NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 543/2002/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2002 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12//997;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động
thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
Căn cứ Quyết định số 135/1999/QĐ-TTg ngày 02/06/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về danh mục bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng;
Căn cứ Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh
toán vốn của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
|
Vũ Thị Liên (Đã ký) |
VỀ XÂY DỰNG, CẤP PHÁT, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
TRÊN CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Chữ ký điện tử được xác lập riêng cho từng cá nhân để xác định và chứng thực quyền hạn, trách nhiệm trong việc sử dụng tiền trên tài khoản tiền gửi của Chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền (người ra lệnh chi tiền) và Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền (người kiểm soát) bảo đảm cơ sở pháp lý trong việc sử dụng tiền, hạch toán và thanh toán vốn.
Chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký tay trên chứng từ giấy.
Điều 2. Chữ ký điện tử thuộc danh mục bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng độ "TỐI MẬT".
Người xây dựng, cài đặt chương trình phần mềm cũng như những người cấp phát chữ ký điện tử phải làm Bản cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động ngân hàng.
Những người được cấp phát, sử dụng chữ ký điện tử phải làm Bản cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động ngân hàng.
Điều 3. Thẩm quyền xây dựng, cấp phát và quản lý chữ ký điện tử.
Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là đơn vị Ngân hàng Nhà nước) chịu trách nhiệm xây dựng, cấp phát và quản lý chữ ký điện tử đối với các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở tài khoản tại đơn vị Ngân hàng Nhà nước và có giao dịch thanh toán điện tử qua Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6. Việc xây dựng chữ ký điện tử phải thực hiện đúng các quy định sau đây:
1. Phải tổ chức ở nơi đảm bảo an toàn; máy tính, máy in và các trang thiết bị kỹ thuật khác phục vụ xây dựng chữ ký điện tử phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng riêng biệt để đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và an toàn;
2. Tuyệt đối tuân thủ quy trình xây dựng đã được xác định;
3. Không được xây dựng và nhân bản vượt quá số lượng chữ ký điện tử quy định;
4. Sau khi xây dựng xong, chữ ký điện tử phải được đăng ký vào sổ theo dõi chữ ký điện tử đã xây dựng. Sổ theo dõi chữ ký điện tử đã xây dựng và các chữ ký điện tử mới được xây dựng (chưa cấp phát) Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước trực tiếp lưu giữ và bảo quản theo chế độ tài liệu tối mật. Các giấy tờ, bản thảo ghi chép phục vụ cho việc xây dựng chữ ký điện tử và những chữ ký điện tử chế thử, hỏng phải huỷ ngay cùng với việc làm mất khả năng khôi phục chữ ký điện tử dưới bất kỳ hình thức nào trong máy tính và các vật mang tin khác để đảm bảo sự chính xác, an toàn và bảo mật.
III. CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ CẤP PHÁT CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Điều 7. Đối tượng được cấp phát chữ ký điện tử bao gồm:
1. Chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng (từ đây gọi tắt là đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng).
2. Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền của đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng.
Điều 8. Thủ tục cấp phát chữ ký điện tử:
1. Để được cấp phát chữ ký điện tử, chủ tài khoản của đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng phải có văn bản đề nghị cấp chữ ký điện tử kèm danh sách người của đơn vị mình thuộc đối tượng được cấp chữ ký điện tử gửi đơn vị Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu phụ lục số 1).
2. Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xét duyệt danh sách người được đơn vị tham gia thanh toán điện tử đề nghị cấp chữ ký điện tử.
Việc xét duyệt phải căn cứ vào đối tượng, thủ tục xin cấp và nhu cầu sử dụng chữ ký điện tử ở từng đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng. Nếu đúng đối tượng, thủ tục cấp phát chữ ký điện tử thì Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước hoặc người được chỉ định giúp việc cho Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước làm thủ tục cấp phát chữ ký điện tử cho từng cá nhân theo đề nghị của chủ tài khoản.
Điều 10. Việc cấp lại chữ ký điện tử chỉ được thực hiện trong trường hợp:
+ Chữ ký điện tử bị hỏng do nguyên nhân khách quan như vật mang tin chứa chữ ký điện tử bị hư hỏng khi vận chuyển, bị lỗi kỹ thuật v.v...
+ Chữ ký điện tử bị mất, thất lạc, bị lộ hoặc nghi bị lộ.
+ Người được cấp chữ ký điện tử chuyển sang làm công tác khác hoặc bị đình chỉ công tác.
Khi phát hiện chữ ký điện tử bị hỏng, bị mất, thất lạc, bị lộ hoặc nghi bị lộ người được cấp chữ ký điện tử phải báo cáo ngay với chủ tài khoản để có văn bản đề nghị đơn vị Ngân hàng Nhà nước cấp lại chữ ký điện tử. Chủ tài khoản đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng phải thu hồi ngay chữ ký điện tử bị hỏng, bị lộ hoặc nghi bị lộ để xử lý theo quy định.
