Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC-BỘ NGOẠI THƯƠNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06-TT/LB

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUAN HỆ VAY TRẢ GIỮA CÁC CÔNG TY KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU VÀ CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐỊA PHƯƠNG.

Do yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi ngành Ngoại thương phải mở rộng phạm vi hoạt động, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thêm ngoại tệ, tranh thủ nhập hàng, để phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta.

Để đáp ứng những yêu cầu trên đây, chủ yếu là yêu cầu tăng thêm nguồn vật tư, đẩy mạnh xuất khẩu, sau khi được trung ương đồng ý và bàn bạc thống nhất với Bộ Nội thương. Bộ Ngoại thương đã ban hành thông tư số 29/BNT-TT-TCCB ngày 10-5-1961 quyết định việc tổ chức các công ty, trạm kinh doanh hàng xuất khẩu ở các tỉnh và thành phố.

Là những đơn vị hạch toán kinh tế trực thuộc Bộ Ngoại thương các công ty trạm kinh doanh hàng xuất khẩu và thu mua vật tư xuất khẩu. Quan hệ mua bán giữa các công ty, trạm này với các xí nghiệp quốc doanh địa phương cũng như với các Tổng công ty xuất nhập khẩu là quan hệ hợp đồng kinh tế và hợp tác xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào nhiệm vụ và phương thức kinh doanh như trên đồng thời để bảo đảm cho các công ty, trạm này mua và cung cấp kịp thời hàng hóa cho xuất khẩu, đẩy mạnh luân chuyển vốn nhanh và củng cố chế độ hạch toán kinh tế. Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước – Ngoại thương quy định việc vay trả giữa các công ty, trạm kinh doanh hàng xuất khẩu và các Chi nhánh Ngân hàng ở các tỉnh như sau:

Điều 1: Về vốn lưu động: các công ty, trạm kinh doanh hàng xuất khẩu được Bộ Ngọai thương cấp 30% vốn hàng hóa tồn kho định mức, 100% vốn phi hàng hóa và được Ngân hàng cho vay 70% vốn hàng hóa kho định mức như đối với các Công ty mậu dịch quốc doanh thuộc Bộ Nội thương.

Điều 2: Các công ty, trạm kinh doanh hàng xuất khẩu được vay tiền tại các Chi nhánh Ngân hàng địa phương để tiến hành các hoạt động kinh doanh sau đây:

a) Mua hàng của các tổ chức nội thương- ( mậu dịch quốc doanh hợp tác xã mua bán) của các nông trường, công trường, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp, v.v…

b) Thu mua một số mặt hàng của nông dân như: tắc kè, lông vịt, xương, sừng, móng trâu bò, khỉ, song, mây, thuốc nam,cánh kiến, sa nhân, ba ba, lươn, ếch, hoa quả, v.v…

c) Trả chi phí gia công chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngoài các hoạt động kinh doanh kể trên trường hợp có loại kinh doanh mới phát sinh cần phải vay để có vốn hoạt động, Bộ Ngoại thương sẽ đề nghị Ngân hàng Nhà nước trung ương nghiên cứu và chỉ chị cho các Chi nhánh Ngân hàng địa phương sau.

Điều 3: Do tính chất kinh doanh giống như các tổ chức nội thương,Các công ty trạm kinh doanh hàng xuất khẩu được vay trả tại các Chi nhánh Ngân hàng địa phương theo thể thức cho vay mậu dịch quốc doanh nội địa của Ngân hàng Nhà nước. Cục tín dụng thương nghiệp Ngân hàng trung ương đảm nhiệm việc chỉ đạo và hướng dẫn thi hành việc cho vay đối với tất cả các công ty trạm này ở các tỉnh và thành phố( trừ các Công ty xuất nhập khẩu kiểm nhiệm việc kinh doanh hàng xuất khẩu ở 5 tỉnh: Lào cai, Hải ninh, Hải phòng, Khu tự trị Thái Mèo, Khu tự trị Việt Bắc thì vẫn do Cục Ngoại hối trung ương phụ trách việc chỉ đạo và hướng dẫn cho vay theo biện pháp riêng).

Điều 4: Các công ty, trạm kinh doanh hàng xuất khẩu được các Chi nhánh Ngân hàng địa phương cho vay về luân chuyển hàng hóa và dự trữ hàng hóa theo “tài khoản cho vay đặc biệt” đối với tất cả các hoạt động kinh doanh đã nói ở điều 1. Cụ thể nội dung việc cho vay tiền đó như sau:

a) Căn cứ vào kế hoạch, mua hàng và trả chi phí gia công trong quý có chia ra từng tháng đã được duyệt y, công ty kinh doanh hàng xuất khẩu tính toán mức tiền xin vay theo giá mua chỉ đạo cộng thêm phí tổn mua hàng và thuế hàng hóa nếu có.

