NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2006/QĐ-NHNN |
Hà
Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC, CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Luật Kế toán năm 2003;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế
toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh
doanh;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;
Căn cứ công văn số 8178/BTC-CĐKT ngày 03/7/2006 của Bộ Tài chính về việc “Chấp
thuận ban hành Quy định về kế toán trên máy vi tính đối với Ngân hàng Nhà nước,
các tổ chức tín dụng”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
|
KT.
THỐNG ĐỐC |
VỀ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC, CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-NHNN ngày 19/7/2006 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định việc kế toán bằng phần mềm kế toán trên hệ thống máy vi tính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng (dưới đây gọi tắt là Ngân hàng) có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Kế toán trên máy vi tính: Là việc các Ngân hàng sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện kế toán trên hệ thống máy vi tính.
2. Hệ thống thông tin kế toán: là hệ thống thông tin được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các xử lý khác đối với dữ liệu theo quy định của pháp luật kế toán.
3. Giao dịch được hạch toán tự động: Là giao dịch được phần mềm kế toán tự động hạch toán và không có sự can thiệp từ bên ngoài. Các giao dịch này được hạch toán trên cơ sở các thông tin do hệ thống thông tin kế toán tạo ra từ nguồn dữ liệu có sẵn trong hệ thống (tính lãi dồn tích...) hoặc trên cơ sở các giao dịch điện tử của khách hàng (giao dịch ATM …).
4. Phân hệ nghiệp vụ: Là các bộ phận kế toán được phân chia dựa trên các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Các bộ phận kế toán này chịu trách nhiệm nhập, kiểm soát các dữ liệu về nghiệp vụ kinh tế, tài chính; xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có vào hệ thống thông tin kế toán về các giao dịch của hoạt động nghiệp vụ mà mình phụ trách.
5. Tài khoản sổ cái: Là tài khoản tổng hợp cấp thấp nhất (tối thiểu nội dung có tính chất tương đồng với tài khoản tổng hợp cấp 3 của Hệ thống tài khoản do Thống đốc NHNN ban hành) được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Ngân hàng.
6. Thời điểm kết thúc ngày làm việc: Là thời điểm kết thúc một chu trình làm việc trên hệ thống thông tin kế toán, các thao tác khoá sổ kế toán ngày đã được thực hiện. Sau thời điểm này không còn nghiệp vụ kinh tế, tài chính nào được xử lý, hạch toán vào sổ kế toán của ngày làm việc đó, trừ trường hợp giao dịch điều chỉnh sai sót theo quy định.
7. Thủ trưởng Ngân hàng: là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng.
8. Thủ trưởng đơn vị ngân hàng cơ sở (thủ trưởng đơn vị ngân hàng): là thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện kế toán trên máy vi tính (Chi nhánh, Sở Giao dịch …).
Điều 3.
Nguyên tắc thực hiện kế toán trên máy vi tính
1. Việc kế toán trên máy vi tính tại các Ngân hàng phải tuân thủ các quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan
2. Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán trên máy vi tính là chứng từ bằng giấy hoặc chứng từ điện tử. Việc lập, kiểm soát, lưu trữ chứng từ kế toán được thực hiện theo đúng quy định hiện hành về chứng từ.
3. Hạch toán tổng hợp chỉ được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của hạch toán chi tiết. Ngân hàng phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ, rõ ràng số liệu của phần kế toán tổng hợp để lập các báo cáo tài chính và số liệu của phần kế toán chi tiết để quản lý từng đối tượng hạch toán kế toán cụ thể.
4. Ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau hoặc ghi Nợ Có đồng thời đối với các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị. Việc ghi Có trước chỉ được thực hiện khi việc ghi Nợ chắc chắn được thực hiện.
5. Việc kế toán trên máy vi tính phải được thực hiện theo một quy trình được kiểm soát chặt chẽ do thủ trưởng Ngân hàng ban hành.
6. Những người có thẩm quyền truy cập và sử dụng phần mềm kế toán phải được xác thực và phân quyền theo quy định để truy cập phần mềm kế toán và thực hiện các chức năng của mình. Những người có thẩm quyền truy cập và sử dụng phần mềm kế toán chỉ được phép thực hiện những công việc được phân quyền và phải chịu trách nhiệm về những công việc đã thực hiện. Nghiêm cấm việc truy cập và sử dụng phần mềm kế toán trái phép.
7. Các dữ liệu sau khi được chính thức cập nhập vào hệ thống thông tin kế toán chỉ được điều chỉnh hoặc sửa đổi bởi người có thẩm quyền và phải tuân thủ theo quy trình nghiệp vụ. Nghiêm cấm truy cập và sửa đổi dữ liệu trái phép.
Điều 4. Điều
kiện thực hiện kế toán trên máy vi tính
1. Có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và cán bộ, phần mềm kế toán đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện phần mềm kế toán, đảm bảo phản ánh được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định hiện hành, đảm bảo khả năng kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa chứng từ kế toán và sổ kế toán, đối chiếu số liệu giữa các sổ, và tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính theo quy định.
2. Có hệ thống các máy vi tính được nối mạng trực tuyến để cập nhật, xử lý, kiểm soát, khai thác và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn, chính xác, nhanh chóng và thuận tiện. Hệ thống máy vi tính phải có cơ sở dữ liệu chung, có hệ thống thông tin dự phòng theo quy định.
