NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2023/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2023 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 39/2016/TT-NHNN NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2016 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau đây gọi là Thông tư số 39/2016/TT-NHNN).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 và bổ sung khoản 12 Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 như sau:
“c) Phương án, dự án thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở.”.
b) Bổ sung khoản 12 như sau:
“12. Cho vay bù đắp tài chính là việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để bù đắp các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng, vốn vay từ cá nhân, tổ chức (không phải tổ chức tín dụng) nhằm thực hiện phương án, dự án hoạt động kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sống.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.
3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Để mua vàng miếng.
5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
b) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
7. Để gửi tiền.
10. Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay;
b) Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 như sau:
“2. Đồng tiền trả nợ là đồng tiền cho vay của khoản vay. Trường hợp trả nợ bằng đồng tiền khác, thì thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13 như sau:
“2. Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;
c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau:
“4. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau. Đối với khoản nợ vay có một hoặc một số kỳ hạn trả nợ bị quá hạn, tổ chức tín dụng thực hiện thu nợ theo thứ tự thu nợ gốc đã quá hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả, thu nợ gốc đến hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc mà đến hạn chưa trả.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm a, điểm b, điểm c, điểm e và điểm g khoản 2 Điều 22 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Căn cứ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về cho vay, bao gồm quy định về cho vay bằng phương tiện điện tử (nếu có), quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là quy định nội bộ về cho vay).”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Điều kiện cho vay, trong đó quy định các tiêu chí cụ thể xác định nhu cầu vay vốn sử dụng vào mục đích hợp pháp, có phương án sử dụng vốn khả thi và có khả năng tài chính để trả nợ; các nhu cầu vốn không được cho vay; phương thức cho vay; lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi tiền vay; tiêu chí xác định khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh được vay vốn theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này; hồ sơ cho vay và các tài liệu, dữ liệu của khách hàng gửi tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm của khoản vay, loại cho vay và đối tượng khách hàng; thu nợ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn; quy định cụ thể điều kiện cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm, phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm.”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay, trong đó quy định cụ thể:
(i) Thời hạn tối đa thẩm định, quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay, bao gồm quy định đối với cho vay bằng phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 32đ Thông tư này (nếu có); các công việc khác thuộc quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay;
(ii) Trường hợp cho vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
(i) Phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
(ii) Trường hợp cho vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án, có biện pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình tài chính, nguồn trả nợ của khách hàng, đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo thỏa thuận, kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 như sau:
“e) Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh; quy định theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro trong quá trình cho vay (bao gồm cho vay bằng phương tiện điện tử);”.
e) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 như sau:
“g) Kiểm soát việc cho vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng, trả nợ khoản vay nước ngoài nhằm phòng ngừa và ngăn chặn việc phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Kiểm soát việc cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn và phương thức cho vay quay vòng nhằm quản lý dòng tiền của khách hàng để đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo thỏa thuận, phản ánh đúng chất lượng tín dụng. Kiểm soát việc cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn theo đánh giá của tổ chức tín dụng; cho vay bằng phương tiện điện tử.”.
7. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 23 như sau:
“b) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi giao kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 24 như sau:
“2. Tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật và quy trình nội bộ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Thông tư này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 5 vào Điều 26 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.”.
“5. Trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tổ chức tín dụng phải phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay theo quy định của pháp luật, thỏa thuận của các bên tại thỏa thuận cho vay cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 27 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay đối với khách hàng và giao kết thỏa thuận cho vay.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng hạn mức cho vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại hạn mức cho vay tối đa và thời gian duy trì hạn mức này.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Cho vay theo hạn mức dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận (ngoài phạm vi hạn mức cho vay đã thỏa thuận). Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.”
11. Bổ sung Mục 3 Chương II như sau:
“Mục 3: HOẠT ĐỘNG CHO VAY BẰNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ
Điều 32a. Nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử
1. Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, đặc điểm của khoản vay, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý rủi ro và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.
