Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2020/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Vụ, Cục và tương đương; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) thành lập.

2. Kiểm soát viên ngân hàng; người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức được thiết lập và triển khai thực hiện trong các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và quy định tại Thông tư này nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo hoạt động của đơn vị được an toàn, hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.

2. Hoạt động kiểm soát nội bộ là việc giám sát, kiểm tra của tổ chức, cá nhân, người làm công tác kiểm soát nội bộ và/hoặc những người có thẩm quyền đối với các phòng, ban, bộ phận, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao nhằm phát hiện các bất cập, thiếu sót, vi phạm để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn lực và hoạt động của đơn vị an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật.

 3. Hoạt động kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận của Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính, thông tin quản lý và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm hoặc đưa ra ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp đơn vị hoạt động an toàn, đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

4. Kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro là phương pháp kiểm soát, kiểm toán xuất phát từ việc xác định, đánh giá khả năng, mức độ rủi ro đối với từng hoạt động, nghiệp vụ, quy trình hoặc trong hoạt động của đơn vị để áp dụng hoặc triển khai các biện pháp kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ một cách hợp lý và hiệu quả.

5. Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ là phòng hoặc bộ phận được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

6. Người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ là công chức, viên chức được phân công, giao nhiệm vụ thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

7. Người thân là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh chồng, chị chồng, em chồng, anh vợ, chị vợ, em vợ, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

Chương II

KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Điều 4. Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ

1. Đảm bảo triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch của đơn vị đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

2. Bảo đảm hoạt động của đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định của Ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro; quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

3. Phát hiện những tồn tại, bất cập và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế, quy định nội bộ nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ

1. Đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, quy định nội bộ của đơn vị; phù hợp quy mô, tính chất, đặc thù hoạt động của đơn vị.

2. Thực hiện theo chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt và hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

3. Ưu tiên nguồn lực, thời gian thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với những hoạt động, nghiệp vụ trọng yếu hoặc có rủi ro cao.

Điều 6. Yêu cầu hoạt động kiểm soát nội bộ

1. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các giao dịch của đơn vị.

2. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải đảm bảo thường xuyên, liên tục, gắn với các nguyên tắc kiểm soát trong hoạt động hằng ngày của đơn vị, bao gồm:

a) Việc phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch và đúng quy định; đảm bảo phân tách nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong đơn vị, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cá nhân không có điều kiện để thao túng hoạt động hoặc che giấu thông tin, hành vi vi phạm pháp luật và các quy chế, quy định nội bộ có liên quan nhằm trục lợi hoặc phục vụ mục đích cá nhân.

b) Đảm bảo nguyên tắc kiểm soát kép: Việc phân công thực hiện nhiệm vụ và xử lý nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ có rủi ro cao phải có ít nhất hai người thực hiện nhằm giám sát, kiểm soát lẫn nhau bảo đảm chấp hành đúng quy định, bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả công tác, ngoại trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.

c) Quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ kịp thời, hiệu quả đảm bảo hoạt động của đơn vị đúng pháp luật.

3. Đảm bảo trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị và từng phòng, ban trong hoạt động kiểm soát nội bộ; phát huy đầy đủ trách nhiệm, vai trò của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ trên cơ sở triển khai một cách đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật.

4. Các đơn vị, phòng, ban và từng cá nhân phải thường xuyên tự rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ có liên quan để kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập có thể xảy ra rủi ro, kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp nhằm phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị.

5. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác phân tích, đánh giá rủi ro các hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để chủ động phòng ngừa và có biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro thích hợp.

6. Đảm bảo vai trò độc lập tương đối của người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách đối với phòng, ban, bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị; hạn chế tối đa việc người làm công tác kiểm soát nội bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc đối tượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát của mình. Không bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ (kể cả lãnh đạo cấp phòng phụ trách kiểm soát nội bộ) là người thân của Thủ trưởng đơn vị.

7. Việc bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách phải đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của ngạch kiểm soát viên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 7. Phạm vi, phương pháp hoạt động kiểm soát nội bộ

1. Phạm vi hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm tất cả các hoạt động, các nghiệp vụ, các giao dịch do đơn vị thực hiện.

2. Phương pháp kiểm soát nội bộ là phương pháp kiểm tra, giám sát tuân thủ và theo định hướng rủi ro, trong đó ưu tiên và tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các hoạt động, nghiệp vụ trọng yếu hoặc có rủi ro cao.

Điều 8. Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ

1. Thường xuyên rà soát văn bản để kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm quy định cụ thể nội dung công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị và từng phòng, ban, cá nhân trong điều hành và xử lý công việc bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ, khoa học.

2. Thực hiện tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quản lý tài chính, tài sản, an toàn hoạt động kho quỹ, công nghệ thông tin và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong đơn vị; rà soát, đánh giá về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả, xác định các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của đơn vị.

3. Phân loại, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, báo cáo của đơn vị phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục.

4. Thiết lập cơ chế giám sát, báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ hữu hiệu nhằm phòng ngừa rủi ro và phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị phù hợp, hiệu quả.

Điều 9. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ

1. Thống đốc quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu của công tác quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

2. Vụ Kiểm toán nội bộ tham mưu, đề xuất Thống đốc:

a) Cách thức, phương pháp xây dựng, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp, hiệu lực, hiệu quả.

b) Ban hành quy định hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

c) Chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các đơn vị; đề xuất Thống đốc các biện pháp hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

d) Đề xuất việc cung cấp, khai thác các thông tin, tài liệu liên quan để thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị

1. Trách nhiệm:

a) Thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Thống đốc về công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

b) Xây dựng, ban hành các quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ cụ thể để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quản lý, sử dụng tài sản được giao, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước.

c) Chỉ đạo cung cấp, khai thác thông tin liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Vụ Kiểm toán nội bộ trong việc triển khai các biện pháp giám sát, khai thác thông tin đánh giá, cảnh báo rủi ro.

d) Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ hoặc người làm công tác kiểm soát nội bộ của đơn vị; bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách tại đơn vị đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 6 của Thông tư này; tạo điều kiện cho Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

đ) Đối với các đơn vị không có Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách, Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào quy mô, tính chất hoạt động và yêu cầu quản lý để thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị phù hợp với quy định tại Thông tư này, chịu trách nhiệm trước Thống đốc về việc chấp hành pháp luật, đảm bảo an toàn tài sản trong hoạt động của đơn vị.

