NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2008/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẠI LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Quyết định số 1216/2003/QĐ-NHNN ngày 09/10/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối, các tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỐNG
ĐỐC |
ĐẠI LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2008 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
2. Hoạt động đổi ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định về mạng lưới hoạt động của Tổ chức tín dụng.
3. Hoạt động đổi đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác và không chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Đối tượng làm Đại lý đổi ngoại tệ.
Các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần (sau đây gọi là tổ chức) có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này được làm Đại lý đổi ngoại tệ cho các Tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ giữa Tổ chức tín dụng và tổ chức.
Đại lý đổi ngoại tệ chỉ được hoạt động sau khi được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố) trên địa bàn cấp Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ.
Điều 3. Địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ
1. Cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp v.v…) đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 (ba) sao trở lên;
2. Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);
3. Khu vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho người nước ngoài;
4. Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;
5. Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều khách nước ngoài tham quan, mua sắm.
Điều 4. Hoạt động của Đại lý đổi ngoại tệ.
1. Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được hoạt động dưới hình thức dùng Đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các Đại lý đổi ngoại tệ đặt tại các khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế).
2. Các Đại lý đổi ngoại tệ đặt tại các khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.
Điều 5. Điều kiện để được làm Đại lý đổi ngoại tệ.
Tổ chức có nhu cầu làm Đại lý đổi ngoại tệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam;
2. Có địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ theo quy định tại Điều 3 Quy chế này. Tổ chức có thể đặt Đại lý đổi ngoại tệ tại hoặc ngoài trụ sở chính, trụ sở chi nhánh;
3. Có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Đại lý đổi ngoại tệ như: nơi giao dịch riêng biệt (phòng hoặc quầy giao dịch không gắn liền với các hoạt động kinh doanh khác, chỉ chuyên làm dịch vụ đổi ngoại tệ) trong đó trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như: bàn ghế, điện thoại, máy fax, két sắt, bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy nhiệm và tên Đại lý đổi ngoại tệ;
4. Nhân viên trực tiếp làm ở Đại lý đổi ngoại tệ phải có Giấy xác nhận do Tổ chức tín dụng ủy nhiệm cấp, xác nhận đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả; cách thức ghi hóa đơn, cập nhật số liệu vào sổ sách kế toán; có trình độ tiếng Anh tối thiểu để giao tiếp với người nước ngoài khi thực hiện nghiệp vụ đổi ngoại tệ …;
5. Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ.
Điều 6. Hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ
Các tổ chức tín dụng được phép trước khi ký kết các hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ phải căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chế này để tiến hành kiểm tra địa điểm đặt Đại lý, trang thiết bị, cơ sở vật chất và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên của Đại lý, đồng thời yêu cầu tổ chức xuất trình các giấy tờ, chứng từ chứng minh đáp ứng đầy đủ điều kiện làm Đại lý để ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ. Hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ phải bao gồm các nội dung chính sau:
1. Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính, số điện thoại cần liên hệ của các bên ký kết hợp đồng;
2. Tên, địa chỉ các Đại lý đổi ngoại tệ (phường-xã, quận-huyện, tỉnh-thành phố);
3. Quy định Đại lý đổi ngoại tệ chỉ được mua ngoại tệ bằng tiền mặt (trừ các Đại lý đặt ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế) và bán lại số ngoại tệ tiền mặt đổi được (ngoài số ngoại tệ tồn quỹ được để lại) cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm;
4. Quy định về nguyên tắc xác định tỷ giá mua, bán (đối với Đại lý đặt ở các khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế) đối với khách hàng và tỷ giá bán lại ngoại tệ tiền mặt cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối; quy định các loại phí hoa hồng đại lý (nếu có);
5. Quy định về quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ trong đó bao gồm việc ghi chép, xuất hóa đơn cho khách hàng và lưu giữ chứng từ, hóa đơn, sổ sách và quy định về chế độ hạch toán, kế toán, chế độ báo cáo …;
6. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, trong đó quy định rõ Đại lý đổi ngoại tệ phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ; quy định định kỳ Tổ chức tín dụng phải kiểm tra hoạt động của các Đại lý để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và các quy định của pháp luật.