Trong phạm vi mức tiền xin vay cả quý có chia ra từng tháng đã được Chi nhánh Ngân hàng thảo luận và nhất trí, các công ty, trạm kinh doanh hàng xuất khẩu được vay dần dần theo mức thực hiện kế hoạch mua hàng và trả chi phí gia công.

b) Khi vay tiền mặt để mang đi thu mua hàng của nông dân hoặc để trả chi phí gia công và phí tổn mua hàng, công ty kinh doanh hàng xuất khẩu trình Chi nhánh Ngân hàng giấy xin lĩnh tiền mặt (thay cho giấy nhận nợ) có đóng dấu và chữ ký nhận tiền vay của Công ty; Chi nhánh Ngân hàng căn cứ vào giấy chi tiền này làm thủ tục cho vay và ghi Nợ “Tài khoản cho vay đặc biệt” công ty chỉ được vay tiền mặt để mua hàng và chi trả chi phí gia công trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch tiền mặt đã được Ngân hàng thỏa thuận. Trường hợp cần phải mua thêm hàng mà chỉ tiêu không đủ, công ty có thể xin tăng thêm chỉ tiêu.

c) Khi vay để trả chuyển khoản tiền mua hàng của các tổ chức mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán của các nông trường, công trường, xí nghiệp quốc doanh, các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu căn cứ vào số tiền ghi trên hóa đơn hay giấy đòi nợ của các đơn vị này mà yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng địa phương cho vay để chi trả.

Khi cho vay, Chi nhánh Ngân hàng địa phương ghi Nợ “Tài khoản cho vay đặc biệt” đồng thời chuyển số tiền vay trả thẳng cho các đơn vị cung cấp, không chuyển qua tài khoản tiền gửi thanh toán của các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu.

Điều 5: Việc buôn bán của công ty kinh doanh hàng xuất khẩu hoàn toàn tiến hành bằng chuyển khoản , nên việc thu nợ của Chi nhánh Ngân hàng cũng hoàn toàn bằng chuyển khoản. Vì vậy mỗi khi điều động hàng để bán,công ty kinh doanh hàng xuất khẩu phải làm hóa đơn và giấy đòi nợ đưa tới Chi nhánh Ngân hàng nhờ thu hộ, đồng thời đề nghị Chi nhánh Ngân hàng cho vay về “giấy tờ thanh toán trên đường đi” để trả bớt khoản vay về luân chuyển hàng hóa theo “tài khoản cho vay đặc biệt”.

Căn cứ vào đề nghị của công ty, Chi nhánh Ngân hàng cho vay và dùng toàn bộ số tiền cho vay đó thu nợ vào “tài khoản cho vay đặc biệt”.

Khi giấy tờ đòi nợ được đơn vị mua hàng chuyển tiền trả Chi nhánh Ngân hàng gửi giấy báo cho công ty biết và thu nợ ngay vào tài khoản cho vay về “giấy tờ thanh toán trên đường đi” (Việc cho vay thu nợ về giấy tờ thanh toán trên đường đi tiến hành theo thể lệ cho vay thanh tóan của Ngân hàng Nhà nước đã ban hành).

Điều 6: Khi bán hàng ra, nguyên tắc là các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu chỉ dùng toàn bộ số tiền bán hàng theo giá vốn để trả nợ Ngân hàng. Nhưng để tranh thủ trả nợ, đẩy mạnh luân chuyển vốn, hạ phí lưu thông trong quá trình kinh doanh, các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu có thể dùng toàn bộ số tiền bán hàng theo giá bán để trả nợ vào tài khoản cho vay đặc biệt. khi cần trả các khoản chi phí, các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu lại được trích dần dần từ” tài khoản cho vay đặc biệt” chuyển qua tài khoản “ tiền gửi thanh toán” trong phạm vi mức phí lưu thông đã ghi trên kế hoạch thu chi tài vụ hàng tháng hay quý. Việc trích tiền phí tổn sẽ làm theo từng tuần kỳ 5 hay 10 ngày một lần tùy theo số dư tài khoản tiền gửi thanh toán còn nhiều hay ít.

