NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 365/2004/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2004 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Luật Các tổ
chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về việc làm;
Căn cứ Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc
ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định việc các tổ chức tín dụng cho vay bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với người lao động, chuyên gia và tu nghiệp sinh Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (gọi chung là người lao động):
1. Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân trung ương và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối với người lao động không thuộc diện chính sách. Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ưu đãi đối với người lao động thuộc diện chính sách quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Khách hàng vay vốn là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại Điều 3 Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003:
a) Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài.
b) Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài.
c) Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Điều 2. Người lao động thuộc diện chính sách
1. Người lao động thuộc diện chính sách gồm:
a) Vợ (chồng), con của liệt sĩ;
b) Thương binh (kể cả thương binh loại B được xác nhận từ ngày 31/12/1993 trở về trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động), người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động từ 21% trở lên (gọi chung là thương binh);
c) Vợ (chồng), con của thương binh;
d) Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân, huy chương kháng chiến; con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945;
đ) Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo trong từng giai đoạn.
2. Cơ quan xác nhận người lao động thuộc diện chính sách:
a) Đối với người lao động thuộc diện chính sách nêu tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này mà do các địa phương quản lý và chi trả trợ cấp, thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang quản lý hồ sơ hoặc danh sách và thực hiện chi trả trợ cấp xác nhận; trường hợp đang công tác trong quân đội, công an, thì cơ quan, đơn vị quân đội, công an đang quản lý và chi trả trợ cấp xác nhận; trường hợp do Khu điều dưỡng thương binh nặng trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và chi trả trợ cấp, thì Giám đốc các Khu điều dưỡng này xác nhận.
b) Đối với người lao động thuộc hộ nghèo nêu tại điểm đ khoản 1 Điều này, thì do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận: hộ nghèo có địa chỉ cư trú hợp pháp và trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã đó quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập danh sách.
Tổ chức tín dụng cho vay đối với người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động; trường hợp người lao động là độc thân thì cho vay trực tiếp đối với người lao động.
Tổ chức tín dụng cho vay các chi phí cần thiết phục vụ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
1. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài, thì cho vay chi phí các khoản: phí dịch vụ xuất khẩu lao động, số tiền đặt cọc (nếu có), chi phí đào tạo - giáo dục định hướng, số tiền ký quỹ hoặc bảo lãnh (nếu có), vé máy bay lượt đi và các chi phí hợp pháp khác phục vụ cho việc đi lao động ở nước ngoài.
2. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài, thì cho vay chi phí các khoản: chi phí đào tạo - giáo dục định hướng, vé máy bay lượt đi và các chi phí hợp pháp khác phục vụ cho việc đi lao động ở nước ngoài.
3. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân, thì cho vay các khoản chi phí: Vé máy bay lượt đi và các chi phí hợp pháp khác phục vụ cho việc đi lao động ở nước ngoài.
1. Việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với người lao động không thuộc diện chính sách thực hiện như sau:
a) Các tổ chức tín dụng xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi cho vay không phải áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp cho vay thông qua hộ gia đình của người lao động có đủ điều kiện quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002.
b) Các ngân hàng thương mại được phép xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi cho vay đến 20 triệu đồng không phải áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp cho vay thông qua hộ gia đình của người lao động ở nông thôn, mà hộ gia đình đó chưa có đủ điều kiện quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002.
c) Các tổ chức tín dụng cho vay đối với người lao động không thuộc các trường hợp a và b khoản này và cho vay đối với người lao động là độc thân, thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
d) Trường hợp cho vay thông qua hộ gia đình của người lao động mà có bảo đảm bằng tài sản, thì hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa tổ chức tín dụng với đại diện hộ gia đình đó và những người đồng sở hữu tài sản. Trường hợp cho vay trực tiếp đối với người lao động là độc thân mà có bảo đảm bằng tài sản, thì hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa tổ chức tín dụng với người lao động hoặc với bên được người lao động uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc diện chính sách vay vốn đi lao động ở nước ngoài tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì không phải thế chấp tài sản.
1. Giấy tờ phù hợp với quy định của pháp luật về Dân sự chứng minh người vay vốn là đại diện của hộ gia đình người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, phải có giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh người lao động thuộc diện chính sách.
2. Giấy đề nghị vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động, hoặc của người lao động trong trường hợp người lao động là độc thân.
