QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ HUY
ĐỘNG VỐN, SỬ DỤNG VỐN VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN THÍ ĐIỂM
- Căn cứ
Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng - hợp tác xã tín dụng và Công
ty tài chính ngày 24-5-1990;
- Căn cứ Quyết định
số 390-TTg ngày 27-7-1993 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai đề án thí điểm
thành lập Quỹ tín dụng nhân dân;
- Căn cứ Quyết định
số 155-QĐ/NH17 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành quy chế tổ chức, hoạt
động của Quỹ tín dụng nhân dân;
- Theo đề nghị của
Vụ trưởng - Trưởng ban điều hành về thi điểm Quỹ tín dụng nhân dân;
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1
Ban
hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về huy động vốn, sử dụng vốn và lãi
suất tín dụng áp dụng đối với các quỹ tín dụng nhân dân thí điểm.
Điều
2
Ban
điều hành về thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân có nhiệm vụ hướng dẫn các
Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện quyết định này.
Điều
3
Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều
4
Chánh
Văn phòng, Trưởng ban điều hành về thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, Vụ
trưởng vụ các Định chế tài chính, các thủ trưởng đơn vị có liên quan ở Ngân hàng
Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, chủ
tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Quỹ tín dụng nhân dân được thí điểm
thành lập thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
VỀ HUY ĐỘNG VỐN, SỬ DỤNG
VỐN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THÍ ĐIỂM
I-
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1
Quỹ
tín dụng nhân dân được huy động vốn tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế -
xã hội để cho các thành viên vay phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao đời
sống và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trong việc huy động vốn
và sử dụng vốn của mình.
Điều
2
Nhà
nước khuyến khích Quỹ tín dụng nhân dân cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn tại
chỗ. Mỗi Quỹ tín dụng nhân dân cần chủ động khai thác nguồn vốn để đáp ứng nhu
cầu vay vốn đối với thành viên và chỉ cho vay trên cơ sở nguồn vốn cho phép.
Điều
3
Quỹ
tín dụng nhân dân được mở tài khoản thanh toán, giao dịch tại Quỹ tín dụng khu
vực hoặc tổ chức tín dụng thuận lợi nhất cho hoạt động của mình. Có quyền lợi
và nghĩa vụ như các khách hàng khác của tổ chức tín dụng.
Điều
4
Quỹ
tín dụng nhân dân phải hoàn trả đầy đủ, kịp thời cả vốn và lãi khi người gửi
đến hạn trả và phải bí mật số dư cho người gửi tiền.
Điều
5
Thành
viên vay vốn phải chấp hành đầy đủ các quy định về cho vay và phải trả đủ gốc
và lãi đúng thời hạn cho Quỹ tín dụng nhân dân.
Điều
6
Khi
nhu cầu vay của các thành viên vượt quá khả năng nguồn vốn, Quỹ tín dụng nhân
dân được vay vốn tại Quỹ tín dụng khu vực, hoặc vay vốn tại các tổ chức tài
chính - tín dụng khác ngoài hệ thống.
Trường hợp Quỹ tín
dụng nhân dân có nguồn vốn cho vay đối với ngoài Quỹ thì phải thực hiện thông
qua Quỹ tín dụng khu vực. Các Quỹ tín dụng không trực tiếp cho vay lẫn nhau.
II.
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
Điều
7
Quỹ
tín dụng nhân dân được huy động tiền gửi bằng các hình thức:
a) Tiền gửi không kỳ
hạn;
b) Tiền gửi có kỳ hạn
từ 1 tháng trở lên;
c) Tiền gửi tiết kiệm,
nếu được ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều
8
Khi
nhận tiền gửi, Quỹ tín dụng nhân dân phải cấp số tiền gửi theo mẫu quy định.
Khi trả tiền gửi, Quỹ tín dụng nhân dân yêu cầu người gửi tiền phải xuất trình
sổ đó và ghi giảm số dư trên sổ tiền gửi số tiền tương ứng.
Điều
9
Các
loại tiền gửi của khách hàng đều được hưởng lãi theo mức lãi suất do Quỹ tín
dụng công bố từng thời kỳ. Người gửi tiền có thể lĩnh lãi hàng tháng hoặc theo
kỳ hạn gửi tiền trên cơ sở thỏa thuận giữa người gửi và Quỹ tín dụng.
Điều
10
Nếu
bị mất sổ tiền gửi, người gửi cần báo ngay cho Quỹ tín dụng nơi gửi tiền. Quỹ
tín dụng không chịu trách nhiệm nếu không nhận được báo mất sổ của khách hàng.
III.
