THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2010/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2010 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về
tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2010 và thay thế Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Những khoản rủi ro do nguyên nhân khách quan của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội xảy ra trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý thì được xử lý theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
XỬ LÝ NỢ BỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ)
1. Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Khách hàng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bao gồm:
a) Hộ nghèo;
b) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
c) Các đối tượng vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm;
d) Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
đ) Các đối tượng được vay vốn để thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
e) Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn;
g) Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn;
h) Các đối tượng được hưởng chính sách tín dụng về nhà ở tại các vùng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
i) Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn;
k) Các đối tượng khác theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro
1. Quy chế này quy định việc xử lý nợ của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.
2. Các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân chủ quan của tổ chức, cá nhân trong vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành quy chế bồi thường thiệt hại, quyết định mức bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
3. Các khoản cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư theo từng Hiệp định hoặc Hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì việc xử lý nợ bị rủi ro thực hiện theo Hiệp định hoặc Hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân ủy thác.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý nợ bị rủi ro
1. Việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích;
b) Khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản;
c) Khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng.
2. Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 4. Thời điểm xem xét xử lý nợ bị rủi ro
1. Việc áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro đối với khách hàng được tính từ thời điểm khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
2. Việc xem xét xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện tại thời điểm thực tế phát sinh rủi ro hoặc theo từng đợt trên cơ sở đề nghị của khách hàng, của Ngân hàng Chính sách xã hội và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Quy định về nguyên nhân khách quan
1. Thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của khách hàng hoặc của dự án.
2. Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng (không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất, kinh doanh bị cấm…).
3. Khách hàng là cá nhân vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người vay vốn ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.
4. Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 6. Các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro
1. Gia hạn nợ
a) Gia hạn nợ là việc Ngân hàng Chính sách xã hội cho phép khách hàng được kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trong thời gian gia hạn nợ, khách hàng vẫn phải trả lãi tiền vay.
Khách hàng được xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
2. Khoanh nợ
a) Khoanh nợ là việc Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.
Khách hàng được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến 100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
- Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng: Thời gian khoanh nợ tối đa là 3 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
- Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng: Thời gian khoanh nợ tối đa là 5 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
- Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Xóa nợ (gốc, lãi).
a) Xóa nợ (gốc, lãi) là việc Ngân hàng Chính sách xã hội không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Khách hàng được xem xét xóa nợ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy chế này nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) mà vẫn không có khả năng trả nợ. Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.
- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Quy chế này và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.
c) Số tiền xóa nợ (gốc, lãi) cho khách hàng bằng số tiền khách hàng còn phải trả cho Ngân hàng, sau khi Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu.
Điều 7. Hồ sơ pháp lý để xử lý nợ bị rủi ro
a) Đơn xin khoanh nợ, gia hạn nợ của khách hàng. Trong đơn, khách hàng nêu rõ nguyên nhân gây thiệt hại; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền dư nợ gốc và lãi còn phải trả Ngân hàng; số tiền đề nghị khoanh nợ, gia hạn nợ.
b) Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay lập có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền;
c) Bản sao Giấy nhận nợ (Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay ký sao y);
d) Trường hợp người vay là tổ chức kinh tế thì ngoài các văn bản nêu trên, cần có các giấy tờ sau:
- Biên bản xác định mức độ tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật kèm báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của tổ chức kinh tế;
- Phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh của tổ chức kinh tế.
2. Đối với xóa nợ
a) Đơn xin xóa nợ nêu rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền gốc và lãi đang còn nợ Ngân hàng; số tiền gốc và lãi xin xóa nợ. Trường hợp khách hàng vay chết, mất tích mà không còn người thừa kế thì không cần phải có đơn đề nghị xử lý nợ.
b) Trường hợp người vay, học sinh sinh viên, người đi lao động nước ngoài bị mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần phải có xác nhận của cơ quan y tế. Trường hợp người vay, học sinh sinh viên, người đi lao động nước ngoài chết, mất tích hoặc bị coi là chết, mất tích phải có giấy chứng tử hoặc văn bản công bố chết, mất tích của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền cấp xã. Trường hợp người vay có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Trường hợp người vay là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã phá sản, giải thể phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tuyên bố của Tòa án và các văn bản liên quan đến việc thanh lý tài sản;
d) Bản sao Giấy nhận nợ (Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay ký sao y);
đ) Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Điều 8. Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý nợ bị rủi ro
1. Thủ tướng Chính phủ:
Quyết định xóa nợ (gốc, lãi) cho khách hàng đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính:
a) Hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
b) Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị xóa nợ cho khách hàng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi quy mô của đợt xóa nợ vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.
b) Quyết định việc khoanh nợ, xóa nợ cho khách hàng (đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ không vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội).
4. Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Quyết định việc gia hạn nợ đối với khách hàng.
b) Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đúng quy định tại quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 9. Trình tự thực hiện xử lý nợ bị rủi ro
1. Khách hàng gặp rủi ro phải lập hồ sơ theo quy định và gửi đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi vay vốn để Ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và tổng hợp gửi Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh.
2. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh kiểm tra xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của bộ hồ sơ đề nghị xử lý nợ của khách hàng, tổng hợp và có ý kiến bằng văn bản về đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng vay vốn gửi về Ngân hàng Chính sách xã hội kèm bộ hồ sơ xử lý nợ của khách hàng.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp các đề nghị của khách hàng và chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh để xem xét, xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 8 quy chế này.
Điều 10. Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro
1. Nguồn vốn để xóa nợ cho khách hàng được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (Việc trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được quy định tại quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội). Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Nguồn vốn để gia hạn nợ, khoanh nợ cho khách hàng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 50/2010/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/07/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video