NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/1999/QĐ-NHNN5 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1999 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày
12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành "Quy
chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân";
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân
hàng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 423/QĐ-NHNN5 ngày 23/12/1997 ban hành Quy định tạm thời về việc tổ chức thực hiện kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, Quyết định số 272/QĐ-NHNN5 ngày 12/8/1998 về việc thực hiện kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại cổ phần.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát , Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG
(Ban hành theo Quyết định số 322 /1999/QĐ-NHNN5 ngày14 / 9 /1999 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
a- Tổ chức tín dụng Nhà nước (bao gồm: ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng);
b- Tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân (gồm: ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng), sau đây gọi tắt là Tổ chức tín dụng cổ phần;
c- Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam (gồm: Tổ chức tín dụng liên doanh, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài);
d- Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
2. Việc tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với Quỹ tín dụng nhân dân khu vực, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có quy định riêng để phù hợp với yêu cầu quản lý và quy mô hoạt động của các tổ chức này.
Điều 2. Kiểm toán độc lập đối với Tổ chức tín dụng là việc kiểm tra và xác nhận của Kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc Tổ chức kiểm toán độc lập (gọi tắt là Tổ chức kiểm toán) về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của Tổ chức tín dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Các báo cáo tài chính năm của Tổ chức tín dụng phải được kiểm toán:
1. Bảng cân đối kế toán;
2. Báo cáo kết quả kinh doanh;
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Điều 4: Báo cáo kiểm toán phải thể hiện:
1. Đánh giá, xác nhận về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các báo cáo tài chính của Tổ chức tín dụng; Nhận xét, đánh giá việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính, kế toán của Tổ chức tín dụng.
2. Kiến nghị với Tổ chức tín dụng được kiểm toán các vấn đề phát hiện được cho là không rõ ràng trong quá trình kiểm toán và đề nghị biện pháp giải quyết.
3. Báo cáo kiểm toán phải được Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức kiểm toán hoặc người được Tổng Giám đốc (Giám đốc) uỷ quyền ký tên, đóng dấu và Kiểm toán viên chịu trách nhiệm chính trực tiếp kiểm toán Tổ chức tín dụng ký tên (dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ tên, số hiệu giấy phép hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính cấp).
Điều 5: Các Tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán các Tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau:
1. Đang hoạt động hợp pháp theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2. Không có quan hệ về mặt kinh tế (như hùn vốn, liên doanh, góp vốn cổ phần ....) với Tổ chức tín dụng được kiểm toán hoặc ngược lại.
3. Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của Tổ chức tín dụng được kiểm toán (như được cấp tín dụng, bảo lãnh không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi ...).
4. Không làm dịch vụ giữ sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán cho Tổ chức tín dụng được kiểm toán.
5. Đội ngũ Kiểm toán viên tham gia kiểm toán Tổ chức tín dụng có đủ điều kiện quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 6. Các Kiểm toán viên của Tổ chức kiểm toán được phép thực hiện kiểm toán Tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có Giấy phép hành nghề kiểm toán (còn thời hạn) do Bộ Tài chính Việt Nam cấp;
2. Có bằng đại học trong các lĩnh vực: tài chính, kế toán, ngân hàng; có ít nhất 05 năm làm công tác tài chính, kế toán, ngân hàng và phải là Kiểm toán viên chuyên nghiệp có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại các Tổ chức kiểm toán độc lập;
3. Không phải là cổ đông hoặc người đại diện hợp pháp của cổ đông sở hữu số cổ phiếu có ghi tên có quyền tham gia bỏ phiếu của Tổ chức tín dụng được kiểm toán;
4. Không phải là thành viên Ban điều hành của Tổ chức tín dụng được kiểm toán;
5. Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của Tổ chức tín dụng được kiểm toán (như được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi ...);
6. Không có quan hệ họ hàng thân thuộc với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Người điều hành của Tổ chức tín dụng được kiểm toán (như vợ, chồng, cha, mẹ, con hoặc anh chị em ruột);
7. Không làm dịch vụ giữ sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán cho Tổ chức tín dụng được kiểm toán.
2. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (đối với Tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị) hoặc Ban giám đốc (đối với Tổ chức tín dụng không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm về việc lựa chọn Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên tham gia kiểm toán đơn vị mình theo các quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Quy chế này.
3. Tổ chức kiểm toán và Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán Tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Chỉ sau khi Ngân hàng Nhà nước có công văn chấp thuận thì Tổ chức tín dụng mới được chính thức ký hợp đồng với Tổ chức kiểm toán để kiểm toán.