3. Tổ chức tín dụng phải lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, bảo mật và được sao lưu dự phòng đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của hồ sơ cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết hoặc để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Tổ chức tín dụng tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
a) Có giải pháp, công nghệ kỹ thuật đảm bảo tính chính xác, bảo mật, an toàn trong quá trình thu thập, sử dụng, kiểm tra thông tin, dữ liệu;
b) Có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, cập nhật, xác minh thông tin, dữ liệu; có biện pháp ngăn chặn các hành vi giả mạo, can thiệp, chỉnh sửa làm sai lệch thông tin, dữ liệu;
c) Có biện pháp theo dõi, nhận dạng, đo lường và kiểm soát rủi ro; có phương án xử lý rủi ro;
d) Phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, bộ phận có liên quan trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử và trong việc quản lý, giám sát rủi ro.
5. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử theo quy định tại Mục 3 Thông tư này. Các nội dung không được quy định tại Mục 3 Thông tư này thực hiện theo các quy định liên quan tại Thông tư này.
Điều 32b. Nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng
1. Tổ chức tín dụng phải có giải pháp, công nghệ kỹ thuật để nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau:
a) Đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng (là các yếu tố, đặc điểm sinh học gắn liền với khách hàng thực hiện định danh, khó làm giả, có tỷ lệ trùng nhau thấp như vân tay, khuôn mặt, mống mắt, giọng nói và các yếu tố sinh trắc học khác) với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên các tài liệu, dữ liệu cần thiết nhằm nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, theo yêu cầu của tổ chức tín dụng hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc với cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc bởi tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử hoặc bởi tổ chức tín dụng khác;
b) Xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro, trong đó có biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình cho vay; có biện pháp để kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo khách hàng thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử là khách hàng vay vốn; có biện pháp kỹ thuật để xác nhận khách hàng đã được định danh đồng ý với thỏa thuận cho vay. Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro phải thường xuyên được rà soát, hoàn thiện dựa trên những thông tin, dữ liệu cập nhật;
c) Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng; âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm; số điện thoại thực hiện giao dịch; nhật ký giao dịch trong quá trình cho vay.
2. Việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, lần đầu thiết lập mối quan hệ tại tổ chức tín dụng. Trường hợp khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, đã thiết lập mối quan hệ tại tổ chức tín dụng và hoàn thành việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng, tổ chức tín dụng được quyết định việc áp dụng các biện pháp, hình thức, công nghệ để xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ cho vay bằng phương tiện điện tử đảm bảo phù hợp với các thông tin đã biết về khách hàng.
Điều 32c. Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 32b Thông tư này không vượt quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng.
Điều 32d. Hồ sơ đề nghị vay vốn
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các tài liệu, dữ liệu khác theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
Điều 32đ. Thẩm định và quyết định cho vay
Tổ chức tín dụng tổ chức xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử phải đảm bảo nguyên tắc phân định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cho vay. Trường hợp có rủi ro phát sinh, tổ chức tín dụng phải có cơ chế để xác định từng cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời các vấn đề, rủi ro phát sinh để đảm bảo hiệu quả, an toàn trong việc tổ chức xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử của tổ chức tín dụng.
Điều 32e. Thỏa thuận cho vay
Thỏa thuận cho vay được lập thành văn bản, trường hợp là hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và phải có tối thiểu các nội dung quy định tại Điều 23 Thông tư này.
Điều 32g. Lưu giữ hồ sơ cho vay
1. Tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay dưới dạng thông điệp dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về lưu trữ, pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật có liên quan, bao gồm:
a) Thỏa thuận cho vay;
b) Báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng;
c) Quyết định cho vay có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;
d) Thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng (nếu có); thông tin, dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ cho vay; thời hạn lưu giữ hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 32h. Phương tiện thanh toán được sử dụng để giải ngân vốn cho vay
Tổ chức tín dụng sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Trường hợp khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 32b Thông tư này, tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định việc giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống mà khách hàng cam kết.”.
