Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2013

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.

Hoạt động tài chính của tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 (trong thông tư này gọi tắt là Luật các tổ chức tín dụng); Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong thông tư này gọi tắt là Nghị định số 57/2012/NĐ-CP); nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Vốn của tổ chức tài chính vi mô

1. Vốn chủ sở hữu.

a) Vốn điều lệ.

b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định của pháp luật.

c) Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước.

d) Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính.

e) Lợi nhuận chưa phân phối.

g) Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật.

2. Vốn huy động dưới các hình thức.

a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

- Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.

- Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô (trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán).

b) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

c) Vốn nhận uỷ thác cho vay vốn theo các chương trình, dự án của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

Điều 4. Sử dụng vốn, tài sản

1. Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy rõ trách nhiệm và hình thức xử lý của từng bộ phận, cá nhân đối với từng trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của tổ chức tài chính vi mô.

2. Tổ chức tài chính vi mô được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định số 57/2012/NĐ-CP và các hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.

a) Trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tài chính vi mô.

b) Đối với các bất động sản nắm giữ do việc xử lý nợ vay theo quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng:

- Đối với các bất động sản tổ chức tài chính vi mô nắm giữ tạm thời để bán, chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn, tổ chức tài chính vi mô không hạch toán tăng tài sản, không thực hiện trích khấu hao.

- Đối với các bất động sản được tổ chức tài chính vi mô mua lại để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, tổ chức tài chính vi mô hạch toán tăng tài sản, thực hiện trích khấu hao theo quy định của pháp luật và đảm bảo giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều này.

c) Tổ chức tài chính vi mô thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Việc trích lập các khoản dự phòng trong chi phí, tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định cụ thể sau:

- Đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn, dự phòng phải thu khó đòi (ngoài dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng): tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.

d) Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản: Tổ chức tài chính vi mô được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật bảo đảm có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.

đ) Đối với những tài sản đi thuê, tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thoả thuận với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

e) Nhượng bán, thanh lý tài sản:

- Việc nhượng bán, thanh lý tài sản của tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.

- Tổ chức tài chính vi mô được nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Tổ chức tài chính vi mô được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng; tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng. Khi thanh lý tài sản, tổ chức tài chính vi mô phải thành lập Hội đồng thanh lý.

- Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá khi nhượng bán, thanh lý, tổ chức tài chính vi mô phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Quản lý doanh thu

1. Doanh thu của tổ chức tài chính vi mô bao gồm các khoản thu quy định tại Điều 15 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP, cụ thể:

a) Thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ gồm:

- Thu từ hoạt động tín dụng: Thu từ lãi tiền gửi, thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng, thu khác từ hoạt động tín dụng.

- Thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm: thu từ dịch vụ nhận uỷ thác cho vay vốn, thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô, thu từ dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động tài chính vi mô, thu từ đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.

- Thu từ chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật hiện hành.

- Thu từ hoạt hoạt động kinh doanh khác, gồm: thu từ cho thuê tài sản, thu từ hoạt động kinh doanh khác theo giấy phép hoạt động.

b) Thu khác gồm:

- Thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

- Thu từ các khoản cho vay đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xoá nay thu hồi được).

- Thu các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ được ghi tăng thu nhập.

- Thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng.

- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường.

- Thu các khoản thuế đã nộp nay được giảm, được hoàn lại.

- Thu hoàn nhập dự phòng đối với các khoản trích lập dự phòng rủi ro thừa (số phải trích thấp hơn số đã trích) nhưng không ghi giảm chi phí theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng rủi ro.

- Thu từ tài trợ không hoàn lại cho các chương trình phát triển, các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

- Các khoản thu khác.

2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu.

a) Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng: tổ chức tài chính vi mô hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định. Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, tổ chức tài chính vi mô theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.

b) Thu lãi tiền gửi: là số lãi phải thu trong kỳ.

c) Thu từ nhận tài trợ không hoàn lại cho các chương trình phát triển, các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô: là số tiền thực thu tại thời điểm nhận tài trợ.

d) Đối với doanh thu từ các hoạt động còn lại: doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán sau khi trừ (-) khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, dịch vụ và giá trị hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.

đ) Đối với các khoản doanh thu phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tài chính vi mô hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.

