Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 397/1997/QĐ-NHNN1

Hà Nội , ngày 01 tháng 12 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TỶ LỆ VÀ  CƠ CẤU DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30-9-1992;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố theo lệnh số 37/LCT-HĐNN8 và lệnh số 38/LCT-HĐNN8 ngày 24 tháng 5 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu kinh tế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng là 10% trên tổng số tiền gửi huy động có kỳ hạn dưới 24 tháng.

Chi tiết các loại tiền gửi huy động có kỳ hạn dưới 24 tháng quy định tại Điều 11 của Quy chế dự trữ bắt buộc ban hành kèm theo Quyết định số 396/1997/QĐ-NHNN1 ngày 1 tháng 12 năm 1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc bao gồm tiền gửi trên tài khoản không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước và tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng:

2.1. Tiền dự trữ bắt buộc của Ngân hàng, tổ chức tín dụng gửi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu là 70% tổng số tiền dự trữ bắt buộc của Ngân hàng, tổ chức tín dụng.

2.2. Tiền mặt và ngân phiếu thanh toán còn thời hạn thanh toán để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng được tính là tiền dự trữ bắt buộc tối đa 30% tổng tiền dự trữ bắt buộc của Ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Trường hợp tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán thực tế bình quân để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn hơn 30% tiền dự trữ bắt buộc thì lấy 30%. Nếu tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán thực tế bình quân để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng nhỏ hơn 30% tiền dự trữ bắt buộc thì lấy số thực tế.

Điều 3. Ngân hàng Nhà nước trả lãi phần vượt tiền dự trữ bắt buộc của Ngân hàng, tổ chức tín dụng gửi trên tài khoản không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước theo lãi suất 0,2% tháng.

Ngân hàng Nhà nước phạt Ngân hàng, tổ chức tín dụng đối với phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc bằng 200% lãi suất cho vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước công bố từng thời kỳ, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì.

Điều 4. Ngân hàng, tổ chức tín dụng có tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng chưa phải thực hiện Quyết định số 396/1997/QĐ-NHNN1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực từ 1-1-1998.

Điều 6. Chánh Văn phòng Thống đốc, Chánh thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Thành phố, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng, tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Lê Đức Thuý

(Đã Ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 397/1997/QĐ-NHNN1 về tỷ lệ và cơ cấu dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành

Số hiệu: 397/1997/QĐ-NHNN1
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 01/12/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 397/1997/QĐ-NHNN1 về tỷ lệ và cơ cấu dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [11]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…