Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 324/1998/QĐ-NHNN1

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 324/1998/QĐ-NHNN1 NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 1998 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu kinh tế.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1998 và thay thế các quy định tại các văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Quyết định số 198/QĐ-NH1 ngày 16/9/1994 ban hành Thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế; Quyết định số 199/QĐ-NH1 ngày 28/6/1997 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của thể lệ tín dụng ngắn hạn ban hành kèm theo Quyết định số 198/QĐ-NH1 ngày 16/9/1994; Quyết định số 367/QĐ-NH1 ngày 21/12/1995 về việc ban hành thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn; Quyết định số 200/QĐ-NH1 ngày 28/06/1997 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn ban hành kèm theo Quyết định số 367/QĐ-NH1 ngày 21/12/1995; Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/02/1994 ban hành thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng; Quyết định số 77-NH/QĐ ngày 13/6/1991 ban hành Thể lệ tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch Nhà nước; Quyết định số 270-QĐ/NH1 ngày 25/9/1995 ban hành thể lệ cho vay vốn ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; Quyết định số 185/QĐ-NH5 ngày 06/9/1994 về việc ban hành Quy chế dịch vụ cầm cố.

2. Các văn bản khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trước ngày quyết định này có hiệu lực trái với quy định quyết định này đều hết hiệu lực thi hành.

Điều 3. Các hợp đồng tín dụng được ký kết từ trước ngày quyết định này có hiệu lực nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết và các hợp đồng tín dụng đã cho vay còn dư nợ đến cuối ngày trước khi quyết định này có hiệu lực thì tổ chức tín dụng và khác hàng tiếp tục thực hiện theo các điều khoản đã ký kết cho đến khi thu hết nợ. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước để có hướng dẫn bổ sung.

Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Lê Đức Thuý

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư phát triển và đời sống.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

2. Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, bao gồm:

a) Các pháp nhân là: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự;

b) Cá nhân;

c) Hộ gia đình;

d) Tổ hợp tác;

đ) Doanh nghiệp tư nhân;

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cho vay là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

2. Thời hạn cho vay là một khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

3. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ tiền vay cho tổ chức tín dụng.

4. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

5. Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

6. Dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh là một tập hợp những đề xuất bỏ vốn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và phục vụ đời sống trong một khoảng thời gian xác định.

7. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Điều 4. Thực hiện quy định về quản lý ngoại hối

Trong khi cho vay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng và khác hàng phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Quyền tự chủ trong cho vay của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong cho vay của tổ chức tín dụng.

Điều 6. Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

2. Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

3. Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện quy định của Chính phủ và của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 7. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là:

a) Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

b) Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

c) Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

d) Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;

3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;

4. Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả;

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 8. Loại cho vay

1. Cho vay ngắn hạn: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngăn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống.

2. Cho vay trung hạn, dài hạn: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

Điều 9. Đối tượng cho vay

1. Tổ chức tín dụng cho vay các đối tượng:

a) Giá trị vật tư hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển;

b) Số tiền thuế xuất khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô hàng xuất khẩu đó, tổ chức tín dụng có tham gia cho vay;

c) Số lãi tiền vay trả cho tổ chức tín dụng trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản trả lãi tính trong giá trị tài sản cố định đó.

2. Tổ chức tín dụng không được cho vay các đối tượng:

a) Số tiền thuế phải nộp; trừ số tiền thuế xuất khẩu quy định tại tiết b, khoản 1 Điều này;

b) Số tiền để trả nợ gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khác;

c) Số lãi tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn; trừ trường hợp cho vay số lãi tiền vay theo quy định tại tiết c, khoản 1 Điều này.

Điều 10. Thời hạn cho vay

Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay theo hai loại:

1. Cho vay ngắn hạn: tối đa đến 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

2. Cho vay trung hạn, dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng:

a) Thời hạn cho vay trung hạn: Từ 12 tháng đến 60 tháng ( 5 năm);

b) Thời hạn cho vay dài hạn: Từ trên 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc Giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống.

Điều 11. Lãi suất cho vay

1. Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.

2. Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

3. Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.

