Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 08/2010/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:

- Tổ chức tín dụng Nhà nước;

- Tổ chức tín dụng cổ phần;

- Tổ chức tín dụng liên doanh;

- Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng quy định tại Điều 1 Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Kiểm soát đặc biệt” là việc một tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

2. “Ban kiểm soát đặc biệt” là một tổ chức gồm những thành viên được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) để kiểm soát trực tiếp tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

3. “Khoản vay đặc biệt” là khoản vay do Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt vay trong trường hợp cấp bách nhằm bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng.

4. “Thời hạn kiểm soát đặc biệt” là khoảng thời gian từ khi có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến khi có quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đó.

5. “Người đại diện tổ chức tín dụng” là người của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc chỉ định thay mặt tổ chức tín dụng để quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng trong trường hợp khuyết các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

6. “Phương án củng cố tổ chức và hoạt động” là Phương án củng cố tổ chức và hoạt động đối với tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Điều 4. Thẩm quyền của Thống đốc

1. Quyết định việc kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

2. Quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt và cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Thông tư này.

3. Chỉ định tổ chức tín dụng khác tham gia kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đồng thời chỉ định cán bộ của tổ chức tín dụng đó tham gia vào Ban kiểm soát đặc biệt.

4. Chỉ định người đại diện tổ chức tín dụng tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư.

5. Quyết định việc Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay khoản vay đặc biệt theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư này.

Điều 5. Nguyên tắc lập hồ sơ

1. Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt Nam. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị các vấn đề liên quan tại Thông tư này do Chủ tịch Hội đồng quản trị (trường hợp khuyết chức danh Chủ tịch thì một trong số thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, hoặc Tổng giám đốc ký) hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư ký. Người ký văn bản chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ theo thẩm quyền của mình.

3. Hồ sơ của tổ chức tín dụng gửi tới Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) bằng một trong các hình thức: gửi trực tiếp; gửi qua đường bưu điện; gửi qua fax hoặc thư điện tử (có điện thoại xác nhận), sau đó nộp hồ sơ gốc cho Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra và lưu.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1. KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 6. Điều kiện đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt

Tổ chức tín dụng có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một hoặc những trường hợp sau đây:

1. Có nguy cơ mất khả năng chi trả, được biểu hiện: 03 (ba) lần liên tiếp không đảm bảo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo đối với từng loại đồng tiền, vàng.

2. Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, được biểu hiện: Nợ xấu chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng vốn tự có trở lên trong vòng 03 tháng liên tiếp.

3. Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

Điều 7. Giám sát đặc biệt tổ chức tín dụng

1. Trong quá trình quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hoặc qua báo cáo của các tổ chức tín dụng, xét thấy tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng hoặc các trường hợp khác dẫn đến tình trạng tổ chức tín dụng hoạt động không an toàn, mất ổn định, Thống đốc có thể áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

2. Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt sau:

a) Cử cán bộ của Ngân hàng Nhà nước đến trực tiếp tại tổ chức tín dụng, giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

b) Chỉ đạo tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành để khắc phục tình trạng hoạt động yếu kém, không an toàn hoặc mất ổn định của tổ chức tín dụng.

c) Yêu cầu tổ chức tín dụng báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

3. Thống đốc quyết định thời hạn chấm dứt áp dụng biện pháp giám sát đặc biệt.

Điều 8. Quyết định kiểm soát đặc biệt

1. Thống đốc xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng có một trong các dấu hiệu nêu tại Điều 6 Thông tư này.

2. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt bao gồm những nội dung sau:

a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

b) Lý do kiểm soát đặc biệt;

c) Họ, tên, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Ban kiểm soát đặc biệt

d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.

3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các trường hợp cụ thể khác do Thống đốc quyết định.

4. Không công bố công khai Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều này.

Điều 9. Phương án củng cố tổ chức và hoạt động

Phương án củng cố tổ chức và hoạt động phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:

1. Tên, địa chỉ, website của tổ chức tín dụng;

2. Tên, địa chỉ, số điện thoại của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng hoặc người đại diện tổ chức tín dụng;

3. Tóm tắt thực trạng tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng;

4. Nguyên nhân tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

5. Các biện pháp xử lý để khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt và kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp này.

Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt

Khi thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 6 Thông tư này, tổ chức tín dụng phải báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, qua Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Cơ quan Thanh tra, Giám sát) trong đó nêu rõ thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng hoặc dự kiến áp dụng để khắc phục.

2. Thiết lập kênh thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật, đảm bảo hoạt động thông suốt đối với Ban kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

3. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này, có trách nhiệm:

a) Xây dựng Phương án củng cố tổ chức và hoạt động trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua; tổ chức triển khai thực hiện Phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Thống đốc phê duyệt.

b) Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp bị tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng.

c) Làm việc thường xuyên tại tổ chức tín dụng để triển khai thực hiện Phương án củng cố tổ chức và hoạt động.

d) Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động tổ chức tín dụng trước, trong và sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt.

đ) Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng.

e) Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt.

g) Tiết kiệm chi phí để hạn chế tổn thất về tài chính.

h) Bố trí địa điểm, phương tiện làm việc cho Ban kiểm soát đặc biệt.

4. Trong thời gian được kiểm soát đặc biệt, khi chưa có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, nghiêm cấm tổ chức tín dụng:

a) Cho phép Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần (đối với tổ chức tín dụng cổ phần).

b) Chia cổ tức (nếu có).

c) Cất dấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào có liên quan đối với tài sản và các tài liệu, hồ sơ liên quan.

d) Từ chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng.

MỤC 2. BAN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 11. Cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm soát đặc biệt

1. Ban kiểm soát đặc biệt phải có tối thiểu 03 thành viên trong đó có 01 thành viên là Trưởng Ban.

2. Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt là cán bộ tại các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, hoặc là cán bộ của tổ chức tín dụng khác do Thống đốc đề nghị.

Điều 12. Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt làm việc tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo cơ chế kiêm nhiệm.

2. Ban kiểm soát đặc biệt sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với tổ chức tín dụng cổ phần) hoặc của Ngân hàng Nhà nước (đối với tổ chức tín dụng Nhà nước tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài) trong các văn bản, báo cáo do Trưởng ban ký.

3. Ban kiểm soát đặc biệt kết thúc nhiệm vụ khi Thống đốc có quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Điều 13. Tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt

1. Là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, và tổ chức tín dụng khác (khi cần thiết).

2. Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm trong quá trình thực hiện việc kiểm soát đặc biệt tại tổ chức tín dụng.

3. Có tối thiểu 03 năm công tác trong ngành ngân hàng.

4. Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

5. Ngoài những quy định nêu tại Khoản 1, 2, 3 và 4 trên đây, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt phải là cán bộ lãnh đạo cấp Vụ trở lên thuộc các Vụ, Cục chuyên môn tại Ngân hàng Nhà nước hoặc là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh.

Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt:

a) Trách nhiệm:

(i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thống đốc về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;

(ii) Sau thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày Thống đốc ký Quyết định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, Ban kiểm soát đặc biệt phải chỉ đạo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này xây dựng Phương án củng cố tổ chức và hoạt động, thông qua và trình Thống đốc phê duyệt Phương án này;

(iii) Chỉ đạo, giám sát tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt triển khai các biện pháp được nêu trong Phương án củng cố tổ chức và hoạt động;

(iv) Định kỳ hàng tháng báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Phương án củng cố tổ chức và hoạt động gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra Giám sát), Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh;

(v) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về những biến động bất thường của tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, những hoạt động không phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện những nội dung theo Phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được phê duyệt;

(vi) Giữ bí mật về thực trạng của tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt; chỉ cung cấp thông tin có liên quan về tổ chức tín dụng này khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

b) Quyền hạn:

(i) Đề nghị tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng cho Ban Kiểm soát đặc biệt;

(ii) Đề nghị tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có hoặc thực hiện kiểm toán độc lập để đánh giá thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng tại thời điểm tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

(iii) Đề nghị tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt mời các khách nợ, chủ nợ đến đối chiếu công khai để xác định khả năng thu nợ, trả nợ;

(iv) Lập hồ sơ đề nghị các cơ quan luật pháp xử lý những đối tượng hành vi vi phạm pháp luật hoặc cố tình không trả nợ tổ chức tín dụng.