7. Thỏa thuận về mức tồn quỹ được để lại và thời hạn phải bán số ngoại tệ tiền mặt mua được cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm.
Điều 7. Thủ tục, hồ sơ cấp và gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ.
a. Đơn đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ (Phụ lục 1);
b. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ đã ký với Tổ chức tín dụng ủy nhiệm.
c. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi tổ chức đặt Đại lý đổi ngoại tệ xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ.
Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức đặt tại đại lý đổi ngoại tệ tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi tổ chức đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận phải gửi một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức có trụ sở chính để biết và theo dõi.
Điều 8. Bán ngoại tệ cho cá nhân xuất cảnh về nước.
Đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước ngoài khi xuất cảnh theo các quy định sau đây:
1. Bán từ 1.000 USD (Một nghìn Đôla Mỹ) trở xuống hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương cho cá nhân đã làm xong thủ tục xuất cảnh trên cơ sở xuất trình hộ chiếu.
2. Bán trên 1.000 USD (Một nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương cho cá nhân đã làm xong thủ tục xuất cảnh. Khi bán ngoại tệ, Đại lý đổi ngoại tệ yêu cầu người mua xuất trình hộ chiếu, hóa đơn (biên lai) đã đổi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc các Đại lý đổi ngoại tệ tại Việt Nam. Thời hạn hiệu lực của hóa đơn (biên lai) được sử dụng để mua lại ngoại tệ đã đổi trước đây là 90 ngày kể từ ngày ghi trên hóa đơn (biên lai) đổi ngoại tệ. Đại lý đổi ngoại tệ phải thu hồi hóa đơn (biên lai) đã đổi ngoại tệ trước đây.
Mức ngoại tệ cá nhân được mua lại tối đa không quá số ngoại tệ đã đổi ghi trên hóa đơn (biên lai).
Điều 9. Thời hạn bán ngoại tệ, mức tồn quỹ ngoại tệ.
1. Đại lý đổi ngoại tệ phải bán toàn bộ số ngoại tệ mua được (ngoài số ngoại tệ tồn quỹ được để lại) cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm vào cuối mỗi ngày làm việc. Trong trường hợp địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ cách xa Tổ chức tín dụng ủy nhiệm, đi lại khó khăn thì Tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế để thỏa thuận với tổ chức về thời hạn bán số ngoại tệ tiền mặt mua được nhưng tối đa không quá 7 (bảy) ngày làm việc.
2. Đại lý đổi ngoại tệ được tồn quỹ hàng ngày một số lượng tiền lẻ ngoại tệ tiền mặt để phục vụ hoạt động đổi ngoại tệ theo thỏa thuận giữa Tổ chức tín dụng ủy nhiệm với tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ nhưng tối đa không quá 2.000 USD (hai nghìn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Trường hợp Đại lý đổi ngoại tệ có nhu cầu tăng mức tồn quỹ ngoại tệ trên 2.000 USD, tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ phải có văn bản giải trình lý do gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi đặt Đại lý đổi ngoại tệ để xem xét, giải quyết.
3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tăng mức tồn quỹ của tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế trên địa bàn, trên cơ sở thỏa thuận giữa Tổ chức tín dụng ủy nhiệm với tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ để có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hay không chấp thuận việc tăng hạn mức tồn quỹ của Đại lý đổi ngoại tệ.
Điều 10. Trách nhiệm của Đại lý đổi ngoại tệ.
1. Niêm yết, thông báo công khai tỷ giá mua ngoại tệ tiền mặt với đồng Việt Nam tại địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ và thực hiện mua ngoại tệ với khách hàng theo đúng tỷ giá đã niêm yết, thông báo. Riêng Đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly cửa khẩu quốc tế niêm yết, thông báo công khai tỷ giá mua, bán ngoại tệ tiền mặt với đồng Việt Nam và thực hiện mua, bán ngoại tệ với khách hàng theo đúng tỷ giá đã niêm yết, thông báo.
2. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng và Đại lý được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng Đại lý giữa Tổ chức tín dụng ủy nhiệm với tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
3. Thực hiện chế độ ghi chép hóa đơn mua, bán ngoại tệ, cập nhật số liệu và sổ sách kế toán theo hướng dẫn của Tổ chức tín dụng ủy nhiệm, phù hợp với chế độ hạch toán, kế toán hiện hành. Đại lý đổi ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm nào thì sử dụng hóa đơn của Tổ chức tín dụng ủy nhiệm đó. Khi thực hiện đổi ngoại tệ, Đại lý đổi ngoại tệ phải giao một liên hóa đơn cho khách hàng.
4. Đại lý đổi ngoại tệ phải chấp hành đúng các quy định trong hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ và các quy định tại Quy chế này.
5. Trong quá trình hoạt động, khi Đại lý đổi ngoại tệ phát hiện trường hợp khách hàng sử dụng các loại ngoại tệ giả, ngoại tệ không còn giá trị lưu hành làm phương tiện mua bán, Đại lý đổi ngoại tệ có trách nhiệm lập biên bản, tạm giữ số ngoại tệ này và thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để tiến hành điều tra, xử lý.
Điều 11. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng ủy nhiệm.
1. Tổ chức tín dụng được phép căn cứ vào nhu cầu mở rộng mạng lưới đổi ngoại tệ và việc đáp ứng đủ điều kiện làm Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức để xem xét ký hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ.
2. Tổ chức các lớp ngắn ngày để đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật giả và cách thức ghi hóa đơn, ghi chép sổ sách và cấp Giấy xác nhận cho nhân viên của Đại lý đổi ngoại tệ.
3. Cung cấp phần mềm cho các Đại lý để quản lý và theo dõi hoạt động đổi ngoại tệ tùy theo điều kiện của Tổ chức tín dụng và tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ.
4. Kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động đổi ngoại tệ của Đại lý do mình ủy nhiệm. Nếu phát hiện Đại lý đổi ngoại tệ vi phạm các quy định tại Hợp đồng đại lý và các quy định tại Quy chế này thì Tổ chức tín dụng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý thích hợp.
5. Trong trường hợp phải thanh lý hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ, trong vòng 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thanh lý hợp đồng, Tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn biết để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đổi ngoại tệ đã cấp và chấm dứt hoạt động đổi ngoại tệ của Đại lý.
Điều 12. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố.
1. Chỉ đạo và hướng dẫn các Tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành đầy đủ các quy định tại Quy chế này trong việc ủy nhiệm đại lý đổi ngoại tệ cho các tổ chức.
2. Kiểm tra, giám sát hoạt động đổi ngoại tệ của các Đại lý đổi ngoại tệ theo định kỳ hoặc đột xuất và xử lý những vi phạm nếu có theo quy định tại điều 14 Quy chế này.
3. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ cho các tổ chức trên cơ sở các quy định của Quy chế này.
4. Báo cáo định kỳ hành quý theo quy định tại điều 15 Quy chế này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động đổi ngoại tệ của các Đại lý trên địa bàn.
Các Tổ chức tín dụng có trách nhiệm rà soát lại các hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ đã ký với các tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành. Đối với tổ chức có Đại lý đổi ngoại tệ đang hoạt động không đáp ứng các quy định tại Điều 3, Điều 5, Điều 6 Quy chế này, Tổ chức tín dụng phải thông báo cho tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ biết và trong vòng 3 (ba) tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ và yêu cầu tổ chức đó nộp lại Giấy phép làm Đại lý đổi ngoại tệ đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn.
Các Đại lý đổi ngoại tệ đáp ứng các quy định tại Điều 3, Điều 5, Điều 6 Quy chế này vẫn được tiếp tục hoạt động nhưng phải nộp lại Giấy phép làm Đại lý đổi ngoại tệ đã cấp trước đây cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn để thực hiện việc chuyển đổi thành Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ. Thời hạn để chuyển đổi từ Giấy phép sang Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ là 3 (ba) tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực.