Điều 12. Mức cho vay

Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay, nhưng không vượt quá mức quy định tại Điều 79 của Luật các tổ chức tín dụng.

Điều 13. Trả nợ gốc và lãi

1. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:

a) Các kỳ hạn trả nợ gốc:

b) Các kỳ hạn trả lãi tiền vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng;

c) Đồng tiền trả nợ và việc bảo đảm giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp phù hợp với quy định của Pháp luật.

2. Khi hết kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc không được gia hạn nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền chậm trả.

3. Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn thì tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về số lãi tiền vay phải trả nhưng không vượt quá mức lãi đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Điều 14. Hồ sơ vay vốn

1. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn. Giấy đề nghị vay vốn phải có các nội dung cơ bản như: tên, địa chỉ của khách hàng vay; số tiền cần vay; mục đích vay vốn, các cam kết về sử dụng tiền vay, trả nợ, trả lãi và các cam kết khác;

- Các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định tại điều 7 quy chế này;

Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các loại tài liệu khách hàng cần gửi phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay theo quy định tại khoản 1 điều này.

Điều 15. Thẩm định và quyết định cho vay

1. Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.

2. Tổ chức tín dụng kiểm tra các tài liệu khách hàng gửi đến, đồng thời tiến hành thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay.

Trong trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có quy định thì tổ chức tín dụng được thành lập hội đồng tín dụng hoặc thuê cơ quan tư vấn liên quan để thẩm định dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

3. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 45 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi tổ chức tín dụng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phải quyết định và thông báo việc vay hoặc không vay đối với khách hàng. Trong trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Điều 16. Phương thức cho vay.

Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay theo một trong các phương thức cho vay như sau:

1. Cho vay từng lần: Mõi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.

2. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

3. Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống.

4. Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của quy chế này và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

5. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi.

6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

7. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

8. Các phương thức cho vay khác phù hợp với quy định của quy chế này và các quy định khác của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 17. Cho vay bằng ngoại tệ

1. Đối tượng cho vay: Các tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối được cho khách hàng vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và dịch vụ cho nước ngoài phục vụ hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những trường hợp cho vay bằng ngoại tệ ngoài những đối tượng này phải được Thông đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

2. Hồ sơ vay vốn: Ngoài những tài liệu quy định tại điều 14 của quy chế này, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng: giấy phép hoặc hạn ngạch nhập khẩu (nếu có); hợp đồng nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu và tài liệu khác liên quan đến sử dụng vốn vay.

3. Trả nợ gốc và lãi: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ bằng ngoại tệ đó. Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc bằng đồng Việt Nam được thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng và quy đổi theo tỷ giá hoặc căn cứ vào nguyên tắc xác định tỷ giá đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện tự cân đối ngoại tệ không được trả nợ vay ngoại tệ bằng đồng Việt Nam.

Điều 18. Hợp đồng tín dụng

Sau khi quyết định cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, cách thức giải ngân và sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay, giá trị tài sản bảo đảm, biện pháp xử lý tài sản làm bảo đảm, chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng hợp đồng tín dụng và những cam kết khác được các bên thoả thuận.

Điều 19. Giới hạn cho vay

1. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ những nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định tại khoản 1 Điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.

3. Việc xác định vốn tự có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay quy định tại khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 20. Những trường hợp không được cho vay

1. Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các khách hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng;

b) Người thẩm định, xét duyệt cho vay;

c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).

2. Các quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác.

Điều 21. Hạn chế cho vay

1. Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay cho những đối tượng sau đây:

a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng, Thanh tra viên;

b) Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

2. Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Điều 22. Kiểm tra, giám sát vốn vay

1. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

2. Tổ chức tín dụng tiến hành kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng.

Điều 23. Gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ

1. Khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả hết nợ do nguyên nhân khách quan gây nên và có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng xem xét cho gian hạn nợ theo quy định:

a) Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng thời hạn cho vay đã thoả thuận hoặc bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 12 tháng.

b) Thời hạn gia hạn nợ vay trung hạn, dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

c) Các khoản nợ đến hạn trả chưa trả được và nếu không được gia hạn nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn.