(v) Đình chỉ những hoạt động không phù hợp với Phương án củng cố tổ chức và hoạt động, với các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian kiểm soát đặc biệt và báo cáo ngay Thống đốc về quyết định này.

(vi) Tạm đình chỉ quyền quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) nếu xét thấy cần thiết và báo cáo ngay Thống đốc về quyết định này.

(vii) Đề nghị Thống đốc đình chỉ quyền quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

(viii) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác ngay lập tức đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành Phương án củng cố tổ chức và hoạt động trong thời hạn kiểm soát đặc biệt.

(ix) Kiến nghị Thống đốc gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

(x) Kiến nghị Thống đốc về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

(xi) Kiến nghị Thống đốc về các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

(xii) Đề nghị Thống đốc quyết định những vấn đề phát sinh không nêu tại Phương án củng cố tổ chức và hoạt động trong thời hạn kiểm soát đặc biệt.

2. Đối với Trưởng ban kiểm soát đặc biệt:

a) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban kiểm soát đặc biệt theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định;

b) Chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến quá trình kiểm soát đặc biệt;

c) Chịu trách nhiệm trước Thống đốc về việc điều hành Ban kiểm soát đặc biệt và các quyết định liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

3. Đối với các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt:

Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm thực hiện công việc theo sự phân công của Trưởng Ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về việc thực thi nhiệm vụ của mình.

MỤC 3. THỜI HẠN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, GIA HẠN THỜI HẠN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, CHẤM DỨT KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 15. Thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt

1. Thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa là 02 năm kể từ ngày Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Thống đốc có hiệu lực.

2. Trong trường hợp kiến nghị Thống đốc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Tiết (ix) Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư này, Ban kiểm soát đặc biệt có Tờ trình đề nghị Thống đốc cho gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng hoặc từ chối việc gia hạn (nêu rõ lý do).

3. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Cơ quan thanh tra giám sát lấy ý kiến đơn vị liên quan, tổng hợp và trình Thống đốc quyết định việc gia hạn hoặc không gia hạn kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng (nêu rõ lý do).

Điều 16. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt

1. Thống đốc ra Quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn.

b) Tổ chức tín dụng đã khắc phục được các nguyên nhân đặt vào kiểm soát đặc biệt và hoạt động bình thường.

c) Tổ chức tín dụng không có khả năng khắc phục được nguyên nhân đặt vào kiểm soát đặc biệt dẫn đến tình trạng phá sản.

d) Trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng tổ chức lại theo các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.

2. Trong trường hợp kiến nghị Thống đốc chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Tiết (ix) Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư này, Ban kiểm soát đặc biệt có Tờ trình Thống đốc đề nghị chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

3. Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt nêu tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan thanh tra giám sát lấy ý kiến đơn vị liên quan, tổng hợp và trình Thống đốc quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 17. Cơ quan Thanh tra, Giám sát

1. Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời với Thống đốc khi tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào một trong các trường hợp nêu tại Điều 6 Thông tư này.

2. Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của Thống đốc.

3. Làm đầu mối tiếp nhận báo cáo và đề nghị của tổ chức tín dụng, của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, tổng hợp và trình Thống đốc quyết định các vấn đề liên quan kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này.

4. Chịu trách nhiệm về quản lý và lưu giữ hồ sơ theo chế độ Mật liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

Điều 18. Vụ Pháp chế

1. Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của Thống đốc.

2. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan Thanh tra, Giám sát có văn bản đề nghị, Vụ Pháp chế có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề pháp lý trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng gửi Cơ quan Thanh tra, Giám sát.

Điều 19. Vụ Tài chính - Kế toán

Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan Thanh tra, Giám sát có văn bản đề nghị, Vụ Tài chính - Kế toán có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan đến cơ chế hạch toán và hoàn lại khoản vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Điều 20. Các đơn vị có liên quan tại Ngân hàng Nhà nước

Các đơn vị có liên quan tại Ngân hàng Nhà nước tham gia Ban kiểm soát đặc biệt và xử lý vấn đề liên quan khi có đề nghị của Thống đốc.