3. Văn bản chứng minh về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài, thì phải có văn bản thông báo hoặc xác nhận của doanh nghiệp (hoặc của đơn vị trực thuộc được Doanh nghiệp giao nhiệm vụ xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 13 Điều 14 Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003) về việc người lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài, hoặc hợp đồng của doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động ký kết với người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam, thì phải có hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp đó với người lao động;
c) Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động cá nhân do người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài, thì hợp đồng lao động cá nhân phải được chứng nhận đã đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động cư trú.
4. Hợp đồng bảo đảm tiền vay, các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ (nếu có).
5. Các tài liệu khác chứng minh đủ điều kiện vay vốn.
Tổ chức tín dụng căn cứ vào khả năng nguồn vốn huy động được và nhu cầu vốn vay phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài chính đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc áp dụng quy định về bảo đảm tiền vay; khả năng trả nợ của người lao động, của hộ gia đình người lao động để quyết định mức cho vay. Mức cho vay tối đa không vượt quá các chi phí cần thiết quy định tại Điều 4 Quyết định này. Riêng mức cho vay tối đa đối với người lao động thuộc diện chính sách vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
Tổ chức tín dụng căn cứ vào mức thu nhập của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của mình để thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết.
Doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài quản lý được thu nhập của người lao động ở nước ngoài, thì tổ chức tín dụng, người lao động và doanh nghiệp Việt Nam có thể thỏa thuận bằng văn bản về việc doanh nghiệp Việt Nam trích thu nhập của người lao động để trả nợ trực tiếp cho tổ chức tín dụng.
Điều 10. Kiểm tra, giám sát vốn vay
Tổ chức tín dụng kiểm tra, giám sát trực tiếp quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay khi người lao động chưa làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài. Sau khi người lao động đã xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức tín dụng thực hiện kiểm tra việc trả nợ vốn vay thông qua hộ gia đình của người lao động ở trong nước, hoặc thông qua bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho người lao động vay vốn tại tổ chức tín dụng. Trường hợp tổ chức tín dụng, người lao động và doanh nghiệp có thỏa thuận về việc doanh nghiệp được trích từ thu nhập của người lao động để trả nợ cho tổ chức tín dụng, thì thực hiện kiểm tra việc trả nợ vốn vay thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động hoặc doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài.
Điều 11. Áp dụng các quy định khác về cho vay
Những nội dung về cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa được quy định tại Quyết định này, thì việc cho vay được áp dụng các quy định của pháp luật như sau:
1. Đối với người lao động không thuộc diện chính sách, thực hiện theo quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Đối với người lao động thuộc diện chính sách, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các văn bản: Quyết định số 440/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Quyết định số 373/2003/QĐ-NHNN ngày 22/4/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 440/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng nêu tại Điều 1 Quyết định này chịu trách nhiệm thi hành.
|
Phùng Khắc Kế (Đã ký) |
THE
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 365/2004/QD-NHNN |
Hanoi, April 13, 2004 |
DECISION
ON THE LENDING TO VIETNAMESE WORKERS WHO GO AND WORK ABROAD
THE GOVERNOR OF THE STATE
BANK
- Pursuant to the Law on the
State Bank of Vietnam No. 01/2997/QH10 dated 12 December, 1997; the Law on the
amendment, supplement of several Articles of the Law on the State Bank of
Vietnam No. 10/2003/QH11 dated 17 June, 2003 and the Law on Credit Institutions
No. 02/1997/QH10 dated 12 December, 1997;
- Pursuant to the Decree No. 86/2002/ND-CP dated 05 November, 2002 of the
Government providing for the function, assignment, authority and organizational
structure of the ministries and ministerial level agencies;
- Pursuant to the Decree No. 39/2003/ND-CP dated 18 April, 2003 of the
Government providing in details for and guiding the implementation of the Labor
Code on work;
- Pursuant to the Decree No. 81/2003/ND-CP dated 17 July, 2003 of the
Government providing in details for and guiding the implementation of the Labor
Code on Vietnamese workers who are working in foreign countries;
- Pursuant to the Decree No. 78/2002/ND-CP dated 4 October, 2002 of the
Government on credit to the poor and other policy subjects;
- Upon the proposal of the Director of Monetary and Policy Department,
DECIDES:
Article 1. Governing scope and subjects of application
This Decision shall provide for the lending in VND and foreign currencies by Credit Institutions to Vietnamese workers, experts and training students (hereinafter referred to as worker) who go and work abroad:
1. The State owned Commercial banks, joint stock commercial banks, joint venture banks, branches of foreign banks in Vietnam, finance companies, central people's credit Fund and local people's credit funds shall lend to workers who are not prioritized under current policy. The Bank for Social Policy shall grant preferential loans to prioritized workers under current policy stipulated in Article 2 of this Decision.