Các bàn đổi ngoại tệ trực thuộc tổ chức tín dụng được phép vẫn tiếp tục hoạt động bình thường không phải làm thủ tục chuyển đổi đăng ký và thực hiện theo các quy định của Tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về mạng lưới hoạt động của Tổ chức tín dụng.
Điều 14. Kiểm tra và xử lý vi phạm.
1. Tổ chức tín dụng ủy nhiệm có trách nhiệm hướng dẫn và định kỳ (tối thiểu một tháng một lần) hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động của các Đại lý đổi ngoại tệ trong việc chấp hành các quy định tại hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ và Quy chế này.
2. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm định kỳ hàng năm và đột xuất kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đổi ngoại tệ của các Đại lý đổi ngoại tệ trên địa bàn theo quy định tại Quy chế này.
3. Khi phát hiện Đại lý đổi ngoại tệ có vi phạm các quy định về hoạt động đổi ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, có quyền tạm thời đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ đã cấp và thông báo cho Tổ chức tín dụng ủy nhiệm để hủy bỏ hợp đồng Đại lý đã ký với tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ.
4. Trường hợp Tổ chức tín dụng ủy nhiệm liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của Đại lý đổi ngoại tệ thì Tổ chức tín dụng ủy nhiệm cũng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo các quy định về xử lý vi phạm hành chính.
5. Tổ chức tín dụng ủy nhiệm có 2 (hai) Đại lý đổi ngoại tệ trở lên trong vòng 12 (mười hai) tháng vi phạm quy định tại Quy chế này sẽ không được ký kết mới các hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ với các tổ chức khác trong vòng 12 (mười hai) tháng kể từ ngày phát hiện sai phạm lần thứ hai.
6. Tổ chức tín dụng ủy nhiệm có 3 (ba) Đại lý đổi ngoại tệ trở lên trong vòng 12 (mười hai) tháng vi phạm quy định tại Quy chế này thì sẽ không tiếp tục ký kết các hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ với các tổ chức khác.
7. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong Quy chế này thì tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Hàng quý, trước ngày 5 (năm) tháng đầu quý sau, các tổ chức làm Đại lý đổi ngoại tệ phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt Đại lý đổi ngoại tệ về tình hình đổi ngoại tệ trong quý (Phụ lục 3).
2. Hàng quý, trước ngày 15 (mười lăm) tháng đầu quý sau, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp tình hình đổi ngoại tệ trên địa bàn trong quý và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) (Phụ lục 4).
|
THỐNG
ĐỐC |
TÊN
TỔ CHỨC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: _____/CV |
……, ngày … tháng … năm ……. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
Kính gửi: |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Tên tổ chức:
Địa chỉ tại:
Số điện thoại: ………………….. Số Fax: …………
Quyết định thành lập số: Cơ quan cấp: ……. ngày …………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
Cơ quan cấp: ……… ngày …………
Lĩnh vực kinh doanh:
Vốn điều lệ:
Tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam số:
Tại Ngân hàng:
Tài khoản tiền gửi Ngoại tệ số:
Tại Ngân hàng:
Đề nghị cơ quan xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ theo hợp đồng Đại lý đổi ngoại tệ số ….. ngày …… đã ký với ……. (tên tổ chức tín dụng) tại các địa điểm sau:
Số TT |
Tên Đại lý đổi ngoại tệ |
Địa chỉ |
Điện thoại |
1. |
Đại lý đổi ngoại tệ số 1 |
|
|
2. |
Đại lý đổi ngoại tệ số 2 |
|
|
3. |
Đại lý đổi ngoại tệ số 3 |
|
|
4. |
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tài liệu kèm theo |
GIÁM
ĐỐC |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
……, ngày … tháng … năm ……. |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ ĐỔI NGOẠI TỆ
GIÁM
ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ.....
- Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối;
- Căn cứ quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ ban hành kèm theo Quyết định số /2008/QĐ-NHNN ngày tháng năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Xét đơn đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ của ……….. (tên tổ chức).
CHỨNG NHẬN:
Điều 1. ………….. (tên tổ chức)
Địa chỉ: …………..