3. Các khoản thu của tổ chức tài chính vi mô phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.

Điều 6. Quản lý chi phí

1. Chi phí của tổ chức tài chính vi mô bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 16 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Một số khoản chi tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

a) Chi cho hoạt động kinh doanh:

- Chi cho hoạt động tín dụng: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay và các khoản chi khác cho hoạt động cấp tín dụng.

- Chi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng: chi cho dịch vụ nhận uỷ thác cho vay vốn; chi trả phí uỷ thác cho vay vốn; chi cho dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô; chi cho hoạt động làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm; chi cho dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động tài chính vi mô.

- Chi chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật hiện hành.

- Chi cho hoạt động kinh doanh khác.

b) Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí kể cả thuế, phí, lệ phí liên quan đến tiền thuê đất (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật.

c) Chi cho tài sản:

- Chi khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp.

Trường hợp mua trả chậm tài sản cố định: tổ chức tài chính vi mô hạch toán khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua tài sản cố định trả ngay vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ trường hợp số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố định (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán.

- Chi thuê tài sản cố định: Chi phí thuê tài sản cố định được thực hiện theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản. Đối với các khoản chi liên quan đến thuê đất không được trừ vào tiền thuê theo quy định, tổ chức tài chính vi mô thực hiện phân bổ vào chi phí theo thời gian sử dụng đất thuê.

- Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định.

- Chi mua sắm, sửa chữa công cụ dụng cụ.

- Chi bảo hiểm tài sản.

d) Chi cho nhân viên theo quy định của pháp luật, bao gồm các khoản:

- Chi tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương.

- Chi các khoản đóng góp theo lương: Chi nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.

- Chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.

- Chi mua bảo hiểm tai nạn con người.

- Chi ăn ca.

- Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc.

- Chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên làm việc trong tổ chức tài chính vi mô theo chế độ quy định.

- Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ.

- Chi y tế bao gồm các khoản chi khám bệnh định kỳ cho người lao động, chi mua thuốc dự phòng và các khoản chi y tế khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Chi tiền nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

đ) Chi cho hoạt động quản lý, công vụ:

- Chi công tác phí.

- Chi trả tiền điện, tiền nước, điện thoại, vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu mẫu biểu quản lí.

- Chi về nghiệp vụ kho quỹ.

- Chi thuê tư vấn, chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước.

- Chi kiểm toán.

- Chi huấn luyện, đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên; bao gồm cả chi đào tạo cộng tác viên và khách hàng thuộc phạm vi hoạt động tài chính vi mô.

- Chi tiền thù lao cho cộng tác viên theo hợp đồng hợp tác hoặc theo thoả ước giữa các bên.

- Các khoản chi hoa hồng đại lý, chi uỷ thác phải thể hiện trong các hợp đồng đại lý, uỷ thác có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ.

- Chi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ thực hiện theo quy định hiện hành.

- Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ: phần chi phí còn thiếu sau khi đã sử dụng hết quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí: theo nguyên tắc phù hợp với hiệu quả thực tế đem lại; tổ chức tài chính vi mô phải xây dựng và công bố công khai các quy chế chi thưởng sáng kiến và thành lập Hội đồng để nghiệm thu sáng kiến.

- Chi phòng cháy chữa cháy.

- Chi cho công tác bảo vệ môi trường.

- Chi bảo vệ cơ quan.

- Chi lễ tân khánh tiết, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác theo chế độ quy định và phải có hoá đơn hoặc chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, gắn với kết quả kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô.

- Chi phí hoa hồng môi giới: Việc chi hoa hồng môi giới của tổ chức tài chính vi mô phải gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. Tổ chức tài chính vi mô căn cứ văn bản hướng dẫn chi phí hoa hồng môi giới của Bộ Tài chính, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng thống nhất và công khai trong tổ chức tài chính vi mô. Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô phê duyệt quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng trong đơn vị mình.

Đối tượng được hưởng khoản hoa hồng môi giới là các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) có làm dịch vụ môi giới cho tổ chức tài chính vi mô. Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của tổ chức tài chính vi mô, các khách hàng được chỉ định, các chức danh quản lý, nhân viên của tổ chức tài chính vi mô.

Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa tổ chức tài chính vi mô và bên nhận hoa hồng môi giới, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.

Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê tài sản của tổ chức tài chính vi mô tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản do môi giới mang lại trong năm.