2. Trường hợp khách hàng không trả nợ vay đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị thì tổ chức tín dụng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Nếu không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tổ chức tín dụng chuyển số nợ đến hạn trả của kỳ hạn đó sang nợ quá hạn.

3. Việc đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ của khách hàng và việc giải quyết cho gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ của tổ chức tín dụng phải được thực hiện trước khi đến hạn trả nợ và các bên có thể thoả thuận bổ sung hợp đồng tín dụng theo thời hạn trả nợ mới.

4. Các khoản nợ được gia hạn nợ hoặc được điều chỉnh kỳ hạn vẫn áp dụng lãi suất đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng của nợ trong hạn cho đến hết thời hạn được gia hạn hoặc được điều chỉnh kỳ hạn.

Điều 24. Miễn, giảm lãi tiền vay

Tổ chức tín dụng được quyết định miễn, giảm lãi tiền vay phải trả đối với khách hàng theo các nguyên tắc sau đây:

1. Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay do nguyên nhân khách quan, dẫn đến bị khó khăn về tài chính;

2. Mức độ miễn, giảm lãi tiền vay phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín dụng;

3. Tổ chức tín dụng không được miễn, giảm lãi cho vay đối với khách hàng thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 điều 78 Luật các tổ chức tín dụng.

4. Các tổ chức tín dụng phải ban hành quy chế miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng được Hội đồng quản trị phê duyệt. Việc miễn, giảm lãi tiền vay đối với khách hàng chỉ được thực hiện khi có quy chế miễn, giảm lãi cho vay của tổ chức tín dụng.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

1. Khách hàng vay có quyền:

a) Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

b) Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật;

2. Khách hàng vay có nghĩa vụ:

a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

b) Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

c) Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

d) chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng có quyền:

a) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;

b) Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho vay;

c) Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

d) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;

đ) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật;

e) Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền bán tài sản làm bảo đảm theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ lãnh đạo đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;

g) Miễn, giảm lãi tiền vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ:

a) Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

b) Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 27. Cho vay ưu đãi và cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nước.

1. Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

2. Tổ chức tín dụng Nhà nước cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nước thực hiện theo các quy định của Pháp luật về đầu tư xây dựng và qui định của Chính phủ về tín dụng đầu tư xây dựng theo kế hoạch nhà nước hàng năm.

3. Tổ chức tín dụng Nhà nước được Chính phủ chỉ định cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng ưu đãi, cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nước, nếu có phát sinh chênh lệch lãi suất và tổn thất các khoản cho vay do nguyên nhân khách quan thì việc xử lý thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan.

4. Trước khi cho vay ưu đãi và cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nước, tổ chức tín dụng tiến hành thẩm định hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn, nếu xét thấy không có hiệu quả, không có khả năng hoàn trả nợ vay cả gốc và lãi thì báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nếu xét thấy cần thiết phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 28. Cho vay theo uỷ thác

1. Tổ chức tín dụng cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo hợp đồng nhận uỷ thác cho vay đã ký kết với cơ quan đại diện của Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước. Việc cho vay uỷ thác phải phù hợp với quy định của pháp luật về tín dụng ngân hàng và hợp đồng uỷ thác.

2. Tổ chức tín dụng cho vay theo uỷ thác được hưởng phí uỷ thác và các khoản hưởng lợi khác đã thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác cho vay phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo bù đắp đủ chi phí, rủi ro và có lãi.

Chương 3

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 324/1998/QD-NHNN1

Hanoi, September 30, 1998

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON LOAN PROVISION TO CUSTOMERS BY CREDIT INSTITUTIONS

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam and the Law on Credit Institutions of December 12, 1997;
Pursuant to Decree No. 15-CP of March 2, 1993 of the Government on the tasks, powers and State management responsibility of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the Head of the Economics Study Department
,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on loan provision to customers by credit institutions.