2. Quyền hạn:

a) Được chủ động bố trí nhân lực và quyết định các biện pháp, cách thức cụ thể để thực hiện công tác kiểm soát nội bộ của đơn vị phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

b) Kiến nghị với Thống đốc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cường tính hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị và Ngân hàng Nhà nước.

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước được phát hiện thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ.

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách ở các đơn vị

1. Nhiệm vụ:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ hằng năm và định kỳ (nếu có) trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát sau khi được phê duyệt.

b) Giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát nội bộ theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

c) Trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động nghiệp vụ, an toàn tài sản theo phân công; kiến nghị, đề xuất với Thủ trưởng đơn vị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, xử lý những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

d) Báo cáo kết quả kiểm soát nội bộ với Thủ trưởng đơn vị theo quy định và theo yêu cầu.

đ) Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, kỹ năng công tác để đáp ứng công việc theo yêu cầu.

2. Quyền hạn:

a) Được khai thác, cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến các hoạt động, các nghiệp vụ, giao dịch của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ.

b) Kiến nghị Thủ trưởng đơn vị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ.

c) Được bố trí và tạo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ; được cử tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác.

d) Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể dẫn đến rủi ro mất an toàn thông tin, tiền và tài sản tại đơn vị, Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách báo cáo ngay với Thủ trưởng đơn vị xử lý theo thẩm quyền; trường hợp Thủ trưởng đơn vị không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định có quyền báo cáo bằng văn bản với Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ).

Điều 12. Báo cáo công tác kiểm soát nội bộ

1. Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả, tình hình công tác kiểm soát nội bộ cho Thủ trưởng đơn vị. Nội dung, cách thức, thời hạn báo cáo do Thủ trưởng các đơn vị quy định cụ thể.

2. Hằng năm, các đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo kết quả, tình hình công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị cho Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) trước ngày 15 tháng 01 năm sau theo Phụ lục đính kèm Thông tư này.

Trường hợp đột xuất xảy ra rủi ro làm thất thoát tiền, tài sản, an toàn thông tin do đơn vị quản lý, đơn vị phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) trong vòng 24 giờ kể từ khi sự việc được phát hiện.

3. Vụ Kiểm toán nội bộ tổng hợp, tham mưu, đề xuất Thống đốc chỉ đạo, xử lý đối với các kiến nghị trong công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Chương III

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 13. Mục tiêu hoạt động kiểm toán nội bộ

1. Đánh giá mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

2. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước về các thông tin tài chính, tài sản, thông tin quản lý và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

3. Thông qua kiểm toán kiến nghị, tư vấn với đơn vị được kiểm toán các biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, đảm bảo an toàn tài sản, hoạt động đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu.

Điều 14. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán nội bộ

1. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.

2. Tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước; chấp hành chương trình, kế hoạch kiểm toán được Thống đốc phê duyệt.

3. Không can thiệp hoặc làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; bảo vệ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán.

4. Thống đốc là người quyết định cuối cùng về các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các đơn vị liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

Điều 15. Yêu cầu trong hoạt động kiểm toán nội bộ

1. Không chịu sự can thiệp trong việc xác định phạm vi kiểm toán, thực hiện công việc và trao đổi kết quả kiểm toán cũng như không bị giới hạn trong việc tiếp cận thông tin, tài liệu kiểm toán.

2. Kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ khi thực hiện kiểm toán phải có thái độ khách quan, công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột về lợi ích với đơn vị được kiểm toán, thành thạo chuyên môn và thận trọng nghề nghiệp. Kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của mình trước và trong khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị với người có thẩm quyền theo quy định tại Quy chế kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.

3. Không bố trí kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán đối với:

a) Các hoạt động hoặc các đơn vị mà mình là người chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý trong vòng 03 (ba) năm gần nhất.

b) Các quy định, quy trình, thủ tục mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, quy trình, thủ tục đó.

c) Đơn vị mà mình có người thân là Thủ trưởng, kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán), Trưởng phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách của đơn vị đó.

Điều 16. Áp dụng chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán nội bộ

Hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước hướng đến và đảm bảo tương thích theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố.

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ

1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Vụ Kiểm toán nội bộ, Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán:

a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.

c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.

d) Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán.

đ) Nhận hối lộ.

e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin, tình hình và kết quả kiểm toán khi chưa được ban hành hoặc công bố chính thức.

g) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán.

h) Thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.

2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan:

a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu (bao gồm cả thông tin, tài liệu có độ mật) liên quan đến kế hoạch, nội dung kiểm toán theo yêu cầu của Vụ Kiểm toán nội bộ, Đoàn kiểm toán nội bộ.

b) Cản trở, gây khó khăn cho công việc kiểm toán nội bộ.

c) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan các thông tin, số liệu liên quan đến nội dung kiểm toán nội bộ.

d) Mua chuộc, hối lộ Đoàn kiểm toán.

đ) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài sản, tài chính, ngân sách.

e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.

3. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán nội bộ.

Điều 18. Quản lý, chỉ đạo hoạt động kiểm toán nội bộ

Thống đốc trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc ủy quyền ban hành các văn bản, quy chế, quy trình về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

2. Phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước hằng năm và đột xuất.

3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm soát viên ngân hàng.

4. Thực hiện các biện pháp cần thiết trong việc quản lý, giám sát hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm đề ra biện pháp kịp thời để xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về hoạt động kiểm toán nội bộ; chỉ đạo việc giám sát, đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ.

5. Đảm bảo đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ; quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người làm công tác kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

6. Chỉ đạo xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

Điều 19. Phạm vi, đối tượng của kiểm toán nội bộ

1. Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ kế hoạch kiểm toán được Thống đốc phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quyết định phạm vi kiểm toán cụ thể, phù hợp với mỗi cuộc kiểm toán.

2. Đối tượng của kiểm toán nội bộ là tất cả các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Điều 20. Phương pháp kiểm toán nội bộ

Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro, ưu tiên nguồn lực để thực hiện kiểm toán các đơn vị, các hoạt động, quy trình nghiệp vụ được đánh giá có rủi ro cao.

Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ hướng dẫn phương pháp, cách thức để thực hiện kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro.

