BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2020/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2020 |
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật bảo hiểm tiền gửi ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Thực hiện Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
Thực hiện Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
Thực hiện Quyết định số 527/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 312/2016/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
1. Bổ sung điểm e khoản 2 Điều 4 như sau:
“e) Thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo dõi chi tiết riêng khoản thu nhập này trong quỹ dự phòng nghiệp vụ.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 5 như sau:
“4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu Chính phủ, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để:
a) Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được:
- Tiếp nhận hỗ trợ hoặc vay của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phần chênh lệch giữa giá bán và giá vốn (chênh lệch dương hoặc chênh lệch âm sau khi đã được xử lý từ khoản dự phòng rủi ro theo quy định) của trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.
b) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ để cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến khả năng chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải theo dõi chặt chẽ khoản cho vay, đôn đốc thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro mất vốn.
c) Bù đắp các tổn thất không thu hồi được vốn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7a Thông tư này.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:
“a) Hàng năm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng mức trích từ nguồn thu hoạt động đầu tư vốn hoạt động để hạch toán vào thu nhập và gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 1 năm kế hoạch, kèm theo phương án sử dụng vốn, dự kiến thu nhập, chi phí và các tài liệu khác có liên quan.
b) Trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định mức cụ thể được trích cho năm kế hoạch cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mức trích được xác định theo nguyên tắc đảm bảo để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bù đắp chi phí hoạt động nghiệp vụ và trích lập các quỹ theo quy định.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 7 như sau:
“c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm 1.9 khoản 1 Điều 19 Thông tư này.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 7 như sau:
“b) Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sụt giảm do chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; sử dụng để bù đắp tổn thất cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.”
6. Bổ sung điểm d và điểm đ khoản 4 Điều 7 như sau:
“d) Sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quy định làm ảnh hưởng đến thu nhập trong năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
đ) Bán trái phiếu Chính phủ, bán trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả bảo hiểm tiền gửi.”
“Điều 7a. Xử lý tổn thất trong trường hợp cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
a) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng số dư của khoản thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đang theo dõi chi tiết riêng trong quỹ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư này để bù đắp các tổn thất không thu hồi được vốn cho vay đặc biệt. Trường hợp số dư của khoản thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt không đủ bù đắp tổn thất, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ để bù đắp theo quy định của pháp luật.
b) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với các khoản cho vay đặc biệt.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.9 khoản 1 Điều 19 như sau:
“1.9. Chi dự phòng rủi ro (bao gồm cả chi dự phòng đối với trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) thực hiện theo quy định của pháp luật về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.”
9. Sửa đổi, bổ sung tiết g điểm 1.10 khoản 1 Điều 19 như sau:
“g) Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại (bao gồm cả tổn thất trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) sau khi đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro và các nguồn khác (nếu có) theo chế độ quy định.”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 21 như sau:
“3. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm căn cứ để trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 24 như sau:
“2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện rà soát kế hoạch tài chính. Trên cơ sở ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao các chỉ tiêu kế hoạch tài chính và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm kế hoạch và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
a) Các chỉ tiêu kế hoạch tài chính bao gồm:
- Tổng thu nhập trừ tổng chi phí chưa có lương;
- Chi công tác phí cho cán bộ đi công tác nước ngoài;
- Chi nghiên cứu khoa học;
- Chi đào tạo và tập huấn cán bộ;
- Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính, trường hợp không thực hiện được các chỉ tiêu tài chính được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh kế hoạch tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hướng dẫn (nếu có). Các chỉ tiêu đánh giá này không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch (trừ các trường hợp bất khả kháng lớn).
3. Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao tại điểm a khoản 2 Điều này, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài chính chi tiết để thực hiện.”
12. Bổ sung khoản 4 Điều 25 như sau:
“4. Phương thức gửi báo cáo:
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện báo cáo dưới hình thức văn bản giấy và được gửi đến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính.”
“Điều 25a. Công bố thông tin doanh nghiệp
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.”
