NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 448/2000/QĐ-NHNN2 |
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2000 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10; Luật các Tổ chức Tín dụng số 02/1997/QH10 ngày
12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Để các Ngân hàng có nguồn trang trải chi phí về dịch vụ thanh toán cung cấp
cho khách hàng và góp phần phát triển và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
thanh toán qua Ngân hàng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2000, thay thế cho Quyết định số 162/QĐ-NH2 ngày 19/8/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng và Quyết định số 297/QĐ-NH2 ngày 9/9/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng. Các quy định trước đây của Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí dịch vụ thanh toán trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT/
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
VỀ VIỆC THU PHÍ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 448/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20 tháng 10 năm 2000
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với việc thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước và của các Tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ thanh toán.
2. Việc thu phí dịch vụ thanh toán trong quan hệ thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức tín dụng được phép làm dịch vụ thanh toán quốc tế với tổ chức, cá nhân hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy tắc và thông lệ quốc tế nếu các quy tắc và thông lệ đó không trái pháp luật Việt Nam.
Trong Quy định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngân hàng: là Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ thanh toán.
2. Khách hàng: là tổ chức, cá nhân có giao dịch trực tiếp với Ngân hàng về thanh toán và chuyển tiền qua Ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành
3. Dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng (gọi tắt là Dịch vụ thanh toán): là công việc do Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, nhằm phục vụ trực tiếp cho việc thanh toán và chuyển tiền của khách hàng qua Ngân hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
4. Phí dịch vụ thanh toán: là khoản thu của Ngân hàng đối với khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán, là giá hoặc phí thực hiện dịch vụ thanh toán chưa có thuế giá trị gia tăng.
Điều 3. Phạm vi và thẩm quyền quy định mức thu phí dịch vụ thanh toán
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:
a. Mức thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước trong giao dịch thanh toán với các Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. Mức thu phí này chỉ áp dụng đối với Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước (sở giao dịch, chi nhánh) mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và có giao dịch thanh toán trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.
b. Mức thu phí đối với một số dịch vụ thanh toán do Tổ chức tín dụng cung cấp cho khách hàng trong trường hợp cần thiết, theo mục tiêu nhất định để thực hiện chính sách của Nhà nước và quản lý hoạt động ngân hàng.
2. Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng được ấn định mức thu phí của từng dịch vụ thanh toán cụ thể cung cấp cho khách hàng (trừ dịch vụ thanh toán Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quy định mức thu phí) phù hợp với nội dung, điều kiện và phương thức thực hiện dịch vụ của tổ chức mình.
Điều 4. Tổ chức tín dụng trước khi áp dụng phải gửi Biểu phí dịch vụ thanh toán kèm theo các tiêu chuẩn về nội dung, điều kiện và phương thức thực hiện dịch vụ của mình cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) để theo dõi, đồng thời niêm yết công khai tại nơi giao dịch để khách hàng biết.
2. Trường hợp khách hàng chuyển tiền bằng điện báo, TELEX hoặc qua hệ thống SWIFT để thanh toán với nước ngoài hoặc có yêu cầu chuyển chứng từ đi trong nước và nước ngoài bằng thư bảo đảm, qua các hãng chuyển phát nhanh thì Ngân hàng được thu thêm tiền điện phí, bưu phí hoặc phí chuyển phát nhanh theo mức quy định của tổ chức cung cấp dịch vụ này.
3. Ngân hàng không phải hoàn trả lại khoản phí dịch vụ thanh toán đã thu trong trường hợp khách hàng yêu cầu hủy bỏ dịch vụ thanh toán hoặc dịch vụ thanh toán không thực hiện được vì sai sót, sự cố không phải do lỗi của Ngân hàng gây ra và Ngân hàng đã xử lý đúng trách nhiệm quy định.
Điều 6. Các loại hình dịch vụ thanh toán Ngân hàng được thu phí dịch vụ
1. Cung ứng các phương tiện thanh toán, gồm có: Séc, Thẻ Ngân hàng, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi và các phương tiện thanh toán khác được sử dụng để thực hiện giao dịch thanh toán qua Ngân hàng theo quy định của chế độ thanh toán hiện hành.
2. Dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, gồm có:
- Dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản ở khác đơn vị ngân hàng (sở giao dịch, chi nhánh);
- Chuyển tiền cấp phát kinh phí, điều chuyển vốn;
- Chuyển tiền đến một đơn vị ngân hàng khác để sử dụng;
- Trả lương vào tài khoản;
- Yêu cầu huỷ hoặc sửa đổi chuyển tiền;
- Thu hộ và chi hộ trong nước;
- Các dịch vụ thanh toán khác trong nước cho khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
3. Dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, gồm có:
a. Chuyển tiền ra nước ngoài (gồm cả chuyển tiền ra nước ngoài khi thanh toán Thư tín dụng trả ngay và trả chậm);
b. Nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến;
c. Thu hộ và chi hộ với nước ngoài:
- Nhờ nước ngoài thu hộ, bao gồm: nhận, xử lý, gửi chứng từ đi nước ngoài nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ thu;
- Hủy nhờ thu theo yêu cầu của cá nhân hoặc đơn vị nhờ thu trong nước;
- Thu hộ nước ngoài;
- Đổi séc du lịch lấy tiền mặt ngoại tệ.
d. Các dịch vụ thanh toán khác với nước ngoài mà Ngân hàng được phép thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 7. Các trường hợp Ngân hàng không được thu phí dịch vụ thanh toán
1. Các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với Ngân hàng nơi mở tài khoản về trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán.
2. Các khoản vay, trả giữa các Tổ chức tín dụng khi tham gia thị trường liên Ngân hàng.
Điều 8. Tính và thu thuế giá trị gia tăng khi thu phí dịch vụ thanh toán
1. Ngân hàng Nhà nước không tính và thu thuế giá trị gia tăng khi thu phí dịch vụ thanh toán.
2. Tổ chức tín dụng được tính và cộng thêm thuế giá trị gia tăng khi thu phí dịch vụ thanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Điều 9. Đơn vị thu và trả tiền dịch vụ thanh toán
1. Đối với dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán: Ngân hàng cung ứng (bán) phương tiện thanh toán thu phí dịch vụ từ khách hàng có nhu cầu sử dụng.
2. Đối với dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng:
a. Trường hợp thanh toán và chuyển tiền bằng Uỷ nhiệm chi, Lệnh chuyển Có hoặc nộp tiền mặt, Ngân phiếu thanh toán để chuyển đi: Ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là bên chuyển tiền;
b. Trường hợp thanh toán bằng Séc, Uỷ nhiệm thu: Ngân hàng phục vụ bên trả tiền thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là bên trả tiền; Đối với Lệnh chuyển Nợ, ngân hàng phục vụ người phát lệnh là Ngân hàng thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là người phát lệnh;
c. Thanh toán bù trừ trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực thanh toán bù trừ điện tử: Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh toán bù trừ thu phí đối với Ngân hàng thành viên trả tiền;
d. Dịch vụ nhờ thu hộ trong nước đối với Séc, Uỷ nhiệm thu, Thương phiếu phát hành và thanh toán trong nước: Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng (đơn vị thu hộ) hoặc Ngân hàng phục vụ bên đòi tiền thu phí dịch vụ đối với người hoặc đơn vị nộp Séc, Uỷ nhiệm thu, Thương phiếu để nhờ thu hộ.
3. Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng:
a. Ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền ra nước ngoài thu phí dịch vụ chuyển tiền đối với khách hàng là bên chuyển tiền;
b. Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thu phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng là bên thụ hưởng;
c. Dịch vụ nhờ nước ngoài thu hộ Séc, tiền nước ngoài không đủ tiêu chuẩn lưu hành, bộ chứng từ cho khách hàng trong nước: Ngân hàng phục vụ bên nộp hoặc bên đòi tiền thu phí dịch vụ thu hộ đối với khách hàng là bên nộp hoặc bên đòi tiền về nhận, xử lý và gửi chứng từ đi nước ngoài nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ thu;
d. Dịch vụ thu hộ nước ngoài: Ngân hàng phục vụ bên trả tiền thu phí dịch vụ thu hộ nước ngoài đối với khách hàng là bên trả tiền trong nước về nhận, xử lý nhờ thu của nước ngoài và thanh toán (chuyển tiền) trả nước ngoài.
4. Đối với dịch vụ thanh toán khác: Ngân hàng được thoả thuận trực tiếp với khách hàng có nhu cầu sử dụng để xác định đơn vị thu, trả phí dịch vụ thanh toán trên nguyên tắc tự nguyện và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên có liên quan.