Article 2.- This Decision takes effect from October 15, 1998 and replaces the following legal documents issued by the Governor of the State Bank:

1. Decision No.198/QD-NH1 of September 16, 1994 promulgating the Regulation on short-term credits for economic organizations; Decision No.199/QD-NH1 of June 28, 1997 amending and supplementing a number of Articles of the Regulation on short-term credits issued together with Decision No.198/QD-NH1 of September 16, 1994; Decision No.367/QD-NH1 of December 21, 1995 promulgating the Regulation on medium- and long-term credits; Decision No.200/QD-NH1 of June 28, 1997 amending and supplementing a number of Articles of the Regulation on medium- and long-term credits issued together with Decision No.367/QD-NH1 of December 21, 1995; Decision No.18/QD-NH5 of February 16, 1994 promulgating the Regulation on lending capital for development of family household economy and consumption; Decision No.77-NH/QD of June 13, 1991 promulgating the Regulation on investment credit for capital construction according to the State plans; Decision No.270-QD/NH1 of September 25, 1995 promulgating the Regulation on lending capital for scientific and technological application to production; Decision No.185/QD-NH5 of September 6, 1994 promulgating the Regulation on pledge services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- For credit contracts which have been signed before this Decision takes effect but the credit has not yet been disbursed or fully disbursed; and for credit contracts with credit already granted and with debit balances available by the end of the day before this Decision takes effect, the concerned credit institutions and their customers shall continue complying with the signed contracts till the full recovery of the loans. In the course of implementation, if any problems arise, they should be reported by the concerned credit institutions to the State Bank for additional guidance.

Article 4.- The heads of units attached to the Central State Bank; the directors of the State Bank’s branches in the provinces and cities; the chairmen of the managing boards and general directors (directors) of credit institutions and the customers who borrow capital from credit institutions shall have to implement this Decision.

 

 

THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

REGULATION

 ON LOAN PROVISION TO CUSTOMERS BY CREDIT INSTITUTIONS

(Issued together with Decision No. 324/1998/QD-NHNN1 of September 30, 1998 of the Governor of the State Bank)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Regulation stipulates the provision of loans in Vietnam dong and foreign currencies by credit institutions to their customers in order to meet the latter’s demand of capital for production, business, services, development investment and people’s life.

Article 2.- Subjects of application

1. Credit institutions established and engaged in lending transaction under the Law on Credit Institutions.

2. Customers borrowing capital from credit institutions, including:

a/ Legal persons being State enterprises, cooperatives, limited liability companies, stock companies, foreign-invested enterprises and other organizations that fully satisfy conditions stipulated in Article 94 of the Civil Code;

b/ Individuals;

c/ Family households;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Private enterprises;

Article 3.- Interpretation of terms:

In this Regulations the following terms shall be construed as follows:

1. Loan provision means a form of granting credit, under which a credit institution provides a customer with a sum of money for use for a certain purpose in a certain period of time as agreed upon on the principle of repayment of both principal and interest.

2. Loan term means a duration counted from the time a customer begins to receive the loan capital till the time both principal and interest are fully repaid, as agreed upon in the credit contract between the concerned credit institution and such customer.

3. Debt-repayment schedule mean different time periods within the loan term, by the end of each of which, as already agreed upon by a credit institution and a customer, the customer shall have to repay part or the whole of the loan to the credit institution.

4. Adjustment of debt-repayment schedule means a credit institution and a customer agree on adjusting the debt-repayment schedule which have earlier been agreed upon in the credit contract.

5. Loan extension means a credit institution accepts the extension of the loan term agreed upon in a credit contract for a certain period of time.

6. Investment project or business and/or production plan means a set of proposals on investing capital in production, business, services, development investment and improving people’s life within a certain period of time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Implementation of the provisions on foreign exchange management

For foreign currency loans, credit institutions and their customers shall have to strictly abide by the Government’s regulations and guidance of the State Bank on foreign exchange management.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 5.- The right to lending autonomy of credit institutions

Credit institutions shall take self-responsibility for their loan decisions. Neither organization nor individual is allowed to unlawfully interfere in the right to lending autonomy of credit institutions.