Điều 2. Bãi bỏ khoản 5 Điều 7 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
2. Đối với các thỏa thuận cho vay, hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện các nội dung trong thỏa thuận cho vay, hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết thỏa thuận cho vay, hợp đồng tín dụng đó. Trường hợp thỏa thuận sửa đổi, bổ sung thỏa thuận cho vay, hợp đồng tín dụng, nội dung sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại Thông tư này./.
|
KT. THỐNG ĐỐC |
THE STATE BANK
OF VIETNAM |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 06/2023/TT-NHNN |
Hanoi, June 28, 2023 |
CIRCULAR
AMENDMENTS TO CIRCULAR NO. 39/2016/TT-NHNN DATED DECEMBER 30, 2016 OF GOVERNOR OF STATE BANK OF VIETNAM PRESCRIBING LENDING TRANSACTIONS OF CREDIT INSTITUTIONS AND FOREIGN BANK BRANCHES WITH CUSTOMERS
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;
Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Director of the Monetary Policy Department;
The Governor of the State Bank of Vietnam (SBV) promulgates a Circular providing amendments to the Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam prescribing lending transactions of credit institutions and foreign bank branches with customers (hereinafter referred to as “Circular No. 39/2016/TT-NHNN”).
Article 1. Amendments to Circular No. 39/2016/TT-NHNN
...
...
...
a) Point c Clause 6 is amended as follows:
“c) The plan or project serving business purpose or living purpose such as house purchase, construction or renovation or receipt of transfer of land use rights for building house.".
b) Clause 12 is added as follows:
“12. Loan for financial offsetting refers to a credit institution’s grant of a loan to a customer to offset that customer’s own funds or funds borrowed from another individual or organization (other than a credit institution) used for paying or covering its costs incurred from a plan or project serving business purpose or living purpose.”.
2. Article 8 is amended as follows:
“Article 8: Rejected loan demands
Credit institutions shall not be allowed to approve the following loan demands:
1. Loans used for doing business or investing in sectors or activities prohibited by the Investment Law.
2. Loans used for paying expenses or meeting financial demands of business or investment in sectors or activities prohibited by the Investment Law and other transactions or activities prohibited by laws.
...
...
...
4. Loans used for buying gold bullion.
5. Loans used for repaying loan debts owed to lending credit institutions, except those used for paying loan interests arising during the construction process which are accounted for in the total construction cost estimate approved by a competent authority in accordance with regulations of law.
6. Loans used for repaying foreign loan debts (excluding foreign loans granted in the form of deferred payment for purchased goods) or repaying loan debts owed to other credit institutions, except for a loan used for making early repayment of an existing loan that meets the following conditions:
a) The term of the new loan does not exceed the remaining term of the old one;
b) The old loan has not yet undergone any debt rescheduling.
7. Loans used for sending money to deposit accounts.
8. Loans used for making capital contribution to, buying or receiving transfer of stakes of a limited liability company or a partnership, or shares of a joint-stock company that is not yet listed on the securities market or registered for trading on the Upcom system.
9. Loans used for making capital contributions under capital contribution contracts, investment cooperation contracts or business cooperation contracts for executing investment projects that are unfit for sale or for business operation as prescribed by laws when the credit institution issues its lending decision.
10. Loans used for financial offsetting purposes, except for those meeting the following conditions:
...
...
...
b) Costs paid using the customer’s funds for executing a business project are costs to be covered using the fund borrowed from the credit institution under the plan to use borrowed fund submitted to the credit institution when applying for a medium-term or long-term loan for executing that business project.”.
3. Clause 2 Article 11 is amended as follows:
“2. Currency unit used for debt repayment is the one used in a loan. The repayment of loan debts in another currency shall be subject to specific agreements between the credit institution and the customer in conformity with relevant law provisions.”.