Điều 10. Cách thu, trả phí dịch vụ thanh toán giữa Ngân hàng và khách hàng
1. Giữa Tổ chức tín dụng với khách hàng: Tổ chức tín dụng có thể thu phí dịch vụ thanh toán theo 2 cách:
a. Thu từng lần khi Tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ thanh toán: áp dụng đối với khách hàng không giao dịch thường xuyên với Tổ chức tín dụng. Trong trường hợp này, Tổ chức tín dụng phải trả ngay chứng từ thu phí dịch vụ cho khách hàng nộp theo quy định hiện hành;
b. Thu theo định kỳ thoả thuận bằng hợp đồng giữa Tổ chức tín dụng và khách hàng: Vào cuối định kỳ đã thoả thuận giữa Tổ chức tín dụng và khách hàng, Tổ chức tín dụng lập Bảng kê các khoản thanh toán của khách hàng đã thực hiện trong kỳ để làm căn cứ tính toán phí dịch vụ thanh toán phải thu, được chủ động lập chứng từ trích tài khoản của khách hàng để thu phí dịch vụ thanh toán và phải gửi giấy báo Nợ cho khách hàng. Nếu khách hàng thanh toán chậm phí dịch vụ thanh toán cho Tổ chức tín dụng khi đến hạn đã thoả thuận thì khách hàng có thể bị phạt chậm trả theo quy định của chế độ thanh toán hiện hành.
2. Giữa Ngân hàng Nhà nước với khách hàng là Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước: Định kỳ hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước lập Bảng kê các khoản thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước của khách hàng có giao dịch thanh toán để tính toán phí dịch vụ phải thu, được chủ động lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu phí dịch vụ và phải gửi giấy báo Nợ cho khách hàng theo quy định.
Điều 11. Thu và trả phí dịch vụ thanh toán giữa các Tổ chức tín dụng
1. Giữa các đơn vị Tổ chức tín dụng cùng hệ thống (sở giao dịch và chi nhánh): Việc thu và trả (điều hòa) phí dịch vụ thanh toán giữa các đơn vị Tổ chức tín dụng cùng hệ thống do Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng quy định cho hệ thống của mình.
2. Các Tổ chức tín dụng được thoả thuận trực tiếp với nhau về việc thu, trả phí dịch vụ thanh toán đối với các khoản thanh toán phát sinh hay tiếp nhận trực tiếp với nhau hoặc qua thanh toán bù trừ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức (chủ trì).
Điều 12. Đồng tiền và chứng từ sử dụng trong thu phí dịch vụ thanh toán
1. Đồng tiền sử dụng trong thu phí dịch vụ thanh toán:
a. Đối với dịch vụ thanh toán trong nước thực hiện bằng đồng Việt Nam: Đồng tiền sử dụng để thanh toán phí dịch vụ thanh toán là đồng Việt Nam;
b. Đối với dịch vụ thanh toán với nước ngoài hoặc thanh toán trong nước được phép thực hiện bằng ngoại tệ: Khách hàng có thể thanh toán bằng đô la Mỹ (USD) hoặc bằng đồng Việt Nam (VND) hoặc ngoại tệ khác theo thoả thuận với Ngân hàng phục vụ mình và phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Chứng từ sử dụng trong thu phí dịch vụ thanh toán: Ngân hàng phải thực hiện theo quy định hiện hành của Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
a. Chứng từ thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước không có các yếu tố về thuế;
b. Chứng từ thu phí dịch vụ thanh toán của Tổ chức tín dụng phải tuân thủ quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hoá đơn, chứng từ giá trị gia tăng.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Quy định này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
THE
STATE BANK |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 448/2000/QD-NHNN2 |
Hanoi,
October 20, 2000 |
ISSUING THE REGULATION ON THE COLLECTION OF VIA-BANK PAYMENT SERVICE CHARGES
THE STATE BANK GOVERNOR
Pursuant to Vietnam State Bank Law No.
01/1997/QH10; Credit Institutions Law No. 02/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks,
powers and State management responsibilities of the ministries and
ministerial-level agencies;
In order to enable the banks to acquire funding to cover expenses for the
provision of payment services to their customers and contribute to developing
and diversifying forms of via-bank payment service;
At the proposal of the director of the Accounting and Finance Department,
DECIDES:
...
...
...
FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR
Nguyen Thi Kim Phung
ON THE COLLECTION OF VIA-BANK PAYMENT SERVICE CHARGES
(Issued together with Decision No. 448/2000/QD-NHNN2 of October 20, 2000 of
the State Bank Governor)
Article 1.- Objects and scope of application
1. This Regulation applies to the collection of payment service charges by the State Bank and by the credit institutions operating in the Vietnamese territory and permitted by the State Bank to provide payment services.
2. The collection of payment service charges in the payment relations between the State Bank, the credit institutions permitted to provide international payment services and organizations, individuals operating outside the Vietnamese territory shall comply with the international rules and practices if such rules and practices are not contrary to the laws of Vietnam.
...
...
...
In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:
1. Banks mean the State Bank and the credit institutions operating in the Vietnamese territory and permitted by the State Bank to provide payment services.
2. Customers mean organizations or individuals that have direct transactions with the banks regarding payment and transfer of money via such banks according to current provisions of law.
3. Via-bank payment services (referred to as payment services for short) mean operations performed by the banks at the customers’ requests in order to directly serve the payment and transfer of their money via such banks according to the State Bank’s current regulations.
4. Payment service charges mean sums of money collected by the banks from the customers using payment services, prices or charges for provision of payment services, exclusive of value added tax.
Article 3.- The scope of and competence to set the payment service charge levels
1. The State Bank Governor shall set:
a/ The levels of payment service charge collected by the State Bank in payment transactions with credit institutions and State treasuries. These charge levels shall be only applicable to the credit institutions and State treasuries (transaction offices, branches) that open their accounts at the State Bank and have direct payment transactions with the State Bank.
b/ The charge levels for a number of payment services provided by the credit institutions to their customers in cases of necessity for certain purposes in order to realize the State’s policies and manage the banking operations.
...
...
...
2. Where customers transfer money by telegraph, telex or via the SWIFT system for payment to foreign parties or request to send vouchers within the country or abroad by registered mail via express mail service companies, the banks may collect also telegraph charges, postage or express mail service charges at the rates set by the providers of these services.
3. The banks shall not refund the collected payment service charges in cases where the payment services are cancelled at the customers’ requests or cannot be fulfilled due to errors or incidents not caused by the banks and the banks have dealt with such errors or incidents according to their prescribed responsibility.
Article 6.- Types of payment services for which the banks are allowed to collect service charges
1. Providing payment instruments, including checks, bank cards, proxy of collection, proxy of payment and other payment instruments used for conducting via-bank payment transactions according to the current payment regimes.
2. Domestic payment services for customers, including:
...
...
...
- Transfer of budgetary grants, capital transfer;
- Transfer of money to other banks’ units for use;
- Payment of wages into accounts;
- Requests to cancel or modify money transfers;
- Domestic entrusted collection and payment;
- Other domestic payment services for customers in compliance with current provisions of law.
3. International payment services for customers, including:
a/ Transfer of money abroad (including transfer of money abroad for payment of letters of credit payable on demand or subject to deferred payment);
b/ Receipt of money transferred from abroad;
...
...
...
- Entrusted collection by foreign countries, including receipt, processing and sending of vouchers abroad for entrusted collection, and payment of the entrusted collection results;
- Cancellation of entrusted collection at the requests of domestic entrustors, being either individuals or organizations;
- Entrusted collection for foreign countries;
- Converting traveler’s checks into foreign currencies in cash.
d/ Other payment services with foreign countries, which the banks are permitted to provide according to the regulations of the State Bank.
Article 7.- Cases where the banks are not allowed to collect payment service charges
1. Sums paid directly between the customers and the banks where they open accounts for payment of debts, interests, service charges, payment for purchase of print papers or payment instruments.
2. Sums borrowed or repaid by credit institutions when participating in the inter-bank market.
Article 8.- Calculation and collection of value added tax upon collection of payment service charges
...
...
...
2. The credit institutions may calculate and add up value added tax when collecting payment service charges according to current regulations of the Ministry of Finance.
Article 9.- Units collecting and paying payment service charges
1. For the service of supplying payment instruments, the banks that supply (sell) payment instruments shall collect service charges from customers wishing to use such instruments.
