NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2012/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012 |
QUY ĐỊNH XỬ LÝ SAU THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) ban hành Thông tư hướng dẫn việc xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
1. Thông tư này quy định về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Việc xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Thông tư này bao gồm các nội dung sau:
a) Xử lý việc thực hiện kết luận thanh tra;
b) Xử lý sau khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính;
c) Xử lý trong hoạt động giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định pháp luật khác có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Tổ chức tín dụng.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng thanh tra là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được Cơ quan thanh tra, giám sát tiến hành thanh tra.
2. Cơ quan thanh tra, giám sát là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Thông báo vi phạm là văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định về an toàn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Cảnh báo vi phạm là văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định về an toàn sau khi đã có thông báo vi phạm của Ngân hàng Nhà nước.
5. Giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp là giá trị vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cộng (trừ) lợi nhuận để lại, lợi nhuận chưa phân phối (lỗ chưa xử lý).
Điều 4. Nguyên tắc xử lý sau thanh tra, giám sát
1. Xử lý sau thanh tra, giám sát phải tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực và công khai.
2. Mọi nội dung yêu cầu của Cơ quan thanh tra, giám sát nêu tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được thực hiện và khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
3. Việc xử lý sau thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh, chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Trong quá trình tiến hành xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng:
1. Tình tiết giảm nhẹ:
a) Đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện báo cáo hoặc tự nguyện thực hiện, khắc phục ngay hậu quả vi phạm;
b) Nguyên nhân vi phạm do lỗi kỹ thuật;
c) Vi phạm do yếu tố khách quan không phải do chủ quan của cán bộ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gây ra.
2. Tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm có hệ thống;
b) Vi phạm mang tính cố ý;
c) Vi phạm gây hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, uy tín của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Vi phạm nhiều lần trong cùng nội dung hoặc tái phạm trong cùng nội dung;
đ) Có hành vi che giấu, trốn tránh, cố ý không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; không có biện pháp, kế hoạch nhằm chấm dứt nguyên nhân dẫn đến vi phạm, khắc phục hậu quả của vi phạm theo kết luận và kiến nghị xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát.
Điều 6. Hình thức xử lý và các biện pháp xử lý
1. Xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo các hình thức sau:
a) Thông báo vi phạm;
b) Cảnh báo vi phạm;
c) Xử phạt vi phạm hành chính;
d) Quyết định buộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Ngân hàng Nhà nước áp dụng một hoặc một số các biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
a) Hạn chế hoặc không xem xét cho phép mở rộng thêm các hoạt động ngân hàng mới trong trường hợp:
(i) Chưa thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời các nội dung phải thực hiện trong thời gian cụ thể nêu tại kết luận thanh tra và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (nếu có);
(ii) Bị xử phạt vi phạm hành chính;
(iii) Không thực hiện hoặc vi phạm nội dung đã bị Cơ quan thanh tra, giám sát cảnh báo vi phạm.
b) Không xem xét cho phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện và đặt máy ATM; không xem xét yêu cầu thành lập các công ty con, công ty liên kết hoặc góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Chưa thực hiện, thực hiện không đầy đủ các yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nêu trong kết luận thanh tra và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (nếu có);
(ii) Bị xử phạt vi phạm hành chính;
(iii) Không thực hiện hoặc vi phạm nội dung đã bị Cơ quan thanh tra, giám sát có cảnh báo vi phạm.
c) Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Không thực hiện các yêu cầu nêu trong kết luận thanh tra và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (nếu có), quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
(ii) Không thực hiện hoặc vi phạm nội dung đã bị Cơ quan thanh tra, giám sát có cảnh báo vi phạm.
d) Yêu cầu phải tăng vốn điều lệ hoặc bổ sung vốn được cấp để bảo đảm các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng khi giá trị thực vốn điều lệ hoặc vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định pháp luật Việt Nam.