3. Có quy trình kỹ thuật - nghiệp vụ kế toán trên máy vi tính. Quy trình kỹ thuật - nghiệp vụ về kế toán trên máy vi tính phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Phân định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ liên quan đến kế toán trên máy vi tính.
b) Quy trình luân chuyển chứng từ phù hợp với phần mềm kế toán, yêu cầu quản lý từng loại nghiệp vụ, đồng thời đảm bảo quá trình hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết được chính xác.
c) Quy trình kiểm tra, kiểm soát, phê duyệt, đối chiếu việc kế toán trên máy tính, có đủ các thủ tục kiểm soát cần thiết để phát hiện kịp thời mọi sai phạm có thể phát sinh trong quá trình kế toán trên máy vi tính
d) Cấp phát, quản lý xác thực theo Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống thông tin trong ngành ngân hàng ban hành theo Quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
đ) Tổ chức lưu trữ dữ liệu kế toán trên hệ thống máy vi tính và tổ chức bảo mật dữ liệu kế toán.
4. Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện kế toán trên máy vi tính theo Quy định này cũng phải thực hiện đúng các yêu cầu về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin, cấp phát, quản lý xác thực những người có thẩm quyền truy cập và sử dụng phần mềm kế toán theo Quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Tổ
chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán tại các Ngân hàng bao gồm các phân hệ nghiệp vụ sau:
1. Phân hệ tiền gửi.
2. Phân hệ tiền vay.
3. Phân hệ chuyển tiền.
4. Phân hệ tài trợ thương mại.
5. Phân hệ kinh doanh tiền tệ.
6. Phân hệ quản lý nội bộ.
7. Phân hệ các giao dịch được hạch toán tự động
Tuỳ theo mô hình tổ chức, quản lý và đặc điểm hoạt động, kinh doanh của từng Ngân hàng, thủ trưởng Ngân hàng quyết định việc gộp hoặc tách các phân hệ nghiệp vụ nêu trên.
Điều 6.
Trách nhiệm của các thành viên tham gia kế toán trên máy vi tính
1. Đối với thủ trưởng Ngân hàng:
a) Ban hành quy trình kỹ thuật - nghiệp vụ kế toán trên máy vi tính đảm bảo nội dung theo quy định tại khoản 3, Điều 4 Quy định này
b) Chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại Ngân hàng; về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và cán bộ khi thực hiện kế toán trên máy vi tính.
2. Đối với thủ trưởng đơn vị ngân hàng:
a) Phân quyền cho các cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc có liên quan đến kế toán trên máy vi tính tại đơn vị mình.
b) Hướng dẫn, triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này tại đơn vị.
3. Đối với kế toán viên:
a) Kiểm soát tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán.
b) Nhập chính xác, đầy đủ các dữ liệu của nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào hệ thống thông tin kế toán theo đúng các yếu tố trên chứng từ và quy trình kế toán trên máy vi tính.
c) Kế toán nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo đúng quy định hiện hành.
d) Kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo tính khớp đúng nội dung giao dịch trên Bảng liệt kê giao dịch, Sổ kế toán chi tiết với chứng từ kế toán do mình nhập vào hệ thống thông tin kế toán trong ngày.
4. Đối với kiểm soát viên kế toán (kiểm soát viên) và người phê duyệt:
a) Kiểm soát, phê duyệt tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, tài liệu nghiệp vụ đã được kế toán viên, cán bộ nghiệp vụ xử lý và nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin kế toán.
b) Kiểm soát, phê duyệt tính chính xác của các dữ liệu về nghiệp vụ kinh tế, tài chính do kế toán viên, cán bộ nghiệp vụ đã nhập vào hệ thống thông tin kế toán, đảm bảo khớp đúng với chứng từ kế toán, tài liệu chứng minh liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính.
c) Người phê duyệt, kiểm soát viên không được phép nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin kế toán, nếu phát hiện có sai sót thì phải chuyển trả chứng từ, tài liệu cho kế toán viên, cán bộ nghiệp vụ để nhập lại. Người phê duyệt chỉ thực hiện kiểm soát, phê duyệt sau khi kiểm soát viên đã kiểm soát, phê duyệt.
d) Kiểm soát viên chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo tính khớp đúng nội dung giao dịch trên Bảng liệt kê giao dịch với chứng từ kế toán của các giao dịch do mình kiểm soát trong ngày.
5. Đối với cán bộ hậu kiểm:
a) Tập hợp, kiểm tra, đảm bảo đầy đủ số lượng chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính được hạch toán trong ngày.
b) Kiểm tra lại tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán, kiểm tra tính chính xác của các bút toán do kế toán viên và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện trong ngày.
c) Kiểm tra lại tính hợp pháp và chính xác về nội dung của các Bảng liệt kê giao dịch được hạch toán tự động, phát hiện kịp thời sai sót do việc xử lý của hệ thống và báo cáo kịp thời cho cấp có thẩm quyền.
d) Kiểm soát, đối chiếu khớp đúng số liệu giữa các Bảng liệt kê giao dịch với Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch, giữa các Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch với sổ kế toán chi tiết, Sổ kế toán tài khoản số cái; giữa Sổ kế toán tài khoản sổ cái với Bảng cân đối tài khoản kế toán, phát hiện kịp thời mọi chênh lệch số liệu và báo cáo kịp thời cho cấp có thẩm quyền.
đ) Cán bộ làm công tác hậu kiểm không được phép tham gia vào quá trình nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu của nghiệp vụ kinh tế, tài chính do mình thực hiện kiểm tra.
6. Đối với cán bộ nghiệp vụ:
a) Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu sử dụng để nhập các dữ liệu liên quan đến quá trình xử lý của hệ thống thông tin kế toán,
b) Nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin kế toán chính xác với nội dung của các tài liệu được sử dụng.
7. Đối với trưởng phòng kế toán:
a) Tổ chức việc thực hiện quy trình hạch toán trên máy vi tính tại đơn vị, trực tiếp kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình.
b) Kiểm tra, kiểm soát Bảng cân đối tài khoản kế toán ngày và các báo cáo kế toán, tài chính tháng, quý, năm.
c) Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực của các báo cáo kế toán, tài chính.
