NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2000/TT-NHNN3 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2000 |
Ngày 04/09/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/1999/NĐ-CP, về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Thanh tra ngân hàng là Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ chức thành hệ thống thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) và có con dấu riêng.
2. Đối tượng của Thanh tra ngân hàng bao gồm:
2.1. Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng:
- Các tổ chức tín dụng nhà nước (bao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng chính sách và tổ chức tín dụng phi ngân hàng);
- Các tổ chức tín dụng cổ phần của nhà nước và nhân dân (gồm: Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng);
- Các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam (gồm: tổ chức tín dụng liên doanh; tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của Tổ chức tín dụng nước ngoài đặt tại Việt Nam);
- Các tổ chức tín dụng hợp tác;
2.2. Hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
2.3. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.
3. Nội dung hoạt động của Thanh tra ngân hàng:
3.1. Thực hiện giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy chế an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng bằng phương pháp giám sát từ xa theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3.2. Tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các đối tượng quy định tại điểm 2 của Thông tư này và theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3.3. Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng; tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành ngân hàng.
3.4. Phát hiện ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
3.5. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
4. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngân hàng:
4.1. Hoạt động thanh tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan; bảo đảm chính xác, khách quan, công khai dân chủ và kịp thời.
4.2. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của thanh tra ngân hàng.
MỤC 1 QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG KHI TIẾN HÀNH THANH TRA
5. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có những quyền hạn sau:
5.1. Yêu cầu đối tượng thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
5.2. Lập biên bản thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị những biện pháp giải quyết;
5.3. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
5.4. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
6. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm như sau:
6.1. Xuất trình quyết định thanh tra (đối với Trưởng đoàn thanh tra) và thẻ Thanh tra viên;
6.2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, của Tổng Thang tra Nhà nước và các văn bản pháp luật về thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu làm cản trở hoạt động ngân hàng bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra.
6.3. Báo cáo người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
6.4. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước người ra Quyết định thanh tra và trước pháp luật về kết luận thanh tra và mọi hành vi, quyết định của mình.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:
7.1. Quyết định kế hoạch, nội dung và các biện pháp thanh tra theo chương trình thanh tra đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt;
7.2. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra xét giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
7.3. Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động thanh tra với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Tổng Thanh tra Nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra;
7.4. Quyết định lập đoàn thanh tra hoặc cử Thanh tra viên đi thanh tra các đối tượng thanh tra;
7.5. Được quyền trưng tập cán bộ thanh tra của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ thanh tra khi cần thiết;
7.6. Được yêu cầu các tổ chức tín dụng tiến hành tự kiểm tra và báo cáo kết quả về Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;
7.7. Yêu cầu tạm ngừng thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng nếu các quy định đó trái với Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng và Pháp lệnh về thanh tra; đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
7.8. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý nhà nước trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với người đang cộng tác với tổ chức Thanh tra ngân hàng hoặc đang là đối tượng bị thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra; thời hạn tạm đình chỉ chậm nhất đến thời điểm công bố quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra. Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày tạm đình chỉ phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nếu quyết định nói trên là của thủ trưởng cơ quan, đơn vị không do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
7.9. Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác đối với người của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Thanh tra ngân hàng. Thời hạn tạm đình chỉ chậm nhất đến thời điểm công bố quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra. Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày tạm đình chỉ phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; nếu người đó là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp hoặc là người không thuộc quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
7.10. Tạm đình chỉ công tác đối với người thuộc tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu có căn cứ người đó đã vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thời hạn tạm đình chỉ chậm nhất đến thời điểm công bố quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra. Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày tạm đình chỉ phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
7.11. Tạm đình chỉ những hoạt động ngân hàng sai trái của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu có căn cứ những hoạt động đó đã vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
7.12. Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền và kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
7.13. Thực hiện các quyền khác quy định tại Điều 9, Điều 14, Pháp lệnh thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra và các đơn vị, cá nhân liên quan trong phạm vi quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
7.14. Quản lý cán bộ, công chức thanh tra thuộc quyền; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện quy chế thi tuyển để bổ nhiệm cấp bậc Thanh tra viên theo quy định của Nhà nước.