4. Clause 2 Article 13 is amended as follows:
“2. If the customer has been rated transparent and healthy in its financial status by the credit institution, the credit institution and the customer shall agree on the interest rate on short-term loan in VND which shall not exceed the maximum lending interest rate decided by SBV’s Governor over periods of time in order to meet certain demands for borrowed fund as follows:
a) Loans taken out to support the agricultural and rural development sector under the Government’s regulations on credit policies for agricultural and rural development;
b) Loans taken out to implement the export business plan in accordance with the Law on Commerce and its instructional documents;
c) Loans taken out to finance business activities of small and medium-sized enterprises under the Law and the Government’s regulations on support for development of small and medium-sized enterprises;
d) Loans taken out to develop ancillary industries under the Government’s regulations on development of ancillary industries;
...
...
...
5. Clause 4 Article 18 is amended as follows:
“4. The credit institution and its customer must agree on the priority order for collection of principal and interest amounts. With respect to a loan overdue, the credit institution shall observe the order in which collection of principal amount will take priority over that of interest amount. With respect to a loan for which one or some payments are past due, the credit institution shall collect debts according to this order: overdue principal amount, unpaid interest on overdue principal amount, principal amount due, and interest on the principal amount which is not paid when due.
6. Clause 1, Points a, b, c, e and g Clause 2 Article 22 are amended as follows:
a) Clause 1 is amended as follows:
“1. Subject to the provisions of the Law on Credit Institutions, this Circular and other relevant laws, the credit institution shall issue its internal rules on lending, including regulations on digital lending (if any), and management of loans granted as appropriate to its operational characteristics (hereinafter referred to as “internal rules on lending”).”.
b) Point a Clause 2 is amended as follows:
“a) Loan eligibility requirements, including criteria for determining demands for borrowed funds for legitimate purposes, feasible plans to use borrowed funds and customers that have sound financial capability to repay debts; rejected loan demands; lending methods; lending interest rates and methods for calculating loan interest rate; criteria for rating customers transparent and healthy in their financial status and eligible to get loans with the lending interest rate specified in Clause 2 Article 13 of this Circular; customer’s lending application dossiers and other documents and data sent to the credit institution which must be appropriate to loan features, types of loans and target customers; debt collection; conditions, business processes and procedures for debt rescheduling; debt delinquency; eligibility requirements for unsecured loans, and delegation of authority to decide grant of unsecured loans.”.
c) Point b Clause 2 is amended as follows:
“b) Procedures for assessing, approving a loan application and deciding to grant a loan, including:
...
...
...
(ii) Cases in which loans are given for making capital contributions under capital contribution contracts, investment cooperation contracts or business cooperation contracts for executing investment projects;
(iii) In case of a loan used for making cash payment as security for performing an obligation, measures for freezing amounts of borrowed funds disbursed by the lending credit institution in accordance with regulations of law, and under specific agreements of the parties included in the loan agreement until fulfillment of the secured obligation;”.
d) Point c Clause 2 is amended as follows:
“c) Procedures for inspection and supervision of loan application, use of borrowed funds and debt repayment by customers, including:
(i) Delegation or assignment of rights and responsibilities to each individual or department for inspection and supervision of loan application, use of borrowed funds and debt repayment by customers;
(ii) In case of loans used for making capital contributions under capital contribution contracts, investment cooperation contracts or business cooperation contracts for executing investment projects, measures for inspecting, supervising and evaluating the customer’s financial status and sources of funding for debt repayment, ensuring the possibility of receiving loan principal and interest amounts in full by the agreed due date, and controlling the customer’s use of borrowed funds for right purposes;
(iii) In case of a loan used for making cash payment as security for performing an obligation, measures for ensuring the recovery of the loan principal amount in case the parties fail to fulfill the secured obligation as agreed;”.
dd) Point e Clause 2 is amended as follows:
“e) Identification of risks that may arise; regulations on risk management, assessment and control; measures for treatment of risks arising during the lending process (including digital lending process);”
...
...
...