Điện thoại: ………… Fax: ………………….
Quyết định thành lập số: Cơ quan cấp: …….. ngày ………..
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: Cơ quan cấp: …….. ngày ………..
đã đăng ký làm Đại lý đổi ngoại tệ tại các địa điểm sau đây:
Số TT |
Tên Đại lý đổi ngoại tệ |
Địa chỉ |
Điện thoại |
1. |
Đại lý đổi ngoại tệ số 1 |
|
|
2. |
Đại lý đổi ngoại tệ số 2 |
|
|
3. |
Đại lý đổi ngoại tệ số 3 |
|
|
4. |
|
|
|
Điều 2. Trong quá trình làm Đại lý đổi ngoại tệ, ….. (tên tổ chức) phải tuân thủ quy định tại Quy chế đại lý đổi ngoại tệ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Nơi nhận: |
GIÁM
ĐỐC |
Tên TCKT |
|
|
……, ngày … tháng … năm ……. |
Kính gửi: |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐỔI NGOẠI TỆ
(Quý ……. năm ……….)
Đơn vị: Quy USD
Tên đại lý đổi ngoại tệ |
Tồn quỹ đầu quý |
Doanh số mua ngoại tệ trong quý |
Doanh số bán ngoại tệ cho khách hàng (đối với đại lý tại khu cách lý cửa khẩu) |
Doanh số bán ngoại tệ cho TCTD |
Tồn quỹ cuối quý |
Đại lý đổi ngoại tệ số 1 |
|
|
|
|
|
Đại lý đổi ngoại tệ số 2 |
|
|
|
|
|
………… |
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
(Tỷ giá quy đổi ra USD đối với ngoại tệ không phải là đô la Mỹ lấy vào thời điểm báo cáo)
LẬP BIỂU |
KIỂM SOÁT |
GIÁM
ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Chi nhánh tỉnh, thành phố …………
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI LÝ ĐỔI NGOẠI
TỆ
(Quý ……. năm ……….)
|
Số lượng Đại lý |
Doanh số mua ngoại tệ (quy USD) |
Doanh số bán ngoại tệ cho khách hàng (quy USD) |
Doanh số bán cho TCTD (quy USD) |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
LẬP BIỂU |
KIỂM SOÁT |
GIÁM
ĐỐC |
THE
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 21/2008/QD-NHNN |
Hanoi , July 11, 2008 |
ISSUING THE REGULATION ON FOREIGN EXCHANGE AGENTS
THE STATE BANK GOVERNOR
Pursuant to the 1997 Law on the State Bank of Vietnam and the 2003 Law Amending an Supplementing a Number of Articles of the Law on the State Bonk of Vietnam;
Pursuant to the 2005 Ordinance on Foreign Exchange;
Pursuant to the Government’s Decree No. 160/2006/ND-CP dated December 28, 2006, detailing the implementation of the Ordinance on Foreign Exchange;
Pursuant to the Government’s Decree No. 52/2003/ND-CP dated May 19, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the proposal of the director of the Department for Foreign Exchange Management;
...
...
...
- To issue together with this Decision the Regulation on foreign exchange agents.
FOR
THE STATE BANK GOVERNOR
Nguyen Van Giau
...
...
...
FOREIGN EXCHANGE AGENTS
(Issuing together with Decision No.21/2008/QD-NHNN dated July 11, 2008 of
the Governor of the State Bank)
1. This Regulation regulates the foreign exchange of the organizations as foreign exchange agents for the credit institutions permitted to provide foreign exchange services (hereinafter referred to as permitted credit institutions) on the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Foreign exchange activities of permitted credit institutions comply with provisions of the general directors (directors) of permitted credit institutions in accordance with the provisions of operation network of credit institutions.
3. The exchange of currencies of the countries with common borders with Vietnam complies with the provisions in the other legal documents and not subject to this Regulation.
Article 2. Subjects to the foreign exchange agents
...
...
...