Điều 21. Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm toán:

a) Kiểm toán tài chính: Là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

b) Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

c) Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.

d) Các nội dung kiểm toán khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

2. Căn cứ yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quyết định nội dung cuộc kiểm toán phù hợp.

Điều 22. Kế hoạch kiểm toán nội bộ

Kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm kế hoạch kiểm toán hằng năm và kế hoạch kiểm toán chi tiết:

1. Kế hoạch kiểm toán hằng năm: Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch điều hành chính sách hằng năm, kết quả đánh giá rủi ro và nguồn nhân lực hiện có, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm trình Thống đốc phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và thông báo kế hoạch kiểm toán tới các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm bao gồm nội dung, phạm vi, đối tượng kiểm toán và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Theo định hướng rủi ro: Những hoạt động, nghiệp vụ và các đơn vị điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được ưu tiên tập trung nguồn lực kiểm toán với chu kỳ, tần suất cao hơn.

b) Đảm bảo tính toàn diện: Tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị đều được kiểm toán.

c) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện được các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu của Thống đốc hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đơn vị.

d) Được điều chỉnh kế hoạch khi có thay đổi cơ bản về nội dung, phạm vi kiểm toán, diễn biến rủi ro, nguồn lực hiện có hoặc theo yêu cầu của Thống đốc.

2. Kế hoạch kiểm toán chi tiết: Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán hằng năm đã được Thống đốc phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng và ban hành kế hoạch, phương án kiểm toán chi tiết phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế của từng cuộc kiểm toán, trong đó dự kiến thời gian kiểm toán, thành phần Đoàn kiểm toán, trọng tâm kiểm toán và các yêu cầu khác có liên quan. Việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của cuộc kiểm toán thực hiện theo quy định tại Quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

Điều 23. Thực hiện kế hoạch kiểm toán, quyết định kiểm toán

1. Căn cứ kế hoạch kiểm toán đã được Thống đốc phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán theo quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

2. Thống đốc ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ ký quyết định kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán hằng năm, kế hoạch kiểm toán đột xuất đã được Thống đốc phê duyệt. Quyết định kiểm toán bao gồm các nội dung sau đây:

a) Căn cứ thực hiện kiểm toán;

b) Đơn vị được kiểm toán;

c) Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán;

d) Thời gian, địa điểm kiểm toán;

đ) Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán;

e) Các nội dung khác (nếu có).

Quyết định kiểm toán phải được thông báo cho đơn vị được kiểm toán chậm nhất 03 (ba) ngày trước khi tiến hành kiểm toán, trừ trường hợp kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu cần phải thay đổi các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d và đ của khoản này, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ phải ra quyết định bằng văn bản và thông báo cho đơn vị được kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán.

Điều 24. Báo cáo kiểm toán nội bộ

1. Báo cáo cuộc kiểm toán: Là báo cáo do Đoàn kiểm toán lập cho từng cuộc kiểm toán hoặc từng nội dung kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải nêu được những nội dung trọng yếu của cuộc kiểm toán, bao gồm: mục tiêu, phạm vi và kết quả kiểm toán.

Việc lập, ban hành và gửi báo cáo kiểm toán quy định tại khoản này thực hiện theo Quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc quy định.

2. Báo cáo kết quả kiểm toán hằng năm: Là báo cáo kết quả theo từng nội dung kiểm toán hoặc toàn bộ hoạt động kiểm toán trong năm. Nội dung báo cáo phải nêu rõ: việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt, trọng tâm kiểm toán trong năm; các tồn tại, sai phạm được phát hiện qua kiểm toán; kiến nghị và kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động được kiểm toán và các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Vụ Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm báo cáo Thống đốc kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định tại khoản này trước ngày 30 tháng 01 năm sau.

3. Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao làm mất an toàn tài sản, an toàn thông tin tại đơn vị được kiểm toán có tác động bất lợi đến hoạt động cũng như uy tín của Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Vụ Kiểm toán nội bộ phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Thống đốc trong vòng 48 giờ để có phương án xử lý.

Điều 25. Kiến nghị và thực hiện kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nội bộ

1. Kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ được phân thành hai loại, bao gồm:

a) Kiến nghị: Là ý kiến đưa ra khi kiểm toán nội bộ phát hiện hoạt động của đơn vị có nội dung sai phạm, sai sót hoặc chưa kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước và của đơn vị được kiểm toán.

b) Khuyến nghị: Là ý kiến đưa ra khi kiểm toán nội bộ đánh giá, nhận định hoạt động/nghiệp vụ do đơn vị thực hiện có yếu tố rủi ro cao dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài sản, an toàn thông tin hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ nhằm phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

2. Đơn vị được kiểm toán và đơn vị khác có liên quan có trách nhiệm chấp hành và thực hiện kịp thời, đầy đủ các kiến nghị trong báo cáo kiểm toán. Đối với các khuyến nghị trong báo cáo kiểm toán, khuyến khích đơn vị được kiểm toán và đơn vị khác có liên quan nghiên cứu, áp dụng nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động.

3. Vụ Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm giám sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kiến nghị, khuyến nghị của đơn vị được kiểm toán.

Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán nội bộ

1. Nhiệm vụ:

a) Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu trình Thống đốc phê duyệt.

b) Đánh giá về tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán; kiến nghị biện pháp sửa chữa, khắc phục những sai sót, xử lý các vi phạm; tư vấn các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, khuyến nghị của kiểm toán nội bộ.

c) Phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương pháp, cách thức thực hiện kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.

d) Tư vấn cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp kiểm soát viên ngân hàng để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.

e) Thiết lập, duy trì cơ chế trao đổi nghiệp vụ với tổ chức Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan, đơn vị kiểm toán liên quan nhằm tham vấn chuyên môn và phối hợp công tác có hiệu quả; là đơn vị đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

2. Quyền hạn:

a) Được trang bị đầy đủ các nguồn lực, phương tiện và điều kiện cần thiết khác phù hợp để đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm toán nội bộ.

b) Được truy cập, khai thác và cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo cần thiết phục vụ công tác kiểm toán nội bộ; yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo, giải trình bằng văn bản các nội dung liên quan đến kiểm toán nội bộ (nếu cần thiết).

c) Được tiếp cận và phỏng vấn tất cả các công chức, viên chức, người lao động của đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến nội dung, phạm vi kiểm toán.

d) Được tham dự các cuộc họp của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước theo quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước để nắm bắt thông tin phục vụ công tác kiểm toán nội bộ.

đ) Được quyền giám sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của các đơn vị đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị và khuyến nghị.

e) Các quyền hạn khác theo quy định của Thống đốc và pháp luật.

Điều 27. Trách nhiệm, quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ

1. Trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ, hiệu quả và chất lượng kiểm toán; chịu trách nhiệm trước Thống đốc về kết quả hoạt động kiểm toán nội bộ.

b) Báo cáo Thống đốc kết quả kiểm toán nội bộ hoặc những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước theo yêu cầu.

c) Tổ chức đánh giá rủi ro đối với các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước để xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm toán nội bộ có hiệu quả; tổ chức đánh giá, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 31 của Thông tư này.

d) Thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm duy trì và đảm bảo các yêu cầu trong hoạt động kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 15 của Thông tư này; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nội bộ; chống các biểu hiện tiêu cực, tham ô, tham nhũng trong hoạt động kiểm toán nội bộ.