“g) Control of extension of loans serving the purpose of repaying loan debts owed to the credit institution, repaying foreign loan debts in order to prevent and stop any deviation in reporting on the credit quality; Control of extension of rollover loans and revolving loans in order to manage the customer’s cash flow to assure possibility of recovering loan principal and interest amounts in full by the agreed due date and reliable reporting on the credit quality; Control of extension of loans used for investing in securities; trading real estate; executing investment projects in the form of public-private partnerships; serving demands for large amounts of borrowed funds for living purposes as assessed by the credit institution; loans granted adopting digital lending method.”.
7. Point b Clause 4 Article 23 is amended as follows:
“b) Provide adequate information on the standard form contract or contract containing general terms and conditions for the customer before entering into the loan agreement, and obtain the customer’s confirmation that the credit institution has already provided all necessary information.”.
8. Clause 2 Article 24 is amended as follows:
“2. Credit institutions shall be entitled and obliged to carry out inspection and supervision of use of borrowed funds and debt repayment by their customers in accordance with regulations of law and their own internal rules referred to in Point c Clause 2 Article 22 of this Circular.”.
9. Clause 2 Article 26 is amended and Clause 5 is added to Article 26 as follows:
a) Clause 2 is amended as follows:
“2. Use payment facilities for disbursement of borrowed funds in accordance with SBV’s regulations on methods for disbursement of funds lent by credit institutions to their customers.".
b) Clause 5 is added as follows:
...
...
...
10. Clause 1, Clause 4 and Clause 5 Article 27 are amended as follows:
a) Clause 1 is amended as follows:
b) Clause 4 is amended as follows:
“4. Line of credit loan: The credit institution determines and agrees with its customer on the maximum credit limit maintained during a specified period of time. At least once a year, the credit institution will consider redefining the maximum credit limit and duration of maintenance thereof.”.
c) Clause 5 is amended as follows:
“5. Temporary line of credit loan: The credit institution undertakes to grant loans to its customer up to the agreed temporary credit limit (in addition to the agreed credit limit). The credit institution and its customer shall agree on the validity period of temporary credit limit which is not allowed to exceed 01 (one) year.”
11. Section 3 Chapter II is added as follows:
“Section 3: DIGITAL LENDING
Article 32a. Digital lending rules
...
...
...
2. The information system used for carrying out digital lending activities must satisfy level-3 or higher-level information system security requirements laid down in the Government’s regulations on security of information systems by classification and SBV’s regulations on security of information systems in banking operations.
3. Credit institutions shall store and manage information and data in accordance with regulations of law; information and data must be stored safely, kept confidential, duly backed up and have their adequacy and integrity ensured to facilitate access or use, where necessary, or to serve the inspection, verification and resolution of trace requests, complaints or disputes, or to be provided at the request of competent authorities.
4. Each credit institution shall itself decide to adopt measures, forms and technologies for carry outing digital lending activities, accept all risks that may arise from digital lending, and must meet the following minimum requirements:
a) It has adopted solutions and technologies for ensuring the accuracy, confidentiality and safety during the collection, use and verification of information and data;
b) It has adopted measures for examining, checking, updating and verifying information and data; measures for preventing acts of forging, intervening and falsifying information and data;
c) It has developed measures for monitoring, identifying, measuring and controlling risks; risk treatment methods;
d) It has assigned responsibilities to each individual or department for performance of digital lending activities and risk management and control.
5. Credit institutions shall consider deciding to carry out digital lending activities as prescribed in Section 3 of this Circular. Relevant provisions of this Circular shall apply to other digital lending-related contents which are not mentioned in Section 3 of this Circular.
Article 32b. Identifying customers, verifying customer identification information
...
...