Điều 7. Kiểm
soát, nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin kế toán
1. Phương thức nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin kế toán :
a) Do kế toán viên nhập từ chứng từ giấy.
b) Do kế toán viên xử lý (nhập) dưới dạng điện tử từ chứng từ điện tử.
c) Do cán bộ nghiệp vụ chuyển hoá (nhập) từ chứng từ.
d) Do cán bộ nghiệp vụ có thẩm quyền nhập để hệ thống thông tin kế toán xử lý.
đ) Dữ liệu được nhập tự động vào hệ thống thông tin kế toán (đối với các giao dịch được hạch toán tự động).
e) Các phương thức khác do Thủ trưởng Ngân hàng quy định.
2. Kiểm soát dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin kế toán:
a) Mọi dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin kế toán phải được kế toán viên, cán bộ nghiệp vụ kiểm soát trước khi nhập và được kiểm soát lại bởi kiểm soát viên và người phê duyệt (nếu nghiệp vụ phải được phê duyệt) theo đúng quy định trách nhiệm tại Điều 6 của Quy định này.
b) Đối với các Ngân hàng áp dụng mô hình giao dịch một cửa theo quy định tại Quyết định số 1498/2005/QĐ-NHNN ngày 13/10/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đối với các giao dịch trong hạn mức, giao dịch viên đồng thời thực hiện chức năng của kế toán viên và chức năng của kiểm soát viên.
c) Đối với các nghiệp vụ được hạch toán tự động, phần mềm kế toán phải có các chức năng kiểm soát tự động để đảm bảo các dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin kế toán hoặc các dữ liệu do phần mềm kế toán tính toán và tạo ra là chính xác và hợp lệ.
3. Việc hạch toán nghiệp vụ kinh tế, tài chính chỉ được coi là hoàn thành và phần mềm kế toán phải đảm bảo chỉ chính thức cập nhật dữ liệu vào hệ thống khi kế toán viên, cán bộ nghiệp vụ, kiểm soát viên và người phê duyệt (đối với những nghiệp vụ phải phê duyệt) đã kiểm soát và ký chữ ký điện tử của mình.
Kế toán viên, cán bộ nghiệp vụ, kiểm soát viên, người phê duyệt phải chịu trách nhiệm về những dữ liệu đã nhập vào hệ thống thông tin kế toán và đã kiểm soát, phê duyệt theo thẩm quyền được quy định.
Điều 8. Các loại
bảng kê, sổ, báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán trên máy vi tính
1. Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết theo dõi các đối tượng kế toán cụ thể như từng khách hàng, từng loại vốn, tài sản, thu nhập, chi phí … Việc mở sổ kế toán chi tiết cho các đối tượng kế toán phải căn cứ vào quy định về mở tài khoản kế toán chi tiết trong Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Ngân hàng. Sổ kế toán chi tiết phải có đầy đủ các yếu tố chủ yếu sau:
a) Tên ngân hàng lập sổ
b) Tên sổ
c) Số tài khoản chi tiết
d) Số sổ
đ) Số dư đầu
e) Ngày hạch toán, ngày giá trị của giao dịch
g) Số chứng từ, ngày, tháng, năm của chứng từ
h) Diễn giải hoặc Mã nghiệp vụ
i) Số tiền ghi Nợ, số tiền ghi Có
k) Tài khoản đối ứng
l) Doanh số Nợ; Doanh số Có ngày
m) Doanh số Nợ; Doanh số Có tháng
n) Doanh số Nợ; Doanh số Có năm
o) Số dư cuối
p) Chữ ký của người kiểm soát.
2. Nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ được lập theo ngày, gồm:
a) Các chứng từ kế toán phát sinh và hoàn thành trong ngày.
b) Các Bảng liệt kê giao dịch.
c) Các Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý và thiết kế của phần mềm kế toán, các Ngân hàng có thể ghép Bảng liệt kê giao dịch, Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch nhưng phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các yếu tố quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.
3. Bảng liệt kê giao dịch: Liệt kê các giao dịch đã được xử lý, cập nhật vào hệ thống thông tin kế toán và hạch toán trong ngày theo trình tự thời gian và theo từng kế toán viên hoặc liệt kê các giao dịch được hạch toán tự động.
Bảng liệt kê giao dịch có hai loại: Bảng liệt kê các giao dịch do kế toán viên thực hiện và Bảng liệt kê các giao dịch được hạch toán tự động.
Bảng liệt kê giao dịch phải có đầy đủ các yếu tố chủ yếu sau:
a) Mã kế toán viên hoặc số hiệu của Bảng liệt kê giao dịch.
b) Ngày, tháng, năm lập bảng kê.
c) Số chứng từ
d) Mã nghiệp vụ
đ) Quan hệ đối ứng tài khoản và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính:
- Các tài khoản ghi Nợ và số tiền ghi Nợ của từng tài khoản.
- Các tài khoản ghi Có và số tiền ghi Có của từng tài khoản.
e) Tổng doanh số Nợ, tổng doanh số Có của bảng kê.
g) Chữ ký người kiểm soát.
Bảng liệt kê giao dịch và các chứng từ kế toán tương ứng của bảng kê phải được tập hợp cùng với nhau khi lưu trữ tại Nhật ký chứng từ.
4. Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch: Tổng hợp số liệu trên các Bảng liệt kê giao dịch.
Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch có hai loại: Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch theo phân hệ nghiệp vụ hoặc theo tài khoản sổ cái và Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch của tất cả các kế toán viên và các giao dịch được hạch toán tự động toàn đơn vị ngân hàng.
Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch phải có đầy đủ các yếu tố chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập bảng.
b) Mã kế toán viên hoặc mã phân hệ nghiệp vụ liên quan đến phân hệ nghiệp vụ báo cáo (đối ứng) hoặc số hiệu các Bảng liệt kê giao dịch .
c) Số lượng giao dịch và tổng số tiền của từng kế toán viên hoặc từng phân hệ nghiệp vụ có liên quan hoặc Số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của từng Bảng liệt kê giao dịch.
d) Tổng doanh số Nợ, tổng doanh số Có của Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch.