đ) Hạn chế tăng trưởng tín dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng liên tục từ 6 tháng trở lên;
(ii) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng ở mức 10% trở lên liên tục trong vòng 3 tháng;
(iii) Vi phạm giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, nhóm khách hàng từ 2 lần trở lên trong năm tài chính;
(iv) Vi phạm việc cấp tín dụng đối với những trường hợp không được cấp tín dụng theo quy định tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng và hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;
(v) Vi phạm giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
e) Áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn mức quy định chung trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Vi phạm về giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng;
(ii) Vi phạm về giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 140 Luật Các tổ chức tín dụng.
g) Phải thực hiện một hoặc một số dịch vụ kiểm toán độc lập (kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ) trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thực hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Có hành vi giả mạo sổ kế toán, chứng từ kế toán;
(iii) Có hành vi mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
h) Đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm, bãi miễn chức vụ người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(i) Vi phạm quy định tại Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng, quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
(ii) Vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng.
k) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra khi có dấu hiệu tội phạm; công bố trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Ngoài các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ xem xét trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc thông báo, cung cấp các thông tin cho tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc Ngân hàng Trung ương nước sở tại hoặc Cơ quan thanh tra, giám sát nước sở tại theo quy định của pháp luật.
MỤC 1. XỬ LÝ VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA
Các nội dung kiến nghị được nêu tại kết luận thanh tra mà đối tượng thanh tra phải thực hiện, bao gồm:
1. Nội dung phải thực hiện trong thời hạn cụ thể.
2. Nội dung không phải thực hiện trong thời hạn cụ thể là các khuyến nghị về cơ chế, chính sách, tổ chức, hoạt động và quản trị rủi ro mà đối tượng thanh tra phải nghiên cứu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
Điều 8. Thực hiện kết luận thanh tra
1. Đối với Cơ quan thanh tra, giám sát
a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra, các đơn vị thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát căn cứ vào tính chất, mức độ các nội dung kiến nghị tại kết luận thanh tra (nếu có) để đề nghị Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
(i) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
(ii) Quyết định thu hồi hoặc nộp ngân sách số tiền, tài sản mà đối tượng thanh tra vi phạm được phát hiện qua thanh tra;
(ii) Yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật.
b) Theo dõi, đôn đốc đối tượng thanh tra thực hiện các kiến nghị tại kết luận thanh tra theo đúng thời hạn quy định tại Điều 7 và tiết (i), tiết (ii) điểm a khoản 1 Điều này (nếu có);
e) Căn cứ vào báo cáo của đối tượng thanh tra về giải pháp, thời hạn trong kế hoạch thực hiện các nội dung kiến nghị tại kết luận thanh tra quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này, Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ giám sát, kiểm tra việc thực hiện của đối tượng thanh tra.
2. Đối tượng thanh tra có trách nhiệm:
a) Thi hành đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn các nội dung bắt buộc phải thực hiện trong thời hạn cụ thể nêu trong kết luận thanh tra và quyết định xử lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quyết định xử lý của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau kết luận thanh tra nêu tại tiết (i), tiết (ii) điểm a khoản 1 Điều này (nếu có);
b) Gửi Cơ quan thanh tra, giám sát báo cáo về giải pháp, thời hạn và kế hoạch thực hiện các nội dung không bắt buộc phải thực hiện trong thời hạn cụ thể nêu trong kết luận thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
3. Trong thời gian chưa thực hiện xong các yêu cầu nêu tại điểm a khoản 2 Điều này, đối tượng thanh tra bị áp dụng các biện pháp nêu tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
4. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các yêu cầu nêu tại khoản 2 Điều này, đối tượng thanh tra sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật. Nếu đối tượng thanh tra không bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật thì bị áp dụng các biện pháp nêu tại điểm c, điểm k khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
MỤC 2. XỬ LÝ SAU KHI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 9. Xử phạt vi phạm hành chính
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Điều 10. Xử lý sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Cơ quan thanh tra, giám sát có trách nhiệm theo dõi việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn và đúng quy định tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cơ quan thanh tra, giám sát.
3. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị áp dụng biện pháp nêu tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
4. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị áp dụng biện pháp nêu tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Cơ quan thanh tra, giám sát căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện biện pháp nêu tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này hoặc miễn nhiệm, không bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm vào cấp lãnh đạo tương đương hoặc cao hơn đối với cá nhân vi phạm.
MỤC 3. XỬ LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Điều 11. Nội dung xử lý trong hoạt động giám sát
1. Trong quá trình hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp luật sau:
a) Về tổ chức, quản trị và điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Về dự trữ bắt buộc, báo cáo thống kê, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Về huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;
d) Việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng được quy định trong giấy pháp thành lập và hoạt động hoặc trong văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Về phòng, chống rửa tiền;
e) Về quản lý ngoại hối và các sản phẩm phái sinh;
g) Về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và việc góp vốn, mua cổ phần;
h) Các hoạt động kinh doanh khác;
k) Việc thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đến mức xử phạt vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ không tuân thủ, Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Thông báo vi phạm;
b) Cảnh báo vi phạm.
