branches established and operating in Vietnam) and individuals at the state-owned credit institution in the forms of: demand deposits, term deposits, saving deposits, and deposits for special purposes;
b) Proceeds from issuance of certificates of deposit, exchange bills, treasury bills, and bonds;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The interest rate on deposit balance is calculated adopting the following formula:
Interest rate on balances maintained by state-owned credit institution for their deposit accounts opened at VBSP (%/year) (a)
=
Average deposit interest rate applied by state-owned credit institutions (%/year) (b)
+
Capital mobilization fee (%/year) (c)
Where:
(b) The average deposit interest rate as at December 31 of the previous year applied by state-owned credit institutions, which is calculated according to the weighted average interest rate on mobilized funds prescribed in Clause 2 Article 3 of this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Based on reports on funds mobilized in VND and deposit interest rates sorted by deposit terms submitted by state-owned credit institutions according to Appendix 01 enclosed herewith, SBV (the Financial Policy Department) shall calculate the average deposit interest rates of state-owned credit institutions as at December 31 of the previous year, and notify them and VBSP by January 31 of every year for use as the basis for determining the interest rate on their deposit balances in the year.
3. In case SBV (the Financial Policy Department) receives a request from a state-owned credit institution or VBSP for adjustment of the average deposit interest rate due to considerable changes in deposit interest rates of state-owned credit institutions compared to the interest rates applied at the date of notification, SBV shall request the state-owned credit institution to submit an ad-hoc report made according to Appendix 01 enclosed herewith and consider deciding to adjust the average deposit interest rate, and notify such adjustment to state-owned credit institutions and VBSP for use as the basis for determining the interest rate on deposit balance applied during the remaining period of the year. Within 45 days from the receipt of the request for adjustment of the average deposit interest rate from a state-owned credit institution or VBSP, SBV shall give response indicating whether the interest rate is adjusted or kept unchanged to state-owned credit institutions and VBSP.
4. The interest period shall be agreed upon between VBSP and state-owned credit institutions in conformity with SBV’s regulations on interest calculation methods in depositing and credit extension transactions between credit institutions and their clients.
1. State-owned credit institutions shall maintain their deposit balances at VBSP under deposit contracts and their appendixes signed by and between such state-owned credit institutions and VBSP.
2. By March 01 of each year, state-owned credit institutions and VBSP shall complete the conclusion of deposit contracts, additional payment or withdrawal of money from deposit accounts at VBSP.
a) In case the deposit balance required to be maintained in the current year is greater than the deposit balance in the previous year, the state-owned credit institution is required to make additional payment which is equal to such difference to its deposit account at VBSP;
b) In case the deposit balance required to be maintained in the current year is smaller than the deposit balance in the previous year, the state-owned credit institution is entitled to withdraw an amount of money which is equal to such difference from its deposit account at VBSP or maintain the current deposit balance.
3. Within 15 working days from the day on which a state-owned credit institution’s annual financial statements are audited, state-owned credit institutions and VBSP shall review, enter into appendixes to deposit contracts, and complete procedures for additional payment or withdrawal of money from deposit accounts at VBSP if any difference occurs. To be specific:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) In case the deposit balance under the audited annual financial statements of a state-owned credit institution is smaller than the balance deposit to be maintained in the current year, the state-owned credit institution is entitled to withdraw an amount of money which is equal to such difference from its deposit account at VBSP or maintain the current deposit balance.
4. Additional payment or withdrawal of money from deposit accounts at VBSP by state-owned credit institutions which are placed under special control or lifted from special control:
a) In case SBV issues a decision to terminate special control over a state-owned credit institution according to Clause 1 Article 145b of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017), that state-owned credit institution is required to maintain the minimum balance on its deposit account opened at VBSP in accordance with regulations herein from the year following the year in which it is lifted from special control under SBV’s decision;
b) In case a state-owned credit institution which is maintaining its deposit balance at VBSP as prescribed is placed under special control, it is entitled to withdraw all money from its deposit account at VBSP within 03 months from the day on which it is placed under special control.
Article 6. Responsibilities of state-owned credit institutions and VBSP
1. Each state-owned credit institution shall:
a) Maintain or adjust its deposit balance in accordance with regulations herein.
b) By January 15 of each year, prepare report on the sum of funds mobilized in VND and deposit interest rates sorted by deposit terms as at December 31 of the previous year or ad hoc reports on request of SBV according to Appendix 01 enclosed herewith, and submit them to SBV (the Financial Policy Department);
c) By January 15 of each year, notify VBSP of the balance on its deposit account at VBSP according to Appendix 02 enclosed herewith;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. VBSP shall:
a) Cooperate in making deposits or adjust deposit balances in accordance with regulations herein;
b) Submit report on deposit balances maintained by state-owned credit institutions which is prepared according to Appendix 03 enclosed herewith to SBV (Banking Supervision Authority, Financial Policy Department, or Credit Department) by March 05 of each year;
c) Submit report on maintained deposit balances which is prepared according to Appendix 04 enclosed herewith to SBV (Banking Supervision Authority, Financial Policy Department, or Credit Department) within 05 days from the day on which state-owned credit institutions and VBSP complete review and adjustment of deposit balances according to audited annual financial statements of state-owned credit institutions.
Article 7. Responsibilities of SBV’s affiliated units
1. The Financial Policy Department shall:
a) Calculate and notify the average deposit interest rate which shall be used as the basis for determining the interest rate on deposit balances by January 31 of each year, and consider deciding to adjust this average deposit interest rate according to Clause 3 Article 4 of this Circular;
b) Act as a contact point in charge of settling issues concerning maintenance of deposit balances by state-owned credit institutions at VBSP during the implementation of this Circular.
2. The Credit Department shall cooperate in monitoring deposit balances maintained by state-owned credit institutions at VBSP so as to manage, monitor and cooperate with VBSP in implementing credit programs and state policies.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Monitor, inspect and supervise the implementation of this Circular, and take actions against violations in accordance with regulations of law;
b) Based on inspection reports, notify violations against regulations herein and actions taken (if any) to SBV’s relevant units for cooperation within the ambit of their assigned functions and tasks.
1. This Circular comes into force from February 11, 2022.
2. This Circular shall nullify:
a) The Circular No. 23/2013/TT-NHNN dated November 19, 2013 of the Governor of the State Bank of Vietnam prescribing minimum balances for deposit accounts of state-owned credit institutions at Vietnam Bank for Social Policies;
b) The Circular No. 41/2015/TT-NHNN dated December 31, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam providing amendments to the Circular No. 23/2013/TT-NHNN dated November 19, 2013.
3. Deposit contracts and their appendixes concluded before the date of entry into force of this Circular shall continue to be fully effective or may be modified under agreements made between state-owned credit institutions and VBSP in accordance with regulations herein.
Article 9. Implementation organization
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR
Pham Thanh Ha
;
Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định về các tổ chức tín dụng Nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 21/2021/TT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Phạm Thanh Hà |
Ngày ban hành: | 28/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định về các tổ chức tín dụng Nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video