ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2740/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 11 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao trách nhiệm, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2018 - 2020” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Kế hoạch hành động) kèm theo Quyết định này.
1. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện nội dung công việc nêu tại Kế hoạch hành động kèm theo Quyết định này có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện cơ cấu lại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh; Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thị xã và các huyện; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN
VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2018 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 2740/QĐ-UBND
ngày 20 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế)
STT |
NỘI DUNG CÔNG VIỆC |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
THỜI GIAN HOÀN THÀNH |
1 |
Kiện toàn BCĐ Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu tỉnh Thừa Thiên Huế. |
UBND tỉnh |
Trước 15/11/2018 |
2 |
Ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2018 - 2020” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó: xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì; đưa vào chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2018-2020”. |
UBND tỉnh |
Trước 15/11/2018 |
1 |
Kiên quyết xử lý Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) yếu kém; theo đó thực hiện đánh giá, nhận diện, phân loại các QTDND yếu kém theo nhóm để xử lý: |
UBND các cấp; NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; Cơ quan thi hành án; Bảo hiểm tiền gửi; Quỹ tín dụng nhân dân |
|
- Nhóm QTDND yếu kém không cơ cấu lại thành công, không thể phục hồi hoạt động, cần đẩy nhanh quá trình xử lý pháp nhân (giải thể, hợp nhất, phá sản). |
2018 - 2019 |
||
- Nhóm QTDND yếu kém có khả năng phục hồi hoạt động: rà soát, điều chỉnh lại phương án tái cơ cấu cho phù hợp; có giải pháp hiệu quả để phục hồi hồi hoạt động; tích cực xử lý dứt điểm các yếu kém, vi phạm pháp luật; đặc biệt trong việc cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập DPRR, vi phạm các quy định an toàn trong hoạt động; tích cực xử lý nợ xấu. |
2018 - 2020 |
||
- Nhóm QTDND lành mạnh: phải chủ động xây dựng và triển khai phương án tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển vững chắc về năng lực tài chính, quy mô, hoạt động, trình độ quản trị. |
2018 - 2020 |
||
2 |
NHNN chi nhánh tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát QTDND để kịp thời phát hiện tồn tại, yếu kém và vi phạm pháp luật, qua đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời và cơ cấu lại phù hợp. |
NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế |
2018 - 2020 |
3 |
Chỉ đạo cấp ủy, UBND phường, xã phối hợp NHNN tỉnh: - Xử lý những tồn tại, yếu kém của QTDND, đặc biệt trong việc thanh lý QTDND bị giải thể; - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với QTDND; - Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng QTDND; - Tiếp tục mở rộng QTDND ở các địa bàn nông thôn có nhu cầu trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, hiệu quả, trong đó ưu tiên thành lập QTDND ở nơi chưa có hoặc thiếu QTDND. |
Đảng ủy, UBND cấp xã; NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Cơ quan thi hành án; Bảo hiểm tiền gửi; Quỹ tín dụng nhân dân |
2018 - 2020 |
4 |
Cơ cấu lại về tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và kiểm soát, cụ thể: - Nâng cao năng lực tài chính QTDND theo hướng tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới trên cơ sở gắn kết giữa mở rộng nguồn vốn với hỗ trợ cho vay thành viên; - Đẩy mạnh huy động vốn với các phương thức đa dạng; phát triển dịch vụ ngân hàng phù hợp với năng lực quản trị, điều hành của QTDND; mở rộng tín dụng đi đôi với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng; chấp hành nghiêm các quy định an toàn hoạt động; cân đối hợp lý, hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn; nâng cao tính ổn định của nguồn vốn; - Chuẩn hóa hệ thống quy trình nghiệp vụ và các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh; tăng cường tính minh bạch, công khai trong quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động của QTDND; - Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát của QTDND; đặc biệt là hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; bảo đảm người quản lý điều hành, kiểm soát của QTDND phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về năng lực, trình độ theo quy định của pháp luật. Xử lý tình trạng chi phối của một số ít thành viên góp vốn lớn và người có liên quan đối với hoạt động của QTDND. |
UBND các cấp; NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; Ngân hàng hợp tác xã; Quỹ tín dụng nhân dân |
2018 - 2020 |
5 |
Xây dựng đội ngũ cán bộ QTDND đủ mạnh, vừa có chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều hành, vừa có đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc. Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời gắn với việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức, nghề nghiệp. |
UBND các cấp; NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Quỹ tín dụng nhân dân |
2018 - 2020 |
6 |
Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin của các QTDND. Bảo đảm tất cả các QTDND có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu an toàn trong hoạt động và được kết nối internet. |
Quỹ tín dụng nhân dân |
2018 - 2020 |
|
|
||
1 |
Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó bao gồm các nhóm giải pháp sau đây: |
|
|
1.1 |