Điều 21. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Kiểm tra, phát hiện và báo cáo Thống đốc kịp thời khi tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào một trong các trường hợp nêu tại Điều 6 Thông tư này.

2. Đề xuất xử lý các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo đề nghị của tổ chức tín dụng và Ban kiểm soát đặc biệt theo các quy định tại Thông tư này.

3. Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của Thống đốc.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06/5/2010.

2. Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN ngày 23/6/1998 ban hành Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam, Quyết định số 1071/2002/QĐ-NHNN ngày 2/10/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN ngày 23/6/1998, Quyết định số 646/2002/QĐ-NHNN ngày 21/6/2002 về việc sửa đổi Điều 14 Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN ngày 23/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc tổ chức tín dụng có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

Nơi nhận:
- Các đơn vị nêu tại Điều 23;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu VT, Vụ Pháp chế, TTGSNH.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Trần Minh Tuấn

 

STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 08/2010/TT-NHNN

Hanoi, March 22, 2010

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR SPECIAL CONTROL OVER CREDIT INSTITUTIONS

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam in 1997 and the Law on amendment, supplement of several Articles of the Law on State Bank of Vietnam in 2003;
Pursuant to the Law on Credit Institutions in 1997 and the Law on amendment, supplement of several Articles of the Law on Credit Institutions in 2004;
Pursuant to the Decree No. 96/2008/ND-CP dated 26/08/2008 of the Government providing for functions, duties, authorities and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
The State Bank of Vietnam hereby provides for special control over credit institutions as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

This Circular provides for special control over credit institutions, which are established and operate in accordance with the Law on credit institutions, including:

- State-owned Credit Institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Joint-venture Credit Institutions;

- 100% foreign-owned Credit institutions.

Article 2. Subjects of application

1. Credit institutions provided for in Article 1 of this Circular.

2. Organizations, individuals that are related to special control over credit institutions.

Article 3. Interpretation

In this Circular, following terms shall be construed as follows:

1. “Special control” means a credit institution is put into the direct control of the State Bank of Vietnam (herein after referred to as the State Bank) due to the risk of default or risk of insolvency.

2. “Special Controllers Committee” means an organization comprising members, established in accordance with the Decision of the State Bank's Governor (herein after referred to as the Governor) to directly control credit institutions which are put into special control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. “Special control term” means the period of time since the issuance of decision on putting a credit institution into special control until the availability of the decision on stopping special control over such credit institution.

5. “Representative of credit institution” means a member of the credit institution which is put into special control or an officer of the State Bank assigned by the Governor, on behalf of credit institution, to administrate, control, manage the credit institution in case of the vacancies for member of the Board of Directors, member of Controllers Committee, General Director (Director).

6. “Plan of strengthening organization and operation” means the plan of strengthening organization and operation of credit institution which is put into special control.

Article 4. Authority of the Governor

1. To make decision on special control, term of special control, extension of special control term, termination of special control term for credit institutions.

2. To make decision on the establishment of the Special Controllers Committee and assign officers to participate in Special Controllers Committee as provided for in this Circular.

3. To assign other credit institution to participate in the special control over credit institution, which is put into special control and at the same time to assign an officer of such credit institution to take part in Special Controllers Committee.

4. To assign a representative for the credit institution to participate in the administration, control, management of credit institution in case provided for in Paragraph 9, Article 3 of this Circular.

5. To make decision on provision of special loan by the State Bank to credit institution as provided for in Paragraph 7, Article 3 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. File must be prepared in Vietnamese. Copies in Vietnamese and translation versions from English into Vietnamese must be certificated by competent agencies in accordance with provisions of applicable laws.

2. Application for related issues in this Circular by credit institution shall be signed by the Chairman of the Board of Directors (in case of vacancy of Chairman, by one of the members of the Board of Directors, Controllers Committee, or General Director) or representative of credit institution as provided for in Paragraph 9, Article 3 of this Circular. Person who signs such application shall be responsible for the accuracy, honesty of the file within his/her competence.