đ) Chữ ký người kiểm soát.
5. Sổ kế toán tài khoản sổ cái: Được lập cho từng tài khoản sổ cái và phải có đầy đủ các yếu tố chủ yếu sau:
a) Tên Ngân hàng lập sổ
b) Ngày, tháng, năm ghi sổ
c) Tên, số hiệu của các tài khoản sổ cái;
d) Số dư đầu ngày của từng tài khoản sổ cái;
đ) Số hiệu tài khoản chi tiết, số dư đầu ngày, tổng doanh số Nợ, tổng doanh số Có, số dư cuối ngày của từng tài khoản chi tiết thuộc tài khoản sổ cái có hoạt động trong ngày và được sắp xếp theo số hiệu tài khoản chi tiết từ nhỏ tới lớn. Trường hợp các dữ liệu của tài khoản kế toán chi tiết đã được thể hiện trên các sổ kế toán khác và được in ra giấy hàng ngày để kiểm tra và lưu trữ thì không phải thể hiện trên sổ kế toán tài khoản sổ cái và được thay thế bằng doanh số phát sinh Nợ, doanh số phát sinh Có ngày của tài khoản sổ cái;
e) Số dư cuối ngày của tài khoản sổ cái;
g) Chữ ký người kiểm soát.
6. Bảng cân đối tài khoản kế toán ngày: Thể hiện số dư đầu ngày, doanh số Nợ, doanh số Có, số dư cuối ngày của các tài khoản sổ cái.
7. Ngoài các Bảng liệt kê giao dịch, sổ kế toán, báo cáo kế toán quy định trong Quy định này, các Ngân hàng được phép mở thêm các sổ kế toán khác phù hợp với yêu cầu quản lý của mình và quy định của pháp luật.
8. Đối với bảng cân đối tài khoản tháng, quý, năm, các báo cáo tài chính, các Ngân hàng thực hiện theo đúng quy định về báo cáo tài chính hiện hành.
Điều 9. Quy
định về in các bảng kê, sổ, báo cáo kế toán
1. Sổ kế toán chi tiết:
a) Đối với các tài khoản chi tiết liên quan đến khách hàng:
- Đối với sổ kế toán chi tiết của từng khách hàng (tiền gửi thanh toán, tiền vay, tiền gửi có kỳ hạn ...): việc in và cung cấp sổ kế toán chi tiết cho khách hàng, xác nhận và đối chiếu số dư tài khoản với khách hàng được thực hiện theo thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Tối thiểu, định kỳ năm một lần Ngân hàng phải thực hiện đối chiếu khớp đúng số dư tài khoản với khách hàng bằng văn bản, nếu có chênh lệch thì phải xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời. Nội dung, hình thức đối chiếu do thủ trưởng Ngân hàng quyết định.
Việc in sổ kế toán chi tiết tài khoản khách hàng có hoạt động trong kỳ kế toán để lưu trữ tại ngân hàng do thủ trưởng Ngân hàng quyết định căn cứ vào khả năng lưu trữ dữ liệu bằng phương tiện điện tử của đơn vị. Trường hợp không in ra giấy để lưu trữ, Ngân hàng phải đảm bảo toàn vẹn dữ liệu sổ kế toán chi tiết tài khoản khách hàng và thực hiện lưu trữ an toàn bằng phương tiện điện tử theo quy định về thời gian lưu trữ tài liệu kế toán trong ngành ngân hàng và đảm bảo có thể khai thác, vấn tin hoặc in được ra giấy khi cần thiết. Tối thiểu cuối năm, các Ngân hàng phải in ra giấy để kiểm soát và lưu trữ thông tin của các tài khoản còn số dư đến cuối năm theo từng tài khoản khách hàng, bao gồm: số dư đầu năm, tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, số dư cuối năm.
- Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá: Các Ngân hàng có thể thực hiện đối chiếu số dư với khách hàng theo thoả thuận với khách hàng. Cuối năm, các Ngân hàng phải in sao kê số dư, tổng doanh số phát sinh trong năm của toàn bộ các khoản tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá của khách hàng để kiểm tra và lưu trữ.
1.2. Đối với các tài khoản chi tiết nội bộ ngân hàng: Hàng ngày, các kế toán viên phải in sổ kế toán chi tiết, đối chiếu khớp đúng với chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính được hạch toán trên sổ và lưu trữ theo quy định hiện hành.
2. Đối với các Bảng liệt kê giao dịch: Khi kết thúc ngày làm việc, các kế toán viên phải in các Bảng liệt kê giao dịch do mình thực hiện, cán bộ hậu kiểm của phân hệ phải in ra bảng liệt kê các giao dịch được hạch toán tự động và thực hiện kiểm tra, đối chiếu theo quy định tại Điều 10 Quy định này.
3. Đối với Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch:
a) Cán bộ hậu kiểm của phân hệ nghiệp vụ chịu trách nhiệm in các Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch thuộc phân hệ của mình.
b) Cán bộ hậu kiểm của đơn vị chịu trách nhiệm in Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch của toàn đơn vị ngân hàng.
4. Đối với Sổ kế toán tài khoản sổ cái, Bảng cân đối tài khoản kế toán và báo cáo tài chính:
a) Hàng ngày, đơn vị ngân hàng in ra các sổ kế toán tài khoản sổ cái và Bảng cân đối tài khoản kế toán ngày.
b) Định kỳ, đơn vị ngân hàng in ra Bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp cấp 3 và báo cáo tài chính theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 10. Kiểm
tra, đối chiếu hàng ngày
1. Hàng ngày, sau khi in đầy đủ các Bảng liệt kê giao dịch, Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch, Sổ kế toán chi tiết, Sổ kế toán tài khoản sổ cái, Bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, đơn vị ngân hàng phải thực hiện đối chiếu số liệu, đảm bảo hệ thống cập nhật đầy đủ, chính xác các giao dịch phát sinh trong ngày, đảm bảo khớp đúng giữa chứng từ kế toán với Bảng liệt kê giao dịch, sổ kế toán, giữa sổ kế toán với báo cáo kế toán, giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp.