Các chi nhánh NHTM và QTDND đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai. |
Chi nhánh Ngân hàng thương mại; Quỹ tín dụng nhân dân |
2018 - 2020 |
1.2 |
Khách hàng vay phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh; chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương triển khai. |
Chi nhánh Ngân hàng thương mại; Quỹ tín dụng nhân dân; Người vay |
2018 - 2020 |
1.3 |
UBND tỉnh; NHNN chi nhánh; các sở, ban, ngành tiếp tục thực hiện giải pháp về cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, giảm lượng hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước; phát triển thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. |
UBND tỉnh; NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; Các sở, ban, ngành, địa phương |
2018 - 2020 |
1.4 |
NHNN chi nhánh tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. |
NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; |
2018 - 2020 |
2 |
Thành lập các Tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu của các chi nhánh Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân |
UBND các cấp |
2018 - 2020 |
2.1 |
Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng thành lập Tổ công tác liên ngành với thành phần gồm đại diện các sở, ban, ngành địa phương: NHNN chi nhánh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, UBND các cấp. |
NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; Văn phòng UBND tỉnh; Các Sở: Tài chính, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; UBND các cấp |
2018 - 2020 |
2.2 |
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, trường hợp phát sinh những khó khăn vướng mắc về mặt pháp lý trong phạm vi, thẩm quyền Tổ công tác liên ngành có cơ chế báo cáo Trưởng ban chỉ đạo về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu để có chỉ đạo xử lý nhằm tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC. |
NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; Văn phòng UBND tỉnh; Các Sở: Tài chính, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; UBND các cấp |
2018 - 2020 |
3 |
Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ chi nhánh Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân |
|
|
3.1 |
Quán triệt các nội dung Nghị quyết đến các cơ quan, đơn vị, các cán bộ, công chức thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC. |
UBND các cấp; NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế |
Trước 15/12/2018 |
3.2 |
Chỉ định các tổ chức tín dụng lành mạnh tiếp nhận, quản lý tổ chức tín dụng yếu kém để thực hiện chấn chỉnh, củng cố, lành mạnh hóa một bước tổ chức tín dụng yếu kém (tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống), sau đó sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác hoặc bán lại cho các nhà đầu tư đủ điều kiện. |
UBND các cấp; NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế |
2018- 2020 |
3.3 |
Triển khai thực hiện các giải pháp, cơ chế đặc thù để hỗ trợ các tổ chức tín dụng lành mạnh tham gia xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo quy định và trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định để đảm bảo thực hiện cơ cấu lại khả thi và triệt để. |
UBND các cấp; NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; |
2018 - 2020 |
3.4 |
Cơ quan thi hành án các cấp thực hiện các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, VAMC theo quy định tại Nghị quyết; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật các bản án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã có hiệu lực pháp luật. |
Cơ quan thi hành án |
2018 - 2020 |
3.5 |
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức quán triệt các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cơ quan, đơn vị mình và Tòa án nhân dân huyện, thị xã thuộc phạm vi thẩm quyền để áp dụng thống nhất theo quy định tại Công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19/7/2017 của Tòa án nhân dân Tối cao về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu. |
Tòa án nhân dân tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện |
2018 - 2020 |
3.6 |
Cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, VAMC thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được xử lý theo quy định tại Nghị quyết. |
Cơ quan Công an các cấp |
2018 - 2020 |
3.7 |
Các cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị quyết. |
Cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản |
2018 - 2020 |
3.8 |
UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết tại địa phương; đặc biệt là trách nhiệm hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC trong quá trình thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết. |
UBND các cấp |
2018 - 2020 |
3.9 |
Lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách địa phương. |
UBND các cấp; Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư |
2018 - 2020 |
3.10 |
UBND các cấp; các sở, ban, ngành, địa phương; Sở Thông tin và Truyền thông; cơ quan báo chí phối hợp với NHNN chi nhánh tích cực thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu để ổn định tâm lý và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, tránh gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính. |
UBND các cấp; Các sở, ban, ngành, địa phương |
2018 - 2020 |
Quyết định 2740/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2018-2020” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 2740/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Văn Phương |
Ngày ban hành: | 20/11/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2740/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2018-2020” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video