Article 3. The locations of foreign exchange agents
1. Tourism accommodation establishments (including hotels and luxury resorts etc ...) ranked tourism from 3 (three) stars or more by the state management agencies on tourism;
2. International borders (land, air, water);
3. Places of amusement with prizes only for foreigners;
4. Ticket offices of the airlines, maritime, foreign travel, and international ticket offices of Vietnam airlines;
5. Tourist bases, shopping centers, supermarkets where have many foreigners visiting, shopping.
Article 4. Activities of foreign exchange agents
1. The foreign exchange agents are operated only in the form of use of Vietnam dong to buy cash foreign currencies of individuals but are not sold cash foreign currencies to individuals to take Vietnam dong (excluding foreign exchange agents located at the isolated areas at the international border gates).
2. The foreign exchange agents located in isolated areas at the international borders are sold cash foreign currencies to individuals with passports issued by the foreign competent authorities as specified in Article 8 of this Regulation.
...
...
...
Article 5. Conditions for being as foreign exchange agent
Organizations wishing to do as foreign exchange agents must meet the following conditions:
1. Being the organization established and operating under the laws of Vietnam;
2. Having places to locate the foreign exchange agents as prescribed in Article 3 of this Regulation. The organizations can set foreign exchange agents in or outside their head offices or branch offices;
3. Having material facilities meeting the operational requirements of the foreign exchange agents, such as separate transaction places (rooms or counters of transaction not associated with other business activities, only for foreign exchange services) in which furnished fully the means of work such as furniture, telephones, fax machines, safes, public exchange rate bulletin, signs stated the name of authorizing credit institution and name of foreign exchange agent;
4. Staffs who directly work in the foreign exchange agents must have written certification issued by authorizing credit institutions certifying that they have been trained and coached for skills to recognize real or fake foreign currencies; method to record invoice, update data into the accounting books; have minimum level of English to communicate with foreigners when doing foreign exchange business ...;
5. Having professional process of foreign exchange; measures to ensure security and safety in the process of foreign exchange.
...
...
...
Before the permitted credit institutions sign contracts of foreign exchange agents must base on provisions in Article 5 of this Regulation to inspect the locations of agents, equipment, material facilities, and professional guidance for staffs of the agents, and require organizations to show the papers and documents proving sufficient conditions to be agents to sign contracts of foreign exchange agents. Contract of foreign exchange agent must include the following principle contents:
1. Name and address of its head office, contact telephone numbers of the contracting parties;
2. Name and address of the foreign exchange agents (Wards, districts, provinces- cities);
3. Provisions on foreign exchange agents only permitted to purchase foreign currency in cash (except for agents located in isolated areas at the international border gates) and selling the foreign currencies exchanged (except for the foreign currencies of cash balance is left) to the authorizing credit institutions;
4. Provisions on the principles for determining the exchange rates of purchase, sales (for agents located in the isolated areas at the international border gates) for customers and the reselling exchange rate of foreign currencies in cash to the authorizing credit institution in accordance with regulations on management of foreign exchange; regulations of the agent commission fees (if any);
5. Regulations on the professional skill process of foreign exchange including recording, invoicing to customers and keeping documents, invoices, records and regulations on regimes of accounting settlement, accounting and reporting...;
6. Rights and obligations of the parties to the contract, which specified the foreign exchange agents, must comply with professional skill processes of foreign exchange; provisions on credit institution’s regular inspection of the operation of the agents to ensure implementation of contracts and the provisions of law.
7. Agreement on cash balance level left and time required to sell bought cash foreign currency authorized by the credit institution.
...
...
...
a. Application for registration of foreign exchange agents (Appendix 1);
b. An Original or a certified copy of contract of foreign exchange agent signed with authorizing credit institution.
c. A certified copy of certificate of business registration;
2. Within 15 (fifteen) working days from the date of receiving complete and valid dossiers, the State Bank - branches in provinces and cities in the area where the organizations placing their foreign exchange agents consider to grant registration certificates of foreign exchange agents.
Where the grant of registration certificates of foreign exchange agents to the organizations locating foreign exchange agents in the areas of provinces or cities directly under the Central Government different from the places where the organizations located their head offices, the State Bank- branches in provinces, cities granting certificates must send copies of the certificates of registration to the State Bank-branches in provinces and cities where the organizations located its head offices for knowledge and supervision.