3. Files shall be sent to State Bank, State Bank branches in provinces, cities where head offices of credit institutions that are put into special control are located (hereinafter referred to as State Bank branches) in one of following ways: directly, by post; via fax or email (with confirmation by phone), then send the original files to the State Bank for examination and storage.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

SECTION 1: SPECIAL CONTROL

Article 6. Conditions to put a credit institution into special control

A credit institution may be put into special control when it gets involved in one of or following cases:

1. It runs the risk of default that is shown as follows: 03 (three) consecutive times of failure to ensure the minimum ratio of the total current assets, which can be payable within the next 7 working days to the total current liabilities, which must be payable within the next 7 working days to be 1, with regards to each currency, gold.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The accumulative loss of the credit institution is greater than 50% the total of actual charter capital and funds.

Article 7. Special supervision over credit institution

1. During the process of management, inspection, examination and supervision over the operation or through report of credit institutions, if seeing that credit institution is likely to be put into special control or seriously violates provisions of applicable laws on banking operation or other cases resulting in the unsafe, instable operation of the credit institution, the Governor may apply measures of special supervision to such credit institution.

2. The State Bank may apply the following measures of special supervision:

a. To assign the State Bank’s staff to directly come to the credit institution to supervise its daily operation.

b. To direct the credit institution to implement measures in line with provisions of applicable law in order to overcome the weakness, unsafeness or instability of credit institution.

c. To require credit institution to make periodic or unexpected report on the implementation of contents directed by the State Bank.

3. The Governor shall make decision on the deadline to terminate the application of special supervision measures.

Article 8. Decision on special control

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Decision on putting a credit institution into special control shall include following contents:

a. Name of the credit institution which is under special control;

b. Reason for special control;

c. Full name, specific duty of members of the Special Controllers Committee;

d. Term of special control.

3. The decision on special control shall be informed to credit institution which is to be put into special control, State Bank branch, Deposit Insurance of Vietnam and other specific cases stipulated by the Governor.

4. Do not publicly announce the Decision on putting credit institution into special control, except for case as stated in Paragraph 3 of this Article.

Article 9. Plan of strengthening organization and operation

The plan of strengthening organization and operation shall include at least following contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Name, address, telephone number of member of Board of Directors, member of Controllers Committee, General Director (Director) of credit institution or representative of credit institution;

3. Summary of the actual organization and operation situation of credit institution;

4. Reasons for which credit institution is put into special control;

5. Measures to overcome the special control situation and plan for implementation of such measures.

Article 10. Responsibilities, authorities of credit institution to be put into special control

1. In case of belonging to one of the cases stated in Article 6 of this Circular, credit institution shall be required to make a written report to the State Bank, through Banking Inspection and Supervision Agency of the State Bank (herein after referred to as Inspection and Supervision Agency). The report shall clearly state the actual financial situation, reason and measure already applied or to be applied to overcome.

2. To set up an accurate, sufficient, updated information channel to ensure the thorough operation of the Special Controllers Committee during the term of special control over credit institution.

3. The Board of Directors, Controllers Committee, General Director (Director) of credit institution being put into special control or representative of such credit institution as provided for in Paragraph 9, Article 3 of this Circular, shall be responsible:

a. To set up a Plan of strengthening organization and operation and submit to the Special Controllers Committee for ratification; to implement the Plan of strengthening organization and operation ratified by the Governor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c. To work regularly at credit institution to implement the Plan of strengthening organization and operation.

d. To be responsible for issues related to the organization and operation of the credit institution before, during and after the period of special control.

dd. To seriously comply with requirements of the Special Controllers Committee which are in relation with the organization, administration, control and management of the credit institution.

e. To make report on the deployment and result of the implementation of special control measures as required by the Special Controllers Committee.

g. To save the cost in order to limit the financial loss.

h. To arrange place, means of working for the Special Controllers Committee.

4. During the term of special control, without the approval from the State Bank yet, it is strictly prohibited for the credit institution to:

a. Allow the Chairman and members of the Board of Directors, the Chief and members of Controllers Committee, General Director (Director) to transfer shares (in respect of joint-stock credit institutions).

b. Distribute dividends (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d. Refuse or reduce the rights, obligations and responsibilities to customers.

SECTION 2: SPECIAL CONTROLLERS COMMITTEE

Article 11. Organizational structure of Special Controllers Committee

1. Special Controllers Committee must contain at least 03 members, among which, 01 member shall be the Committee’s Chief.