đ) Xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ; xem xét, giải quyết các kiến nghị bảo lưu ý kiến về kết luận kiểm toán của Trưởng đoàn và thành viên Đoàn kiểm toán.

e) Đề xuất, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho kiểm soát viên, người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ để đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thống đốc liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.

2. Quyền hạn:

a) Kiến nghị, đề xuất với Thống đốc ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy chế, quy trình nhằm quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán nội bộ có hiệu quả.

b) Thừa ủy quyền Thống đốc ký quyết định kiểm toán theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Thông tư này.

c) Chủ động và quyết định các biện pháp cụ thể trong việc triển khai kế hoạch kiểm toán nội bộ.

d) Kiến nghị với Thống đốc giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm toán nội bộ.

đ) Kiến nghị với Thống đốc xem xét trách nhiệm, xử lý tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định, kết luận, kiến nghị kiểm toán nội bộ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức được phát hiện thông qua kiểm toán nội bộ.

e) Quyết định việc khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán nội bộ để phục vụ nhiệm vụ được giao hoặc cung cấp cho tổ chức, cá nhân có liên quan phù hợp với quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước.

g) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Đoàn kiểm toán nội bộ

1. Đoàn kiểm toán nội bộ được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch, chương trình được phê duyệt.

2. Thành phần Đoàn kiểm toán gồm Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn (nếu có) và các thành viên. Đoàn kiểm toán nội bộ do Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quyết định thành lập theo yêu cầu của cuộc kiểm toán.

3. Tiêu chuẩn Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán:

a) Có trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao.

b) Là kiểm soát viên chính ngân hàng hoặc giữ các chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên.

4. Hoạt động của Đoàn kiểm toán; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán thực hiện theo quy chế kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc quy định.

Điều 29. Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị được kiểm toán

1. Trách nhiệm:

a) Chấp hành quyết định kiểm toán nội bộ;

b) Lập và cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo (bao gồm cả thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo có độ mật) liên quan đến kế hoạch, nội dung kiểm toán theo yêu cầu của Vụ Kiểm toán nội bộ và Đoàn kiểm toán nội bộ; chịu trách nhiệm trước Thống đốc về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

c) Giải trình, trả lời đầy đủ, kịp thời các vấn đề thuộc nội dung, phạm vi kiểm toán khi Đoàn kiểm toán yêu cầu và chịu trách nhiệm về ý kiến đã trả lời.

d) Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; bố trí địa điểm và điều kiện làm việc cho Đoàn kiểm toán.

đ) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán và báo cáo kịp thời tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Kiểm toán nội bộ).

2. Quyền hạn:

a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán.

b) Giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp.

c) Khiếu nại với Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ hoặc Thống đốc về đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán khi có đủ căn cứ khẳng định các ý kiến của kiểm toán nội bộ là không hợp lý hoặc trái pháp luật.

d) Khiếu nại với Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ hoặc Thống đốc về những hành vi trái pháp luật của Trưởng đoàn kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán; đề nghị thay thế Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán khi có đầy đủ bằng chứng về sự vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nguyên tắc, yêu cầu kiểm toán làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan của kết quả kiểm toán.

đ) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 30. Quy chế kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ

1. Quy chế kiểm toán nội bộ quy định tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

2. Quy trình kiểm toán nội bộ quy định trình tự, nội dung, thủ tục các công việc tiến hành một cuộc kiểm toán nội bộ do kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

3. Quy chế kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ do Thống đốc ban hành trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ.

Điều 31. Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ

1. Hoạt động kiểm toán nội bộ, cuộc kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước phải được giám sát, đánh giá nội bộ để đảm bảo yêu cầu, chất lượng kiểm toán.

2. Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quy định, hướng dẫn và tổ chức đánh giá, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Điều 32. Hồ sơ kiểm toán nội bộ

1. Tài liệu của mỗi cuộc kiểm toán phải được lập thành hồ sơ.

2. Trách nhiệm, cách thức lập và thành phần, danh mục hồ sơ kiểm toán thực hiện theo quy chế kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.

3. Việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước về lưu trữ.

4. Việc khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán nội bộ do Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quy định.

Chương IV

KIỂM SOÁT VIÊN NGÂN HÀNG

Điều 33. Kiểm soát viên ngân hàng

1. Công chức trực tiếp làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ chuyên trách thuộc Ngân hàng Nhà nước được xem xét bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên ngân hàng khi đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngạch kiểm soát viên ngân hàng bao gồm: Ngạch kiểm soát viên ngân hàng, ngạch kiểm soát viên chính ngân hàng, ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng.

3. Kiểm soát viên ngân hàng thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định do Thống đốc ban hành và các văn bản khác có liên quan; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.

Điều 34. Bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm soát viên ngân hàng

1. Căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn do Thống đốc quy định, các đơn vị lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm soát viên ngân hàng gửi Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Kiểm toán nội bộ trình Thống đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm soát viên ngân hàng theo quy định.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020 và thay thế Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 36. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 36;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, KTNB (3b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

 

Phụ lục

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
(Tên đơn vị báo cáo)
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /BC-

………., ngày      tháng     năm 20…

 

BÁO CÁO

Kết quả công tác kiểm soát nội bộ năm… dự kiến chương trình công tác kiểm soát năm… của…………….

I. Về tổ chức bộ máy hoặc phân công người làm công tác kiểm soát nội bộ

(Báo cáo rõ Phòng/bộ phận, số lượng kiểm soát viên, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách/kiêm nhiệm; trình độ chuyên môn, thời gian đảm nhận công tác kiểm soát nội bộ, việc bố trí nhân sự làm công tác kiểm soát nội bộ theo yêu cầu, có phải là người thân của Thủ trưởng đơn vị không)

II. Kết quả thực hiện kiểm soát nội bộ đối với các mặt hoạt động tại đơn vị năm…

(Ghi chú: Thông tin, số liệu tại mục này tính từ thời điểm ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo).