Điều 12. Xử lý trong hoạt động giám sát
1. Cơ quan thanh tra, giám sát có trách nhiệm theo dõi việc chấp hành các nội dung vi phạm đã được nêu trong thông báo vi phạm, cảnh báo vi phạm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này có trách nhiệm thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật đối với nội dung yêu cầu đã được nêu trong thông báo vi phạm hoặc cảnh báo vi phạm của Cơ quan thanh tra, giám sát.
3. Trong năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị cảnh báo vi phạm từ 3 lần trở lên phải thực hiện biện pháp nêu tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này trong thời hạn 6 tháng của năm tài chính tiếp theo.
4. Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc tiếp tục vi phạm nội dung đã được nêu trong cảnh báo vi phạm, Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ áp dụng một hoặc một số các biện pháp sau:
a) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật;
b) Tổ chức kiểm tra hoặc thanh tra đột xuất nội dung vi phạm để đưa ra kiến nghị xử lý kỷ luật, hoặc đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hạn chế, đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hành vi vi phạm;
c) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước áp dụng một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
THẨM QUYỀN XỬ LÝ SAU THANH TRA, GIÁM SÁT
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
Khi phát hiện ra các hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 14. Thẩm quyền của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổng hợp việc thực hiện xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của các đơn vị trong Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng của các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung vi phạm, việc khắc phục vi phạm, chấn chỉnh hoạt động và thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, thông báo vi phạm, cảnh báo vi phạm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm.
4. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định buộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
1. Thẩm quyền của Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung vi phạm, việc khắc phục vi phạm, chấn chỉnh hoạt động và thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát;
c) Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thông báo vi phạm, cảnh báo vi phạm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm. Đối với quỹ tín dụng nhân dân ngoài các biện pháp xử lý nêu trên, Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiến nghị Giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
2. Thẩm quyền của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Áp dụng các biện pháp xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) ra quyết định buộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
c) Gửi báo cáo kết quả xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lên Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2012.
Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT.
THỐNG ĐỐC |
THE
STATE BANK OF VIETNAM |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 10/2012/TT-NHNN |
Hanoi, April 16, 2012 |
Pursuant to the Law No. 46/ 2010/QH12 on the State Bank of Vietnam of June 16, 2010;
Pursuant to the Law No. 47/ 2010/QH12 on Credit Institutions of June 16, 2010;
Pursuant to the Law No. 56/2010/QH12 on Inspection of November 15, 2010;
Pursuant to the Government's Decree No. 96/2008/ND-CP of August 26, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the proposal of the Chief Inspector of the banking supervision and inspection agency;
The Governor of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) issues the Circular on the handling after inspection and supervision of credit institutions and branches of foreign banks;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation
1. This Circular provides for handling after inspection and supervision of credit institutions and branches of foreign banks operating in Vietnam.
2. The handling after inspection and supervision of credit institutions and foreign bank’s branches stipulated in this Circular includes the following contents:
a) Handling the implementation of inspection results;
b) Handling after credit institutions and branches of foreign banks have been sanctioned for their administrative violations;
c) The handling in activities of supervision of credit institutions and branches of foreign banks.
3. The special control over credit institutions, the revocation of establishment and operation licenses of credit institutions and foreign bank’s branches, the blockage of capital and assets of foreign bank branches must comply with the regulations of the State Bank and relevant provisions of law.
Article 2. Subjects of application
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Credit institutions.
2. Branches of foreign banks operating in Vietnam.
3. Organizations and individuals related to the handling of credit institutions, foreign bank’s branches after supervision and inspection.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the following terms shall be construed as follows:
1. Inspected subjects mean credit institutions, branches of foreign banks operating in Vietnam being inspected by the inspection and supervision agency.
2. Inspection and supervision agencies mean the banking supervision and inspection agencies, the banking supervision and inspection agencies of the State Bank in provinces and centrally-run cities.
3. A notice of violation mean an official document by the State Bank notifying the violations of law provisions on the organization, operation and safety committed by credit institutions and branches of foreign banks.
4. A warning of violation means an official document by the State Bank warning that credit institutions, foreign bank’s branches have further violated law provisions on the organization, operation and safety after owning the notice of violation from the State Bank.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 4. Principles for the handling after inspection and supervision
1. The handling after inspection and supervision shall be conducted in accordance with law and in accurate, prompt, objective, honest and open manner.
