NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2003/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2003 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật ngân hàng Nhà nước
ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ
Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quan hệ quốc tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
Lê Đức Thuý (Đã ký) |
HÀNH ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2003/QĐ-NHNN ngày 13/1/2003 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, theo tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có uy tín với khách hàng, có khả năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan, tận dụng tốt các thành tựu về công nghệ thông tin, thành thạo ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và kỉ luật cao, góp phần nâng cao hiệu suất lao động trong ngành ngân hàng.
Về hoạt động hội nhập, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã xác định trọng tâm là làm tốt chức năng đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức này, phát triển mối quan hệ hợp tác song phương trong đó có việc triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ, chú trọng công tác hội nhập quốc tế và khu vực trong các tổ chức kinh tế đa phương như ASEAN, APEC, WTO
Chương trình hành động của ngành ngân hàng nhằm triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm 7 nội dung chính sau đây:
- Công tác thông tin, tuyên truyền;
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật;
- Hoàn thiện chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế;
- Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính tiền tệ, nâng cao khả năng cạnh tranh;
- Đàm phán gia nhập WTO;
- Đào tạo nguồn nhân lực;
- Mở rộng thị trường, tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật của các nước và các tổ chức quốc tế.
I. CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong NHNN nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung, đưa các nội dung này vào chương trình giảng dạy của Học viện Ngân hàng, tổ chức các cuộc hội thảo và qua các phương tiện thông tin đại chúng như thời báo ngân hàng , tạo sự nhận thức đầy đủ và thống nhất trong ngành cũng như trong xã hội
II. XÂY DỰNG, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHÁP LUẬT (2003-2006)
Trọng tâm trong công tác hội nhập của ngành ngân hàng trong những năm tới là tiếp tục triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ và chuẩn bị cho việc đàm phán gia nhập WTO.
- Ngân hàng nhà nước tiếp tục tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hoạt động ngân hàng với các nội dung, thoả thuận trong các hiệp định song phương và đa phương đã ký kết. Trên cơ sở đó trình Chính phủ kiến nghị với Quốc hội ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với các định chế của WTO và các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia; sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách không phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang thoả thuận tham gia.
- Tăng cường khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), thiết lập hệ thống đánh giá, phân loại TCTD theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo để Việt Nam có thể tham gia đầy đủ vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
- Xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai, kiểm soát có lựa chọn có giao dịch tài khoản vốn. Xây dựng hệ thống các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế đặc biệt là vốn ngắn hạn, kiểm soát nợ nước ngoài, kiểm soát và hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
III. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (2003)
Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế, trong đó xác định rõ và cụ thể lộ trình hội nhập, các mức cam kết đối với từng loại tổ chức kinh tế quốc tế để định hướng cho cả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng. Trên cở sở chiến lược đó xây dựng kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống TCTD Việt Nam trong thị trường nội địa cũng như trên trường quốc tế.
IV. XÂY DỰNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ, NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống TCTD nhằm ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho các TCTD hội nhập quốc tế.
1. Đối với NHNN (2003 - 2005)
- Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng vận dụng các công cụ chính sách gián tiếp, hoàn thiện thị trường mở;
- Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ theo hướng tự do hoá có sự điều tiết gián tiếp có hiệu quả của Nhà nước;
- Xây dựng cơ chế thanh toán phù hợp với thông lệ quốc tế, hiện đại hoá hệ thống thanh toán, hệ thông thông tin tài chính, đảm bảo cho hệ thống TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng giám sát;
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm;
- Cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát TCTD;
- Lập chương trình về hội nhập trên mạng Internet để cập nhập thông tin tài chính, tiền tệ.