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 như sau:
“3. Căn cứ vào quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong vòng 120 ngày kể từ ngày Thông tư này được ký ban hành, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải ban hành quy chế tài chính nội bộ để làm căn cứ thực hiện và gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một bản để theo dõi, giám sát.”
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF
FINANCE |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 20/2020/TT-BTC |
Hanoi, April 01, 2020 |
Pursuant to the Law on credit institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments to the Law on credit institutions dated November 20, 2017;
Pursuant to the Law on Deposit Insurance dated June 18, 2012;
Pursuant to the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 68/2013/ND-CP dated June 28, 2013 elaborating and providing guidelines for implementation of the Law on Deposit Insurance;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 regarding state capital investment in enterprises, use and management of state-owned capital and assets in enterprises and the Government’s Decree No.32/2018/ND-CP dated March 08, 2018 providing amendments to the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 regarding state capital investment in enterprises, use and management of state-owned capital and assets in enterprises;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
For implementation of the Decision No.1394/QD-TTg dated August 13, 2013 of the Prime Minister on the establishment of Deposit Insurance of Vietnam (DIV);
For implementation of the Decision No.1395/QD-TTg dated August 13, 2013 of the Prime Minister on approval of the Charter on organization and operation of Deposit Insurance of Vietnam (DIV);
For implementation of the Decision No. 527/QD-TTg dated April 01, 2016 of the Prime Minister on amendments to the Charter on organization and operation of Deposit Insurance of Vietnam (DIV) enclosed with the Decision No.1395/QD-TTg dated August 13, 2013 of the Prime Minister;
At the request of the Director of the Department of Banking and Financial Institutions;
The Minister of Finance promulgates a Circular providing amendments to the Circular No. 312/2016/TT-BTC dated November 24, 2016 of the Ministry of Finance prescribing financial regime for Deposit Insurance of Vietnam (DIV).
1. Point e is added to Clause 2 Article 4 as follows:
“e) Income from debt-claims of special loans offered to credit institutions placed under special control. DIV must keep separate record of this income in its technical reserve fund.”
2. Clause 4 and Clause 5 Article 5 are amended as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Its technical reserve fund shall be used for:
a) making payouts to depositors in accordance with regulations of the Law on Deposit Insurance. In case the balance of its technical reserve fund is not sufficient to make payouts to all depositors, DIV is allowed to:
- Apply for financial supports or loans from credit institutions in accordance with regulations of the Law on Deposit Insurance and relevant legislative documents.
- Sell government bonds, long-term bonds purchased from assisting credit institutions and/or SBV bills. The difference between the selling price and the cost incurred from purchase of government bonds, long-term bonds issued by assisting credit institutions or SBV bills (either positive or negative after having settled with loss reserve as prescribed) shall be recorded in accounts of its technical reserve fund.
b) offering special loans to credit institutions placed under special control in accordance with law regulations. DIV must ensure that the use of its technical reserve fund to offer special loans to credit institutions placed under special control shall not affect its capacity to make payouts to depositors. DIV must closely monitor loans and expedite debt recovery for reducing potential losses.
c) making up losses due to failure to recover debts of special loans offered to credit institutions placed under special control as prescribed in Article 7a hereof.”
3. Point a and Point b Clause 2 Article 6 are amended as follows:
“a) DIV shall annually determine the amount of revenue, earned from investment activities using its operating capital, taken up as income and submit report thereof to the Ministry of Finance by January 15 of the planning year, enclosed with its plan for capital use, estimated income and expenditures, and relevant documents.
b) Within 60 days from the receipt of adequate documents, the Ministry of Finance shall play the leading role and cooperate with SBV in deciding the amount of DIV’s revenue recorded as income in the planning year. The amount of revenue recorded as income shall be decided in a manner that ensures DIV is capable of covering its operating expenses and setting aside mandatory reserves and provisions."
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“c) Settle asset losses and irrecoverable debts, and set aside loss reserve as prescribed in Point 1.9 Clause 1 Article 19 hereof.”