2. All contents required by the Inspection and supervision agency for credit institutions, branches of foreign banks as stipulated in Clause 2 Article 1 of this Circular shall be implemented and remedied according to law.
3. The handling after inspection and supervision ensures the sound and healthy growth, as well as the compliance with monetary and banking laws of credit institutions and foreign bank’s branches, improving efficiency and effect of state management in the monetary and banking field.
Article 5. Mitigating circumstances, aggravating circumstances
In the course of handling of credit institutions and branches of foreign banks after inspection and supervision, the following are considered mitigating or aggravating circumstances:
1. Mitigating circumstances:
a) The violation consequences have been prevented, remedied, or voluntarily reported, or voluntarily and immediately remedied;
b) The violation is due to technical errors;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Aggravating circumstances:
a) Systematic violations;
b) Intentional violations;
c) Violations causing serious consequences and damage to the material and prestige of credit institutions, branches of foreign banks;
d) Violations that have been committed many times or repeated of the same contents;
dd) Committing deliberate acts of hiding, avoiding, failing to implement or insufficiently implement; not taking measures, plans for eliminating the cause of violations and remedying the consequences under the conclusion and proposal from the inspection and supervision agency.
Article 6. Forms and measures of handling
1. The handling of credit institutions, foreign bank’s branches after inspection, supervision shall be done in the following forms:
a) Notices of violation;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Administrative sanctions for violations;
d) Decisions compelling credit institutions and branches of foreign banks to carry out one or some of remedies stipulated in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The State Bank shall apply one or some measures to deal with credit institutions and branches of foreign banks as follows:
a) Restricting or disapproving the opening of new banking services in the following cases
(i) Failing to observe or fail to fully and promptly observe the contents required to be done within a specific period as stated in the inspection conclusion and decision of the Governor of the State Bank (if any);
(ii) Being sanctioned against violation;
(iii) Failing to observe the content or violate the content while the violation of such content has been warned by the inspection and supervision agency.
b) Disapproving the opening of new branches, representative offices and ATM locations; disapproving the application for establishment of subsidiaries, affiliated companies, or companies that contribute to or purchase their shares in cases credit institutions, foreign bank’s branches:
(i) Fail to observe or fail to observe fully the contents required in the inspection conclusion and decision of the Governor of the State Bank.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Restricting, suspending, and temporarily suspending the provision of one or some banking professional services in case credit institutions and branches of foreign banks:
(i) Fail to satisfy the requirements in the inspection conclusion and decision of the Governor of the State Bank on sanctions against administrative violations (if any);
(ii) Fail to observe or violate the content while the violation of such content has been warned by the inspection and supervision agency.
d) Requesting credit institutions, foreign bank’s branches to increase their charter capital or supplement their allocated capital to ensure prudential ratios in banking operations when actual value of charter capital or allocated capital is lower than the legal capital as prescribed by Vietnam’s law.
dd) Restricting credit growth in cases credit institutions and branches of foreign banks:
(i) Have the minimum prudential ratios lower than that stipulated in Clause 1 Article 130 of the Law on credit institutions for 6 successive months or more;
(ii) Have the ratio of bad debt to total consumer outstanding credit of 10% or above for 3 successive months;
(iii) Break the limits on credit for one customer, a group of customer twice or more in one financial year;
(iv) Violate the credit extention to subjects being ineligible for credit extension prescribed in Article 126 of the Law on credit institution, or to subjects of credit restriction prescribed in Article 127 of the Law on credit institution
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Applying higher capital prudential ratio than the general limit in cases credit institutions and branches of foreign banks:
(i) Break the limit on capital contribution and share purchase as stipulated in Article 129 of the Law on credit institutions;
(ii) Break the limit on the purchase of and investment into fixed assets directly serving for operation of credit institutions and branches of foreign banks as stipulated in Article 140 of the Law on credit institutions.
g) Performing one or some of independent audit services (operational audit, compliance audit) in cases credit institutions and branches of foreign banks:
(i) are requested by the State Bank to use one or some of independent audit services in one of the cases stipulated in Clause 2 Article 4 of the State Bank’s Circular No. 39/2011/TT-NHNN of December 15,2011 stipulating independent audit of credit institutions and foreign bank’s branches;
(ii) Forge accounting books and documents;
(iii) Open accounting books other than the official accounting book system of credit institutions and branches of foreign banks;
h) Suspending, temporarily suspending, dismissing position of the managers, administrators who have committed violations in cases credit institutions and branches of foreign banks:
(i) Violate Article 34 of the Law on credit institutions, other relevant provisions of law during fulfillment of their rights and assigned obligations;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
k) Transferring the dossier of violation to the inspection agency upon finding signs of crimes; announce the violation publicly via mass media according to governing provisions of law.