Đối với khoản chi môi giới bán tài sản chế chấp, cầm cố: Mức chi hoa hồng môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố của tổ chức tài chính vi mô không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản qua môi giới.

e) Chi dự phòng rủi ro: Chi trích lập dự phòng trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại tiết c, khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

g) Chi phí tham gia tổ chức bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

h) Chi khác:

- Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước mà tổ chức tài chính vi mô tham gia theo mức phí do các hiệp hội này quy định.

- Chi cho công tác Đảng, Đoàn thể tại tổ chức tài chính vi mô (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, Đoàn thể được chi từ nguồn quy định).

- Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được và không hạch toán giảm doanh thu.

- Chi các khoản nợ phải trả, đã xác định mất chủ và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ.

- Chi nhượng bán, thanh lý tài sản (nếu có) bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định được thanh lý, nhượng bán.

- Chi trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu hồi nợ theo quy định của pháp luật; chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu.

- Chi trả tiền phạt do vi phạm hành chính; tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế thuộc trách nhiệm của tổ chức tài chính vi mô.

- Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu hồi nợ xấu.

- Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP.

- Chi cho công tác xã hội bao gồm chi tài trợ cho y tế, giáo dục, tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, chi chăm sóc, hỗ trợ, cải thiện an sinh cho hộ gia đình nghèo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

- Chi án phí, lệ phí thi hành án.

- Chi khác.

2. Nguyên tắc ghi nhận chi phí.

a) Chi phí của tổ chức tài chính vi mô là các khoản chi phí phải chi thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh.

b) Các chi phí được ghi nhận vào chi phí kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí và có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức tài chính vi mô không được tính vào chi phí các khoản sau đây:

a) Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô.

b) Các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.

c) Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật bao gồm: Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản vi phạm hành chính khác.

d) Các khoản đã hạch toán chi nhưng thực tế không chi trả.

đ) Các khoản chi không hợp lý khác.

Điều 7. Đồng tiền hạch toán

Việc xác định đồng tiền hạch toán thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP.

Tổ chức tài chính vi mô có các hoạt động kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính

1. Tổ chức tài chính vi mô thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.

2. Năm tài chính của tổ chức tài chính vi mô bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

3. Tổ chức tài chính vi mô thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về lập và gửi báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.

Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.

4. Nội dung, thời hạn gửi báo cáo tài chính:

a) Báo cáo tài chính.

Hệ thống báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo kế toán và thời hạn gửi báo cáo: tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

b) Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm: Tổ chức tài chính vi mô gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập ngay sau khi kết thúc kiểm toán.

c) Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

5. Nơi nhận báo cáo:

a) Tổ chức tài chính vi mô gửi báo cáo tài chính đến chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

b) Tổ chức tài chính vi mô gửi báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính.

Điều 9. Kiểm tra, xử lý vi phạm tài chính

1. Kiểm tra tài chính.

a) Hình thức kiểm tra tài chính.

Việc kiểm tra tài chính thực hiện theo các hình thức sau:

- Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.

- Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

b) Cơ quan thực hiện kiểm tra tài chính.

- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của tổ chức tài chính vi mô bao gồm cả hoạt động tài chính; thông báo cho Bộ Tài chính những vi phạm, những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chế độ quản lý tài chính phát hiện được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát để Bộ Tài chính phối hợp xử lý và hoàn thiện chính sách.

- Bộ Tài chính thanh tra theo quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra; kiểm tra các vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính và việc chấp hành chế độ tài chính của tổ chức tài chính vi mô nhằm phục vụ công tác hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức tài chính vi mô; thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết quả thanh tra, kiểm tra để phối hợp xử lý.

2. Xử lý vi phạm.

Tổ chức tài chính vi mô vi phạm chế độ tài chính, chế độ báo cáo tài chính của Nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý

1. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP.

2. Định kỳ hàng quý, năm Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP cụ thể theo các chỉ tiêu sau:

a) Số lượng các tổ chức tài chính vi mô.

b) Tổng số vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của các tổ chức tài chính vi mô.

c) Tổng tài sản có và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

d) Tổng dư nợ, tổng huy động vốn, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tài chính vi mô.