IV. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Khi sử đụng chữ ký điện tử, người sử dụng không được để lộ mật mã và cách sử đụng chữ ký điện tử của mình. Máy tính và các trang thiết bị để sử dụng chữ ký điện tử phải được bố trí, sắp xếp ở vị trí khuất để khi (người) sử dụng chữ ký điện tử thì người khác không thể quan sát được mật mã và thao tác sử dụng.
V. ĐÌNH CHỈ SỬ DỤNG, THU HỒI VÀ THAY ĐỔI CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Điều 14. Chữ ký điện tử bị đình chỉ sử dụng, thu hồi và thay đổi trong các trường hợp sau đây:
1. Chữ ký điện tử đã có thông báo bị mất, thất lạc, bị lộ hoặc nghi bị lộ;
2. Người được cấp chữ ký điện tử chuyển sang làm công tác khác hoặc bị đình chỉ công tác;
3. Chữ ký điện tử đã hết hạn sử dụng (thay đổi theo định kỳ).
1. Phát hiện chữ ký điện tử bị mất, thất lạc, bị lộ hoặc nghi bị lộ: Chủ tài khoản đơn vị đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng phải điện báo ngay về đơn vị Ngân hàng Nhà nước cấp phát chữ ký điện tử, lập Biên bản xác định nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm (người chịu trách nhiệm phải ký vào Biên bản) sau đó báo cáo bằng văn bản về đơn vị Ngân hàng Nhà nước.
2. Người được cấp chữ ký điện tử chuyển sang làm công tác khác hoặc bị đình chỉ công tác: Trường hợp này người được cấp chữ ký điện tử phải giao lại ngay chữ ký điện tử do mình bảo quản và sử dụng cho chủ tài khoản. Chủ tài khoản có trách nhiệm thu hồi lại chữ ký điện tử, điện báo và báo cáo bằng văn bản về đơn vị Ngân hàng Nhà nước cấp phát chữ ký điện tử để có biện pháp xử lý thích hợp;
3. Nhận được thông báo của đơn vị Ngân hàng Nhà nước về việc đình chỉ sử đụng và thay đổi chữ ký điện tử.
Điều 16. Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm:
1. Đình chỉ sử dụng chữ ký điện tử - bằng biện pháp kỹ thuật, khi nhận được văn bản của đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng báo cáo về việc chữ ký điện tử bị mất, thất lạc, bị lộ, nghi bị lộ và người được cấp chữ ký điện tử chuyển sang làm công tác khác hoặc bị đình chỉ công tác.
2. Thay đổi chữ ký điện tử: Sau một thời gian sử dụng, chữ ký điện tử phải được thay đổi (thay đổi theo định kỳ). Khi thay đổi chữ ký điện tử, đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải thông báo cho các đơn vị và cá nhân liên quan để tiến hành thu hồi chữ ký điện tử cũ và cấp phát chữ ký điện tử mới. Chủ tài khoản đơn vị tham gia thanh toán điện tử có trách nhiệm giám sát việc thay đổi chữ ký điện tử tại đơn vị mình.
VI. GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ HUỶ BỎ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
1. Các phương thức giao nhận, vận chuyển chữ ký điện tử:
- Giao nhận trực tiếp;
- Giao nhận qua đường văn thư mật có bảo đảm;
2. Mọi trường hợp giao nhận trực tiếp chữ ký điện tử giữa người xây dựng, văn thư, người được cấp phát, người thu hồi v.v... đều phải vào sổ, ký nhận giữa hai bên, giao trực tiếp tại phòng làm việc theo quy định của Thủ trưởng đơn vị.
3. Khi gửi Chữ ký điện tử đi qua đường văn thư mật có bảo đảm: Đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị tham gia thanh toán điện tử phải ghi sổ "Chữ ký điện tử gửi đi" để theo dõi, đối chiếu và làm các thủ tục sau:
* Lập phiếu gửi: Chữ ký điện tử gửi đi phải có phiếu gửi kèm theo bỏ chung vào một bì trên phiếu gửi phải đóng dấu độ mật, độ khẩn theo đúng quy định đối với tài liệu Tối mật.