2. Đối với hệ thống TCTD (2003-2005)
Củng cố và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nhằm lành mạnh hoá hệ thống tài chính, ngân hàng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nâng cao khả năng cạnh tranh cả về năng lực tài chính, trình độ công nghệ cũng như năng lực quản lý để có thể chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch và mở rộng cơ cấu cả về chủng loại và chất lượng cung ứng các dịch vụ tài chính theo hướng dựa trên cung cầu thị trường để các TCTD tự chủ hơn trong việc ra quyết định kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, tự tìm kiếm khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động, có khả năng cạnh tranh trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
a) Đối với Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN)
- Lành mạnh hoá tài chính của các NHTMNN trên cơ sở cơ cấu lại nợ, làm sạch bảng cân đối tài sản, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa phát sinh nợ xấu mới; có biện pháp giải quyết các khoản nợ đầu tư và cho vay không hiệu quả;
- Tách hoạt động tín dụng chính sách khỏi các NHTMNN chuyển giao nhiệm vụ này cho ngân hàng chính sách xã hội thực hiện;
- Hoàn thiện quy trình cho vay, thủ tục và điều kiện cho vay phù hợp với nhiều thành phần kinh tế, chú trọng cho vay chung và dài hạn phù hợp với chu kỳ dự án;
- Tập trung triển khai dự án về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế;
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý và viên chức các NHTMNN.
b) Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)
Đặt ra yêu cầu tái cơ cấu tổ chức và chuẩn mực quản lý đối với các NHTMCP, tạo điều kiện cho những ngân hàng này hiện đại hoá công nghệ và đào tạo nâng cao trình độ quản lý, tham gia có hiệu quả vào thị trường tiền tệ thứ cấp, nghiệp vụ tái cấp vốn và hệ thống thanh toán của ngân hàng Nhà nước, cụ thể:
- Sắp xếp lại hệ thống các NHTMCP; giải thể hoặc sáp nhập một số NHTMCP yếu kém;
- Lành mạnh hoá tài chính của các NHTMCP trên cơ sở cơ cấu lại nợ quá hạn;
- Cơ cấu lại tổ chức, đặc biệt là các bộ phận quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ, tài sản có, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn và đầu tư.
Trên cơ sở chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng, xây dựng phương án đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng chuẩn bị cho các phiên đàm phán gia nhập WTO, với mục tiêu đề ra là vào năm 2005.
Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chung và dài hạn nhằm củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng đủ năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan, tận dụng tốt các thành tựu về công nghệ thông tin, thành thạo ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao, góp phần nâng cao hiệu suất lao động trong ngành ngân hàng. Chiến lược này đặc biệt chú trọng đến những cán bộ trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán, kí kết hợp đồng quốc tế hoặc gia nhập các tổ chức đa phương, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế.
VII. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG, TRANH THỦ ĐẦU TƯ VÀ TRỢ GIÚP KĨ THUẬT CỦA CÁC NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng đầu tư Châu Âu, Ngân hàng đầu tư Bắc Âu, Quỹ OPEC, Quỹ KUWAIT; phối cùng các Bộ ngành liên quan tập trung vào việc triển khai thực hiện các cam kết với IMF/WB/ADB nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã kí để tranh thủ nguồn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; chú trọng công tác hội nhập quốc tế và khu vực trong các tổ chức kinh tế đa phương như ASEAN, APEC, WTO ; và trong hợp tác song phương như Ngân hàng trung ương Pháp, Cơ quan xúc tiến hợp tác và phát triển Pháp (PROPARCO), Ngân hàng hớp tác quốc tế Nhật bản (JBIC), Ngân hàng Mỹ (EXIMBANK), Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng trung ương Lào, Ngân hàng trung ương Campuchia, Ngân hàng quốc gia Cu Ba, Ngân hàng trung ương Malaysia, Ngân hàng trung ương Iran, Luxembourg
Đồng thời tranh thủ nguồn hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và ngân hàng trung ương các nước trong việc nghiên cứu, thu nhập thông tin, kinh nghiệm của các nước trong hội nhập quốc tế như đàm phán gia nhập WTO cũng như quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam.
Để thực hiện chương trình hành động này, các vụ, đơn vị sau đây có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của đơn vị mình để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Các kế hoạch hành động này cần hoàn thành và trình Thống đốc phê duỵệt trước ngày 28/2/2003.