Article 6.- capital-borrowing principles

Customers borrowing capital from credit institutions shall have to comply with the following principles:

1. To use the loan capital for the right purpose(s) as agreed upon in the credit contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To ensure that the loan-security comply with the regulations of the Government and the Governor of the State Bank.

Article 7.- capital-borrowing conditions

A credit institution shall consider and decide to provide a loan for a customer if the latter fully satisfies the following conditions:

1. Having civil legal capacity and civil act capacity and taking civil liability as prescribed by law. More concretely:

a/ A legal person must have civil legal capacity;

b/ An individual or owner of a private enterprise must have legal capacity and civil act capacity;

c/ A family household’s representative must have legal capacity and civil act capacity;

d/ A cooperation group’s representative must have legal capacity and civil act capacity;

2. Having financial capability to ensure the full debt repayment within the committed time-limits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Having feasible/efficient investment project or business and/or production plan;

5. Complying with the loan-security regulations as provided for by the Government and guided by the State Bank.

Article 8.- Types of loans

1. Short-term loans: Credit institutions shall provide short-term loans to customers in order to meet the latter’s demand of capital for production, business, services and people’s life.

2. Medium- and long-term loans: Credit institutions shall provide medium- and long-term loans to customers so that the latter implement investment projects for the development of production, business and services and the improvement of people’s life.

Article 9.- Loan objects:

1. A credit institution shall provide loans on the following objects:

a/ The value of materials, goods, machinery, equipment and expenditures for a customer to implement project(s) or plan(s) on production, business, services, people’s life and development investment;

b/ The export tax amount to be paid by a customer to complete the export procedures for a lot of export goods in which the said credit institution is involved as a loan provider;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A credit institution shall not be allowed to provide loans on the following objects:

a/ The payable tax amount, except for the export tax amount stipulated in Point b, Clause 1 of this Article;

b/ The sum of money to be paid for both loan principal and interest to another credit institution;

c/ The loan interest amount payable to the loan-providing credit institution itself, except for cases where such interest amount is provided as loan in accordance with the provisions of Point c, Clause 1 of this Article.

Article 10.- Loan terms

Credit institutions and customers shall reach agreement on loan terms, which may be either of the two following types:

1. Short-term loan: may be 12 months at most, determined according to the production and/or business cycle as well as the customer’s debt-repayment capability.

2. Medium- or long-term loans: shall be determined according to the capital retrieval duration of the investment project, the customer’s debt-repayment capability and the nature of the loan capital source of the concerned credit institution:

a/ Medium term: From 12 months to 60 months (5 years);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Lending interest rates

1. The lending interest rates shall be agreed upon by credit institutions and customers in accordance with the State Bank’s stipulations on lending interest rates at the time their credit contracts are signed. The credit institutions shall have to make public different lending interest rates to the customers.

2. The preferential lending interest rates shall apply to those customers who are entitled thereto under the regulations of the Government and under the guidance of the State Bank.

3. In cases where a loan is transformed into an overdue debt, the interest rates set for overdue debts shall apply as provided for by the Governor of the State Bank at the time of signing the credit contract.

Article 12.- Loan amounts

Credit institutions shall, basing themselves on the customers capital demand, the maximum loan ratio compared with the value of the property used as loan security according to regulations of the Government and guidance of the State Bank, on customers’ debt-repayment capability as well as their respective capital sources, decide loan amounts, which must not exceed the limit defined in Article 79 of the Law on Credit Institutions.

Article 13.- Repayment of loan principals and interests

1. Basing themselves on the customers’ production, business and/or service characteristics as well as financial capabilities, incomes and debt-repayment sources, credit institutions and their customers shall reach agreement on the repayment of both loan principals and interests, including the following:

a/ The loan-principal repayment deadlines;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The to be-used currency(ies) for debt repayment and the guaranty of the loan principal’s value in appropriate forms as prescribed by law.

2. When a debt is due or upon the expiry of a loan term, if a customer fails to pay debt on schedule, is not entitled to the adjustment of the debt-repayment schedule or to the loan extension, the due debt must be transformed into an overdue debt and the customer shall have to pay the interest rate set for the overdue debt and calculated on the delayed amount.