đ) Tổng số lợi nhuận và số lượng các tổ chức tài chính vi mô không bị lỗ; tổng số lỗ và số lượng các tổ chức tài chính vi mô hoạt động bị lỗ.

e) Số nộp ngân sách nhà nước của các tổ chức tài chính vi mô (chia theo các loại thuế, phí).

g) Các vi phạm về chế độ tài chính của các tổ chức tài chính vi mô được phát hiện trong quá trình thanh tra, giám sát.

h) Các chỉ tiêu, nội dung khác có liên quan.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 2 năm 2013.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Các tổ chức tài chính vi mô;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, Vụ TCNH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

---------------

No:.06/2013/TT-BTC

Hanoi, January 09, 2013

 

CIRCULAR

GUIDING FINANCIAL REGIME FOR MICROFINANCE INSTITUTIONS

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dadted June 16, 2010;

Pursuant to the Decree No.57/2012/ND-CP dated 7/20/2012 of the Government on financial regime for the credit institutions and foreign bank branches;

Pursuant to the Decree No.118/2008/ND-CP dated 11/27/2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of Finance on Banks and Financial Institutions;

The Minister of Finance issues the Circular to guide the financial regime for microfinance institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides a number of Articles on financial regime for the microfinance institutions in Vietnam.

Financial activities of the microfinance institutions shall comply with the provisions of the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 (herein referred to as the Law on Credit Institutions); the Decree No.57/2012/ND-CP dated July 20, 2012 of the Government on the financial regime for the credit institutions and foreign bank branches (in the Circular referred to as the Decree No.57/2012/ND-CP); specific guidance in this Circular and other related legal documents on financial management.

Article 2. Application subjects

This Circular applies to the microfinance institutions in Vietnam that were established, organized and operating under the Law on Credit Institutions.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 3. Capital of the microfinance institutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Charter capital.

b) The difference in the exchange rate in accordance with the law provisions.

c) The difference in revaluation of assets is the difference between the book value of the assets compared with value of revaluation of assets when having the decision of the State.

d) The additional reserve funds for charter capital, funds for investment and development, the financial reserve fund.

e) Undistributed profits.

g) Other capital under the legal ownership of microfinance institutions in accordance with the law provisions.

2. Capital raised in the form.

a) Receipt of deposits in Vietnamese dong under the following forms:

- Compulsory savings in accordance with the provisions of the microfinance institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Loans from the credit institutions, financial institutions and other domestic or foreign individuals and organizations in accordance with the law provisions.

c) Capital received from entrustment to lend under the programs and projects of the Government, the domestic or foreign organizations and individuals.

Article 4. Use of capital, assets

1. The microfinance institutions are responsible for the management, use, monitoring of all existing assets and capital, performing accounting in accordance with the current accounting regime; reflecting the full, accurate and timely use, changes in capital and assets in the course of business; identifying clear responsibilities and sanctions of handling of each department, individual for each case of damage or loss of assets, capital of the microfinance institutions.

2. The microfinance institutions are used working capital to serve the business under the provisions of the Law on Credit Institutions, the Decree No.57/2012/ND-CP and the specific guidances in this Circular on the principles of assurance of safety and capital development.

a) During the operation, business, the microfinance institutions must remain limited investment in the construction, procurement of fixed assets in direct service to the business by the principle of: residual value of fixed assets shall not exceed 50% of the charter capital and additional reserve fund for charter capital of the microfinance institutions.

b) For real estates held by the handling of the loans as stipulated in Clause 3, Article 132 of the Law on Credit Institutions:

- For real estates held temporarily by the microfinance institutions to sell, transfer to withdraw funds, the microfinance institutions shall not account increase of assets, shall not depreciate.

- For real estates acquired by the microfinance institutions in direct service to the business, the microfinance institutions shall account increase of assets, shall depreciate in accordance with the law provisions and ensure limited investment in construction, procurement of fixed assets in accordance with provisions of point a, Clause 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For provision for risks in banking operation, the microfinance institutions shall set up and use the provision for risks as prescribed by the State Bank Governor of Vietnam, after agreeing with the Minister of Finance.

- For provision for devaluation of stocks, provision for loss of long-term investments, provision for bad debts (other than provision for risks in banking operation): the microfinance institutions appropriate reserve funds according to the general provisions applicable to the enterprises.

d) Lease, mortgage, pledge of assets: the microfinance institutions have the right to lease, mortgage, pledge assets of the microfinance institutions under the provisions of the Civil Code, the Law on the Credit Institutions and other provisions of law to ensure effective, safe capital development.