...
...
...
a. Through Vietnamese enterprises, which are permitted to engage in labor providing services under the contract entered into with the foreign party.
b. Through Vietnamese enterprises, which engage in contracts, sub-contracts for projects or invest in foreign countries.
c. According to the labor contracts, which are directly entered into between individual workers and labor employers in a foreign country.
Article 2. Prioritized workers under current policy
1. Prioritized workers under current policy shall include:
a. Spouse, children of revolutionary martyrs;
b. Wounded soldiers (including wounded soldiers of B level who had been confirmed before 31 December, 1993, hereinafter referred to as on-the-job accident soldiers), persons who can benefit from the social policy like the wounded soldiers and have lost their working capability from 21% upward (hereinafter referred to as wounded soldiers);
c. Spouse, children of wounded soldiers;
d. Children of armed-force heroes, labor heroes, children of persons who have jointed the resistant war, persons who have made contribution to the revolution and been honored with resistant medals, orders, children of revolutionary cadres who participated in the revolution prior to August of 1945;
...
...
...
2. Agencies that confirm a worker to be a prioritized one under current policy:
a. In respect of prioritized workers as provided in points a, b, c and d Paragraph 1 of this Article who are managed and paid with allowances by the local government, the Bureau of Labor- Disabled Soldiers - Social Affairs of district level, which manage their files or their name lists and perform the payment of allowances, shall make this confirmation; in case where workers are working in military, public security units, the confirmation shall be made by the military, public security units, which manage and pay allowances to them; in case they are managed and paid with allowances by the medial treatment establishments for serious wounded soldiers, which operate under the management of Ministry of Labor- Disabled Soldiers - Social Affairs, the Directors of these medial treatment establishments shall make the confirmation.
b. In respect of workers from poor family households stipulated in point d Paragraph 1 of this Article, the confirmation shall be made by the village people's committee; poor family households, which have legal resident address and are included in the list of poor family households decided upon by the village people's committee in accordance with the standard for the poor announced by the Ministry of Labor- Disabled Soldiers - Social Affairs, shall be assessed and recommended by the Savings and Borrowing Group.
Article 3. Lending principles
Credit Institutions shall lend to workers through their family household; in case where workers are living alone, the lending shall be made directly to the workers.
Article 4. Requirements for loan funds
Credit Institutions shall lend for necessary expenses to workers who go and work abroad:
1. Workers who go and work abroad through enterprises permitted to engage in labor providing activity under the contract entered into with the foreign party, they shall be entitled to borrow for financing expenditures such as: fee for labor export service, deposit amount (if any), orientation training cost, deposit or guarantee amount (if any), single airline ticket and other lawful expenses for their going and working abroad.
2. Workers who go and work abroad through Vietnamese enterprises that engage in contracts, sub-contracts for projects or invest in foreign country shall be entitled to borrow for financing expenditures such as: orientation training cost, single airline ticket, other lawful expenses for their going and working abroad.
...
...
...
Article 5. Loan security
1. The lending without assets security and lending with assets security to workers who are not prioritized under current policy shall be performed as follows:
a. Credit Institutions shall consider, decide and take self-responsibility for their decision on the lending without the application of any measure of assets security in case where the lending is made through the family household of workers who fully satisfy conditions provided for in Paragraph 18 Article 1 of the Decree No. 85/2002/ND-CP dated 25 October, 2002.
b. Commercial banks shall be permitted to consider, decide and take self-responsibility for their decision on the lending up to VND 20 million without the application of any measure of assets security in case where the lending is made through the family household of workers in rural area, which fail to fully satisfy conditions provided for in Paragraph 18 Article 1 of the Decree No. 85/2002/ND-CP dated 25 October, 2002.
c. Credit Institutions lending to workers who are not governed by cases mentioned in point a, b of this paragraph and lending to live-alone workers must take measures of assets security in accordance with provisions of applicable laws on the loan security of Credit Institutions.
d. For loans made through the family household of worker with assets security, the loan security contract shall be signed between the Credit Institution with representative of that family household and persons who jointly own assets. For loans directly made to live-alone worker with assets security, the loan security contract shall be entered into between the Credit Institution and the worker or with the party authorized by the worker under provisions of applicable laws.
2. Prioritized workers under the current policy who borrow funds from the Bank for Social Policy to go and work abroad shall not be subject to assets pledge.