...
a) A customer’s identification information and biometric data (including biological factor/characteristics that are specifically used to identify a person, cannot be forged, and are rarely matched with those of another person such as fingerprints, face, iris, voice and other biometric factors) must match corresponding information and biometric data included in documents/data necessary to identify that customer in accordance with regulations of the law on anti-money laundering and as requested by the credit institution, or that customer’s personal identity data certified by competent authorities, or included in citizen identity card database/national population database, or provided by electronic certification service providers in accordance with regulations of the law on electronic certification and identification, or provided by other credit institutions;
b) It has developed procedures for managing, controlling and assessing risks, including measures for preventing acts of forging, intervening, altering or falsifying customer identification information during the lending process; measures for checking and verifying customer identification information to ensure that the borrower is the one conducting the electronic transaction; technical measures for certifying the identified customer’s consent to the loan agreement. Risk management and control procedures must be regularly reviewed and revised according to updated information and data;
c) It must store and manage customer identification information and biometric data of its customers; sounds, images, videos and recordings; telephone numbers used for conducting transactions; and transaction logs used during lending process in an adequate and detailed manner.
2. Provisions on customer identification and verification of customer identification information in Clause 1 of this Article shall apply to individual customers who apply for loans for living purposes and start a relationship with the credit institution. If an individual customer that applies for a loan for living purposes has established a relationship with the credit institution and completed procedures for customer identification and verification of customer identification information, the credit institution shall be entitled to decide measures, forms and/or technologies employed for verifying that customer’s identification information during the digital lending process which should match the known information about that customer.
Article 32c. Outstanding loan balance
The outstanding amount of loans for living purposes given by a credit institution to an individual customer who has been identified or has his/her identification information duly verified as prescribed in Article 32b of this Circular shall not exceed VND 100.000.000 (one hundred million).
Article 32d. Loan application
When there is a demand for a loan, a customer must send a credit institution documents/data evidencing its eligibility for such loan as prescribed in Article 7 of this Circular, and others as referred to in the credit institution’s instructions.
Article 32dd. Assessment of loan applications and issuance of lending decisions
...
...
...
Article 32e. Loan agreement
A loan agreement shall be made in writing. If a loan agreement is made in the form of an electronic contract, it shall comply with regulations of law on electronic transactions. A loan agreement must meet minimum information requirements laid down in Article 23 of this Circular.
Article 32g. Retention of loan dossiers
1. The credit institution shall create loan dossiers in the form of data messages in conformity with regulations of the archives law, law on electronic transactions and relevant laws. Such a loan dossier includes:
a) Loan agreement;
b) Report on the customer’s actual financial status;
c) Lending decision which bears the electronic signature of the authorized signatory; if the decision is collectively made, the minutes recording that decision ratification must be included;
d) Customer identification information and data (if any); information and data arising during the use of the loan which relate to the loan agreement under the credit institution’s instructions.
2. The credit institution must retain all loan dossiers for a duration prescribed by law.
...
...
...
Credit institutions shall use payment facilities for disbursement of borrowed funds in accordance with SBV’s regulations on methods for disbursement of funds lent by credit institutions to their customers. If an individual customer applies for a loan for living purposes and has been identified or has his/her identification information duly verified as prescribed in Article 32b of this Circular, the credit institution shall be allowed to decide the disbursement of borrowed funds to that customer’s checking account opened at a licensed payment service provider so that he/she can make payments to relevant beneficiaries according to his/her stated loan purposes.”.
Article 2. Clause 5 Article 7 of the Circular No. 39/2016/TT-NHNN is abrogated.
Article 3. Responsibility for implementation
The Chief of Office, the Director of the Monetary Policy Department, heads of SBV’s affiliated units, and credit institutions are responsible for the implementation of this Circular.
Article 4. Implementation
1. This Circular comes into force from September 01, 2023.
2. With regard to a loan agreement or credit contract signed before the effective date of this Circular, the credit institution and its customer shall continue complying with terms and conditions of the signed loan agreement or credit contract in accordance with regulations and laws in force at the date of signing of that loan agreement or credit contract. Any revisions to the signed loan agreement or credit contract must comply with the provisions of this Circular./.
...
...
...
;
Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 06/2023/TT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Phạm Thanh Hà |
Ngày ban hành: | 28/06/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video