7.15. Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan (trong và ngoài ngành) tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức thuộc hệ thống Thanh tra ngân hàng;
7.16. Ký thừa lệnh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trên các văn bản thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
7.17. Thực hiện các công việc khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao;
8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;
8.1. Tổ chức triển khai, thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;
8.2. Ra quyết định hoặc đề nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố ra quyết định thanh tra, kiểm tra tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm quản lý của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;
8.3. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu quyết định đó trái Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật về thanh tra. Thời hạn tạm đình chỉ chậm nhất đến thời điểm công bố quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra; đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
8.4. Kiến nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Đình chỉ một số hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
b) Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
8.5. Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và kiến nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật, đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
8.6. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đối với người đang cộng tác với tổ chức Thanh tra ngân hàng hoặc đang là đối tượng bị thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra. Thời hạn tạm đình chỉ chậm nhất đến thời điểm công bố quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra; nếu quyết định nói trên là của thủ trưởng cơ quan, đơn vị không do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
8.7. Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác người cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Thanh tra ngân hàng. Thời hạn tạm đình chỉ chậm nhất đến thời điểm công bố quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra; nếu người đó là thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp hoặc là người của cơ quan, đơn vị không thuộc quyền quản lý của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định: đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
8.8. Trong quá trình thanh tra, được yêu cầu tạm đình chỉ những hoạt động ngân hàng trái pháp luật, đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;
8.9. Thực hiện các quyền khác quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 Điều 9 Pháp lệnh thanh tra và thực hiện các quyền khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước giao.
9. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm giám sát và thanh tra:
9.1. Các tổ chức tín dụng nhà nước, thanh tra trực tiếp đối với Hội sở chính, sở giao dịch và các công ty trực thuộc hạch toán độc lập của các tổ chức này.
9.2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương;
9.3. Hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép;
9.4. Các ngân hàng liên doanh đặt tại Việt Nam; các tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
9.5. Các đơn vị thuộc trách nhiệm giám sát và thanh tra của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố (khi xét thấy cần thiết).
10. Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm giám sát và thanh tra trên địa bàn, gồm:
10.1. Các chi nhánh, công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng Nhà nước;
10.2. Các tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân; các chi nhánh của tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân. Đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng cổ phần mà trụ sở chính của ngân hàng này đóng tại tỉnh, thành phố khác thì khi kết thúc thanh tra phải gửi hồ sơ, kết luận thanh tra cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng có trụ sở chính để phối hợp.
10.3. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
10.4. Chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Quỹ tín dụng nhân dân khu vực, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, ngân hàng hợp tác, hợp tác xã tín dụng;
10.5. Hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép (theo uỷ quyền);
10.6. Các cơ quan, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng;
10.7. Các đơn vị thuộc trách nhiệm thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (khi được uỷ quyền).
11. Các đơn vị thực hiện trách nhiệm giám sát, thanh tra quy định tại điểm 9, 10, mục III trên đây, phải tổ chức các hoạt động giám sát thường xuyên và thanh tra trực tiếp; phát hiện kịp thời và tiến hành xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của tổ chức khác và phải chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước pháp luật về trách nhiệm của mình.
MỤC 4 TỔ CHỨC CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG
12. Tổ chức của Thanh tra ngân hàng
12.1. Thanh tra ngân hàng được tổ chức như sau:
a) Thanh tra ngân hàng tại trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước gọi là Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
b) Thanh tra ngân hàng tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi là Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
12.2. Tổ chức của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:
a) Cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra NHNN được thực hiện theo quy định của Thống đốc NHNN về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
b) Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có Chánh Thanh tra, các phó Chánh Thanh tra.
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo Điều 12, Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước do Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đề nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
12.3. Tổ chức của Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước:
a) Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là một đơn vị thuộc tổ chức bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
b) Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có Chánh Thanh tra, và các Phó Chánh Thanh tra.
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra chi nhánh do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố đề nghị, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chánh Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố quyết định.
12.4. Nhiệm vụ của Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quy định theo quy định tại Điều 6. Quyết định số 25/1999/QĐ-NHNN ngày 11/01/1999 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng và Thông tư này.
