Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2003/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 06/2003/TT-NHNN NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 193/2001/QĐ-TTG VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 02/2003/NQ-CP NGÀY 17/1/2003 CỦA CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/1/2003 của Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu cần tập trung, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn triển khai một số nội dung liên quan đến việc góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là quỹ bảo lãnh tín dụng) của các tổ chức tín dụng như sau:

I. GÓP VỐN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀO QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG:

Các tổ chức tín dụng căn cứ vào vốn điều lệ và quỹ dự trữ, tình hình sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ cho hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương để quyết định việc tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập. Trong trường hợp các nguồn vốn trên khó khăn, tổ chức tín dụng được sử dụng nguồn vốn huy động dài hạn để góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Khi tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn huy động dài hạn để tham gia góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tín dụng phải có kế hoạch thay thế nguồn vốn huy động dài hạn bằng nguồn vốn điều lệ và quỹ dự trữ, trong thời hạn tối đa là 10 năm.

- Mức góp vốn của một tổ chức tín dụng vào một quỹ bảo lãnh tín dụng so với vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng đó tối đa không vượt quá tỷ lệ sau:

+ Ngân hàng: 6%

+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Công ty tài chính): 10%

- Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một tổ chức tín dụng trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng so với vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng đó tối đa không vượt quá tỷ lệ sau:

+ Ngân hàng: 30%

+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Công ty tài chính): 40%

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các ban, ngành tại địa phương tham mưu cho Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương.

Khi có yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cử đại diện tham gia Ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng của tỉnh, thành phố.

2. Tổ chức tín dụng

2.1. Cử đại diện tham gia Ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tham gia Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng trong trường hợp góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập tại địa phương.

2.2. Hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu được Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo đúng quy định tại Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg, Thông tư 42/2002/TT-BTC, Thông tư này và các quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với khách hàng.

2.3. Phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ của khách hàng, đảm bảo an toàn vốn.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định tại Công văn số 1070/NHNN-TD ngày 3/10/2002 hết hiệu lực thi hành.

4. Các khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Thông tư đề nghị phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết.

 

Nguyễn Thị Kim Phụng

(Đã ký)

 

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 06/2003/TT-NHNN

Hanoi, April 10, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING SOME CONTENTS ON CAPITAL CONTRIBUTION FOR SETTING UP CREDIT GUARANTEE FUNDS FOR SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES BY CREDIT INSTITUTIONS UNDER THE PRIME MINISTER'S DECISION NO. 193/2001/QD-TTG AND THE GOVERNMENT'S RESOLUTION NO. 02/2003/NQ-CP OF JANUARY 17, 2003

In furtherance of the Prime Minister's Decision No. 193/2001/QD-TTg issuing the Regulation on the setting up, organization and operation of credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises and the Government's Resolution No. 02/2003/NQ-CP of January 17, 2003 on some major undertakings and solutions requiring concentrated direction for the performance of the 2003 socio-economic development tasks, the State Bank hereby guides the realization of some contents related to capital contribution for setting up credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises (hereinafter referred to as credit guarantee funds) by credit institutions as follows:

I. CAPITAL CONTRIBUTION BY CREDIT INSTITUTIONS TO CREDIT GUARANTEE FUNDS

Credit institutions shall base themselves on their charter capital and reserve funds, as well as the situation on the use of charter capital and reserve funds for credit institutions' activities as prescribed by the Law on Credit Institutions and the development of small- and medium-sized enterprises in their localities to decide the contribution of capital to credit guarantee funds set up by the provincial/municipal People's Committees. In cases where it is difficult to use the above-stated capital sources, credit institutions may use the source of long-term mobilized capital to contribute capital for setting up credit guarantee funds. When credit institutions use the source of long-term mobilized capital to contribute capital for setting up credit guarantee funds, they shall have to work out plans on replacing such long-term mobilized capital source with the sources of charter capital and reserve funds for a maximum duration of 10 years.

- The proportion of capital contributed by a credit institution to one credit guarantee fund to the charter capital of such credit guarantee fund must not exceed the following percentages:

+ For banks: 6%

+ For non-bank credit institutions (financial companies): 10%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For banks: 30%

+ For non-bank credit institutions (financial companies): 40%.

II. IMPLEMENTATION ORGANIZATION AND IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. The State Bank's provincial/municipal branches

On the basis of reviewing and evaluating the practical situation on the operation of small- and medium-sized enterprises in their localities, the directors of the State Bank's provincial/municipal branches shall have to coordinate with local departments and branches in advising the presidents of the provincial/municipal People's Committees on the setting up of credit guarantee funds in the localities.

When requested by the presidents of the provincial/municipal People's Committees, the directors of the State Bank's branches shall appoint their representatives to join in the Preparatory Boards for setting up credit guarantee funds and the Managing Boards of credit guarantee funds of the provinces or cities.

2. Credit institutions

2.1. To appoint representatives to join in the Preparatory Boards for setting up credit guarantee funds at the request of the presidents of the provincial/municipal People's Committees, and to join in the Managing Boards of credit guarantee funds in cases where they contribute capital to the credit guarantee funds set up in their localities.

2.2. To guide small- and medium-sized enterprises which wish to be guaranteed by credit guarantee funds when borrowing capital at credit institutions in strict accordance with the provisions in Decision No. 193/2001/QD-TTg, Circular No. 42/2002/TT-BTC and this Circular as well as the current stipulations of the State Bank Governor on loan provision to customers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The provisions in Official Dispatch No. 1070/NHNN-TD of October 3, 2002 are no longer effective.

4. Any difficulties and problems arising in during the course of implementing this Circular should be reported to Vietnam State Bank for study and settlement.

 

 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Thi Kim Phung

 

;

Thông tư 06/2003/TT-NHNN hướng dẫn về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức tín dụng theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg và Nghị quyết 02/2003/NQ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 06/2003/TT-NHNN
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ngày ban hành: 10/04/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [2]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 06/2003/TT-NHNN hướng dẫn về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức tín dụng theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg và Nghị quyết 02/2003/NQ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [8]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…