đ) For leased assets, the microfinance institutions are responsible for the management, maintenance or use as agreed with clients in accordance with the provisions of law.

e) Transfer or liquidation of assets:

- The transfer or liquidation of the assets of the microfinance institutions shall comply with the provisions of the law and the provisions of the Charters of the microfinance institutions.

- The microfinance institutions are allowed to transfer assets to recover funds used for more effective business purpose.

- The microfinance institutions are allowed to liquidate assets of degraded, poor quality; damaged assets that are unable to recover; technically obsolete assets without the need to use or used without effectiveness and unable to be sold as is; assets used beyond their use time in accordance with provisions and can not continue to be used. When liquidating assets, the microfinance institutions must establish liquidation Council.

- For assets required by law to make auction sale as transfer or liquidation, the microfinance institutions must hold the auction in accordance with the law provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Revenues of the microfinance institutions include the revenues provided for in Article 15 of the Decree No.57/2012/ND-CP, specifically:

a) ) Revenue from business activities, includes:

- Revenue from credit activities: revenue from interest on deposits, interest from credit granting operation, other revenues from credit operation.

- Revenue from services includes: revenue from the service receiving entrustment to lend, revenue from provision of collection and remittance services and transfer money to microfinance clients, revenue from financial advisory services related to the field of microfinance activities, revenue from agents providing insurance services.

- Revenue from exchange rate differences in accordance with provisions of accounting standards and the provisions of the current law.

- Revenue from other business activities, including: revenue from renting out assets and revenue from other business activities based on operation license.

b) Other revenues include:

- Revenue from the transfer or liquidation of fixed assets.

- Revenue from the loans handled by risk reserve (including the debts that have been forgiven, now recovered).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Revenue from fines of clients, money paid for compensation by clients due to breach of contract.

- Revenue from insurance compensation.

- Revenue from taxes paid and reduced, refunded.

- Revenue from returning the surplus amount from the provision for risks (amount required to set aside is lower than the numbers set aside) but not recorded cost decrease as prescribed by law for the provision for risks.

- Revenue from non-refundable grant for the development programs, the activities of microfinance institutions.

- Other revenues.

2. Revenue recognition principles.

a) Interest revenue from credit providing activities: microfinance institutions account the receivable interest arising in the period into income for the qualified debts which are not required to make appropriation for risks specifically as prescribed. For the receivable interest arising in the period of the remaining debts, it is not required to account income, the microfinance institutions shall monitor off-balance sheet to urge the collection; when collected, account as revenue from business.

b) Deposit interest revenue: the amount of interest receivable during the period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) For revenue from the remaining activities: revenue is the entire proceeds from the sale of products, goods and provision of services generated in the period accepted to make payment by the clientss after minus (-) a commercial discount amount, reducing price of goods sold and value of sold goods to be returned (if having valid documents) regardless of whether money is collected or not.

đ) For the receivable revenues accounted for in income but when the maturity comes, they are not obtained, the microfinance institutions shall account reduction of revenue if it is in the same accounting period or account into costs if it is not in the same accounting period and tracking off-balance sheet to urge the collection. When they are collected, then account into revenue from business activities.

3. The revenues of the microfinance institutions arising in the period must have valid invoices or vouchers and must be fully accounted in sale revenue.

Article 6. Cost management

1. Expenses of the microfinance institutions, include the expenses specified in Article 16 of the Decree No.57/2012/ND-CP. For some expenses, the microfinance institutions shall comply with the following guidelines:

a) Expenses for business:

- Spending on credit activities: paying for interest on deposits, interest on loans, and other expenses for the operation of providing credit.

- Spending on business of banking services: paying for the service receiving entrustment to lend, paying for fees of entrustment to lend, paying for collection and remittance services and transfer money to microfinance clients, paying for the activity to act as insurance providing agents, and paying for financial advisory services related to the field of microfinance activities.

- Spending on exchange rate differences in accordance with provisions of accounting standards and the provisions of the current law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Expenses for taxes, fees and charges, including taxes, charges and fees relating to land rents (excluding corporate income tax) in accordance with the law provisions.

c) Expenses for assets:

- Expenses for depreciation of fixed assets used for business activities shall comply with the regime of management, use and appropriation for depreciation of fixed assets for enterprises.

In case of purchase for deferred payment of fixed assets: the microfinance institutions account for the difference between the total amount payable and fixed asset purchase price paid right in the cost according to the maturity except that the difference is included in the primary price of fixed assets (capitalization) in accordance with the provisions of accounting standards.