3. In cases where the customer pays the debt before it is due, the credit institution and the customer shall reach agreement on the payable amount of loan interest, which must not exceed the amount already agreed upon in the credit contract.

Article 14.- capital-borrowing dossier

1. When having a demand for loan capital, a customer shall have to send to a credit institution the following documents:

- A written request for loan capital with the following main contents: the customer’s name and address; the capital amount to be borrowed; the capital-borrowing purposes; the commitments on the use of loan capital, repayment of both loan principal and interest and other commitments.

- The necessary documents proving that he/she/it satisfies the capital-borrowing conditions as stipulated in Article 7 of this Regulation;

The customer shall take responsibility before law for the accuracy and validity of the documents sent to the credit institution.

2. Credit institutions shall specify types of documents required from customers, based on the characteristics of each category of customers as well as each type of loans in accordance with the provisions in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Credit institutions shall elaborate procedures for considering and approving loans on the principle of ensuring the autonomy and clearly determining the personal responsibility as well as the joint-responsibility of the persons in charge of loan evaluation and decision.

2. Credit institutions shall examine the customers’ documents and at the same time evaluate the feasibility and efficiency of investment projects or production and/or business plans as well as the customers’ debt-repayment capabilities.

Where necessary or prescribed by law, credit institutions may set up a credit council or hire a relevant consulting agency to evaluate customers’ investment projects or production and/or business plans.

3. Within 10 working days for short-term loans and 45 working days for medium- and long-term loans, after receiving the full and valid capital-borrowing dossier as well as necessary information provided by a customer at its request, a credit institution shall have to decide and notify the customer of the approval or non-approval of the loan. If refusing to provide loan to the customer, the credit institution shall have to notify in writing the customer thereof, clearly stating the reasons therefor.

Article 16.- Lending modes

A credit institution shall reach agreement with its customer on the lending mode, suited to the customer’s capital demand and the institution’s capability to inspect and supervise the use of loan capital. The lending mode may be one of the following:

1. Single loan: For each capital borrowing, a customer and the concerned credit institution shall proceed with necessary procedures and sign a credit contract.

2. Loan based on the limit of credit: A credit institution and its customer shall define and agree on a limit of credit to be maintained in a certain period of time or according to a production/business cycle.

3. Loan based on investment project: A credit institution shall provide loan to a customer for the latter’s implementation of investment project(s) on developing production, business, services and improving people’s life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Installment loan: When providing loan, a credit institution and its customer shall determine and agree on the payable sum of both loan principal and interest, which shall be divided for repayment in different installments by the customer within the loan term. The property purchased with loan capital shall belong to the borrower’s ownership only when such borrower fully repays both loan principal and interest.

6. Loan based on the reserve credit limit: A credit institution shall commit itself to get ready to lend capital to a customer within a certain limit of credit. The credit institution and customer shall reach an agreement on the effective time-limit of the reserve credit limit as well as the level of fee to be paid therefor.

7. Loan through the issuance and use of credit cards: A credit institution may allow its customer to use the loan capital within the credit limit to pay for the purchased goods and services and withdraw money from automatic telling machines or from cash-distributing agents of such credit institution. When providing loan with the issuance and use of credit cards, the credit institution and its customer shall have to abide by the regulations of the Government and the State Bank on the issuance and use of credit cards.

8. Other lending modes shall comply with the provisions of this Regulations and other stipulations of the State Bank.

Article 17.- Foreign currency loans

1. Borrowers: Credit institutions involved in foreign exchange transactions shall be entitled to provide foreign currency loans to customers for the latter’s payment to foreign parties for materials, goods, machinery, equipment and services imported for the customers’ production and/or business activities. The provision of foreign currency loans to borrowers other than those defined above must be approved in writing by the Governor of the State Bank.

2. Capital-borrowing dossier: In addition to the documents stipulated in Article 14 of this Regulation, a customer shall also have to send to the concerned credit institution the following: the import permit or import quota (if any); the import or entrusted import contract and other documents related to the use of loan capital.