2. For domestic payment services for customers:
a/ For payment and transfer of money by proxy of payment, credit transfer or cash payment orders, payment checks for transfer: the banks serving the money transferors shall collect payment service charges from the customers being the money transferors.
b/ For payment in check or proxy of collection: the banks serving the payers shall collect payment service charges from the customers being payers; for debt transfer orders, the banks serving the order issuers shall collect payment service charges from the customers being the order issuers.
c/ Clearing payment in the same province or centrally-run city and the electronic clearing payment zone: The State Bank assuming the prime responsibility for clearing payment shall collect charges from the paying member banks;
d/ Domestic entrusted collection service for checks, proxy of collection, domestically-issued and -paid negotiable instruments: The banks serving the beneficiaries (entrusted collectors) or the banks serving the payees shall collect service charges from individuals or units that submit checks, proxy of collection or negotiable instruments for entrusted collection.
3. For international payment services for customers:
...
...
...
b/ The banks serving the beneficiaries shall collect payment service charges from the customers being the beneficiaries;
c/ The service of entrusting foreign countries to collect checks, foreign currencies being not up to standards for circulation, document sets for domestic customers: The banks serving the payers or money claimants shall collect entrusted collection service charges from the payers or money claimants for the receipt, processing and sending of vouchers abroad for entrusted collection and for payment of the entrusted collection results;
d/ The service of entrusted collection for foreign countries: The banks serving the payers shall collect charges for this service from the customers being the domestic payers for the receipt and processing of the entrusted collection for foreign countries and for the payment (transfer of money) to foreign countries.
4. For other payment services: The banks may negotiate directly with the customers that wish to use these services in order to determine the units that shall collect and pay payment service charges on the principle of voluntariness and non-affecting of the concerned parties interests.
1. Between the credit institutions and the customers: The credit institutions may collect payment service charges in two ways:
a/ Collecting charges for each payment service provided by the credit institutions: Applicable to customers that do not have regular transactions with the credit institutions. In this case, the credit institutions shall return immediately the service charge collection vouchers to the paying customers according to current regulations;
b/ Collecting charges periodically under contracts signed between the credit institutions and their customers: At the end of the period agreed upon by the credit institutions and their customers, the credit institutions shall draw up lists of amounts already paid by the customers in the period for use as basis for calculation of the to be-collected service charges, make vouchers on their own for making deductions from the customers’ accounts to collect the payment service charges and send debt notices to the customers. If the customers fail to pay payment service charges to the credit institutions according to the schedule as already agreed upon, they may be fined for late payment according to current payment regulations.
2. Between the State Bank and its customers being credit institutions and State treasuries: Once every month, the State Bank shall make up lists of payments made via the State Bank by the customers having payment transactions in order to calculate the to be-collected service charges, make on their own vouchers for making deductions from the customers’ accounts to collect service charges and send debt notices to the customers according to regulations.
...
...
...
1. Among the credit institutions’ units of the same system (transaction offices and branches): The collection and payment (regulation) of payment service charges among the credit institutions’ units of the same system shall be stipulated by the general directors (directors) of such credit institutions for their respective systems.
2. The credit institutions may negotiate directly with one another on the collection and payment of payment service charges for payments arising or received directly from one another or through clearing payment organized (sponsored) by the State Bank.
Article 12.- Currencies and vouchers used in the collection of payment service charges
1. Currencies used in the collection of payment service charges
a/ For domestic payment services provided in Vietnam dong: The currency used for paying payment service charges shall be Vietnam dong.
b/ For payment services with foreign countries or domestic payment services permitted to be provided in foreign currencies: Customers may pay charges in the US dollar (USD) or in Vietnam dong (VND) or other foreign currencies as agreed upon with the banks serving them and in compliance with the legislation on foreign exchange management.
2. Vouchers used in the collection of payment service charges: The banks must comply with the current Regulation on accounting vouchers of banks and credit institutions, issued by the State Bank Governor.
a/ The State Bank’s vouchers used in the collection of payment service charges shall not contain tax-related contents;
b/ The credit institutions’ vouchers used in the collection of payment service charges shall comply with the current regulations of the Ministry of Finance on added value invoices and vouchers.
...
...
...
Organizations and individuals that violate the provisions in this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled and, if they cause any damage, pay compensation according to law provisions.
;Quyết định 448/2000/QĐ-NHNN2 về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 448/2000/QĐ-NHNN2 |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Phụng |
Ngày ban hành: | 20/10/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 448/2000/QĐ-NHNN2 về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video