- Expenses for leasing fixed assets: Cost of lease of fixed assets shall comply with the lease contract. In case of making lump-sum payment for the rent of assets for many years, the rent is apportioned into the cost of doing business by the number of years of using assets. For the expenses related to the land lease that can not be deducted from the rent according to regulations, the microfinance institutions apportion into the cost over time using leased land.

- Expenses for maintenance and repair of fixed assets.

- Expenses for procurement; repair of tools and instruments.

- Expenses for asset insurance.

d) Expenses for employees in accordance with the law provisions, including the following items:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Expenses for salary contribution: Paying for social insurance, health insurance, unemployment insurance, trade union fees.

- Expenses for allowances of unemployment to employees in accordance with the law for enterprises.

- Expenses for purchase of personal accident insurance.

- Expenses for shift meals.

- Expenses for labor protection for those who are required personal protective equipment while working.

- Expenses for uniforms for staffs working in the microfinance institutions according to regulations.

- Expenses for annual leave as prescribed by law.

- Medical expenses including the expenses for period medical examination for employees, purchase of reserve medicine and other medical expenses under the responsibility of the enterprises as prescribed by law.

- Payment of annual leave as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) Expenses for management activities, public service:

- Expense for travelling expenses.

- Expense for electricity, water, telephone, materials, printing paper, stationery, printing of management forms.

- Expense for treasury, store operations.

- Expense for hiring consultants, hiring domestic or foreign experts.

- Expense for auditing.

- Expenses for training, strengthening capacity for officials and employees; including expense for training freelancers and clients within the scope of microfinance activities.

- Expenses for remuneration to freelancers under cooperation contracts or agreements between the parties.

- The commission for agents, entrusting costs must be stated in the agent contract, entrusting contract with all the reasonable and valid papers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Expense for scientific and technological research: the missing part of expense after using up the scientific and technological development fund.

- Expense for rewarding innovations, increase of labor productivity, cost savings: by the principle in accordance with the actual effectiveness; the microfinance institutions must build and publish regulations on reward and establishment of Council for initiative acceptance test.

- Expense for fire fighting and prevention.

- Expense for environmental protection.

- Expense for protection of the agencies.

- Expense for reception festivities, propaganda, advertising, marketing, promotions, foreign affairs conferences, and other costs according to regulations and required to have invoices or vouchers in accordance with the provisions of the Ministry of Finance, in association with the business results of the microfinance institutions.

- Brokerage commission costs: The expense for brokerage commissions of the microfinance institutions must be linked to economic efficiency brought by the brokerage. The microfinance institutions are based on guidelines of brokerage commission costs of the Finance Ministry, their specific conditions and characteristics to formulate Regulations on brokerage commission expense applied uniformly and publicly in the microfinance institutions. The Council of members or General Director (Director) of the microfinance institutions approves the Regulations on brokerage commission exspense applied in their units.

Those entitled to brokerage commissions are the organizations and individuals (domestic and foreign) to provide brokerage services to the microfinance institutions. Brokerage commissions are not be applied to the subjects as agents of the microfinance institutions, the customers designated, the titles of management, employees of the microfinance institutions.

The expense for brokerage commissions must be based on contract or written certification between the microfinance institutions and the recipient of brokerage commission, which must contain the basic contents: the name of the commission recipient; content of spending; spending rate; payment method; implementation and end time; responsibilities of the parties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For the expenses for brokerage of selling assets mortgaged, pledged: spending level for brokerage commission to sell assets mortgaged, pledged of the microfinance institutions must not exceed 1% of the actual value obtained from the sale of assets through brokerage.

e) Expenses for risk prevention: Expenses for provision for operations of the microfinance institutions as prescribed in item c, Clause 2, Article 4 of this Circular.

g) Expense for participating in organization to preserve and insure deposits as prescribed by law.

h) Other expenses:

- Expense for fees of domestic or foreign associations and industries participated in by the microfinance institutions according to the fees prescribed by these associations.

- Expense for the activities of Party and unions in the microfinance institutions (expenditures outside the budget of the Party organization, unions paid from specified sources).

- Expense for the items accounted as revenue but not collected actually and not accounted reduction of revenue.

- Expense for payable liabilities, determined as loss of creditors and accounted into income but then identified its creditors.