3. Repayment of loan principal and interest: A loan in foreign currency must be paid in such currency. In cases where the loan is repaid in another currency or Vietnam dong, such repayment shall be effected according to the agreement between the credit institution and the customer and the currency conversion shall be based on the foreign exchange rate or on the principle for determining foreign exchange rate as agreed upon in the credit contract. Foreign-invested enterprises which have to balance their foreign currency demands by themselves shall not be allowed to repay foreign currency loans in Vietnam dong.

Article 18.- Credit contracts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Loan limits

1. The total debit balance of outstanding loans for a customer shall not exceed 15% of the own capital of a credit institution, except for loans from the trust fund sources of the Government, organizations and individuals. In cases where a customer’s capital demand exceeds 15% of the own capital of a credit institution or the customer has the need to mobilize capital from various sources, the credit institutions may jointly provide loans in accordance with the regulations of the Governor of the State Bank.

2. In special cases, a credit institution’s loan may exceed the loan limit stipulated in Clause 1 of this Article but only when so permitted by the Prime Minister on a case-by-case basis.

3. The determination of a credit institution’s own-capital amount to serve as basis for calculating the loan limit as stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article shall comply with the regulations of the State Bank.

Article 20.- Cases where loans are not provided

1. A credit institution shall not be allowed to provide loans to the following subjects:

a/ Members of the Managing Board and Control Commission, the General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) of the credit institution;

b/ The person who evaluates and approves loans;

c/ Father, mother, wife, husband or children of a member of the Managing Board or Control Commission, the General Director (Director), or the Deputy General Directors (Deputy Directors).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Loan restrictions

1. A credit institution shall not be allowed to provide loans without security, or with preferential conditions on interest rates or loan amounts to the following subjects:

a/ The auditing organizations and auditors that are auditing such credit institution; the chief accountant and inspectors;

b/ Major shareholders of the credit institution;

c/ An enterprise where one of the subjects specified in Clause 1, Article 77 of the Law on Credit Institutions owns more than 10% of the enterprise’s statutory capital.

2. The total debit balance of outstanding loans for the subjects prescribed in Clause 1 of this Article must not exceed 5% of the own capital of the credit institution.

Article 22.- Inspection and supervision of loan capital

1. A credit institution shall have to inspect and supervise the borrowing, use and repayment of loan capital by its customers.

2. A credit institution shall conduct the inspection and supervision before, during and after the lending, suited to its operation characteristics as well as the customer’s business characteristics and his/her/its use of loan capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. If a debt is due but the customer fails to fully repay it due to objective causes and there’s a written proposal for loan extension, the concerned credit institution shall consider and decide the loan extension in accordance with the following stipulations:

a/ The extended duration of a short-term loan shall not be longer than the pre-extension loan term already agreed upon or shall be equal to a production/business cycle but must not exceed 12 months.

b/ The extended duration of a medium- or long-term loan shall not be longer than half of the pre-extension loan term already agreed upon in the credit contract.

c/ If a due debt can neither be paid nor extended, it must be transformed into an overdue debt and the overdue-debt interest rate shall apply.

2. In cases where a customer fails, due to objective causes, to repay the debt on schedule as agreed upon in the credit contract and submits a written request for the adjustment of debt-repayment time-limit(s), the concerned credit institution shall consider such adjustment. If the debt-repayment schedule cannot be adjusted, the credit institution shall transform the due debt into an overdue debt.

3. A customer’s request for loan extension and/or debt-repayment schedule adjustment and the approval thereof by a credit institution must be effected before the debt comes due and the involved parties may agree on the supplements to the credit contract according to the new debt-repayment schedule.

4. For extended loans and loans with adjusted debt-repayment schedules, the interest rates already agreed upon in the credit contracts for the undue debts shall still apply till the end of the extended duration or of the adjusted schedule.

Article 24.- Exemption or reduction of loan interest

A credit institution shall be entitled to decide the exemption or reduction of the loan interest to be paid to it by a customer, on the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The level of loan interest exemption and/or reduction shall depend on the financial capability of the credit institution;

3. A credit institution must not exempt or reduce loan interests for customers being subjects prescribed in Clause 1, Article 78 of the Law on Credit Institutions.