MỤC 5 THANH TRA VIÊN NGÂN HÀNG
13. Thanh tra viên ngân hàng là công chức Nhà nước được bổ nhiệm theo Quy chế Thanh tra viên Nhà nước. Việc quản lý Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
14. Tiêu chuẩn Thanh tra viên ngân hàng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 818/TCCC-VC ngày 21/10/1993 của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra Nhà nước.
15. Thanh tra viên ngân hàng được hưởng các quyền lợi theo các quy chế Thanh tra viên của Nhà nước và của Ngân hàng nhà nước, được trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động của Thanh tra ngân hàng.
16. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Thanh tra viên ngân hàng có các quyền quy định tại Điều 24.3, Pháp lệnh thanh tra ngày 01 tháng 4/1990, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Thông tư này.
MỤC 6 QUAN HỆ GIỮA THANH TRA NGÂN HÀNG VỚI CƠ QUAN LIÊN QUAN:
17. Thanh tra ngân hàng chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Nhà nước và thực hiện các mối quan hệ khác với Thanh tra Nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gửi Thanh tra Nhà nước chương trình công tác thanh tra hàng năm, báo cáo kết quả về hoạt động thanh tra theo quy định của Thanh tra Nhà nước.
Phối hợp với Thanh tra Nhà nước trong việc bổ nhiệm các cấp bậc Thanh tra viên ngân hàng; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức trong hệ thống Thanh tra ngân hàng.
Thực hiện các mối quan hệ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
18. Quan hệ giữa Thanh tra ngân hàng với Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức Thanh tra Nhà nước ở địa phương với các cơ quan bảo vệ pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 20.21 của Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.
19. Thanh tra ngân hàng được sử dụng cộng tác viên trong hoạt động thanh tra, theo quy định của pháp luật về thanh tra hiện hành.
MỤC 7 THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:
20. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật về thanh tra.
21. Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra quý I, 6 tháng, quý III và cả năm về tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng gửi về Thanh tra Ngân hàng Nhà nước theo quy định sau (trừ trường hợp đột xuất và theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước):
- Báo cáo quý I gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng 3 của quý;
- Báo cáo 6 tháng gửi chậm nhất vào ngày 10/6 hàng năm;
- Báo cáo quý III gửi chậm nhất vào ngày 20/9/ hàng năm;
- Báo cáo năm gửi chậm nhất vào ngày 20/11 hàng năm.
MỤC 8 KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÂN HÀNG
22. Cán bộ công chức, cộng tác viên và tổ chức Thanh tra ngân hàng, có thành tích trong công tác thanh tra được khen thưởng theo chế độ khen thưởng hiện hành của Nhà nước và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
23. Cán bộ, công chức, Thanh tra viên ngân hàng có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước, thiếu trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các quy định tại Thông tư này; hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hay có động cơ cá nhân khác mà xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân thì tuỳ theo mức độ sai phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người cản trở, mua chuộc, trả thù Thanh tra viên ngân hàng cũng tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
24. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các Vụ, Cục và các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
25. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 85/NH-QĐ ngày 10/10/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 17/NH-QĐ ngày 28/2/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Chế độ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
26. Việc bổ sung, sửa đổi Thông tư này do Thống đốc NHNN quyết định.
|
Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
THE STATE BANK |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 04/2000/TT-NHNN3 |
Hanoi, March 28, 2000
|
On 4 September 1999, the Government has promulgated the Decree No.91/1999/ND-CP dated 04/09/1999 on The organization and operation of State Bank Inspectorate, the State Bank of Vietnam provided guidelines as follows:
1. The State Bank Inspectorate shall be the State Inspection specializing in banking, which is organized as a system in the organizational structure of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) and has its own seal.
2. Subjects of the State Bank Inspectorate include:
2.1. The organization and operation of the credit institutions:
- State owned credit institutions (including: commercial banks, development banks, investment banks, policy banks and non-bank credit institutions);
...
...
...
- Foreign credit institutions operating in Vietnam (including: joint venture credit institutions, 100% foreign owned capital non-bank credit institutions, foreign bank branches in Vietnam, representative office of foreign credit institutions in Vietnam);
- Cooperative credit institutions;
2.2. Banking activities of organizations, which are not a credit institution and licensed by the State Bank.
2.3. State agencies, socio-economic organizations and individuals in their compliance with provisions of applicable laws on monetary, credit and banking activities.