2. Members of Special Controllers Committee shall be officers of related units of the State Bank, State Bank branches, or officers of other credit institution assigned by the Governor.

Article 12. Organizational mechanism of Special Controllers Committee

1. Members of Special Controllers Committee shall work at credit institution under special control in accordance with the plurality mechanism.

2. Special Controllers Committee shall use the seal of State Bank branch (for joint-stock credit institution) or of State Bank (for state-owned credit institution, joint venture credit institution, 100% foreign owned credit institution) in documents, reports signed by the Chief of Committee.

3. Special Controllers Committee shall terminate its duties upon the availability of the decision by the Governor to terminate the special control over the credit institution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To be an officer of the State Bank, State Bank branch and other credit institution (if required).

2. To possess a University or above University degree, specialized in economics, law area or professional aspect that he shall undertake during the implementation of special control at credit institution.

3. To have been working in the banking area for at least 03 years.

4. Not to be a related person of member of the Board of Directors, member of Controllers Committee, General Director of the credit institution which is put into special control.

5. Besides provisions stated in Paragraphs 1, 2, 3, and 4 above, the Chief of Special Controllers Committee must be a leader of department level or above of professional departments, bureaus of the State Bank or a leader of State Bank branch.

Article 14. Responsibilities, authorities of Special Controllers Committee

1. Responsibilities, authorities of Special Controllers Committee:

a. Responsibilities

(i) To take responsibility to the law, the Governor for its decisions in the implementation of special control over the credit institution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iii) To instruct, supervise credit institution which is put into special control in deployment of measures stated in Plan of strengthening organization and operation;

(iv) On a monthly basis, to make report, assessment of the implementation result of the Plan of strengthening organization and operation and send to the State Bank (through Inspection and Supervision Agency), State Bank branch;

(v) To report to State Bank on unusual changes of credit institution which is put into special control, inappropriate activities during the implementation of the approved Plan of strengthening organization and operation.

(vi) To keep secret of the actual situation of the credit institution under special control; only provide information related to such credit institution upon written request by competent agency.

b. Authorities:

(i) To request the credit institution which is under special control to make report, provide documents, information related to its organization and operation to Special Controllers Committee;

(ii) To request the credit institution which is under special control to make inventory of all current assets or perform the independent audit to assess the actual financial situation of credit institution at the time it is put into special control;

(iii) To request the credit institution which is under special control to invite borrowers and creditors to come for public conciliation in order to determine the ability of debt recovery and debt payment;

(iv) To draw up a file requesting law agencies to deal with those who commit violation act in respect of law or intentionally fail to make debt payment to the credit institution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(vi) To temporarily suspend the right of the Chairman and members of the Board of Directors, Chief and members of Controllers Committee, General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) to administrate, control and manage the credit institution if it is deemed to be necessary and immediately report to the Governor about this decision.

(vii) To request the Governor to suspend the right of the Chairman and members of the Board of Directors, Chief and members of the Controllers Committee, General Director (Director) to administrate, control and manage the credit institution.

(viii) To request the Board of Directors, General Directors (Directors) to dismiss, immediately suspend those, who commit violation acts in respect of law, fail to comply with the Plan of strengthening organization and operation, from work during the term of special control.

(ix) To propose the Governor to extend or terminate term of special control over the credit institution.

(x) To propose the Governor for the special loan to credit institution.

(xi) To propose the Governor for settlement measures for credit institution which is put into special control in accordance with provisions of current law.

(xii) To request the Governor to make decision on arising issues which are not stated in the Plan of strengthening organization and operation during the special control term.

2. For the Chief of Special Controllers Committee:

a) To assign duties to members of the Special Controllers Committee within the scope of stipulated duties and authorities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) To be responsible to the Governor for the management of the Special Controllers Committee and decisions related to the special control over the credit institution.

3. For members of Special Controllers Committee:

Members of the Special Controllers Committee shall be responsible for performing the duties assigned by the Chief and be responsible to the Chief for the implementation of their duties.

SECTION 3: TERM OF SPECIAL CONTROL, EXTENSION OF SPECIAL CONTROL TERM, TERMINATION OF SPECIAL CONTROL

Article 15. Term of special control, extension of special control term

1. The maximum term of special control is 02 years since the effective date of the Decision, by the Governor, on putting credit institution into special control.