Tuỳ theo phần mềm kế toán được Ngân hàng áp dụng, Ngân hàng phải xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu, trong đó hướng dẫn chi tiết nội dung, cơ sở, phương pháp đối chiếu, đảm bảo người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa chứng từ kế toán với Bảng liệt kê giao dịch; giữa các Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch với sổ kế toán và giữa các sổ kế toán với báo cáo kế toán.
2. Trường hợp trong hệ thống thông tin kế toán của Ngân hàng có các tài khoản trung gian (để theo dõi tiền mặt chuyển quỹ giữa các giao dịch viên …), bộ phận hậu kiểm phải kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo số dư các tài khoản này bằng không (0) tại thời điểm kết thúc ngày làm việc. Trường hợp các tài khoản này còn số dư thì phải in sao kê chi tiết và xác định rõ nguyên nhân để kiểm soát, quản lý.
3. Đối với các Ngân hàng áp dụng mô hình kế toán tập trung tại Hội sở chính, các đơn vị phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu khớp đúng giữa số liệu của cùng một chỉ tiêu trên các báo cáo kế toán được in từ máy trạm của chi nhánh và các báo cáo kế toán được in từ máy chủ của toàn hệ thống.
4. Quá trình hạch toán, kiểm tra, đối chiếu, nếu phát hiện có sai sót thì phải sửa chữa theo đúng quy định tại Luật kế toán, các quy định về kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành khác.
5. Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu trong phạm vi nhiệm vụ, chức năng của mình, kế toán viên, kiểm soát viên, cán bộ hậu kiểm, trưởng phòng kế toán phải ký và chịu trách nhiệm về các Bảng liệt kê giao dịch, Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch, Sổ kế toán chi tiết, Sổ kế toán tài khoản sổ cái, Bảng cân đối tài khoản kế toán ngày đã kiểm tra, đối chiếu.
Điều 11. Kiểm
tra đối chiếu cuối tháng, quý, năm
Cuối tháng, quý, năm sau khi đã in các bảng cân đối tài khoản tháng, quý, năm và các báo cáo tài chính theo quy định, các Ngân hàng phải thực hiện đối chiếu số liệu, đảm bảo: số liệu giữa kế toán tổng hợp tháng, quý, năm khớp đúng với số liệu kế toán chi tiết tháng, quý, năm; số liệu kế toán cuối tháng phải khớp đúng với số liệu kế toán các ngày trong tháng; số liệu kế toán cuối quý phải khớp đúng với số liệu kế toán các tháng trong quý, số liệu kế toán cuối năm phải khớp đúng với số liệu kế toán 12 tháng trong năm; số liệu trên báo cáo tài chính khớp đúng với số liệu trên các sổ kế toán.
THE
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 32/2006/QD-NHNN |
Hanoi,
July 19, 2006 |
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
- Pursuant to the Law on the
State Bank of Vietnam issued in 1997 and the Law on the amendment, supplement
of several articles of the Law on the State Bank of Vietnam issued in 2003;
- Pursuant to the Law on Credit Institutions issued in 1997 and the Law on the
amendment, supplement of several articles of the Law on Credit Institutions
issued in 2004;
- Pursuant to the Law on Accounting issued in 2003;
- Pursuant to the Law on Electronic transaction issued in 2005;
- Pursuant to the Decree No. 128/2004/ND-CP dated 31/5/2004 of the Government
providing in details for and guiding the implementation of several articles of
the Law on Accounting applicable to the state accounting area.
- Pursuant to the Decree No. 129/2004/ND-CP dated 31/5/2004 of the Government
providing in details for and guiding the implementation of several articles of
the Law on Accounting applicable to business activities.
- Pursuant to the Decree No. 52/2003/ND-CP dated 19/5/2003 of the Government
providing for the function, assignment, authority and organizational structure
of the State Bank;
- Pursuant to the Official Dispatch No. 8178/BTC-CDKT dated 03/7/2006 of the
Ministry of Finance on the “Approval for the issuance of the Regulation on the
accounting on computer applicable to the State Bank, Credit Institutions”;
- Upon the proposal of the Director of Finance – Accounting Department,
DECIDES:
Article 1. To issue in conjunction with this Decision the Regulation on computer accounting applicable to the State Bank, credit institutions.
Article 2. This Decision shall be effective after 15 days since its publication on the Official Gazette.
Article 3. Director of Administrative Department, Director of the Finance – Accounting Department, Heads of related units of the State Bank, General Managers of the State Bank branches in provinces, cities under the Central Government’s management, General Director (Director) of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Decision.
...
...
...
FOR
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR
Vu Thi Lien
ON COMPUTER ACCOUNTING APPLICABLE TO THE STATE BANK, CREDIT
INSTITUTIONS
(Issued in conjunction with the Decision No.32/2006/QD-NHNN dated 19/7/2006
of the Governor of the State Bank)
Article 1.
Governing scope and subjects of application
This Regulation provides for the accounting performance by accounting software on the computer network applicable to the State Bank of Vietnam, credit institutions (hereinafter referred to as Banks) which fully satisfy conditions as provided for in Article 4 of this Regulation.
...
...
...
In this Regulation, following terms shall be construed as follows:
1. Computer accounting means Banks use accounting software for the performance of accounting on the computer network.
2. Accounting information system is an information system which is set up for the sending, receipt, archive, display or carrying out other processing for the data in accordance with provisions of the laws on accounting.