3. Operation of the State Bank Inspectorate shall be as follows:
3.1. Regular supervision of the compliance with prudential regulations in the operation of credit institutions through the off-site supervision in accordance with provisions of the Governor of the State Bank.
3.2. Carrying out the inspection, examination, reexamination in respect of the compliance with the laws on monetary and banking activities, the compliance with the provisions provided for in the banking operation license by the entities stipulated in Point 2 of this Circular and the provision of applicable laws on the inspection.
3.3. Appraisal, verification, conclusion, suggestion of the settlement of the complaints, denunciation in accordance with the applicable provisions of the Law on complaints, denunciation relating to the banking organization and operation; assistance to the Governor of the State Bank in his directing the prevention and struggle against corruption in the banking sector.
3.4. Identifying, preventing and dealing with the administrative violations within their competence; suggesting to the competent bodies the settlement of violations of the applicable laws on monetary and banking activities.
...
...
...
4. Operational principles of the State Bank Inspectorate:
4.1 The inspection, supervision activities and settlement of complaints, denunciation by the State Bank Inspectorate shall strictly comply with provisions of applicable laws on the inspection, the Law on the State Bank, the Law on Credit Institutions and other related legal documents; and ensure the exactness, fairness, publicity, democracy and timeliness.
4.2. No agency, organization or individual can unlawfully intervene in the activities of the State Bank Inspectorate.
Section I. RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF THE BANKING INSPECTOR DURING THE INSPECTION
5. During the inspection, the State Bank Inspectorate shall have the following rights:
5.1. To request the inspected entities and the concerned parties to provide the documents, evidences and responses to matters relating to the inspection;
5.2. To prepare the minutes of the inspection, the inspection conclusion and to recommend measures to be taken;
...
...
...
5.4. To carry on other rights in accordance with the provisions of applicable laws on the inspection;
6. During the inspection, the State Bank Inspectorate shall be responsible for:
6.1 The presentation of the inspection decision (for the Head of the Inspection team) and inspector card;
6.2 The compliance with the proper inspection order and procedures in accordance with the regulations of the Governor of the State Bank, the State Inspectorate, and the legal documents of the inspection, not impeding ordinary banking activities, causing losses to the legitimate interests of the inspected entities;
6.3 The submission of reports to the person who has made the inspection decision, on the inspections results and recommending measures to be taken;
6.4 The compliance with provisions of the relevant laws, being responsible before the person who has made the inspection decision, and before the laws for their conclusions and any act, decision made by themselves.
7. The Chief Inspector of the State Bank shall have following duties and rights:
7.1. to decide plans, content and measures of the inspection according to the inspection program approved by the Governor of the State Bank;
...
...
...
7.3. to report periodically on the inspections result to the Governor of the State Bank and the State General Inspector in accordance with provisions of applicable laws on the inspection;
7.4. to decide to set up an inspection team or to appoint an Inspector to inspect the inspected entities;
7.5. to have right to call together inspectors from the State Bank Branches in provinces, cities for carrying out the inspection activity if necessary;
7.6. to request the credit institution to conduct the examination by themselves and to report the results to the State Bank Inspectorate;
7.7. to request a temporary cease of the implementation, the amendment or repeal of the regulations of credit institutions and other organization having banking activities if these regulations are contrary to the Law on the State Bank, the Law on Credit Institutions and the applicable law on the inspection; and report to the Governor of the State Bank;
7.8. to temporarily suspend the enforcement of a decision by Heads of units which are directly under the State management of the Governor of the State Bank on the disciplinary punishment, transfer of persons who are collaborating with the State Bank Inspectorate or subjects of the inspection, if considering the enforcement of that decisions shall complicate the inspection activity; the period of suspension shall cease on the date where the settlement decision is announced by the person who has made the inspection decision at the latest. Within 5 working days from the date of the temporary suspension, the suspension must be reported to the Governor of the State Bank; if the related decision is not made by Heads of units under the direct management of the Governor of the State Bank, to recommend to the competent authority for decision submit a report to the Governor of the State Bank;
7.9. to warn, temporarily suspend the work of officers of the units under the direct management of the Governor, who intentionally hinder the inspection or fail to comply with the requirements, suggestion, decision of the State Bank Inspectorate. The period of suspension shall cease on the date where the settlement decision is announced by the person who has made the inspection decision at the latest. Within 5 working days from the date of the temporary suspension, the suspension must be reported to the Governor of the State Bank; if that person is the Head of an units under the direct management of the Governor or a person not under the direct management by the Governor, to recommend to the competent authorities for decision and report to the Governor of the State Bank;
7.10. to temporarily suspend the activity of a person of the credit institutions and other organization having banking activities, if it is proved that such person has committed the violations of applicable laws on monetary and banking activities. The period of suspension shall cease on the date where the settlement decision is announced by the person who has made the inspection decision at the latest. Within 5 working days from the date of temporary suspension, the suspension must be reported to the Governor of the State Bank.