1. Hồ sơ của Tổ chức tín dụng xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán, gồm:
a. Tờ trình của Hội đồng quản trị (đối với Tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị), của Ban giám đốc (đối với Tổ chức tín dụng không có Hội đồng quản trị) xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của Tổ chức kiểm toán và cam kết Tổ chức kiểm toán, danh sách Kiểm toán viên đăng ký tham gia kiểm toán không vi phạm các quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này;
b. Biên bản họp Hội đồng quản trị với Ban kiểm soát (đối với Tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị) hoặc của Ban Giám đốc (đối với Tổ chức tín dụng không có Hội đồng quản trị) về việc thống nhất chọn Tổ chức kiểm toán;
đ. Các tài liệu khác chứng minh Tổ chức kiểm toán và Kiểm toán viên đảm bảo các điều kiện nêu tại Điều 5 và Điều 6 Quy chế này.
2. Trường hợp Tổ chức tín dụng vẫn chọn Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên năm trước kiểm toán năm hiện tại, thì hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng chỉ gồm các văn bản yêu cầu tại điểm a và b, khoản 1, Điều này và phải bổ sung những tài liệu mới liên quan đến sự thay đổi của Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên tham gia kiểm toán (nếu có).
3. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kiểm toán, nếu Tổ chức kiểm toán có yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi Kiểm toán viên tham gia kiểm toán, Tổ chức tín dụng phải lựa chọn theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Quy chế này và có tờ trình kèm hồ sơ theo quy định đối với Kiểm toán viên gửi Ngân hàng Nhà nước. Chỉ sau khi Ngân hàng Nhà nước có công văn chấp thuận, Kiểm toán viên được bổ sung hoặc thay thế mới được phép tham gia kiểm toán Tổ chức tín dụng.
Điều 9. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền việc xem xét, chấp thuận cho Tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán Tổ chức tín dụng, như sau:
Điều 10. Trình tự, thủ tục xét chấp thuận Tổ chức kiểm toán
1. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ thông báo danh sách các Tổ chức kiểm toán được phép thực hiện kiểm toán đối với các Tổ chức tín dụng để các Tổ chức tín dụng tiến hành lựa chọn theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quy chế này.
2. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, các Tổ chức tín dụng phải chọn một Tổ chức kiểm toán theo các quy định của pháp luật để kiểm toán các hoạt động của mình và gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Quy chế này để Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận cho thực hiện kiểm toán.
a. Hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng cổ phần gửi đến Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính. Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải xem xét và có công văn trả lời chấp thuận hay không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải thông báo lý do cho đơn vị biết.
b. Hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổ chức tín dụng nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gửi về Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ xem xét và có công văn trả lời chấp thuận hay không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ thông báo lý do cho đơn vị biết.
Điều 11. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, các Tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thực hiện kiểm toán phải gửi Ngân hàng Nhà nước báo cáo kiểm toán kèm với các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, cụ thể:
1. Tổ chức tín dụng cổ phần gửi 3 bản báo cáo lên chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đơn vị đặt trụ sở chính. Trong thời gian tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố phải xem xét và có ý kiến đánh giá về tình hình tổ chức và hoạt động của Tổ chức tín dụng kèm 02 bản báo cáo gửi về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Các Ngân hàng và Thanh tra Ngân hàng).
2. Tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổ chức tín dụng nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gửi 02 bản báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Các Ngân hàng và Thanh tra Ngân hàng).
Điều 12. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng được kiểm toán:
1. Ký hợp đồng kiểm toán với Tổ chức kiểm toán được chọn, trong đó phải quy định rõ yêu cầu nội dung cần kiểm toán, mức phí kiểm toán, trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình kiểm toán, việc xử lý vi phạm hợp đồng kiểm toán.
2. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các tài liệu của đơn vị về kế toán, tài chính và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán viên;
3. Tạo điều kiện thuận lợi, không được gây khó khăn đối với Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán; đồng thời phải tôn trọng những nhận xét, kiến nghị được nêu trong báo cáo kiểm toán.
Điều 13. Các Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm theo quy định của Quy chế này, nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đối với Tổ chức tín dụng:
2. Tổ chức kiểm toán, các Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán Tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật và Quy chế này; chịu trách nhiệm nếu vi phạm các quy định của Nhà nước về việc kiểm toán; chịu trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 104 Luật các Tổ chức tín dụng và bồi thường thiệt hại cho Tổ chức tín dụng được kiểm toán khi vi phạm các cam kết trong hợp đồng (nếu có).