3. Automatically accounted transaction is a transaction, which is accounted automatically by accounting software without any external intervention. These transactions are accounted basing on the information created by the information system from available database in the system (calculating the accumulated interest…) or basing on electronic transactions of the customers (ATM transactions…).
4. Operational subsystem means accounting divisions, which are divided on the basis of operational activities of the Banks. These accounting divisions shall be responsible for entry, supervision of data on financial, economic operation; determination of Debit account, Credit account to the accounting information system about transactions of operational activities that they are in charge.
5. Leger account is a general account at the lowest level (at least its contents are similar to those of general accounts of level 3 of the Accounts system issued by the Governor of the SBV) which is stipulated in the accounts system being applied at Banks.
6. Ending time of a working day is the time where a working cycle on the accounting information system ends, and close of daily accounting book has been performed. After that time, there shall not be any economic, financial operation to be dealt with, accounted into the accounting book of the same day, except for transactions concerning the adjustment of error in accordance with applicable provisions.
7. Heads of Banks shall be the Governor of the State Bank, General Directors (Directors) of credit institutions.
8. Heads of local banking units (heads of banking units): are heads of units of the State Bank, credit institutions which have an accounting apparatus and perform accounting on computer (Branch, Operation Department…).
...
...
...
1. The performance of accounting on computer at Banks must comply with provisions of the Law on Accounting and other provisions of related laws.
2. Accounting vouchers using in the computer accounting are paper vouchers or electronic vouchers. The drawing, control, archive of the accounting vouchers shall be implemented in compliance with current provisions on vouchers.
3. General accounting shall only be performed on the basis of the data of detailed accounting. Banks must assure the sufficient, clear supply of the data of general accounting for drawing up financial statements and data of detailed accounting for managing each specific accounting subject.
4. Banks must assure the principle of Debiting first, then Crediting or Debiting and Crediting at the same time for economic, financial operations arising at their units. The Crediting shall only be performed first where the Debiting is surely performed.
5. The computer accounting must be performed in accordance with a closely controlled procedure that is issued by the Head of the Bank.
6. People who are competent to access and use the accounting software must be authenticated and authorized in accordance with applicable provisions for the access to the accounting software and performance of their function. The people who are competent to access and use the accounting software shall only be permitted to perform authorized duties and shall take responsibility for their performed duties. Any illegal access and use of the accounting software shall be strictly prohibited.
7. Data after being officially updated in the accounting information system shall only be readjusted or amended by a competent person and in compliance with the operational procedure. Any illegal access and amendment of data shall be strictly prohibited.
Article 4.
Conditions for performing accounting on computer
1. Fully satisfying conditions of material foundation, technique and officer, the accounting software must satisfy standards and conditions in accordance with provisions in the Circular No.103/2005/TT-BTC dated 24/11/2005 of the Ministry of Finance providing guidance on the standards and conditions of accounting software, assuring the sufficient reflection of arising economic operations in accordance with current provisions, assuring the possibility of data inspection, reconciliation between the accounting vouchers and accounting book, data reconciliation among accounting books and data synthesization for drawing up financial statement in accordance with applicable provisions.
...
...
...
3. Availability of an operational-technical procedure of computer accounting. This procedure shall include following major contents:
a. Clear determination of right, obligation and responsibility of each officer relating to the computer accounting
b. Procedure on the circulation of vouchers which are in line with the accounting software, management requirement of each type of operation, at the same time assuring the accuracy of the general accounting, detailed accounting process.
c. A procedure on the inspection, control, approval, reconciliation to know that whether the computer accounting has enough necessary control procedures for a timely detection of all errors that may arise during the accounting process on computer or not.
d. Issuance, management and authentication in accordance with the Regulation on the prudence, confidentiality of the information system in banking area issued in conjunction with the Decision No. 04/2006/QD-NHNN dated 18/1/2006 of the Governor of the State Bank.
dd. Organizing the archive of accounting data on the computers system and organizing the secret protection of accounting data.
4. Local People’s Credit Funds that perform the computer accounting in accordance with this Regulation shall be obliged to comply with requirements of prudence, confidentiality of the information technology system, issuance, management and authentication for the people who are competent to access and use the accounting software in accordance with the Decision No.04/2006/QD-NHNN dated 18/01/2006 of the Governor of the State Bank.
...
...
...
Accounting apparatus at Banks shall include the following operational subsystems:
1. Deposit subsystem.
2. Loan subsystem.
3. Money transfer subsystem.
4. Commercial finance subsystem.
5. Money trading subsystem.
6. Internal management subsystem.
7. Subsystem of automatically accounted transactions
Depending on the scale of the organization, management and characteristics of the business, operation of each Bank, Head of the Bank shall make decision on the merger or separation of operational subsystems hereinabove.
...
...
...
1. For the Head of the Bank:
a. To issue the operational-technical procedure on computer accounting that assures contents as provided for in Paragraph 3, Article 4 of this Regulation.
b. To take responsibility for the standards of the accounting software which is applied at the Bank; for conditions of material foundation, technique and officer when performing the computer accounting
2. For the Heads of banking units:
a. To grant permissions to the officers who are responsible for the performance of works relating to the computer accounting at their units.
b. To guide, deploy the serious implementation of this Regulation at their units.
3. For the accountants:
a. To control the accuracy, validity, legality of accounting vouchers.
b. To enter accurately, sufficiently data of financial, economic operation in the accounting information system in line with elements on the vouchers and computer accounting procedure.
...
...
...
d. To inspect, reconcile, assure the matching of transaction contents on the List of transactions, the detailed Accounting Book with the accounting vouchers entered by themselves in the accounting information system of the same day.