7.11. to temporarily suspend the erroneous banking activities of credit institutions and other organizations having banking activities, if it is proved that these activities are in violations of applicable laws on monetary and banking activities; and to report to the Governor of the State Bank;
...
...
...
7.13. to carrying out other rights provided for in Article 9 and 14 of the Ordinance on the inspection relating to the subjects of inspection and related organizations, individuals within the state management of the State Bank;
7.14. to manage officials, employees being inspector under his authority; to cooperative with related units to organize the implementation of the Regulation on the examination for the assignment of inspector ranking in accordance with applicable provisions of the State;
7.15. to coordinate with the relevant agencies, units (in and outside the banking sector) to organize training courses on the inspection activity for officials and employees in the system of the State Bank Inspectorate;
7.16. on behalf of the Governor of the State Bank, to sign official documents in accordance with the authority of Chief Inspector of the State Bank in accordance with applicable provisions of laws;
7.17. to carry out other works assigned by the Governor of the State Bank;
8. Chief Inspector of the State Bank Branch shall have following duties and right:
8.1. to organize and implement the inspection programs and plans of the State Bank Inspectorate for the organizations which are within the authority of the State Bank Branch;
8.2. to make decision or request the General Manager of the State Bank Branch in provinces, cities, to make decisions on the inspection, examination of credit institutions and other organizations having banking activities which are under the management responsibility of the State Bank Branch;
8.3. to temporarily suspend the implementation of the decision of credit institutions and other organization having banking activities in the event those decisions are contrary to the Law on the State Bank, the Law on Credit Institutions and the Ordinate on the Inspection. The period of suspension shall cease on the date where the settlement decision is announced by the person who has made the inspection decision at the latest, and the suspension must be reported the General Manager of the State Bank Branch and the Chief Inspector of the State Bank;
...
...
...
a. to suspend some banking activities of credit institutions and organizations having banking activities which are within the authority the competence of the General Manager of the State Bank Branch;
b. to revoke the establishment and operation License of credit institutions, banking operation license of other organizations which are within the authority of the General Manager of the State Bank Branch;
8.5. to impose punishment on administrative violation in accordance with his authority and recommend to the General Manager of the State Bank Branch the imposition of punishment on administrative violations in monetary and banking activities in accordance with provisions of applicable laws, and report at the same time to the Chief Inspector of the State Bank.
8.6. to temporarily suspend the enforcement of a decision by Heads of units under the direct management of the General Manager of the State Bank Branch on the disciplinary punishment, transfer of persons who are collaborating with the State Bank Inspectorate or the subjects of inspection, if considering the enforcement of that decisions shall complicate the inspection activity; the period suspension shall cease on the date where the settlement decision is announced by the person who has made the inspection decision at the latest. If the related decision is not made by Heads of units under the direct management of the General Manager of the State Bank Branch, to recommend to the competent authority for decision with report to be submitted to the General Manager of the State Bank Branch and the Chief Inspector of the State Bank.
8.7. to warn, temporarily suspend the work of a person who intentionally hinder the inspection or fails to comply with the requirements, suggestion, decision of the Banking Inspectorate. The period of suspension shall cease on the date where the settlement decision is announced by the person who has made the inspection decision at the latest. If that person is the Head of an unit under the direct management of the General Manager of the State Bank Branch or a person not under the direct management by the General Manager of the State Bank Branch, to recommend to the competent authorities for decision with report to the General Manager of the State Bank Branch and the Chief Inspector of the State Bank;
8.8. to temporarily suspend the erroneous banking activities of credit institution and other organizations having banking activities during the inspection, if it is proved that these activities are in violations of applicable laws on monetary and banking activities; and to report to the General Manager of the State Bank Branch and the Chief Inspector of the State Bank;
8.9. to carry out other rights provided for in paragraphs 1,2,3,4,5,8,9, Article 9 of the Ordinate on the Inspection and other rights assigned by the General Manager of the State Bank Branch;
9. The State Bank Inspection shall be responsible for the supervision and inspection of:
...