1. Việc triển khai, thực hiện các chỉ đạo, quy định về công tác kiểm soát nội bộ

(Đánh giá khái quát việc triển khai thực hiện các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước về công tác kiểm soát nội bộ)

2. Kết quả thực hiện công tác kiểm soát nội bộ trong năm tại đơn vị

(Mục này tổng hợp kết quả kiểm soát nội bộ các mặt hoạt động của đơn vị, thay thế các báo cáo tự kiểm tra, kiểm soát theo quy định tại các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ do Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kiểm toán nội bộ) ban hành. Nội dung báo cáo cần ngắn gọn và đảm bảo tương ứng với nội dung kiểm soát được quy định tại các hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Lưu ý không phải là báo cáo hoạt động của đơn vị)

2.1. Công tác hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ tại đơn vị

(Số lượng văn bản, quy trình, quy chế nội bộ được đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành trong năm để triển khai nhiệm vụ được giao)

2.2. Kết quả công tác kiểm soát và tự kiểm tra tài chính, kế toán; công tác xây dựng cơ bản, công tác đấu thầu

2.3. Kết quả công tác kiểm soát và tự kiểm tra tuân thủ và hoạt động

2.4. Kết quả công tác kiểm soát và tự kiểm tra công nghệ thông tin, ngoại hối

2.5. Kết quả công tác kiểm soát và tự kiểm tra hoạt động kho quỹ

2.6. Kết quả thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong năm (thống kê đầy đủ, nếu có)

Ghi chú: Đối với các đơn vị không có người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách, việc lập báo cáo kết quả kiểm soát nội bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và các nội dung quy định tại Thông tư này.

3. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị

3.1. Khó khăn, vướng mắc (nếu có)

3.2. Kiến nghị, đề xuất

(Nêu rõ kiến nghị tới các đơn vị chức năng liên quan, nếu có)

III. Dự kiến chương trình công tác kiểm soát nội bộ năm …..

(Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hoạt động kiểm soát của năm tiếp theo so với năm báo cáo)

 

 

Nơi nhận:
- Vụ Kiểm toán nội bộ (để báo cáo);
- Thủ trưởng đơn vị,… (nếu có);
- Lưu:…

Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 06/2020/TT-NHNN

Hanoi, June 30, 2020

 

CIRCULAR

INTERNAL CONTROL AND INTERNAL AUDIT OF THE STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated Jun 16, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the request of the Director of the Internal Audit Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates a Circular on internal control and internal audit of the State Bank of Vietnam.

Chapter I

GENERAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides for internal control and internal audit of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”).

Article 2. Regulated entities

1. Units affiliated to the State Bank of Vietnam, including Banking Supervision Agency; Departments and equivalent; State Bank branches of provinces and central-affiliated cities; public service providers and other units established by the SBV’s Governor (hereinafter referred to as “the Governor”).

2. Controllers; internal controllers and internal auditors of SBV.

3. Other organizations and individuals related to internal control and internal audit activities of SBV.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “SBV internal control system” means a collection of internal mechanisms, policies and processes and organizational structure, is established and implemented within units affiliated to the SBV in accordance with regulations of law, the State Bank and this Circular with the aim of controlling, promptly preventing, detecting and handling possible risks, ensuring that units operate in a safe and effective manner and objectives are achieved.

2. “internal control activities” involve supervision and inspection by organizations, individuals, internal controllers and/or authorized persons of departments and individuals during performance of their duties in order to discover inadequacies, deficiencies and violations, thereby taking or requesting a competent authority to take timely actions against them in order to ensure safe and effective management and use of resources and operation of units, and compliance with laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. “risk-based internal control and internal audit” means a methodology which is primarily focused on determining and assessing the possibility and level of risks posed to each activity, operation or process or operation of a unit so as to apply or implement internal control and internal audit in an appropriate and effective manner.

5. “internal control division/department” means a division or department assigned to carry out internal control at units affiliated to SBV.

6. “internal controller or internal auditor” means an official assigned to carry out internal control or internal audit at units affiliated to SBV.

7. “relatives” include biological parents, adoptive parents, fathers- and mothers-in-law, spouses, biological children, sons- and daughters-in-law, siblings, brothers- and sisters-in-law.

Chapter II

INTERNAL CONTROL

Article 4. Objectives of internal control activities

1. Ensure units’ strategies and plans are implemented under the direction to achieve their objectives.

2. Ensure that units operate in accordance with laws, and regulations and business processes of SBV and in a manner that prevents and reduces risks; manage and use assets and resources in a safe, effective and economical way.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Principles of internal control activities

1. Ensure objectivity and compliance with laws, and regulations and business processes of SBV and internal regulations of units; be suitable for the units’ scale and operation.

2. Adhere to the inspection and control programs and plans approved by heads, and professional guidelines of SBV.

3. Give priority to inspection, control and supervision of key or high risk activities and operations.

Article 6. Requirements for internal control activities

1. Internal control activities shall be established and maintained for all activities, business processes and transactions of a unit.

2. Internal control activities shall be carried out regularly and continually in association with control principles for daily activities of the unit, including:

a) Assigning and authorizing persons to perform tasks in a clear, transparent and lawful manner; ensuring tasks, powers and responsibilities delegated to each individual and department of a unit are separated, avoiding conflicts of interest; making sure no single individual has the total power to manipulate the operation of the unit or conceals information or violations against laws, and relevant internal rules and regulations for personal gain or for personal purposes.

c) Stipulating and strictly complying with regulations on reporting and exchange of internal information in a timely and effective way to ensure the unit operates in accordance with regulations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Units, divisions, departments and individuals must regularly review and inspect the implementation of relevant internal regulations and business processes to promptly detect possible shortcomings, inadequacies and risks, suggest appropriate amendments in order to prevent risks and improve effectiveness in internal control activities by the units.

5. Heads of units affiliated to SBV shall provide instructions on analysis and assessment of risks posed to operations within their jurisdiction to proactively prevent and take appropriate measures to control and manage risks.

6. The role of a full-time internal controller shall be independent of that of a department, division or individual performing professional duties at a unit. Internal auditors should not be allowed to participate in professional activities subject to the inspection, supervision and control by the unit. Internal auditors (including heads of divisions in charge of internal control) who are relatives of the unit’s head should not be deployed.

7. Full-time internal controllers shall satisfy standards to be satisfied by bank controllers regarding qualifications, skills, experience and morality in accordance with SBV’s controllers.

Article 7. Scope and method of internal control activities

1. The scope of internal control activities covers all activities, operations and transactions made by a unit.

2. Internal control method means a risk-based method that is developed to inspect and supervise the compliance, especially key or high risk activities and operations.

Article 8. Contents of internal control activities

1. Regularly reviewing documents to promptly promulgate and amend internal rules, business processes and regulations so as to define work contents, tasks, powers and responsibilities of the unit and its department, division and individual upon management and handling of works in a lawful, close and scientifically sound manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Classifying, managing and using information and reports of units in line with regulations of SBV to ensure smooth and continuous operation.