4. For accounting controller (controller) and the approver:
a. To control, approve the validity, legality of the accounting voucher, professional documents that the accountants, professional officers have processed and entered data in the accounting information system.
b. To control, approve the accuracy of data on financial, economic operations which are entered in the accounting information system by the accountants, professional officer, assuring the matching with the accounting vouchers, evidences relating to the financial, economic operation.
c. Approver, controller shall not be permitted to enter data in the accounting information system, if any error is found out, the vouchers, documents thereof must be retuned to the accountants, professional officers for re-entry. The approver shall only perform the control, approval after the control, approval by the controller.
d. Controller is responsible for the inspection, reconciliation, assuring the matching between the contents of transactions on the List of transactions and the accounting vouchers of transactions controlled by him in a day.
5. For last controller:
a. To collect, inspect, assure the sufficient quantity of vouchers of financial, economic operations which are accounted within a day.
b. To verify again the validity, legality of accounting vouchers, verify the accuracy of accounting entries performed by the accountants and professional divisions on the day.
...
...
...
d. To control, reconcile the matching between the data of the Lists of transactions with the data of the general table of transaction lists, between general tables of transaction lists with the detailed accounting book, accounting books on ledger account; between accounting books on ledger account and the Balance sheet, timely detect any difference in data and timely make report to the competent levels.
dd. Officers performing the last control shall not be permitted to participate in the process of entering, controlling, approving data of financial, economic operations which are inspected by themselves.
6. For professional officers:
a. To take responsibility for the verification, control, assurance of the accuracy, validity, legality of documents which are used for entering data relating to the processing of the accounting information system;
b. To enter data in the accounting information system accurately in comparison with contents of the documents being used.
7. For the head of Accounting division
a. To organize the implementation of the accounting procedure on computer at his unit, to directly inspect, supervise the compliance with provisions.
b. To inspect, control the daily account Balance sheet and monthly, quarterly, annual financial statements.
c. To take responsibility for the sufficiency, timeliness, truthfulness of accounting, financial reports.
...
...
...
1. Mode of entering data in the accounting information system:
a. Being entered by accountants from paper vouchers
b. Being processed (entered) by accountants in form of electronic vouchers
c. Being transformed (entered) by professional officers from vouchers.
d. Being entered by competent professional officers for the processing of the accounting information system.
dd. Data is automatically entered in the accounting information system (for automatically accounted transactions).
e. Other modes stipulated by the Head of the Bank.
2. Controlling the data entered in the accounting information system:
a. Any data entered in the accounting information system must be controlled by the accountants, professional officers before entering and be controlled again by the controller and approver (if the operation requires to be approved) in compliance with provisions on responsibility in Article 6 of this Regulation.
...
...
...
c. In respect of automatically accounted transactions, the accounting software must have function of automatic control to assure that data entered in the accounting information system or the data calculated and created by the accounting software are accurate and valid.
3. The accounting of financial, economic operations shall only be considered as complete and the accounting software must ensure that the data is only officially updated into the system where the accountants, professional officers, controllers and approvers (for operations that requires to be approved) have already controlled and put their electronic signatures.
Accountants, professional officers, controllers and approvers shall take responsibility for the data already entered in the accounting information system and the data already controlled, approved under the provided competence.
Article 8.
Types of accounting tables, books, reports to be used in the computer accounting
1. Detailed accounting book: Detailed accounting books are used to follows up such specific accounting subjects as each customer, each type of capital, assets, income, expenses… The opening of detailed accounting book for accounting subjects must be based on provisions on the open of detailed account in the accounts system applicable to the bank. A detailed accounting book must fully contain the following major elements:
a. Name of the bank that establishes the book
b. Name of the book
c. Number of detailed accounts
d. Book number
...
...
...
e. Accounting date, validity date of transaction
g. Number of voucher, date of voucher
h. Explanation or operation code
i. Amount to be debited, amount to be credited
k. Counterpart account
l. Daily Debit turnover, daily Credit turnover;
m. Monthly Debit turnover, monthly Credit turnover
n. Annual Debit turnover, annual Credit turnover
o. Closing balance
...
...
...
2. Voucher diary
Voucher diary being drawn up by day, includes:
a. Accounting vouchers that arise and are completed within a day
b. Lists of transactions
c. General tables of transactions Lists
Depending on management requirements and design of the accounting software, Banks may join the List of transactions, General table of transactions Lists provided the elements as provided for in paragraph 3 and 4 of this Article are fully reflected.
3. List of transactions shall list all transactions that have been processed, updated into the system of accounting information and accounted within a day in accordance with a time order and by each accountant or list all transactions that are automatically accounted
There are two types of transactions list: the List of transactions performed by accountants and List of transactions automatically accounted
A List of transactions must contain fully the following major elements:
...
...
...
b. Drawing date of the List
c. Number of voucher
d. Operation code
dd. Counterpart relationship among accounts and money amount of economic, financial operations:
- Accounts for Debiting and amount to be debited of each account
- Accounts for Crediting and amount to be credited of each account
e. Total Debit turnover, total Credit turnover of the list
g. Signature of controller
The List of transactions and respective accounting vouchers of the list shall be together combined when being kept as archive in the voucher Diary
...
...
...
A general table of transactions List must contains fully the following main elements:
a. Drawing date of the table
b. Code of accountant or code of operational subsystem relating to (counterpart) reporting operational subsystem or number sign of the Lists of transactions
c. Quantity of transactions and total amount of each accountant or each related operational subsystem or arising Debit amount, arising Credit amount of each List of transactions
d. Total Debit turnover, total Credit turnover of the general table of transactions Lists
dd. Signature of controller
5. Accounting book on Ledger accounts shall be established for each ledger account and fully contain the following main elements:
a. Name of the bank drawing up the book
b. Date of book entry
...
...