4. Credit institutions shall have to issue regulations on loan interest exemption or reduction for customers, which must be ratified by their respective Managing Boards. The loan interest exemption or reduction for customers shall be effected only after the promulgation of the regulation on loan interest exemption or reduction by the concerned credit institution.

Article 25.- Rights and obligations of customers

1. A customer-borrower shall have the right:

a/ To refuse to meet a credit institution’s requirements which vary with the agreements in the credit contract;

b/ To complain or initiate a lawsuit about any breach of the credit contract according to law.

2. A customer-borrower shall have the obligation:

a/ To fully and honestly provide information and documents related to the borrowing and take responsibility for the accuracy of such information and documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To repay both debt principal and interest as agreed upon in the credit contract;

d/ To take responsibility before law for his/her/its failure to comply with the debt- repayment agreements and fulfill the obligations on loan security as already committed in the credit contract.

Article 26.- Rights and obligations of credit institutions

1. A credit institution shall have the right:

a/ To request customers to provide documents proving the feasibility of their investment projects or production/business plans as well as the financial capabilities of the customers and the guarantors before deciding the loans;

b/ To reject a customer’s request for a loan if such customer is deemed unqualified for the loan, or his/her/its project or plan proves inefficient or contrary to the provisions of law or if the credit institution itself does not have enough capital sources for loans;

c/ To inspect and supervise the process of capital borrowing, using and debt repayment by customers;

d/ To terminate a loan and retrieve debt before schedule if detecting that the customer has provided untrue information or has breached the credit contract;

e/ To initiate a lawsuit against a customer if the latter breaches the credit contract or against the guarantor in accordance with the provisions of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ To exempt or reduce the loan interest, extend a loan, adjust the debt-repayment schedule, purchase or sell debts according to the regulations of the State Bank and effect the debt roll-over, debt freezing or debt cancellation in accordance with the regulations of the Government.

2. Credit institutions shall have the obligation:

a/ To strictly abide by agreements in the credit contracts;

b/ To keep the credit dossiers in accordance with the provisions of law.

Article 27.- Provision of soft loans and loans for investment and construction according to the State’s plans

1. Credit institutions shall provide loans to customers who are entitled to preferential credit policies according to the regulations of the Government stipulations and the guidances of the State Bank in each period.

2. State credit institutions shall provide loans for investment and construction according to the State’s plans under the law provisions on investment and construction as well as the Government’s regulations on investment and construction credit according to annual State plans.

3. For State credit institutions nominated by the Government to provide loans for customers that are entitled to preferential treatment and loans for investment and construction according to the State’s plans, if there have appeared any interest rate differences or loss to the loans due to objective causes, the handling thereof shall comply with the Government’s regulations and the State Bank’s guidance as well as the regulations of concerned ministries and branches.

4. Before providing a soft loan or loan for investment and construction according to the State’s plan, a credit institution shall evaluate the efficiency of the related project or plan and if such project or plan is deemed inefficient and the borrower is unable to repay the loan principal and interest, such credit institution shall report it to the competent State agency(ies) and, if necessary, to the Prime Minister for consideration and decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Credit institutions shall provide loans as entrusted by the Government, organizations or individuals inside and outside the country under the trust loan contracts signed with the representative agency(s) of the Government or of the concerned domestic or foreign organizations or individuals. The trust loan provision must comply with the provisions of the legislation on credit and banking and trust contracts.

2. Credit institutions providing trust loans shall enjoy trust fee and other benefits as agreed upon in the trust loan contracts, in accordance with the provisions of international law and practices, so as to cover their expenses and risks and also to earn profits.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29.- Credit institutions and capital borrowers shall have to implement this Regulation. Basing themselves on this Regulation and the relevant legal documents, credit institutions shall issue documents providing detailed professional guidance in accordance with their own conditions, characteristics and statutes.

Article 30.- Organizations and/or individuals that violate this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability according to law.

Article 31.- Any amendments or supplements to this Regulation must be decided by the Governor of the State Bank.

;

Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 324/1998/QĐ-NHNN1
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 30/09/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [7]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [11]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…