* Làm bì: Chữ ký điện tử gửi đi phải có bì riêng, không gửi chung với bì tài liệu thường, giấy làm bì phải là loại giấy dai, khó bóc, không thấm nước, không nhìn thấu qua được, gấp bì qua mối chéo, hồ dán phải dính, khó bóc. Chữ ký điện tử gửi đi phải gửi bằng 2 bì:
- Bì trong: ghi rõ số và ký hiệu chữ ký điện tử, tên người nhận, đóng dấu "Tối mật" và có dòng chữ "Chỉ người có tên mới được bóc bì" sau đó niêm phong bằng chỉ, hoặc si, bằng giấy thật mỏng khó bóc, niêm lên giao điểm các mối chéo phía sau của bì, đóng dấu niêm phong ở các góc giấy niêm, một nửa lên giấy niên, một nửa lên giấy bì. Mực niêm phong dùng loại mực đỏ tươi;
- Bì ngoài: ghi như gửi tài liệu thường, đóng dấu ký hiệu chữ "B" in hoa (không đóng dấu "Tối mật").
Đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị tham gia thanh toán điện tử có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đối chiếu với đơn vị hoặc cá nhân nhận chữ ký điện tử để tránh thất lạc, sai sót.
4. Đối với nhận chữ ký điện tử đến qua đường văn thư mật có bảo đảm: Chữ ký điện tử gửi đến phải qua văn thư mật để vào sổ "Tài liệu mật gửi đến" để theo dõi và báo cáo ngay cho chủ tài khoản đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng trước khi chuyển cho người được cấp phát (nhận). Người nhận được chữ ký điện tử phải hoàn lại ngay Phiếu gửi cho nơi gửi ngay trong ngày nhận được.
Điều 19. Việc cất giữ và bảo quản chữ ký điện tử được thực hiện theo các quy định:
1. Chữ ký điện tử mới được xây dựng, chữ ký điện tử đã cấp nhưng chưa sử đụng hoặc đang sử dụng và những chữ ký điện tử thu hồi chờ xử lý đều phải được các đơn vị, cá nhân có liên quan mở sổ theo dõi, cất giữ và bảo quản chặt chẽ theo chế độ đối với tài liệu tối mật.
2. Khi không sử dụng hoặc chưa sử dụng, chữ ký điện tử phải được cất giữ, bảo quản cẩn thận trong hòm, tủ có khoá chắc chắn, đảm bảo an toàn và đặt tại trụ sở làm việc.
Điều 20. Chữ ký điện tử bị huỷ bỏ sau khi đã đình chỉ sử dụng.
1. Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng và cá nhân có liên quan thực hiện các thủ tục cần thiết để huỷ bỏ chữ ký điện tử.
2. Việc huỷ bỏ chữ ký điện tử đo Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Việc huỷ bỏ chữ ký điện tử phải đảm bảo làm mất khả năng sử dụng lại chữ ký điện tử (bị huỷ bỏ).
Mọi trường hợp huỷ bỏ chữ ký điện tử đều phải thành lập Hội đồng huỷ bỏ.
3. Đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải mở sổ theo dõi Chữ ký điện tử bị huỷ bỏ.
Điều 22. Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính chịu trách nhiệm:
1. Căn cứ các quy định tại Quy định này, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm phối hợp với Cục Công nghệ tin học Ngân hàng lựa chọn, quyết định phương án và quy trình xây dựng, cấp phát và quản lý chữ ký điện tử sử dụng trong hệ thống chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định về xây dựng, cấp phát, sử dụng và quản lý chữ ký điện tử trong Hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
1. Quản lý việc xây dựng, cấp phát, thay đổi và hướng dẫn sử dụng chữ ký điện tử trong thanh toán điện tử liên Ngân hàng do mình tổ chức.
2. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định về xây dựng, cấp phát, sử dụng và quản lý chữ ký điện tử trong thanh toán điện tử liên Ngân hàng.
Điều 25. Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm:
1. Căn cứ vào các quy định tại Quy định này Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm lựa chọn, quyết định phương án và quy trình xây dựng, cấp phát và quản lý chữ ký điện tử trong hệ thống thanh toán điện tử nội bộ của mình.
Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được thoả thuận với khách hàng của mình (có mở tài khoản và giao dịch thanh toán qua Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) về việc sử dụng chữ ký điện tử trong thanh toán điện tử giữa Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với khách hàng.
2. Tổng Giám đốc (Giám đốc) đơn vị tham gia thanh toán điện tử có trách nhiệm quản lý và giám sát việc sử dụng chữ ký điện tử tại đơn vị mình theo đúng Quy định này.
Điều 26. Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Tên đơn vị
..................
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP CHỮ KÝ ĐIỆN TỰ
(kèm theo công văn số........ ngày.... tháng..... năm...... của..........)
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Đơn
vị |
Chức vụ |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chủ
tài khoản đơn vị tham gia
thanh toán điện tử liên Ngân hàng
Quyết định 543/2002/QĐ-NHNN về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 543/2002/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Vũ Thị Liên |
Ngày ban hành: | 29/05/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 543/2002/QĐ-NHNN về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video