3. Trường hợp Tổ chức kiểm toán vi phạm các quy định tại Quy chế này hoặc kết quả thực hiện kiểm toán không đạt yêu cầu (theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước), Ngân hàng Nhà nước có thể hạn chế về số lượng, đối tượng Tổ chức tín dụng mà Tổ chức kiểm toán được phép kiểm toán hoặc không chấp thuận cho thực hiện kiểm toán đối với Tổ chức tín dụng.
Điều 15. Việc sửa đổi các điều khoản trong Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v chấp thuận cho (tên Tổ chức kiểm toán ...)
được kiểm toán ...(tên TCTD được kiểm toán)
Kính gửi: (tên TCTD được kiểm toán)
Về đề nghị của ...(tên TCTD được kiểm toán) tại tờ trình số ........ ngày ... tháng ... năm .... và hồ sơ kèm đề nghị chấp thuận cho ( tên Tổ chức kiểm toán ........) thực hiện kiểm toán năm tài chính ....., Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
1/ Chấp thuận cho ...(tên Tổ chức kiểm toán) được thực hiện kiểm toán năm tài chính ..... đối với (tên TCTD được kiểm toán) theo đúng các quy định về kiểm toán tại Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số ..... /QĐ-NHNN5 ngày ... tháng ... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2/ Danh sách các Kiểm toán viên tham gia kiểm toán ...(tên TCTD được kiểm toán), gồm:
-
-
-
3/ (tên TCTD được kiểm toán) có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán theo đúng thời gian quy định tại Điều 11 Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số ..... /QĐ-NHNN5 ngày ... tháng ... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Nơi nhận: TL. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Như trên VỤ TRƯỞNG VỤ CÁC NGÂN HÀNG
- Thanh tra NHNN
- Lưu VP, Vụ CNH
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà nội, ngày tháng năm ...
V/v chấp thuận cho (tên Tổ chức kiểm toán.....)
được kiểm toán ...(tên TCTD được kiểm toán)
Kính gửi: (tên TCTD được kiểm toán)
Về đề nghị của (tên TCTD được kiểm toán) tại tờ trình số ........ ngày ... tháng ... năm .... và hồ sơ kèm đề nghị chấp thuận cho (tên Tổ chức kiểm toán ........) thực hiện kiểm toán năm tài chính ....., Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh (TP)..... có ý kiến như sau:
1/ Chấp thuận cho ...(tên Tổ chức kiểm toán) được thực hiện kiểm toán năm tài chính ..... đối với (tên TCTD được kiểm toán) theo đúng các quy định về kiểm toán tại Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số ..... /QĐ-NHNN5 ngày ... tháng ... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2/ Danh sách các Kiểm toán viên tham gia kiểm toán ... (tên TCTD được kiểm toán), gồm:
-
-
-
3/ (tên TCTD được kiểm toán) có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán theo đúng thời gian quy định tại Điều 11 Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số..... /QĐ-NHNN5 ngày... tháng... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Nơi nhận: TL. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Như trên VỤ TRƯỞNG VỤ CÁC NGÂN HÀNG
- Vụ Các Ngân hàng (để b/c)
- Thanh tra NHNN (để biết)
- Lưu văn thư, Phòng...
THE STATE
BANK OF |
|
No.322/1999/QD-NHNN5 |
|
PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZATION OF INDEPENDENT AUDIT
OF CREDIT INSTITUTIONS
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
Pursuant to Vietnam State Bank Law
No.01/1997/QH10 and Credit Institution Law No.02/1997/QH10 of December 12,
1997;
Pursuant to the Government’s Decree
No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management
responsibility of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree
No.07/CP of January 29, 1994 promulgating the "Regulation on
independent audit in the national economy"
At the proposal of the director of the Department for Banks and Non-Bank Credit
Institutions,
DECIDES
...
...
...
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE
BANK
DEPUTY GOVERNOR
Tran Minh Tuan
ON ORGANIZATION OF INDEPENDENT AUDIT OF CREDIT INSTITUTION
(Promulgated together with the State Bank Governor Decision
No.322/1999/QD-NHNN5 of September 14, 1999)
...
...
...
b/ Joint-stock credit institutions of the State
and people (including banks and non-bank credit institutions), hereafter
referred to as joint-stock credit
institutions for short;
c/ Foreign credit institutions licensed to
operate in
d/ Central people’s credit funds.