2. In case of requesting the Governor for extension of term of special control over credit institution in accordance with provisions in Item (ix), Point b, Paragraph 1, Article 14 of this Circular, Special Controllers Committee shall submit a Statement to the Governor to request for extension of term of special control over the credit institution or refusal to such extension (the reason thereof shall be clearly stated).

3. Within the maximum period of 15 working days since the receipt of the request of Special Controllers Committee, the Inspection and Supervision Agency shall collect opinions from related units, summarize and submit to the Governor for his decision on extension or refusal to extension of special control term over the credit institution (reason thereof shall be clearly stated).

Article 16. Termination of special control

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Where the term of special control expires, and the extension is not approved.

b) Where credit institution has overcome reasons for being put into special control and continue its normal operation.

c) Credit institution is not capable of overcoming reasons for being put into special control, resulting in its bankruptcy.

d) Before term of special control expires, the credit institution carried out reorganization in accordance with related provisions of current laws.

2. In case of requesting the Governor to terminate the special control over the credit institution in accordance with provisions in item (ix), point b Paragraph 1, Article 14 of this Circular, Special Controllers Committee must submit a Statement to the Governor for the termination of special control over the credit institution.

3. Within the maximum period of 30 working days since the receipt of the request from Special Controllers Committee as stated in Paragraph 2 of this Article, Inspection and Supervision Agency shall collect opinions from related units, then summarize and submit to the Governor for his decision on termination of the special control over credit institution.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF UNITS OF THE STATE BANK

Article 17. Inspection and Supervision Agency

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To assign staff to participate in the Special Controllers Committee as requested by the Governor.

3. To act as a coordinator to receive reports and requests from credit institutions, from the State Bank branches, Special Controllers Committee, to collect opinion from related units, then summarize and submit to the Governor for his decision on issues related to special control over credit institutions as provided for in this Circular.

4. To take responsibility for management and storage of file under a Secret Regime in relation with special control over the credit institution.

Article 18. Legislation Department

1. To assign officers to participate in Special Controllers Committee as requested by the Governor.

2. Within a maximum period of 15 working days since the availability of the written request from Inspection and Supervision Agency, the Legislation Department shall give out its written opinion about legal issues during the special control over credit institution and send to the Inspection and Supervision Agency.

Article 19. Finance – Accountant Department

Within a maximum period of 15 working days since the availability of the written request from Inspection and Supervision Agency, the Finance – Accountant Department shall give out its written opinion about issues related to accounting mechanism and refund of special loan to credit institution which is under special control.

Article 20. Related units of the State Bank

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. State Bank branches

1. To examine, detect and timely make report to the Governor when credit institution is likely to get involved in one of the cases stated in Article 6 of this Circular.

2. To suggest the settlement of issues related to the special control, extension of term of special control, termination of special control over the credit institution upon request by the credit institution and Special Controllers Committee in accordance with provisions in this Circular.

3. To assign officer to participate in the Special Controllers Committee as requested by the Governor.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22. Implementing effectiveness

1. This Circular shall be effective since 06/5/2010.

2. The Decision No. 215/1998/QD-NHNN dated 23/6/1998 on the promulgation of Regulations on special control over Vietnam joint stock credit institutions, Decision No. 1071/2002/QD-NHNN dated 2/10/2002 on the amendment, supplement of several articles, paragraphs of the Regulations on special control over Vietnam joint stock credit institutions issued in conjunction with the Decision No. 215/1998/QD-NHNN dated 23/6/1998, Decision No. 646/2002/QD-NHNN dated 21/6/2002 on the amendment of Article 14 of the Decision No. 215/1998/QD-NHNN dated 23/6/1998 of the Governor shall cease their effectiveness.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Director of Administrative Department, Chief of Banking Inspection and Supervision Agency, Head of units of State Bank of Vietnam, Managers of State Bank branches in provinces, cities, Chairman and members of the Board of Directors, Chief and members of Controllers Committee, General Director of credit institutions shall take responsibility for implementation of this Circular.

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

 

;

Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 08/2010/TT-NHNN
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 22/03/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [3]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [1]
Văn bản thay thế - [7]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…