5. Point b Clause 4 Article 7 is amended as follows:
“b) There is a decrease in the balance of DIV’s technical reserve fund because it is used for making of payouts to depositors at insured institutions and making up losses from special loans offered to credit institutions placed under special control.”
6. Point d and Point dd are added to Clause 4 Article 7 as follows:
“d) The income earned by DIV in the year is affected because its operating capital has been used for purchasing long-term bonds from assisting credit institutions as prescribed.
dd) DIV sells government bonds, long-term bonds purchased from assisting credit institutions and/or SBV bills for making payouts to depositors in case the balance of its technical reserve fund is not sufficient for making payouts to depositors."
7. Article 7a is added as follows:
“Article 7a. Settlement of losses from special loans offered to credit institutions placed under special control
a) DIV is allowed to use the balance of incomes from debt claims of special loans offered to credit institutions placed under special control, which is separately recorded in its technical reserve fund as prescribed in Point e Clause 2 Article 4 hereof, for making up irrecoverable losses from such special loans. If the balance of incomes from debt claims of special loans is not sufficient for making up losses, DIV shall submit a report thereof to SBV for deciding the use of its technical reserve fund for making up losses as prescribed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. Point 1.9 Clause 1 Article 19 is amended as follows:
“1.9. Expenditures on loss reserves (including provisions for long-term bonds purchased from assisting credit institutions) which are determined in accordance with law regulations on establishment and settlement of provisions against devaluation of goods in stock, investment losses, bad receivable debts and warranty for products, goods, services and buildings."
9. Paragraph g Point 1.10 Clause 1 Article 19 is amended as follows:
“g) Expenditures on unresolved asset losses (including losses from long-term bonds purchased from assisting credit institutions) after they have been made up by the loss reserve and other funding sources (if any) as prescribed.”
10. Clause 3 Article 21 is amended as follows:
“3. The evaluation of business performance and ranking of DIV which is used as the basis for setting aside reward and welfare funds and reward funds for executives shall be carried out in accordance with relevant regulations applied to wholly state-owned single-member limited liability companies.”
11. Clause 2 and Clause 3 Article 24 are amended as follows:
“2. SBV shall play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance in reviewing the financial plan. Based on opinions given by the Ministry of Finance, SBV shall decide indicators of the financial plan and indicators for performance evaluation and ranking of DIV by April 30 of the planning plan and assume responsibility for its decision.
a) The financial plan includes the following indicators:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Expenditures on officials’ overseas business trips;
- Expenditures on scientific research;
- Expenditures on training and drilling courses provided for officials;
- Expenditures on hiring of domestic and foreign experts.
If any financial indicators assigned by SBV cannot be achieved during the implementation of the financial plan, DIV must send a written request for adjustment of the financial plan to SBV and shall implement the adjusted financial plan after obtaining the written consent from SBV (after having consulted the Ministry of Finance). SBV shall assume responsibility for its decision to approve the adjusted financial plan of DIV.
b) Indicators for performance evaluation and ranking of DIV shall comply with regulations laid down in the Government’s Decree No. 87/2015/ND-CP dated October 06, 2015 and its amending or superseding documents (if any). These evaluation indicators shall be kept unchanged during the planning period (except remarkable force majeure events).
3. Based on planning items assigned by SBV according to Point a Clause 2 of this Article, DIV’s Board of Directors shall approve its financial plan for implementation.”
12. Clause 4 is added to Article 25 as follows:
“4. Reporting forms:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Reports may be sent directly; or
b) By post.”
13. Article 25a is added as follows:
“Article 25a. Information disclosure
DIV must make public disclosure of information in accordance with regulations of the Law on deposit insurance and regulations on information disclosure by state-owned enterprises."
14. Clause 3 Article 29 is amended as follows:
“3. Pursuant to this Circular and relevant laws, within 120 days from the date of promulgation of this Circular, DIV’s Board of Directors shall promulgate its internal financial regulations and send a copy thereof to SBV for monitoring.”
1. This Circular comes into force from May 20, 2020.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PP. THE
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Huynh Quang Hai
;
Thông tư 20/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Bô trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 20/2020/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 01/04/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 20/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Bô trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video