1- Công tác thông tin, tuyên truyền:
- Học viện ngân hàng có kế hoạch đưa vào chương trình ngoại khoá giới thiệu các tổ chức kinh tế, tài chính ngân hàng thế giới và khu vực như: WTO, ASEAN, APEC, ASEM, EU, IMF, WB, ADB, v.v
- Văn phòng NHNN làm đầu mối, phối hợp các đơn vị liên quan, có kế hoạch tổ chức các buổi hội thảo và tuyên truyền hội nhập cho cán bộ NHNN và NHTM.
- Thời báo ngân hàng có kế hoạch tuyên truyền hội nhập qua báo chí và các phương tiện thông tin khác.
- Trung tâm tuyên truyền báo chí làm đầu mối thu thập thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế;
2- Xây dựng sửa đổi, bổ sung pháp luật
Vụ pháp chế chủ trì làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định.
3- Hoàn thiện chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế:
Vụ chiến lược phát triển ngân hàng chủ trì làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện.
4- Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính tiền tệ, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Vụ chính sách tiền tệ chủ trì làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến chính sách tiền tệ.
- Vụ các ngân hàng chủ trì làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến các ngân hàng thương mại.
- Vụ quản lý ngoại hối chủ trì làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến ngoại hối.
- Thanh tra ngân hàng nhà nước làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan, tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến thanh tra, giám sát như cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.
- Cục công nghệ tin học ngân hàng làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công nghệ tin học như hiện đại hoá hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin tài chính; lập chương trình về hội nhập trên mạng Internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ.
5- Đào tạo nguồn nhân lực
Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo chủ trì làm đầu mối phối hợp với Học viện ngân hàng và các đơn vị liên quan thực hiện.
6- Đàm phán gia nhập WTO
Vụ quan hệ quốc tế chủ trì làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.
7- Mở rộng thị trường, tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật của các nước và các tổ chức quốc tế.
Vụ quan hệ quốc tế chủ trì làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện.
THE
STATE BANK |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 42/2003/QD-NHNN |
Hanoi , January 13, 2003 |
DECISION
ON
THE PROGRAM OF ACTION FOR INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION IN THE BANKING
DOMAIN
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
Pursuant to the State Bank
Law of December 12, 1997;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002
prescribing the functions, tasks, powers and organizational structure of the
ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 37/2002/QD-TTg of March 14, 2002
on the Government’s program of action for implementation of the Politburo’s
Resolution No. 07-NQ/TW on international economic integration;
At the proposal of the director of the Department for International Relations,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the program of action for international economic integration in the banking domain.
Article 2.- This Decision takes effect after its signing.
Article 3.- The Office’s director, the heads of the State Bank’s concerned units, the director of the Banking Institute and the directors of the State Bank’s provincial/municipal branches shall have to implement this Decision.
...
...
...
STATE
BANK GOVERNOR
Le Duc Thuy
PROGRAM OF ACTION
FOR
INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION IN THE BANKING DOMAIN
(Issued together with the State Bank Governor’s Decision No. 42/2003/QD-NHNN
of January 13, 2003)
In order to gain initiative in the integration process, in the spirit of the Politburo’s Resolution No. 07-NQ/TW on international economic integration, Vietnam should build a banking system, which is diversified in forms, prestigious among customers and competitive, operates efficiently and safely, has the capability to better mobilize various capital sources in the society and to expand investment, meeting the requirements of the national cause of industrialization and modernization; step up the work of training a contingent of banking officials, who are politically steadfast, proficient in banking operations and relevant operations, make good use of informatic technological achievements, are fluent in foreign languages, and have industrial working style and high sense of discipline, thus contributing to raising the working efficiency in the banking sector.
Regarding integration activities, the State Bank (SB) has determined that its pivotal task is to well exercise the function to represent the Vietnamese Government at international financial-monetary organizations, make the fullest use of the assistance of these organizations, develop bilateral cooperation relations, including the implementation of the Vietnam - US Bilateral Trade Agreement, with special attention paid to international and regional integration in such multilateral economic organizations as ASEAN, APEC, WTO,...
The banking sector’s program of action aims to implement the Government’s program of action for the implementation of Resolution No. 07 on international economic integration and includes the following 7 principal contents:
- Information and propagation work;
...
...
...