2. The organization of independent audit of the
regional people’s credit funds,
grassroots people's credit funds and credit cooperatives shall comply with the
State Bank's separate regulations in conformity with the management
requirements and operation scope of these organizations.
Article 3.- A credit
institution’s yearly financial statements
which must be audited include:
...
...
...
2. The report on the business results;
3. The report on the monetary flow;
Article 4.- An auditing
report must reflect the following:
1. The evaluation and certification of the
accuracy, truthfulness and legality of the credit institution’s financial
statements; the comments and assessment of the observance of financial and
accounting policies and regimes by such credit institution.
2. The proposal made to the audited credit
institution on the detected matters which are deemed unclear in the course of
auditing, and on measures for the settlement thereof.
3. The auditing report must be signed and
stamped by the general director (director) of the auditing organization or
his/her mandatary, and signed by the auditor who takes the prime responsibility
for auditing the credit institution (written clearly under each signature must
be the auditor’s full name and
number of his/her auditing license issued by the Finance Ministry).
1. Lawfully operating in accordance with the
current provisions of Vietnamese law.
2. Not having economic ties (such as capital
contribution, joint venture, stock capital contribution...) with the audited
credit institutions or vice versa.
...
...
...
4. Not providing services on keeping accounting
books or drawing up the final account settlement reports for the audited credit
institutions.
5. Having a contingent of qualified auditors who
meet all conditions defined in Article 6 of this Regulation to take part in the
audit of the credit institutions.
1. Having the audit practicing licenses (still
valid), grimed by Vietnam’s Finance Ministry;
2. Having university degrees in such fields as
finance, accountancy and banking; having at least 5 years working in the field
of finance, accountancy or banking and being the professional auditors with at
least 2 years practicing audit at the independent auditing organizations.
3. Not being the shareholders or lawful
representatives of the shareholders who own a number of the registered shares
and have the voting right in the audited credit institutions.
4. Not being members of executive boards of the
audited credit institutions.
5. Not being the clients enjoying preferential
terms of the audited credit institutions (such as being granted credit without
security or with preferential terms...);
6. Not having family tie (such as wife, husband,
farther, mother, son, daughter or sibling) with members of the Managing Boards,
the Control Boards or the Executive Directors of the audited credit
institutions;
...
...
...
2. The Managing Board, the Control Board (for
credit institutions with managing boards) or the Directorate (for credit
institutions without managing boards) shall take responsibility for the
selection of an auditing organization and auditors to participate in the audit
of their unit according to the provisions of Articles 5 and 6 of this
Regulation.
3. The auditing organization and auditors
participating in the audit of the credit institution must get the written
approval from the State Bank. Only after getting the written approval from the
State Bank can the credit institution officially sign the contract with the
auditing organization to conduct the audit.
a/ The report of the Managing Board (for credit
institutions with managing boards) or of the Directorate (for credit
institutions without managing boards), applying for the approval of the
auditing organization, which must clearly state the name and address of tile
auditing organization as well as its commitments, and the list of auditors
registered to take part in the audit, not in contravention of the provisions of
Articles 5 and 6 of this Regulation;
b/ The minutes of meetings of the Managing Board
with the Control Board (for credit institutions with managing boards) or of the
Directorate (for credit institutions without managing boards) on the agreement to
choose the concerned auditing organization;
c/ The notarized copies of the audit practicing
licenses of auditors who will participate in the audit of the credit
institution;
...
...
...
e/ Other documents proving that the auditing
organization and auditors meet the conditions mentioned in Articles 5 and 6 of
this Regulation.
2. Where the credit institution decided to
choose the auditing organization and auditors of the preceding year for the
audit in the current year, the dossier of such credit institution asking for
the approval of the auditing organization shall include only documents mentioned
at Points a and b, Clause 1 of this Article, which are added with new documents
(if any) related to any changes of the auditing organization and auditors
participating in the audit.
3. After getting the approval from the State
Bank, if the auditing organization wishes to add or replace the auditor(s)
participating in the audit, the credit institution shall have to make a
selection according to the provisions of Clause 2, Article 7 of this Regulation
and submit a report thereon together with the dossier set for auditors to the
State Bank. Only after the State Bank issues the written approval, shall the
added or substitute auditor(s) be allowed to take part in the audit of the
credit institution.
