NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67-NH/QĐ |
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1986 |
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Quyết định số 31-HĐBT ngày 28-3-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về những chủ
trương, biện pháp cấp bách để triển khai Nghị quyết số 31- NQ/ TƯ ngày
24-2-1986 của Bộ Chính trị.
Nhằm đẩy mạnh huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm,
mở rộng cho vay phát triển sản xuất, lưu thông và giải quyết khó khăn trong đời
sống nhân dân,
QUYẾT ĐỊNH :
|
Nguyễn Văn Chuẩn (Đã ký) |
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁ THỂ VÀ TƯ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH
VỤ
(Ban hành kèm theo quyết định số 67-NH/QĐ ngày 19-5-1986 của Tổng Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Thể lệ này áp dụng trong quan hệ tín dụng giữa Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa, hợp tác xã tín dụng với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ bao gồm cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước (kể cả cán bộ đã nghỉ hưu), xã viên các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, các tổ chức hợp tác, các hộ tư nhân và cá thể sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.
Nhằm đẩy mạnh huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm trong nhân dân, trên cơ sở bảo đảm cân đối vốn và không bị lỗ. Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa và hợp tác xã tín dụng mở rộng cho vay phát triển kinh tế gia đình, giải quyết khó khăn trong đời sống, mua vật tư, nguyên liệu để sản xuất, kinh doanh, khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, sản xuất ra của cải góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đấu tranh chống nạn cho vay nặng lãi.
Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong đơn xin vay, có hiệu quả kinh tế, trả nợ đúng hạn; và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Người vay phải có hộ khẩu thường trú tại nơi đơn vị cho vay.
2. Có khả năng sản xuất và kỹ thuật sản xuất, làm các nghề hợp pháp; riêng (hộ, tổ chức) tư nhân sản xuất, kinh doanh phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người vay phải có một phần vốn tự có tuỳ theo từng đối tượng vay vốn.
- Đối tượng cho vay ngắn hạn, bao gồm:
- Nguyên, nhiên, vật liệu để sản xuất, kinh doanh;
- Cây giống, con giống, phân bón và thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi;
- Công cụ lao động, phương tiện sản xuất nhỏ;
- Các chi phí khác trong sản xuất, kinh doanh;
- Cho vay sinh hoạt, giải quyết khó khăn đời sống.
2. Đối tượng cho vay dài hạn, bao gồm:
- Chi phí làm mới, cải tạo nhà xưởng sản xuất chuồng trại chăn nuôi, cải tạo và xây dựng đồng ruộng, vườn, ao;
- Mua sắm công cụ, máy móc loại nhỏ và phương tiện vận tải thủ công (bao gồm cả công cụ và phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản);
- Giống gia súc cơ bản, giống và chi phí trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày;
- Các chi phí mua sắm, xây dựng cần thiết khác trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thuộc vốn cố định;
- Mua sắm, sửa chữa các phương tiện, tài sản phục vụ công tác và đời sống như xe đạp, thuyền xuồng, nhà ở, đồ dùng gia đình cần thiết (đối với cán bộ, công nhân viên).
Cho vay ngắn hạn để giải quyết khó khăn đời sống không yêu cầu có vốn tự có.
Mức cho vay bằng tổng số vốn cần thiết cho sản xuất, kinh doanh, xây dựng, mua sắm, trừ đi vốn tự có và giá trị vật tư, tiền vốn nhận ứng trước của Nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế, xã hội.
Tiền vay được phát 1 lần hoặc nhiều lần theo nhu cầu của đối tượng cho vay, bằng tiền mặt cho người vay hoặc bằng chuyển khoản cho đơn vị cung cấp vật tư hàng hoá. Mỗi lần nhận tiền vay, người vay phải ký khế ước nhận nợ.
Những món vay khi đến hạn, không có lý do chính đáng, người vay chưa trả được nợ, thì chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng mức lãi suất bằng 200% mức lãi suất bình thường trên số tiền nợ quá hạn.
Trường hợp gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vì thiên tai, dịch bệnh... v.v... người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn thì phải làm đơn xin gia hạn nợ, có xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
Giám đốc Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa quận, huyện, thị xã, tập thể ban thường trực hợp tác xã tín dụng được quyền kéo dài thêm hạn nợ, nhưng tối đa không quá 6 tháng đối với một món vay ngắn hạn, và 12 tháng đối với vay dài hạn.
Trong thời gian được gia thêm hạn nợ, không phải chịu lãi suất nợ quá hạn.
Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa và hợp tác xã tín dụng không cho vay món mới đối với người đang có nợ quá hạn.
Quyết định 67-NH/QĐ năm 1986 ban hành Thể lệ tín dụng đối với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (kèm theo Thể lệ tín dụng đối với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) do Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành
Số hiệu: | 67-NH/QĐ |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Nguyễn Văn Chuẩn |
Ngày ban hành: | 19/05/1986 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 67-NH/QĐ năm 1986 ban hành Thể lệ tín dụng đối với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (kèm theo Thể lệ tín dụng đối với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) do Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành
Chưa có Video