- Perfection of the general strategy on international economic integration;
- Formulating financial-monetary mechanisms and policies, and raising competitiveness;
- Negotiations for joining WTO;
- Human resource training;
- Expansion of markets, winning investment and technical assistance of other countries and international organizations.
I. INFORMATION AND PROPAGATION
WORK
To organize propagation and popularization of the Party’s and State’s undertakings and policies as well as information and knowledge on international economic integration in the State Bank in particular and the banking system in general, incorporate these contents into the Banking Institute’s teaching curricula, organize workshops, and through such mass media as the Banking Times,..., create an adequate and uniform perception in the sector and the society as well.
II. LAW ELABORATION,
AMENDMENT AND SUPPLEMENTATION (2003-2006)
The central task of the banking sector in the work of integration in the coming years is to continue implementing the Vietnam-US Bilateral Trade Agreement and prepare for negotiations for joining WTO.
...
...
...
- To enhance legal framework for credit institutions (CIs)’ activities, establish a system for evaluating and classifying CIs according to international standards, ensuring that Vietnam can fully participate in international and regional economic organizations in the finance and banking domain.
- To build a foreign exchange management mechanism along the direction of liberalizing current transactions, and selectively controlling capital account transactions. To build a system of measures to control international capital flow, especially short-term capital, control foreign loans, and control and minimize the use of foreign currencies on the Vietnamese territory.
III. PERFECTION OF THE
GENERAL STRATEGY ON INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION (2003)
To work out a general strategy on international integration, clearly and specifically determining the integration roadmap and the extent of commitment to each type of international economic organizations in order to orientate the whole process of international economic integration of the banking sector. On the basis of that strategy, to draw up a plan on raising the competitiveness of Vietnam’s system of CIs on domestic and international market.
IV. BUILDING
FINANCIAL-MONETARY MECHANISMS AND POLICIES, AND RAISING COMPETITIVENESS
To continue renovating and making healthy the system of CIs in order to stabilize currencies, control inflation, support economic development, and create favorable conditions for CIs to participate in international integration.
1. For the State Bank (2003-2005)
- To renovate monetary policies along the direction of applying indirect policy tools, and perfect the open market;
- To perfect the mechanism for administering interest rates of domestic and foreign currencies along the direction of liberalization with efficient and indirect regulation by the State;
...
...
...
- To build an early-warning system;
- To restructure the system of inspection and supervision of CIs;
- To program the Internet integration in order to update financial and monetary information.
2. For the system of CIs (2003-2005)
To consolidate and restructure CIs in order to make healthy the financial and banking system and meet the national industrialization and modernization requirements; to raise the competitiveness in financial capability, technological level and managerial capability so as to actively participate in the international economic integration. To restructure and expand financial services in terms of both types and quality along the direction of basing on market supply and demand so that CIs can be more autonomous in making business decisions, take self-responsibility, seek customers themselves and raise operation efficiency, be competitive in the country, the region and the world.
a/ For State-run commercial banks (SCBs)
- To make healthy the SCBs’ finance on the basis of restructuring loans, making asset balance sheets clean, applying measures to prevent the arising of new bad debts; to take measures to settle inefficient investment and loan debts;
- To separate policy credit activities from SCBs and transfer this task to the Bank for Social Policies;
- To perfect the lending process, procedures and conditions to suit various economic sectors, attaching importance to medium- and long-term loans compatible with projects’ cycles;
...
...
...
- To train and retrain a contingent of managerial officials and employees of SCBs.
b/ For joint-stock commercial banks (JSCBs)
To set the requirement of restructuring organization and management standards for JSCBs, to create conditions for them to modernize their technologies, to organize training for raising the managerial capability, and to efficiently participate in secondary monetary market as well as the State Bank’s capital re-allocation operations and payment system, concretely as follows:
- To restructure the system of JSCBs; to dissolve or merge a number of weak and inefficient JSCBs;
- To make healthy the JSCBs’ finance on the basis of restructuring overdue debts;
- To organizationally restructure, especially sections managing risks as well as assets and liabilities, supervising and conducting internal audit and/or managing capital and investment.