Article 8. Selling foreign currencies to individuals exiting to come back their countries
Foreign exchange agents located in the isolated areas at the international border gates are allowed to sell cash foreign currency to individuals who carry foreign passports as exiting under the following provisions:
1. Selling from USD 1,000 (One thousand U.S. dollars) or less or other foreign currencies with equivalent value to individuals completed their exit procedures on the basis of their passports.
2. Selling more than USD 1,000 (One thousand U.S. dollars) or other foreign currencies with equivalent value to individuals completed their exit procedures. When selling foreign currencies, the foreign exchange agents require buyers to show their passports, invoices (receipts) of foreign currency exchanged at the permitted credit institutions or foreign exchange agents in Vietnam. The effective duration of the invoices (receipt) used to purchase foreign currencies which are previously exchanged is 90 days from the date stated in the invoices (receipts) of foreign currency exchange. Foreign Exchange agents must withdraw the invoices (receipts) of foreign currency which are previously exchanged.
...
...
...
Article 9. The time limit for selling foreign currencies, foreign currency cash balance level.
1. Foreign exchange agent must sell all foreign currencies purchased (other than foreign currencies of cash balance to be retained) to the authorizing credit institutions by the end of each working day. In case the places where locate foreign exchange agents away from authoring credit institutions, difficult to travel, the credit institutions based on the actual situation to deal with the organizations on terms of selling foreign currency amounts purchased but not exceeding 7 (seven) working days.
2. Foreign exchange agents are allowed to have cash balance daily of retail foreign currency amount for the foreign exchange activities under the agreements between the authorizing credit institutions and organizations to be foreign exchange agents but not exceeding USD 2,000 (two thousand U.S. dollars) or other foreign currencies with equivalent value. Where the foreign exchange agents have demand to increase the foreign currency cash balance level of more than USD 2,000, the organizations to do as agents of foreign exchange must send written explanation for the reasons to the State Bank - branches in provinces and cities in the area where located the foreign exchange agents for consideration and settlement.
3. Within 15 (fifteen) working days from the date of receiving the written request to increase the cash balance level of the organization to do as an agent of foreign exchange, the State Bank- branches in provinces and cities based on the situation and actual needs in the area, on the basis of agreement between authorizing credit institution and organization to do as foreign exchange agent for the reply in writing of its approval or disapproval of the increase of cash balance limit level of the foreign exchange agent.
Article 10. Responsibility of the foreign exchange agents
1. Listing or publicly announcing the exchange rates to buy cash foreign currencies by Vietnam dong at the place where locates foreign exchange agent and make the purchase of foreign currency with customers in accordance with the announced, listed rate. Particularly, foreign exchange agents located in the isolated areas of international border gates list, announce publicly the rate of buying and selling cash foreign currencies by Vietnam dong and to purchase and sell foreign currencies with customers in accordance with the announced, listed rate.
2. Rate of purchase and sale of foreign currency between the credit institutions and agents shall comply with agreements in the agent contract between the authorizing credit institution and the organization to do as foreign exchange agent, in accordance with the current provisions of the management of foreign exchange.
3. To make the regime of recording invoice of purchase and sale of foreign currency, updating data and accounting books under the guidance of the authorizing credit institutions in accordance with the regime of the current settlement, accounting. Agent shall use invoice of the credit institution that authorized it to do as foreign exchange agent. When performing foreign exchange, foreign exchange agents must deliver a relevant invoice to the customer.
4. Foreign exchange agent must comply with the provisions in the contract of foreign exchange agent and the provisions of this Regulation.
...
...
...
Article 11. Responsibilities of authorizing credit institutions
1. Credit institutions are allowed based on the need to expand the network of foreign exchange and meeting of sufficient conditions to do as foreign exchange agent of the organizations to consider the contract signing of foreign exchange agents.
2. Organizing the short-term classes for training and coaching skills to recognize real, fake foreign currencies and the method to write invoice, record book keeping and granting certification to staffs of the foreign exchange agents.