4. Establish effective mechanisms for supervising, reporting and exchanging internal information with the purpose of preventing risks and serving the management in an appropriate and effective manner.

Article 9. Providing instructions on and inspecting internal control

1. The Governor shall decide an appropriate method for establishing SBV internal control system on the basis of regulations of law and requirements for management and administration by SBV from time to time.

2. The Internal Audit Department shall advise and suggest the Governor to:

a) develop a method for establishing and maintaining the SBV internal control system in an appropriate, effective and efficient way.

b) promulgate regulations on professional guidance and process for internal control of units affiliated to SBV.

c) provide instructions on, inspect and assess internal control systems of units; suggest the Governor to adopt measures to perfect mechanisms and business processes and organize internal control activities of SBV in an effective and efficient manner.

d) provide and exploit relevant information and documents in order to effectively carry out internal control activities of SBV.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A head of a unit has the responsibility to:

a) establish and maintain an internal control system and organize internal control activities at the unit in accordance with Article 5 through 8 hereof and other relevant regulations of SBV, and be responsible to the Governor for the internal control.

b) make and promulgate internal regulations and business processes so as to perform his/her functions and tasks, manage and use assets in accordance with regulations of law, rules and regulations of SBV.

c) provide instructions on provision and exploitation of information related to internal control activities at the unit; closely cooperate with the Internal Audit Department in implementing measures to supervise and exploit information concerning risk assessment and warning.

d) direct and be in charge of the internal control department/division or internal controllers of the unit; deploy full-time internal controllers at the unit in accordance with the requirements set out in Clauses 6 and 7 Article 6 hereof; enable the internal control department/division and internal controllers to effectively perform its/his/her duties.

dd) If the unit does not have any internal control department/division or full-time internal controller, the head shall establish and maintain an internal control system which is suitable for the unit’s scale, operation and form of administration, and organize internal control activities in accordance with regulations laid down in this Circular and be responsible to the Governor for the compliance with laws and asset safety assurance by the unit.

2. A head of a unit has the power to:

a) proactively deploy personnel and decide internal control measures and methods in line with regulations of this Circular and SBV’ relevant regulations.

b) request the Governor to amend, add or complete mechanisms, rules and business processes in order to improve the effectiveness in internal control activities at the unit and SBV.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Other powers prescribed by law and SBV.

Article 11. Tasks and powers of internal control department/division and full-time internal controllers at a unit

1. Tasks:

a) Develop annual and periodic (if any) internal control programs and plans and submit them to the head for approval; organize the implementation thereof after obtaining approval;

b) Assist the head in carrying out internal control activities in accordance with this Circular and other relevant regulations of SBV.

c) Directly inspect, control and supervise operations and asset safety assurance as assigned; request and suggest the Governor to amend, add and perfect the business process, take actions against deficiencies and violations discovered through auditing and be responsible to the head for performance results.

d) Submit internal control reports to the head as prescribed and as requested.

dd) Regularly update and consider documents, rules, business processes, professional knowledge and skills to perform tasks as requested.

2. Powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Request the head to take necessary measures to enhance effectiveness and efficiency in internal control activities and provide instructions on correcting deficiencies and violations discovered through auditing.

c) Be deployed and enabled to perform their tasks; be offered training and refresher training courses to improve their professional competence and skills.

d) If any violation against laws and SBV’s regulations is found possibly resulting in threatening safety of information, money and assets of the unit, the internal control department/division or full-time internal controller shall immediately report the violation to the head; if the head fails to impose penalties or imposes penalties for such violation in contravention of regulations, the internal control department/division or full-time internal controller is entitled to notify the Governor in writing (via the Internal Audit Department).

Article 12. Reporting of internal control

1. Every internal control department/division and internal controller shall submit periodic or ad-hoc internal control reports to the head. The head shall prescribe contents, methods and time limit for submitting the reports.

2. The units mentioned in Clause 1 Article 2 hereof shall submit an annual report on internal control to the Governor (via the Internal Audit Department) in writing before January 15 of the following year according to the Appendix hereto.

In the event that a risk is posed resulting in loss of money or assets or threatening information safety, the unit shall notify the Governor (via the Internal Audit Department) in writing within 24 hours from the time when the risk is posed.

3. The Internal Audit Department shall consolidate propositions, advise and suggest the Governor to deal with them upon internal control at units affiliated to SBV.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Objectives of internal audit activities

1. Assess the conformity, effectiveness and efficiency of the internal control system and effectiveness in internal control activities of audited units.

2. Assess the compliance with laws and SBV’s regulations and business processes regarding information on finance and assets, management information and operational efficiency of audited units.

3. Through auditing, request or advise audited units to take measures to correct deficiencies and improve effectiveness in internal control activities, ensuring asset safety, lawful operation and achievement of objectives.

Article 14. Principles of internal audit activities

1. Ensure the independence, truthfulness, objectivity, publicity and transparency.

2. Comply with laws, SBV’s regulations and business processes; adhere to audit programs and plans approved by the Governor.

3. Do not interfere in or obstruct the normal operation of audited units; protect state secrets and secrets of audited units.

4. The Governor shall make a final decision on controversial issues concerning internal audit activities of SBV.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Determine scope of audit, perform tasks and exchange audit results without any interference and access audit information and documents without any limitation.

2. Upon carrying out an internal audit, controllers and internal auditors must adopt an objective, fair and unbiased attitude and avoid all conflicts of interest with audited units, and must be proficient and meticulous in work. Controllers and internal auditors has the right and obligation to report issues that may affect their independence and objectivity before and during an internal audit at a unit to a competent person in accordance with the SBV’s Internal audit regulation.

3. Do not deploy controllers and internal auditors to audit:

a) activities or units to which they are responsible for carrying out or manage within the last 03 (three) years.

b) regulations, processes and procedures which they are mainly responsible for establishing.

c) a unit that has their relative who is the head of the unit, the chief accountant (or the head of the accounting department), the head of the internal control department/division or the full-time internal controller.

Article 16. Application of standards and principles of professional ethics to internal audit activities

The internal audit activities of SBV shall focus on and ensure the compatibility with Vietnamese Standards on Internal Auditing, and adhere to principles of professional ethics promulgated or published by the competent authority.

Article 17. Prohibited acts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Harassing and causing difficulties to audited units.

b) Abusing positions and powers for self-seeking purposes.

c) Illegally interfere in normal operation of audited units.

d) Colluding with audited units to falsify audited information.

dd) Taking bribes.

e) Revealing state secrets and secrets of audited units; revealing information about audit and audit results prior to official promulgation or publishing thereof.

g) Reporting falsified or insufficient audit results.

h) Committing other acts in contravention of regulations of law and SBV’s regulations.