1. The State Bank’s provincial/municipal branches shall consider and
approve the auditing organizations and auditors to audit joint-stock credit
institutions which are headquartered in their localities. After signing the
official dispatches approving auditing organizations to audit credit
institutions, the State Bank’s provincial/municipal branches shall have to send
01 copy thereof to the Central State Bank (the Department for the Banks) as
their reports thereon.
2. The Department for the Banks shall consider
and approve auditing organizations and auditors to audit the State credit
institutions, foreign credit institutions and central people’s credit funds.
Article 10.- Order and
procedures for consideration and approval of auditing organizations
1. Before September 30 every year, the Central
State Bank shall announce the list of auditing organizations allowed to audit
credit institutions so that the credit institutions may proceed with the
selection according to the provisions of Articles 5 and 6 of this Regulation.
2. Within 30 days before the end of a fiscal
year, each credit institution shall have to select an auditing organization as
prescribed by law which shall audit its operations and send the dossier
stipulated in Article 8 of this Regulation to the State Bank for consideration
and approval of the audit.
...
...
...
b/ The dossiers of application for the approval
of auditing organizations of the State credit institutions, foreign credit
institutions and central people’s credit
funds shall be forwarded to the Central State Bank. Within 15 days after
receiving the complete dossier asking for approval of in auditing organization,
the Central State Bank shall consider and reply in writing, stating its
approval or disapproval. In case of disapproval, the Central State Bank shall
notify the concerned unit of the reasons therefor.
3. The written approval of an auditing
organization to audit credit institutions, issued by the Central State Bank
(the Department for the Banks) and by the State Bank’s provincial/municipal
branches shall be made according to the set form.
1. A joint-stock credit institution shall send 3
copies of the report to the State Bank’s branch in the province or city where
it is headquartered. Within 15 days after receiving the report, the State Bank’s provincial/municipal branch shall have to
consider and give its appraisal comments on the situation of
organization and operation of the concerned credit institution, which shall be
sent together with two copies of the report to the Central State Bank (the
Department for the Banks and the Banking Inspectorate).
2. A State credit institution, a foreign credit
institution or a central people’sredit fund shall send 2 copies of the report
to the Central State Bank (the Department for the Banks and the Banking
Inspectorate).
Article 12.-
Responsibilities of the audited credit institutions
1. To sign the auditing contracts with the selected
auditing organizations, clearly stating the requirements on the to be-audited
contents, the auditing charge and responsibilities of the parties involved in
the auditing process, and the handling of breaches of the auditing contract.
2. To accurately, adequately and promptly
provide their accounting and financial documents of the accountancy and finance
units is well as other documents related to the audited contents at the
auditors' request;
3. To create favorable conditions, not to cause
difficulties to the auditing organizations and auditors in the auditing
process; and at the same time, respect the comments and proposals stated in the
auditing reports.
...
...
...
Article 14.-
Responsibilities of auditing organizations and auditors that audit credit
institutions.
1. An auditing organization that wishes to audit
a credit institution shall have to file its written request to the Central
State Bank (the Department for the Banks) before June 30 each year for consideration
and approval of its audit of the credit institution. The written request must
clearly state the situation of the auditing organization’s organization,
operation and auditing experiences, enclosed with other necessary documents so
as to prove and commit itself to strictly comply with the provisions of Article
5 of this Regulation; and enclosed with the legal dossier of the auditing
organization (if it is the first time) as well as a list of the qualified
auditors to take part in the audit as prescribed in Article 6 of this
Regulation. As for 1999, auditing organizations having a demand to audit credit
institutions shall have to send their written requests together with the
dossiers to the Central State Bank (the Department for the Banks) before October
31, 1999.
2. Auditing organizations and auditors that
audit credit institutions shall have to take responsibility for the auditing
results according to the provisions of law and this Regulation; for their
violations of the State’s regulations on
auditing; and for information secrecy according to the provisions of
Article 104 of the Law on Credit Institutions, and pay compensation for the
damage caused to audited credit institutions when breaking its commitments (if
any) in the contracts.
3. In cases where an auditing organization
violates the provisions of this Regulation or the auditing results fail to
satisfy the requirements (according to the appraisal of the State Bank), the
State Bank may limit the number and types of credit institutions to be audited
by such auditing organization or may not permit it to audit credit institutions.
Article 15.- Any
amendment to this Regulation shall be decided by the Governor of the State Bank.
...
...
...
Quyết định 322/1999/QĐ-NHNN5 về Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 322/1999/QĐ-NHNN5 |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/09/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 322/1999/QĐ-NHNN5 về Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video