...
...
9.2. The central peoples credit fund;
9.3. Banking activities of organizations, which are not a credit institution and licensed by the State Bank;
9.4. Joint-venture banks operating in Vietnam, 100% foreign owned capital non-bank credit institutions; foreign bank branches;
9.5. Organizations which are under the supervision and inspection by the State Bank Branches in provinces, cities when considered necessary;
10. The State Bank Branch inspection in province, city shall be responsible for the supervision and inspection in their locality of the following:
10.1. The branches, subsidiaries of the state owned credit institutions;
10.2. Joint-stock credit institutions of the state and the people; branches of joint-stock credit institutions of the state and the people. For branches of a joint-stock credit institution of which the head office is located in other provinces, cities, the inspection file and conclusion shall be sent to the respective State Bank Branch in that province, city where the Head office is located for the coordination after the inspection is completed.
10.3. Representative offices of foreign credit institutions in Vietnam;
10.4. Branches of the central peoples credit fund, regional peoples credit funds, local peoples credit funds, cooperative banks, credit cooperatives;
...
...
...
10.6. The agencies, socio-economic organizations and individuals in their compliance with provisions of applicable laws on monetary, credit and banking activities;
10.7. Organizations which are within the inspection responsibilities of the State Bank Inspection (if and when authorized).
11. Agencies carrying out the supervision, inspection provided for in paragraph 9, 10 of Section III shall organize regular supervision and direct inspection, timely detect and strictly deal with the violations in accordance with the provisions of applicable laws in respect of credit institutions and banking activities of other organizations and shall be responsible before the Governor of the State Bank, and the laws for their duties.
Section iV. ORGANIZATION OF STATE BANK INSPECTORATE
12. Organization of the State Bank Inspectorate
12.1. The State Bank Inspectorate shall be organized as follows:
a. The State Bank Inspectorate in the Head office of the State Bank shall be called as the State Bank Inspection.
b. The State Bank Inspectorate in the State Bank Branches in provinces, cities shall be called the State Bank Branch Inspection.
12.2. Organization of the State Bank Inspection:
...
...
...
b. The State Bank Inspection is headed by Chief Inspector and Deputy Chief Inspectors.
c. The appointment and dismissal of the Chief Inspector of the State Bank shall be made in accordance with Article 12 of Decree No 91/1999/ND-CP dated 4 September 1999 of the Government on the organization and operation of State Bank Inspectorate.
d. The appointment and dismissal of the Deputy Chief Inspector of the State Bank shall be decided by the Governor of the State Bank upon recommendation made by the Chief Inspector of the State Bank.
12.3. Organization of the State Bank Branch Inspection
a. The State Bank Branch Inspection shall be an unit in the organizational system of the State Bank Branch in a province or city;
b. The State Bank Branch Inspection is headed by the Chief Inspector and Deputy Chief Inspectors.
c. The appointment and dismissal of the Chief Inspector of the State Bank Branch shall be decided by the Governor of the State Bank on the recommendation by General Manager of the State Bank Branch which is submitted to the Governor by the Chief Inspector of the State Bank.
d. The appointment and dismissal of a Deputy Chief Inspector of the State Bank Branch shall be decided by the General Manager of the State Bank Branch.
12.4. Duties of the State Bank Branch Inspection shall be provided for by the General Manager of the State Bank Branch in accordance with provisions in Article 6, Decision No 25/1999/QD-NHNN dated 11/10/1999 of the Governor of the State Bank on the promulgation of Regulation on the organization and operation of the State Bank Branches in provinces, cities, Decree No 91/1999/ND-CP dated 4 September 1999 of the Government on the organization and operation of State Bank Inspectorate and this Circular.
...
...
...
13. Banking Inspector shall be a government official appointed under the Regulation on the State Inspector. The management of Inspectors shall be carried out in compliance with the provisions of applicable laws on the inspection.