2. Audited units and relevant organizations and individuals are prohibited from committing the following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Obstructing and harassing the work of internal auditors.

c) Reporting false, untruthful, insufficient, unpunctual or impartial information and figures related to internal audit contents.

d) Bribing audit delegations.

dd) Concealing violations of laws on assets, finance and budget.

e) Other prohibited acts in accordance with regulations of law and SBV.

3. Organizations and individuals are prohibited from illegally interfering in internal audit activities.

Article 18. Management and provision of instructions on internal audit activities

The Governor shall provide instructions on and inspect internal audit activities of SBV, including:

1. promulgating or authorizing promulgation of documents, rules and processes regarding internal audit of SBV.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. deciding to appoint and dismiss controllers.

4. taking necessary measures to manage and supervise internal audit of SBV, including measures to take prompt measures against violations of law and regulations on internal audit; providing instructions on supervision and assessment of internal audit activities to make sure objectives are achieved and internal audit activities are carried out in an effective manner.

5. Providing adequate and necessary resources for internal audit activities; decide issues concerning interests of internal auditors.

6. Providing instructions on handling or handling, within his/her power, complaints, denunciations and propositions from audited units and other organizations and individuals related to internal audit activities of SBV.

Article 19. Scope and subjects of internal audit

1. The scope of internal audit covers all activities and business processes of SBV. According to the audit plan approved by the Governor, the Director of the Internal Audit Department shall decide specific scope of audit suitable for each audit.

2. Subjects of an internal audit are all units affiliated to SBV as prescribed in Clause 1 Article 2 hereof.

Article 20. Internal audit methods

Internal audit method refers to a risk-based method which that is meant to give priority to audit of units, high risk activities and business processes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Contents of internal audit activities

1. Internal audits of SBV include:

a) Financial audit, which is conducted to assess and confirm the accuracy and truthfulness of financial information and financial statements of an audited unit.

b) Compliance audit, which is conducted to assess and confirm whether a unit complies with laws, rules and regulations.

c) Operational audit, which is conducted to assess the economy, efficiency and effectiveness in management and use of public finance and public assets.

d) Other audits suitable for tasks and powers of SBV’s internal auditors.

2. According to requirements of each audit, the Director of the Internal Audit Department shall decide an appropriate audit.

Article 22. Internal audit plans

Internal audit plans include annual audit plan and detail audit plan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Regarding risk-based internal audit: priority should be given to audit of activities, operations and operations/management units at high level of risk.

b) Comprehensiveness must be ensured: all activities, business processes and units are audited.

c) Adequate time must be set to be able to conduct unscheduled audits at the request of the Governor or upon receipt of information about signs of offences or high risks.

d) The plan may be adjusted if there is any basic change to contents and scope of audit, risk variations and current resources or at the request of the Governor.

2. Detailed audit plan: Based on the annual audit plan approved by the Governor, the Director of the Internal Audit Department shall develop and promulgate a detailed audit plan suitable for resources and requirements of each audit, including expected date of audit, members of audit delegations, focus of the audit and other relevant requirements. The detailed audit plan shall be formulated in accordance with the regulations set out in the process for internal audit of SBV.

Article 23. Implementation of audit plans and audit decision

1. According to the audit plan approved by the Governor, the Director of the Internal Audit Department shall conduct internal audits in accordance with rules and process for internal audit of SBV.

2. The Governor shall authorize the Director of the Internal Audit Department shall sign audit decisions according to the annual or unscheduled audit plans approved by the Governor. An audit decision shall contain:

a) Bases for conducting the audit;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Objectives, contents and scope of the audit;

d) Date and place of audit;

dd) Chief and members of the audit delegation;

e) Other contents (if available).

The audit decision shall be notified to the audited unit 03 (three) days prior to the audit, except for the case of unscheduled audit. During the audit, if needed to change the contents mentioned in Points a, b, c, d and dd of this Clause, the Director of the Internal Audit Department shall issue a written decision and notify it to the audited unit and members of the audit delegation.

Article 24. Internal audit reports

1. Report on an audit: the report is prepared by an audit delegation for each audit or each content of the audit. The audit report shall state key contents of the audit, including objectives, scope and result of the audit.

The report shall be prepared, promulgated and sent in accordance with the process for internal audit of SBV.

2. Annual report on audit results: the report shall contain results given according to each content of the audit or all audit activities carried out in a year.  The report shall specify the implementation of the approved audit plan and focus of the audits conducted in a year; deficiencies and violations discovered through the audit; propositions and results of implementation of propositions by the internal auditors; assessment of the internal control system related to audited activities and suggestions on perfecting the internal control system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Ad hoc report: if any serious violation or high risk is found resulting in threatening asset and information safety at the audited unit, thereby exerting adverse effects on operation and reputation of SBV or at the request of the SBV’s management board, the Internal Audit Department must promptly report it to the Governor within 48 hours for possible solutions.

Article 25. Propositions and implementation of propositions during internal audit activities

1. Opinions specified in an internal audit report include:

a) Propositions, which are opinions expressed when the internal auditor finds a violation in accordance with regulations of law, SBV and audited unit.

b) Recommendations, which are opinions expressed when the internal auditor assesses an activity/operation carried out by the unit may pose a high risk, thereby threatening asset and information safety or it is necessary to make amendments to the business process in order to prevent risks and improve operational quality and efficiency.

2. The audited unit and other relevant units shall comply with and promptly implement all propositions specified in the audit report. Regarding the propositions specified in the audit report, the audited unit and other relevant units are encouraged to consider and apply such propositions in order to amend, add and perfect their business processes, prevent risks and enhance operational efficiency.

3. The Internal Audit Department shall supervise, inspect and assess the implementation of propositions and recommendations by audited units.

Article 26. Tasks and powers of the Internal Audit Department

1. Tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Assess the reasonableness, efficiency and effectiveness of the internal control system and compliance and operational efficiency of audited units; propose measures to correct errors and take actions against violations; provide advice on measures to perfect and improve efficiency and effectiveness of the internal control system; supervise and inspect the implementation of propositions and recommendations given by internal auditors.

c) Develop, add and perfect methods for internal audit of SBV with the aim of increasing quality and audit effectiveness and satisfy management and administration requirements laid down by the SBV’s management board.

d) Advise heads of units affiliated to SBV on completing the internal control system and risk assessment and management process in a manner which is suitable for their functions and tasks.

dd) cooperate with relevant units affiliated to SBV in establishing a competency framework for bank controllers to form the basis for recruitment, employment and training of internal controllers and auditors.

e) Establish and maintain a mechanism for professional exchange with the State Audit Office of Vietnam, Banking Supervision Agency and relevant audit authorities and units in order to provide professional advice and establish effective cooperation; act as a unit in charge and cooperate with relevant authorities and units in handling issues related to functions and tasks of internal auditors.