...
d. Balance of each ledger account at the beginning of a day
dd. Number sign of detailed accounts, balance at the beginning of a day, total debit turnover, total credit turnover, balance at the end of a day of each detailed account belonging to ledger account and having performed activities in the day and to be arranged under the ascending number sign of detailed accounts. Data of detailed accounts that have been reflected in other accounting books and are daily printed into paper for inspection and archive need not be shown on the accounting book on ledger accounts and shall be replaced by daily arising debit turnover, credit turnover of the ledger accounts
e. Balance of ledger account at the end of a day
g. Signature of controller
6. Daily balance sheet reflects the balance at the beginning of a day, Debit turnover, Credit turnover, balance at the end of a day of ledge accounts
7. Besides the Lists of transactions, accounting book, accounting reports as provided for in this Regulation, banks shall be permitted to open other accounting books in line with their management requirements and provisions of applicable laws
8. In respect of monthly, quarterly, annual balance sheet, finance statements, the banks shall comply with current provisions on financial reporting
Article 9.
Provisions on printing of lists, books, accounting reports
1. Detailed accounting book
...
...
...
- For detailed accounting book of each customer (payment deposit, loan, time deposit, etc...), the printing and supply of detailed accounting book to customer, confirmation and reconciliation of account balance with the customer shall be performed under the agreement made between the customer and the bank. At least, the Bank shall reconcile the matching of the account balance with its customers in writing on an annual basis, in case of any difference, the bank shall determine the reason thereof and timely deal with. Content, form of reconciliation shall be decided upon by the bank’s Head
The printing of detailed accounting book on accounts of customers who perform transactions in an accounting period for archive at the bank shall be decided upon by the Bank’s head basing on the capacity of data archive by the bank’s electronic means. Where the detailed accounting book is not printed into paper for archive, the Bank must ensure the integrity of the data of detailed accounting book on customers’ accounts and carry out the safe archive by electronic means in accordance with provisions on archive time for accounting documents in banking area and ensure that those data can be exploited, inquired or printed into paper when necessary. At least at the end of a year, banks must print into paper for control and archive of information of the accounts with the balance till the end of the year under each account of customer, including: the balance at the beginning of the year, total arising Debit amount, total arising Credit amount, the balance at the end of the year.
- In respect of account “savings deposit”, valuable papers, banks may reconcile their balance with customers in accordance with the agreement made with customers. At the end of a year, the banks shall print statement of the balance, total turnover arising in the year of all savings deposits, valuable papers of customers for inspection and archive
1.2. For detailed account within the bank: Daily, accountants shall print detailed accounting books, reconcile the matching with accounting vouchers of economic, financial operations that are accounted in the book and keep them as archive in accordance with current provisions
2. For the Lists of transactions, upon ending a working day, accountants shall print out the Lists of transactions performed by themselves, last controller of the subsystem shall print out the lists of transactions automatically accounted and carry out the inspection, reconciliation in accordance with provisions in Article 10 of this Regulation
3. For the general table of the Lists of transactions
a. The last controllers of the operational subsystems shall be responsible for printing out general table of the Lists of transactions of their subsystem
b. The last controllers of the unit shall be responsible for printing out the general table of the lists of transactions of the entire banking unit
4. For accounting book on ledger accounts, Balance Sheet and financial statements:
...
...
...
b. Periodically, the bank shall print out balance sheet of general accounts of level 3 and financial statements in accordance with the provisions of the Governor of the State Bank
Article 10.
Daily inspection, reconciliation
1. Daily, after printing out fully Lists of transactions, General Table of transactions Lists, detailed accounting books, accounting Book on ledger accounts, daily account balance sheet, the banking units shall reconcile the data to ensure that the system has updated fully, accurately transactions arising in a day, to ensure the matching between accounting vouchers and the List of transactions, accounting books, between the accounting book and accounting report, between detailed accounting and general accounting
Depending on accounting software applied by the bank, the bank shall set up a procedure on inspection, control, reconciliation, which provides detailed guidance on content, foundation, method of reconciliation to ensure that accountants may inspect, reconcile the data between accounting vouchers and the List of transactions; between general tables of transactions Lists and accounting book, and between accounting books and accounting report.
2. In case where there are intermediate accounts (for following up cash circulated between funds by transactors, etc...) in the system of accounting information of the bank, last controllers must inspect, reconcile to ensure that the balances of these accounts are zero (0) at the ending time of a working day. Where these accounts still remain balance, detailed statement must be printed out and the reason thereof should be determined for control and management.
3. For banks applying model of centralized accounting at Head office, these units shall organize the inspection, reconciliation of the matching between the data of a norm on accounting reports printed out from client (computer) of branches and accounting reports printed out from server of the entire system
4. During process of accounting, inspection, reconciliation, if any error is detected, it must be corrected in compliance with provisions in the Law on accounting, provisions on enterprise’s accounting and other provisions of current laws
5. After inspecting, reconciling the matching of the data within the scope of their assignment, function, accountants, controllers and last controllers, head of accounting division shall sign and take responsibility for the Lists of transactions, General Table of transactions Lists, detailed accounting books, accounting books on ledger accounts, daily account balance sheets that have been inspected, reconciled
Article 11.
Inspection, reconciliation at the end of a month, a quarter, a year
...
...
...
Article 12. Heads of accounting units of the State Bank, General Directors (Directors) of credit institutions shall, according to their function, authority, be responsible for organising, guiding and deploying the implementation of this Regulation
Article 13. The Director of the Finance -Accounting Department, Director of Banking Informatics Technology Department, Director of General Control Department, Chief Inspector of the State Bank shall, within their function, assignment, be responsible for guiding, inspecting, following up the implementation of this Regulation.
;Quyết định 32/2006/QĐ-NHNN về kế toán trên máy vi tính đối với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
Số hiệu: | 32/2006/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Vũ Thị Liên |
Ngày ban hành: | 19/07/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 32/2006/QĐ-NHNN về kế toán trên máy vi tính đối với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
Chưa có Video