14. The standards on the State Bank Inspector shall be implement in accordance with provisions in the Decision No 818/TCCC-VC dated 21/10/1993 of the Minister, Head of the Organization and Personnel Department of the Government on the promulgation of the professional standards of Government Official ranking for the State Inspectorate industry.
15. The State Bank Inspector shall be entitled to benefit under provisions of Regulation on the State Inspector and of the State Bank., and be equipped with the technical means which are necessary for the activities of a State Bank Inspector.
16. In the implementation of their duties, the State Bank Inspector shall have the rights provided for in Article 24.3 of the Ordinance on the Inspection dated 1 April, 1990, the Law on State Bank, Law on Credit Institutions dated 12 December, 1997 and this Circular.
Section VI. RELATIONS BETWEEN STATE BANK INSPECTORATE AND THE RELEVANT AUTHORITIES
17. The State Bank Inspectorate shall be subject to the direction and guidance by the State Inspection on the organization and inspecting operations and shall maintain other relations with the State Inspection in accordance with provisions of applicable laws on the inspection.
The State Bank Inspectorate shall have responsibility to submit to the State Inspection the annual inspection program, reports on results of inspection activities according to the provisions of the State Inspection.
The State Bank Inspectorate shall cooperate with the State Inspection in the assignment of inspector ranking, in the training and education of officials and employees in the system of the State Bank Inspectorate in their inspection profession.
The State Bank Inspectorate shall carry out other relations in accordance with provisions of applicable laws on the inspection.
...
...
...
19. The State Bank Inspectorate shall be entitled to use associates in the inspection activities in accordance with applicable provisions of existing laws on the Inspection.
Section VII. IMPLEMENTATION OF REPORTING REGIME
20. The State Bank Inspection shall implement the reporting regime in accordance with provisions of the Governor of the State Bank and the provisions of applicable laws on the Inspection.
21. The State Bank branch Inspection in provinces, cities shall be responsible to submit to the State Bank Inspection consolidated reports on inspection activities of first quarter, of first six month, of third quarter and annual reports on the organization and operation of the inspection as follows (except for irregular cases and upon request by the Governor of the State Bank):
- The first quarter report to be submitted by 20 March in the quarter at the latest;
- The first six month report to be submitted by 10 June of the year at the latest;
- The thirst quarter report to be submitted by 20 September of the year at the latest ;
- The annual report to be submitted by 20 November of the year at the latest.
Section VIII. AWARD AND DISCIPLINARY PUNISHMENT IN ACTIVITIES OF STATE BANK INSPECTORATE
...
...
...
23. Government officials, employees, who have acts of violations of provisions stated in Article 14 of the Law on the State Bank, lack in responsibilities during the performance of their duties, cover up the violation of provisions of applicable laws on monetary and banking activities and provisions of this Circular by any organization and individual; or misuse their position and authority for their own interests or their own purposes which violate the legal rights and interests of agencies, organization and citizens shall, depending on the seriousness of the violations, be subject to administrative sanctions, prosecuted for criminal liability or have to compensate for the damages in accordance with provision of applicable laws.
Persons, who hinder, bribe, revenge the State Bank Inspectors, shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be subject to administrative sanctions, prosecuted for criminal liability in accordance with provision of applicable laws.
3. The Chief Inspector of the State Bank, Heads of Departments and units of the State Bank, General Manager of the State Bank Branches in provinces, cities, Chairman of Board of General Manager and General Manager (General Manager) of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Circular.
4. This Circular shall be effective after 15 days from the date of its signing and shall replace Decision No. 85/NH-QD dated October 10,1990 of the Governor of the State Bank on promulgation of Regulation on the organization and operation of the State Bank Inspectorate, Decision No. 17/NH-QD dated February 28,1991 of the Governor of the State Bank on promulgation of Inspection Regime of the State Bank of Vietnam.
5. Any amendment of and supplement to this Circular shall be decided upon by the Governor of the State Bank.
FOR
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR
Tran Minh Tuan
...
...
...
;
Thông tư 04/2000/TT-NHNN3 hướng dẫn Nghị định 91/1999/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 04/2000/TT-NHNN3 |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/03/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04/2000/TT-NHNN3 hướng dẫn Nghị định 91/1999/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video