2. Powers:

a) Be provided with sufficient resources, equipment and other necessary conditions for satisfying requirements for internal audit activities.

b) Be entitled to access, exploit and provide fully and promptly all information, documents, records and reports necessary for internal audit; request audited units to report and explain contents related to internal audit in writing (if necessary).

c) Be entitled to approach and interview all officials and employees of audited units about issues related to the content and scope of the audit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Be entitled to supervise, monitor, inspect and evaluate the remedy and completion by units with regard to issues proposed and recommended by internal auditors.

e) Other powers prescribed by the Governor and law.

Article 27. Responsibilities and powers of the Director of the Internal Audit Department

1. The Director of the Internal Audit Department has the responsibility to:

a) organize the implementation of approved audit plans, ensuring the progress, efficiency and quality of each audit; be responsible to the Governor for the internal audit activity results.

b) report internal audit results or issues concerning internal audit activities of SBV to the Governor.

c) organize assessment of risks posed to operations of SBV to develop internal audit plans and implement them in an effective manner; organize assessment and control of quality of internal audit activities of SBV as prescribed in Article 31 hereof.

d) take specific measures to maintain satisfaction of requirements for internal audit activities set out in Article 15 hereof; strengthen administrative discipline and rules during internal audit activities; take actions against misconduct, embezzlement and corruption during internal audit activities.

dd) consider and handle complaints and propositions of audited units about internal audit activities; consider and handle propositions about recording opinions on audit conclusion given by audit delegations’ chiefs and members.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) perform other tasks related to internal audit activities at the request of the Governor.

2.  The Director of the Internal Audit Department has the power to:

a) promulgate or request the Governor to promulgate rules and processes for effective management and administration of internal audit activities.

b) sign audit decisions as authorized by the Governor in accordance with Clause 2 Article 23 hereof.

c) Proactively take and decide specific measures to implement internal audit plans.

d) Request the Governor to resolve difficulties that arise from internal audit activities.

dd) Request the Governor to consider devolving responsibilities and take actions against organizations and individuals that fail to comply with internal audit decisions, conclusions and propositions or that violate laws and regulations of organizations.

e) Decide to exploit and use internal audit dossiers to perform his/her tasks or provide it to relevant organizations and individuals in accordance with regulations of law and SBV.

g) Exercise other powers as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An internal audit delegation shall be established to conduct audits according to the approved plans and programs.

3. Standards to be satisfied by a chief and deputy chief of the internal audit delegation:

a) His/her qualifications, leadership capacity and work experience must be suitable for assigned tasks.

b) He/she must be a principal controller or hold the position of deputy head of division or equivalent or higher position.

4. Activities of the audit delegation; tasks, powers and responsibilities of the chief and members are specified in the internal audit regulation and process for internal audit of SBV prescribed by the Governor.

Article 29. Responsibilities and powers of audited units

1. An audited unit has the responsibility to:

a) comply with internal audit decisions;

b) prepare and sufficient and promptly provide all information, documents, records and reports (including confidential ones) related to audit plans and contents at the request of the Internal Audit Department and internal audit delegation; be responsible to the Governor for the accuracy, truthfulness and objectivity of the information and documents provided.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) enable the audit delegation to perform its tasks; facilitate the operation of the audit delegation.

dd) sufficiently and promptly organize implementation of audit conclusions and propositions and submit a timely report thereon to SBV (via the Internal Audit Department).

2. An audited unit has the power to:

a) refuse to provide information and documents not related to the audit contents.

b) provide written explanation for the issues stated in the draft audit report if deemed inappropriate;

c) file complaints with the Director of the Internal Audit Department or the Government about audit assessment, conclusions and propositions if there are sufficient grounds to believe that opinions given by internal auditors is unreasonable or unlawful.

d) file complaints with the Director of the Internal Audit Department or the Government about violations of laws committed by the chief and members of the audit delegation; request replacement of the chief and members of the audit delegation if there are sufficient evidences for impacts of violations against laws and regulations on audit principles and requirements on the truthfulness and objectivity of the audit result.

dd) Exercise other powers in accordance with regulations of law and SBV.

Article 30. Internal audit regulation and internal audit process

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The internal audit process provides for sequence, contents and procedures for conduct of an internal audit by SBV’s internal auditors.

3. The internal audit regulation and internal audit process shall be promulgated by the Governor at the request of the Director of the Internal Audit Department.

Article 31. Assurance of quality of internal audit activities

1. Internal audit activities and internal audits of SBV shall undergo internal supervision and assessment to satisfy audit requirements and ensure audit quality.

2. The Director of the Internal Audit Department shall prescribe, provide instruction on and organize assessment and control of quality of internal audit activities of SBV within his/her jurisdiction.

Article 32. Internal audit dossiers

1. Documents on each audit should be included in an audit dossier.

2. Responsibilities, procedures for preparation, components and list of audit dossiers are specified in the internal audit regulation and process.

3. The storage and archiving of internal audit dossiers shall comply with regulations of law and SBV on archives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

BANK CONTROLLERS

Article 33. Controllers

1. SBV’s officials directly responsible for carrying out internal control and audit on a full-time basis may be assigned to various positions of bank controllers if conditions and standards prescribed by SBV are met.

2. Positions of bank controllers include bank controllers, principal bank controllers and senior bank controllers.

3. Bank controllers shall perform their tasks in accordance with regulations promulgated by the Governor and other relevant documents; be entitled to benefits in accordance with regulations of the State and SBV.

Article 34. Appointment and dismissal of bank controllers

1. Based on the conditions and standards prescribed by the Governor, units shall make applications for appoint and dismissal of bank controllers and submit them to the Department of Personnel and Organization.

2. The Department of Personnel and Organization shall take charge and cooperate with the Internal Audit Department in submitting decision on appointment and dismissal of bank controllers as prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 35. Effect

This Circular comes into force from August 15, 2020 and supersedes the Circular No. 16/2011/TT-NHNN dated August 17, 2011 of the Governor of the State Bank of Vietnam.

Article 36. Implementation

Chief of Office, Director of Internal Audit Department, heads of units affiliated to SBV, directors of State Bank branches of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Circular.

 

 

 

PP. THE GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;

Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Số hiệu: 06/2020/TT-NHNN
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 30/06/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…