Article 6. Borrowing file shall include:
1. Documents in accordance with provisions of applicable civil laws that prove the funds borrowers to be the representative of the family household of the worker who goes and works abroad. For workers, who go and work abroad and borrow preferential funds from the Bank for Social Policy, there must be documents of the State Competent agency, which prove that they are prioritized under current policy.
...
...
...
3. Documents, which prove that the worker goes and works abroad:
a. For workers who go and work abroad through Vietnamese enterprises, which are permitted to engage in labor providing activity in accordance with the contract entered into with the foreign party, there must be a written notice or confirmation of the enterprise (or of the subsidiary which is assigned with the labor export activity in accordance with provisions in Paragraph 13, Article 14 of the Decree No. 81/2003//ND-CP o dated 17 July, 2003) on the recruitment of the worker to go and work abroad or the contract entered into by the enterprise, which has the permit for labor export activity and the worker who goes and works abroad.
b. For workers who go and work abroad through an enterprise that engage in contracts, subcontracts for projects or invests in foreign countries and employs Vietnamese workers, there must be a contract entered into by them and that enterprise.
c. For workers who go and work abroad in accordance with an individual contract directly entered into by the workers and labor employers in foreign country, there must be a certification proving that the individual contract has been registered in the Department of Labor - Disabled Soldiers - Social Affairs where the workers reside;
4. Loan security contract, documents concerning assets security and the performance of debt repayment (if any);
5. Other documents evidencing the full satisfaction of conditions for funds borrowing.
Article 7. Lending level
Credit Institutions shall, based on the potentially mobilized funds sources and funds requirements in line with provisions of current laws on the finance regime applicable to workers who go and work abroad; the application of provisions on loan security; repayment capacity of workers, of family households of workers, determine the lending level. The maximum lending level shall not be in excess of necessary expenses, which are stipulated in Article 4 of this Decision. The maximum lending level to the prioritized workers under current policy who borrow funds from the Bank for Social Policy shall be decided upon by the Board of Directors of the Bank for Social Policy.
Article 8. Lending period
...
...
...
Article 9. Loan repayment
If a Vietnamese enterprise that is permitted to engage in labor providing activity under a contract, which is entered into with the foreign party or another Vietnamese party that engages in contracts, sub-contracts for projects or invests in foreign country, can manage incomes of workers in foreign country, Credit Institutions, workers and the Vietnamese enterprise may agree in writing that the Vietnamese enterprise deducts the incomes of workers to directly repay debts to Credit Institutions.
Article 10. Examination, supervision of borrowed funds
Credit Institutions shall directly examine, supervise the process of funds borrowing, funds usage pending the completion by workers of procedures for exit. After their exit, Credit Institutions shall examine the repayment of borrowed funds through the family household of the workers in the country, or through the third party that uses their own assets as the guarantee for the workers' borrowing from Credit Institutions. In case where Credit Institutions, workers and enterprises agree that the enterprises deduct the workers' incomes to make repayment to Credit Institutions, the examination of the repayment of borrowed funds shall be performed through Vietnamese enterprises that are permitted to engage in labor providing activity or Vietnamese enterprises that engage in contracts, sub-contracts for projects or invest in foreign country.
Article 11. Application of other provisions on the lending
Where any content concerning the lending to workers who go and work abroad is not provided for in this Decision, the applications of provisions of applicable laws on the lending shall be performed as follows:
1. The lending to workers, who are not prioritized under current policy shall be performed in accordance with provisions in the Regulation on the lending by Credit Institutions to customers issued in conjunction with the Decision No. 1627/2001/QD-NHNN dated 31 December, 2001 of the Governor of the State Bank and other related legal documents.
2.The lending to prioritized workers under current policy shall be performed in accordance with provisions in Decree No. 78/2002/ND-CP dated 4 October, 2002 of the Government on credit to poor persons and other prioritized subjects under current policy and other related legal documents.
Article 12. Implementing provisions
...
...
...
2. Credit Institutions shall, based on provisions in this Decision and other related legal documents, issue a guidance on the lending to the workers who go and work abroad, which is in line with their conditions, characteristics and Charters, secures the safety and efficiency. Cooperative Credit Institutions Department of the State Bank shall provide local people's Credit funds with guidance on lending operation to the workers who go and work abroad.
3. Heads of units of the State Bank, General Managers of the State Bank's branches in provinces, cities under the central Government's management; Board of Directors, General Directors (Directors) of Credit Institutions mentioned in Article 1 of this Decision shall be responsible for the implementation of this Decision.
FOR
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR
Phung Khac Ke
;
Quyết định 365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 365/2004/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Phùng Khắc Kế |
Ngày ban hành: | 13/04/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video