V. NEGOTIATIONS FOR JOINING
WTO
On the basis of the banking sector’s general strategy on international economic integration, to build plans for negotiations in the field of finance and banking services in preparation for negotiations for joining WTO, with the set objective for 2005.
VI. HUMAN RESOURCE TRAINING
...
...
...
VII. EXPANSION OF MARKETS,
WINNING INVESTMENT AND TECHNICAL ASSISTANCE OF OTHER COUNTRIES AND
INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
To continue strengthening and developing cooperation relations with such international finance-monetary organizations as the International Monetary Fund (IMF); the World Bank (WB); the Asian Development Bank (ADB); the European Investment Bank; the North European Investment Bank; the OPEC Fund; and the KUWAIT Fund; to coordinate with the concerned ministries and branches in focusing on the fulfillment of the commitments with the IMF, WB and ADB in order to step up the tempo of implementation of the signed projects, making full use of capital sources for the national cause of industrialization and modernization; to attach importance to international and regional integration in such multilateral economic organizations as the ASEAN, APEC, WTO,... and bilateral cooperation organizations such as the French Central Bank, the French Cooperation and Development Promotion Agency (PROPARCO), the Japan Bank for International Cooperation (JBIC), the American EXIMBANK, the Chinese People’s Bank, the Lao Central Bank, the Cambodian Central Bank, the Cuban National Bank, the Malaysian Central Bank, the Central Bank of Iran, Luxembourg,...
And at the same time to win technical assistance of international organizations and central banks of other countries in research and collection of information and their experiences in international integration such as in negotiations for joining WTO,... and in the process of perfecting the system of legal documents in order to strengthen and develop Vietnam’s system of credit institutions.
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
In order to implement this program of action, the departments and units listed below shall have to build their own specific plans of action for implementation of the assigned tasks. These plans of action should be completed and submitted to the State Bank Governor for approval before February 28, 2003.
1. Information and propagation work:
- The Banking Institute shall plan to incorporate the introduction of the world and regional economic, financial and banking organizations such as WTO, ASEAN, APEC, ASEM, EU, IMF, WB, ADB,... into its extra-curricula programs.
- The State Bank’s Office shall act as the main body and coordinate with the concerned units in devising plans on organization of workshops and propagation of integration for officials of the State Bank and commercial banks.
- The Banking Times shall devise plans on integration propagation through press and other mass media.
...
...
...
2. Law elaboration, amendment and supplementation:
The Legal Department shall assume the prime responsibility, act as the main body and coordinate with the concerned units in revising legal documents and regulations and proposing amendments and/or supplements thereto.
3. Perfection of the general strategy on international economic integration:
The Department for Bank Development Strategies shall assume the prime responsibility, act as the main body and coordinate with the concerned units in the implementation thereof.
4. Building financial and monetary mechanisms and policies, and raising competitiveness:
- The Monetary Policies Department shall assume the prime responsibility, act as the main body and coordinate with the concerned units in organizing the implementation of the contents related to monetary policies.
- The Department for Banks shall assume the prime responsibility, act as the main body and coordinate with the concerned units in organizing the implementation of the contents related to commercial banks.
- The Department for Foreign Exchange Management shall assume the prime responsibility, act as the main body and coordinate with the concerned units in organizing the implementation of the contents related to foreign exchange.
- The State Bank’s Inspectorate shall act as the main body and coordinate with the concerned units in organizing the implementation of the contents related to inspection and supervision such as the restructure of the bank inspection and supervision system; and building an early-warning system.
...
...
...
5. Human resource training:
The Department for Organization, Personnel and Training shall assume the prime responsibility, act as the main body and coordinate with the Banking Institute and concerned units in the implementation thereof.
6. Negotiations on admission to WTO:
The Department for International Relations shall assume the prime responsibility, act as the main body and coordinate with the concerned units in the implementation thereof.
7. Expansion of markets, and winning investment and technical assistance of other countries and international organizations:
The Department for International Relations shall assume the prime responsibility, act as the main body and coordinate with the concerned units in the implementation thereof.
;Quyết định 42/2003/QĐ-NHNN về Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 42/2003/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Lê Đức Thuý |
Ngày ban hành: | 13/01/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 42/2003/QĐ-NHNN về Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video