- Expense for the transfer and liquidation of assets (if any), including the residual value of fixed assets to be liquidated, transferred.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Expense for fines from administrative violations; fines and damages compensation for breach of economic contract under responsibilities of the credit institutions.

- Expense for the recovery of forgiven debts, recovery of bad debts.

- Expense for handling the remaining asset losses after offsetted by the sources as provided for in Article 11 of the Decree No.57/2012/ND-CP.

- Expense for social work including funding for health, education, funding for disaster recovery, for care for, support, improvement of social security for the poor and other expenses in accordance with the law provisions.

- Expense for court fees, fees for execution.

- Other expenses.

2. Principle on recorgnition of expenses.

a) The expenses of the microfinance institutions are the expenses actually incurred during the period related to business activities.

b) The expenses recorded in costs of doing business of the microfinance institutions must comply with the principle of matching of revenue and expenses and with sufficient lawful invoices, vouchers in accordance with law provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The expenses not related to the business of the microfinance institutions.

b) Expenses without valid vouchers.

c) The fines for administrative violations that individuals must pay under the provisions of the law include: violation of traffic laws and violations of business registration regime, violations of the statistics, accounting regime, violations of the tax law and other administrative violations.

d) The items accounted as expense but not paid actually.

đ) Other reasonable expenses

Article 7. Accounting currency

The determination of the accounting currency shall comply with the provisions of Article 18 of the Decree No.57/2012/ND-CP.

Economic activities of the microfinance institutions arising in foreign currency must be converted into Vietnam dong as prescribed by law.

Article 8. Regime of accounting, statistics, auditing, reporting and financial disclosure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Fiscal year of the microfinance institutions starts on January 01 and ends on December 31 of the calendar year.

3. The microfinance institutions perform financial settlement; fully abide by the regulations on establishment and submission of financial statements to the State Bank of Vietnam under the provisions.

Chairmen of the Councils of members or the general directors (directors) of the microfinance institutions are responsible for the accuracy and truthfulness of these statements.

4. Content, the time limit for submission of financial statements:

a) Financial statements.

System of annual financial statements, mid-year financial statements and accounting reports and the time limit for submitting the reports: the microfinance institutions shall comply with the provisions of the State Bank of Vietnam on financial reporting regime toward the credit institutions.

b) Report on the result of the annual financial statement audit: the microfinance institutions send the annual financial statements audited together with the conclusions of the independent audit organizations right after the end of the audit.

c) Irregular report: At the request of the authorities.

5. Recipients of report:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The microfinance institutions send the reports on the result of the annual financial statement audit to the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance.

Article 9. Inspection, handling of financial violations

1. Financial inspection.

a) Financial inspection form.

The financial inspection shall be performed under the following forms:

- Periodical or irregular financial inspection.

- Inspection by each subject in accordance with requirements for the financial management.

b) Financial inspection agency

- State Bank is responsible for inspecting, examining, monitoring comprehensively the activities of the microfinance institutions, including financial activities; notifying the Ministry of Finance the violations, the difficulties related to the implementation of the financial management regime detected during the inspection, examination, monitoring for the Ministry of Finance to coordinate in handling and improving the policies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Handling of violations.

Microfinance institutions violating financial regime, the financial report regime of the State shall be sanctioned according to the law provisions.

Article 10. Responsibility of the management agencies

1. The Ministry of Finance, State Bank implements their responsibilities under the provisions of Article 34, Article 35 of the Decree No.57/2012/ND-CP.

2. Quarterly, annually the State Bank of Vietnam shall inform the Ministry of Finance the financial situation of the microfinance institutions under the provisions of Clause 1, Article 35 of the Decree No.57/2012/ND-CP, specifically with the following indicators:

a) Number of the microfinance institutions.

b) Total charter capital, the equity capital of the microfinance institutions.

c) Total assets with the rate of safety in the operation of the microfinance institutions.

d) Total outstanding loans, total deposits, non-performing loan ratio in the operation of the microfinance institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Number remitted to the State budget of the microfinance institutions (classified by the types of taxes and fees).

g) The violations of financial regime of the microfinance institutions are detected during the inspection and supervision.

h) Other concerned norms, contents.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 11. Implementation organization

1. This Circular takes effect from February 25, 2013.

2. In the course of implementation, if any problems arise, the concerned bodies should report them to the Ministry of Finance for study, consideration and settlement./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

 

;

Thông tư 06/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 06/2013/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 09/01/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 06/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…