CHO VAY VỐN CÁC THÀNH VIÊN
Điều
11
Quỹ
tín dụng nhân dân cho các thành viên vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo
khả năng, tính chất nguồn vốn, Quỹ tín dụng không được sử dụng vốn ngắn hạn để
cho vay trung và dài hạn.
Điều
12
Quỹ
tín dụng nhân dân cho các thành viên vay vốn trên cơ sở tôn trọng các nguyên
tắc sau đây:
a) Có hiệu quả kinh tế.
b) Sử dụng tiền vay
đúng mục đích khi xin vay;
c) Phải hoàn trả cả
gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định.
d) Chấp hành đầy đủ
các quy định về thủ tục khi vay Quỹ tín dụng,
Điều
13
Mức
cho vay và quyền phán quyết cho vay do Hội đồng Quản trị Quỹ tín dụng quyết
định, nhưng không được cho một thành viên vay quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ,
tổng số vốn cho 10 thành viên vay nhiều nhất không được quá 30% tổng dư nợ vay
của Quỹ tín dụng nhân dân.
Điều
14
Thời
hạn cho vay căn cứ vào các đối tượng cho vay cụ thể cũng như tính chất và khả
năng nguồn vốn. Thời hạn cho vay nói chung gắn với chu kỳ sản xuất, kinh
doanh.Người vay có thể trả một lần khi đến hạn và có thể trả góp. Thời hạn của
từng loại cho vay, được xác định như sau:
- Cho vay ngắn hạn:
dưới 12 tháng;
- Cho vay trung hạn:
từ 1 năm đến 3 năm;
- Cho vay dài hạn: từ
3 năm đến 5 năm tối đa.
Điều
15
Quỹ
tín dụng nhân dân xem xét trước khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay để giúp
các thành viên sử dụng vốn vay có hiệu quả và đôn đốc trả nợ vay đúng hạn.
Điều
16
Nếu
thành viên không trả nợ đúng hạn hoặc phạm pháp luật thì tùy từng trường hợp cụ
thể xử lý như được một lần gia hạn nợ, thu hồi vốn trước hạn, đình chỉ cho vay,
khởi tố, khởi kiện... nếu thành viên còn nợ Quỹ tín dụng mà bị chết thì người thừa
kế theo luật định phải trả nợ thay (cả gốc và lãi).
IV.
ĐIỀU HÒA VỐN TRONG HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG
Điều
17
Việc
điều hòa vốn giữa các Quỹ tín dụng nhân dân do Quỹ tín dụng nhân dân khu vực
thực hiện theo cơ chế nhận gửi của những Quỹ tín dụng nhân dân thừa vốn và cho
vay lại đối với những quỹ tín dụng nhân dân sử dụng vốn
Điều
18
Trong
khi chưa có quỹ tín dụng khu vực, việc điều hòa vốn giữa các Quỹ được giao các
chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện theo nguyên tắc không bù
lỗ.
Nguồn vốn để điều hòa
vốn là:
a) Nhận tiền gửi của
các Quỹ tín dụng nhân dân có nguồn vốn cho vay đối với ngoài quỹ.
b) Ngân hàng Nhà nước
Việt nam cho vay trong phạm vi mức vốn thông báo.
V.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHO VAY CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Điều
19
Quỹ
tín dụng nhân dân phải khai thác triệt các nguồn vốn trong hệ thống để cho vay,
Ngân hàng Nhà nước là người cho vay cuối cùng.
Trong thời gian đầu
mới thành lập, Quỹ tín dụng có thể được Ngân hàng Nhà nước xem xét cho vay một
phần vốn tín dụng ngắn hạn.
VI-
LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ LÃI SUẤT
Điều
20
Hội
đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân quyết định các mức lãi suất cụ thể về huy
động tiền gửi và lãi suất cho vay phù hợp với từng loại và được điều chỉnh linh
hoạt theo cung, cầu về vốn, theo vùng, khu vực trên cơ sở khung lãi suất do
Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời gian.
Điều
21
Các
mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố và quản lý đối với Quỹ tín dụng nhân
dân thí điểm:
a) Lãi suất tối thiểu
Quỹ tín dụng nhận gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội;
b) Lãi suất tối đa Quỹ
tín dụng cho vay đối với các thành viên.
c) Lãi suất tối đa Quỹ
tín dụng nhận gửi và cho vay đối với các Quỹ tín dụng nhân dân.
Điều
22
Căn
cứ các mức lãi suất do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng đối với hệ
thống Quỹ tín dụng nhân dân thí điểm, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chỉ
đạo, hướng dẫn và quản lý các mức lãi suất cụ thể đối với các Quỹ tín dụng nhân
dân trong địa bàn.
VII-
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều
23
Việc
sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước quyết định.