3. In addition to measures stipulated in Clause 2 of this Article, for joint venture institutions, 100% foreign invested credit institutions, branches of foreign banks, the inspection and supervision agency shall consider and submit the decision to the Governor of the State Bank on providing information for foreign credit institutions or the Central Bank of the foreign country, or the inspection and supervision agency of the foreign country as prescribed by law.
SECTION 1. HANDLING IN IMPLEMENTATION OF THE INSPECTION CONCLUSION
Article 7. Inspection conclusion
Recommendations stated in the inspection conclusion that the inspected subjects are required to observe include:
1. The contents required to be done within a specific time limit.
2. The contents required to be done without any fixed time limit being the recommendations on mechanism, policy, organization, operation and risk management that the inspected subjects must study to make plans and implement them.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. For supervision and inspection agencies
a) Within a period of 15 days as from the date of issuance of inspection conclusion, units of the supervision and inspection agencies shall base on nature and extent of the recommendations stated in the inspection conclusion (if any) to request the Chief Inspector of the banking supervision and inspection agency, the Director of the State Bank’s branches in provinces and centrally – run cities:
(i) to submit to the Governor of the State Bank the decision on imposing one or a number of measures stipulated in Clauses 2 and 3 Article 6 of this Circular;
(ii) to issue the Decision on the confiscation or remittance of the amount or property acquired by inspected entities through violation and found through inspection;
(iii) Request the competent state administration agency to impose measures for improving and completing the legal mechanism and policies.
b) Monitoring and urging the inspected subjects to implement the recommendations in the inspection conclusion within a specific time limit as provided for in Article 7 and items (i) and (ii) point a clause 1 of this Article (if any);
e) Basing on the report made by the inspected subjects on the solutions and time limits in the plan for implementing recommendations in the inspection conclusion stipulated in Clause 2 Article 7 of this Circular, the supervision, inspection agency shall supervise and examine the execution by inspected entities.
2. Inspected entities shall be responsible for:
a) Implementing fully, promptly and duly required contents which must be done within a specific time limit as stated in the inspection conclusion and the handling decision of the Governor of the State Bank, the handling decision of the chief inspector of the banking supervision and inspection agency, of Directors of the State Bank’s branches in provinces and centrally-run cities after the inspection conclusion stated in items (i) and (ii) point a clause 1 of this Article (if any);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. While the requirements stipulated in point a clause 2 of this Article have not been implemented, the inspected subjects shall be liable for the measures stipulated at points a & b clause 2 Article 6 of this Circular.
4. The inspected subject failing to implement; or failing to implement fully and promptly the requests stipulated in Clause 2 this Article shall be administratively sanctioned as prescribed by law. If inspected subjects are not administratively sanctioned, the measures stipulated at points c and k Clause 2 Article 6 of this Circular shall be imposed.
Article 9. Imposition of administrative sanctions
Credit institutions and foreign bank’s branches that have violated provisions of law on state administration in the monetary field and banking operation shall be administratively sanctioned as prescribed by law.
Article 10. Handling after suffering administrative sanctions
1. The supervision and inspection agency shall be responsible for monitoring the compliance with the decision on administrative sanctions of the credit institutions and branches of foreign banks.
2. Administratively sanctioned credit institutions and branches of foreign banks are responsible for implementing fully, promptly, duly and legally the decision on administrative sanctions issued by the inspection and supervision agency.
3. Within 6 months as from the date of suffering administrative sanctions, credit institutions and branches of foreign banks shall be liable for the measures stipulated in point a clause 2 Article 6 of this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. In case the administratively sanctioned credit institutions and branches of foreign banks fail to implement or incompletely implement the decision on administrative sanctions, the supervision and inspection agency, depending on nature and extent of violation, shall request the Governor of the State Bank to order credit institutions, branches of foreign banks to implement the measures stipulated in point c Clause Article 6 of this Circular, or to dismiss, refuse to re-appoint, or refuse to appoint the violating individual to the management position of a similar or higher level.