Còn đối với các khoản tiền thuế, lãi thì công ty kinh doanh hàng xuất khẩu căn cứ vào tỷ lệ thuế lãi định mức trong tổng số tiền bán hàng đã nộp vào “tài khoản cho vay đặc biệt” mà đề nghị trích để nộp ngân sách mỗi tháng 2 lần (cũng có thể tính theo tỷ lệ thuế, lãi thực tế của tháng hay quý trước)

Khi điều chỉnh nợ hàng tháng, Ngân hàng mới tính toán thu nợ theo giá vốn của hàng hóa bán ra.

Điều 7: Hàng tháng cứ 5 ngày (chậm nhất là ngày 10) đầu tháng sau, các công ty kinh doanh hàng hóa xuất khẩu phải gửi cho Chi nhánh Ngân hàng bản cân đối tài khoản (nếu đã làm xong) hay bản báo cáo thực hiện các chỉ tiêu chính để làm căn cứ điều chỉnh nợ tháng trước cho kịp thời. Trong việc điểu chỉnh nợ, Chi nhánh Ngân hàng cần chú ý đối chiếu:

- Xem số tiền trả nợ trong tháng có ăn khớp với toàn bộ giá trị hàng hóa bán ra theo giá vốn không?

- Xem dư nợ cuối tháng có đủ hàng hóa đảm bảo không?

Nếu số dư còn thấp hơn số dư vật tư đảm bảo thì có thể được vay thêm. Trường hợp tiền vay không có đủ hàng hóa đảm bảo hoặc số tiền trả nợ ít hơn giá trị hàng hóa bán ra theo giá vốn, Chi nhánh Ngân hàng sẽ thu hồi số tiền đó từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu.

Điều 8: Về thủ tục giấy tờ xin vay, cứ vào những ngày đầu tháng thứ nhất của mỗi quý, các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu phải gửi cho Chi nhánh Ngân hàng các tài liệu sau đây:

- Kế hoạch mua hàng và bán cả hàng cả quý có chia ra từng tháng đã được địa phương ( Ngân hàng, Phòng giao dịch ngoại thương, công ty kinh doanh hàng xuất khẩu) thảo luận và nhất trí.

- Kế hoạch vay trả Ngân hàng cả quý có chia ra từng tháng đã được Chi nhánh Ngân hàng thỏa thuận.

Căn cứ vào kế hoạch này, Chi nhánh Ngân hàng địa phương lập kế hoạch cho vay thu nợ cả quý gửi về Ngân hàng trung ương (cục tín dụng thỏa thuận) duyệt.

Tháng nào có sự thay đổi trong kế hoạch, các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu chỉ xin điều chỉnh lại, không phải làm kế hoạch khác.

Ngoài ra, các công ty kinh doanh xuất khẩu còn gửi cho Ngân hàng các báo cáo kế toán và báo cáo nghiệp vụ tháng, quý, năm để giúp Ngân hàng nghiên cứu nắm tình hình, tiến hành công tác cho vay được kịp thời nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ kinh doanh hàng xuất khẩu của các công ty.

Trong quá trình chấp hành thông tư Liên Bộ này, các Chi nhánh Ngân hàng và các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu chú ý theo dõi, nếu có khó khăn trở ngại gì thì kịp thời phản ảnh cụ thể lên ngành dọc nghiên cứu giải quyết.

Các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu ở các tỉnh mới được thành lập, còn thiếu kinh nghiệm, trình độ cán bộ trong công tác quản lý kinh doanh có hạn, không tránh khỏi những lúng túng bỡ ngỡ bước đầu, nên cần được sự chiếu cố và giúp đỡ trực tiếp của Chi nhánh Ngân hàng về mọi mặt nhằm đưa công tác quản lý kinh doanh, quản lý tài chính và quản lý tài sản vào nề nếp, tiết kiệm, hạ tỷ lệ phí lưu thông, tăng thêm tích lũy xã hội chủ nghĩa.

Liên bộ rất mong các Chi nhánh Ngân hàng, các Phòng giao dịch ngoại thương, các Công ty kinh doanh xuất khẩu cùng nhau nghiên cứu kỹ, đặt kế hoạch cụ thể thi hành nghiêm chỉnh Thông tư này kể từ ngày ban hành.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG

 


 
Hoàng Văn Diệm

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 


 
Lê Viết Lượng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 06-TT/LB năm 1961 quy định quan hệ vay trả giữa các Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu và các Chi nhánh Ngân hàng địa phương do Ngân Hàng Nhà Nước- Bộ Ngoại Thương ban hành

Số hiệu: 06-TT/LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Ngoại thương, Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Hoàng Văn Diệm, Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 10/06/1961
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 06-TT/LB năm 1961 quy định quan hệ vay trả giữa các Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu và các Chi nhánh Ngân hàng địa phương do Ngân Hàng Nhà Nước- Bộ Ngoại Thương ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…