3. Providing software for the agents to manage and monitor foreign exchange activities, depending on conditions of the credit institutions and organizations to do as agents of foreign exchange.
4. Inspecting, controlling regularly or irregularly foreign exchange activities of the agents authorized. If detecting the foreign exchange agents’ violation of the provisions in the agent contracts and the provisions of this Regulation, depending on the nature and seriousness of the violations, the credit institutions may apply the appropriate handling measures.
5. In case of liquidation of contract of foreign exchange agent, within 5 (five) working days from the date of the liquidation of contract, the credit institution must notify in writing the State Bank- branches in provinces, cities in the area for revoking registration certificate of foreign exchange issued and terminating operations of foreign exchange of the agent.
Article 12. Responsibilities of the State Bank- branches in provinces and cities
1. Directing and guiding the credit institutions in the area fully to comply with the provisions of this Regulation in the authorization of foreign exchange agent for the organizations.
2. Inspecting and supervising foreign exchange activities of the foreign exchange agents regularly or irregularly and handling violations, if any as prescribed in Article 14 of this Regulation.
...
...
...
4. Quarterly reporting as prescribed in Article 15 of this Regulation or irregularly upon the request of the State Bank on the situation of foreign exchange activity of the agents in the area.
The credit institutions shall review the contracts of foreign exchange agents have signed with the organizations as foreign exchange agents before the effective date of this Regulation. For the organizations with foreign exchange agents that are operating do not meet the provisions of Article 3, Article 5, Article 6 of this Regulation, the credit institutions must notify the organizations to do as foreign exchange agents and within 3 (three) months from the effective date of this Regulation will liquidate the contracts of foreign exchange agents and require such organizations to hand in licenses to do as foreign exchange agents issued to the State Bank - branch of the provinces and cities in the area.
The foreign exchange agents that meet the provisions of Article 3, Article 5, Article 6 of this Regulation shall continue to be operated but required to hand in the licenses to do as agents of foreign exchange previously granted to the State Bank - Branch in provinces and cities in the area to make the conversion into the certificates of registration as foreign exchange agents. The time limit for conversion from license to the certificate of registration as foreign exchange agent is 3 (three) months from the effective date of this Regulation.
The foreign exchange directly under the permitted credit institutions are allowed to continue normal operation without making the conversion procedures of registration and comply with the regulations of credit institutions in accordance with regulations on operation network of credit institutions.
Article 14. Inspection and handling of violations
1. Authorizing credit institutions are responsible for guiding and periodically (at least once a month) or irregularly inspecting operation of the foreign exchange agents in the execution of the provisions in the contracts of foreign exchange agents and this Regulation.
...
...
...
4. Where authorizing credit institution is jointly responsible for the violations of foreign exchange agent, the authorizing credit institution is also imposed administrative sanctions in the field of monetary and banking activities in accordance with the regulations on handling of administrative violations.
5. Authorizing credit institutions have from 2 (two) foreign exchange agents or more within 12 (twelve) months violating the provisions of this Regulation will not be signed new contracts of foreign exchange agents with other organizations within 12 (twelve) months from the date of detecting the second breach.
6. Authorizing credit institutions have from 3 (two) foreign exchange agents or more within 12 (twelve) months violating the provisions of this Regulation will not be continued to sign contracts of foreign exchange agents with other organizations.
7. Organizations and individuals violating the provisions of this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of violations, be handled administratively, or prosecuted for criminal liability.
1. Every quarter, before the fifth day of the first month of the next quarter, the organizations to do as agents of foreign exchange must report to the State Bank -branches in provinces and cities where the foreign exchange agents are located on the foreign exchange situation in quarter (Appendix 3).
2. Every quarter, before the fifteen day of the first month of the next quarter, the State Bank - branches in provinces and cities shall synthesize the situation on foreign exchange in its area in quarter and report to the State Bank (Department of Foreign exchange management) (Appendix 4).
;Quyết định 21/2008/QĐ-NHNN về Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 21/2008/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Nguyễn Văn Giàu |
Ngày ban hành: | 11/07/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 21/2008/QĐ-NHNN về Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video