SECTION 3. HANDLING IN THE SUPERVISION OF CREDIT INSTITUTIONS AND BRANCHES OF FOREIGN BANKS
Article 11. Contents of handling in the supervision activities
1. During the course of operation, credit institutions and branches of foreign banks shall obey the following provisions of law:
a) Provisions on the organization, management and administration of credit institutions and branches of foreign banks;
b) Provisions on compulsory reserve, statistics report, prudential ratios in the operation of credit institutions and branches of foreign banks;
c) Provisions on capital mobilization, credit extension, bank account payment service;
d) Provisions on banking services provided for in the license for establishment and operation or in the written approval by the State Bank;
dd) Provisions on money laundering prevention and fighting;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) Provisions on shareholders, shares, capital contribution and purchase of shares;
h) Other business activities;
k) Other relevant provisions of law.
2. In case credit institutions and branches of foreign banks fail to obey the law provisions stated in Clause 1 this Article below the extent of applicable administrative sanction, depending on the nature and extent of violation, the supervision and inspection agency shall impose the following measures:
a) Notices of violation;
b) Warnings of violation.
Article 12. Handling in the supervision activity
1. The supervision and inspection agency shall monitor the compliance of credit institutions and foreign bank’s branches with the contents in the notice of violation or the warning of violation.
2. Credit institutions and branches of foreign banks liable to the handling measures stipulated in Clause 2 Article 11 of this Circular must implement fully, promptly and legally the request the notice of violation or the warning of violation issued by the supervision and inspection agency.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. For credit institutions, foreign bank’s branches that fail to remedy or continue to violate the contents in the warning of violation, the supervision and inspection agency shall impose one or a number of the following measures:
a) Imposing administrative sanctions as prescribed by law;
b) Organizing irregular inspections of the violations to put forward the proposal for disciplinary handling or request the Governor of the State Bank to restrict, suspend or temporarily suspend the professional services related to the act of violation;
c) Requesting the Governor of State Bank to impose one or some of the measures stipulated in Clauses 2 and 3 Article 6 of this Circular.
COMPETENCE TO HANDLE AFTER INSPECTION AND SUPERVISION
Article 13. Responsibilities of relevant units of the State Bank
Upon finding violations during the organization and operation of credit institutions and branches of foreign banks, relevant units of the State Bank shall be responsible for sending a written request to the banking supervision and inspection agency for consideration and handling of violations under provisions of law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Requesting credit institutions and branches of foreign banks to provide information and documents, making written reports and explanation about all issues related to the violation, the remedy for violation, the adjustment of operation and the application of handling measures by the banking supervision and inspection agency.
3. Applying measures of administrative sanctions, issuing the notice of violation and the warning of violation to credit institutions and foreign bank’s branches exercising violation acts.
4. Submitting proposals to the Governor of the State Bank to issue a decision on compelling credit institutions, foreign bank’s branches to implement one or some of the handling measures stipulated in Clause 2 Article 6 of this Circular.
1. Chief Inspectors of inspection and supervision agencies of the State Bank’s branches in provinces and centrally-run cities shall have the following competence:
a) Directing, inspecting and supervising the handling of credit institutions and branches of foreign banks after inspection and supervision;
b) Requesting credit institutions and branches of foreign banks to provide information and documents, making written reports and explanation about the issues related to contents of violation, the remedy for violation, the adjustment of operation and the application of handling measures by the banking supervision and inspection agency;
c) Imposing administrative sanctions under its competence, issuing the notice of violation and the warning of violation to violating credit institutions, foreign bank’s branches. For the people’s credit funds, in addition to the above measures, the Chief Inspectors of the inspection and supervision of the State Bank’s branches in provinces and centrally-run cities shall impose measures stipulated in Clause 2 Article 6 of this Circular.
2. Directors of the State Bank’s branches in provinces and centrally-run cities shall have the following competence:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Submitting proposals to the Governor of the State Bank (via the banking supervision and inspection agency) to issue the decision on compelling credit institutions and branches of foreign banks to implement one or some of handling measures stipulated in clauses 2 and 3 Article 6 of this Circular;
c) Sending the report on the result of handling credit institutions and branches of foreign banks after inspection and supervision to the banking supervision and inspection agency.
This Circular takes effect on May 30, 2012.
Article 17. Implementation organization
Chief of the State Bank Office, the Chief Inspector of banking inspection and supervision agency, Heads of units of the State Bank, Directors of the State Bank’s branches in provinces and centrally-run cities, Chairpersons of the Boards of Directors, Chairpersons of the Members’ Councils and Directors (General Directors) of credit institutions and branches of foreign banks shall be responsible for implementing this Circular./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
FOR
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR
Dang Thanh Binh
;
Thông tư 10/2012/TT-NHNN quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 10/2012/TT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Đặng Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 16/04/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 10/2012/TT-NHNN quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video