NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198-QĐ/NH1 |
Hà Nội ngày 16 tháng 9 năm 1994 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố theo lệnh số 37-HĐNN8; Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác
xã tín dụng và Công ty tài chính công bố theo lệnh số 38-LCT/HĐNN8 ngày
23/05/1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
- Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ.
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu kinh tế.
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế.
|
THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
TỔ CHỨC TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
(Ban hành theo Quyết định số 198-QĐ/NH1 ngày 16-9-1994 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước)
Các quy định trong thể lệ này áp dụng đối với loại tín dụng ngắn hạn bằng đồng Việt Nam.
1.1 Tổ chức tín dụng cho vay vốn ngắn hạn quy định tại thể lệ này bao gồm các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần, Công ty Tài chính, Hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính.
1.2 Các tổ chức kinh tế vay vốn ngắn hạn của các tổ chức tín dụng (gọi tắt là đơn vị vay) là các pháp nhân và thể nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; cá thể và hộ sản xuất.
3.1 Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng hạn đã cam kết.
3.2 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu qủa kinh tế.
3.3 Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư, hàng hóa tương đương.
Điều 4: Điều kiện để được vay vốn:
4.1 Đối với mọi đơn vị vay:
4.1.1 Có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
4.1.2 Sản xuất kinh doanh có lãi, hoặc được cấp bù lỗ theo chính sách; không nợ quá hạn.
4.1.3 Phải có vốn tự có. Mức vốn tự có cụ thể của các đơn vị khác nhau do Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng quy định.
4.1.4 Tổ chức hạch toán và quản lý tài chính theo đúng Pháp lệnh kế toán và thống kê.
4.1.6 Thừa nhận và chấp hành Thể lệ tín dụng của ngân hàng Nhà nước và các quy định cụ thể của các tổ chức tín dụng cho vay.
4.2 Đối với các doanh nghiệp tư nhân, ngoài những điều kiện quy định tại điểm 4.1 trên đây, phải có giấy phép kinh doanh, phải có trụ sở cùng địa bàn với tổ chức tín dụng cho vay; đối với cá thể, hộ sản xuất phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với tổ chức tín dụng cho vay.
Mỗi đơn vị, ngoài việc vay ở tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán (nơi mở tài khoản giao dịch đầu tiên) còn được vay ở các tổ chức tín dụng khác theo các quy định sau:
5.1 Đơn vị đã và đang vay vốn ở tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán, được vay thêm vốn ở các tổ chức tín dụng cùng hoặc khác hệ thống với tổ chức tín dụng mà đơn vị có mở tài khoản tiền gửi thanh toán.
5.2 Khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác, đơn vị vay phải thống kê đây đủ các khoản còn dư nợ của các tổ chức tín dụng trước đó và phải cam kết trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc nộp tiền mặt, ngân phiếu thanh toán để trả nợ cho tổ chức tín dụng cho vay khi đến hạn. Cam kết này có hiệu lực tới khi vốn vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi hoặc được tổ chức tín dụng cho vay đồng ý hủy bỏ.
5.3 Khi cho vay vốn đối với đơn vị đã vay tổ chức tín dụng khác thì tổ chức tín dụng nơi cho vay phải yêu cầu có xác nhận của tổ chức tín dụng nơi giữ tài khoản tiền gửi thanh toán về các điều kiện vay vốn như quy định tại Điều 4 thể lệ này, đồng thời thông qua hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro (TPR) của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn cung cấp thông tin về xác định các điều kiện đảm bảo an toán vốn trước khi quyết định cho vay.
5.4 Các tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vốn ngắn hạn đối với đơn vị vay để dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Trường hợp đơn vị vay chuyển trụ sở và chuyển tài khoản tiền gửi thanh toán đến mở ở tổ chức tín dụng khác thì có thể được vay của tổ chức tín dụng nơi đơn vị vay mới đến để trả nợ cũ cho tổ chức tín dụng trước đó.
5.5 Trường hợp một đơn vị vay nhiều chi nhánh trong cùng một hệ thống thì do Tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng quy định.
Điều 6: Nguyên tắc xử lý đối với một số trường hợp cụ thể:
6.1 Tổ chức tín dụng thu nợ trước thời hạn cả gốc và lãi trong các trường hợp sau:
6.1.1 Đơn vị vay giải thể hoặc ngừng hoạt động (không phải do phá sản).
6.1.2 Đơn vị vay chia tách hoặc sáp nhập với đơn vị mới.
6.1.3 Đơn vị vay chuyển trụ sở và đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở tổ chức tín dụng khác.
6.1.4 Người điều hành đơn vị vay bị khởi tố hình sự.
6.1.5 Có các vụ kiện đe dọa đến phần lớn tài sản của đơn vị vay.
6.1.6 Đơn vị vay vi phạm khế ước vay vốn, vi phạm thể lệ tín dụng.
Đơn vị vay phải hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi khi tổ chức tín dụng yêu cầu thu nợ trước thời hạn theo quy định này.
6.2 Đơn vị vay phá sản thì xử lý các khoản nợ theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp.
6.3 Khi đơn vị vay có sự thay đổi người điều hành hoặc người chủ doanh nghiệp trong mọi trường hợp thì người mới kế nhiệm phải có trách nhiệm hoàn toàn đối với các khoản nợ cả gốc và lãi mà người trước đã ký nhận vay các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng không được cho một đơn vị vay quá 10% vốn tự có và qũy dự trữ của mình, tổng số vốn cho mười đơn vị vay nhiều nhất không được quá 30% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng đó. Trường hợp cho vay vượt quá mức quy định trên đây phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Tổ chức tín dụng không được giành quyền ưu đãi cho vay đối với khách hàng như quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng:
12.1 Yêu cầu đơn vị vay vốn của mình cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến vốn vay.
12.2 Được quyển kiểm tra đơn vị vay trước, trong và sau khi cho vay về những vấn đề liên quan đến vốn vay.
12.3 Đến hạn trả nợ, đơn vị vay không chủ động trả nợ thì tổ chức tín dụng có quyền trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc đề nghị tổ chức tín dụng nơi đơn vị vay có tài khoản tiền gửi thanh toán trích tiền từ tài khoản của đơn vị vay để thu nợ; tổ chức tín dụng nơi có tài khoản tiền gửi của đơn vị vay có trách nhiệm thực hiện đề nghị của tổ chức tín dụng nơi cho vay.
12.4 Trường hợp đến hạn trả nợ mà đơn vị vay không có tiền để trả và không có giải trình lý do chính đáng để được gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng được chuyển số nợ đó sang tài khoản nợ quá hạn và đơn vị vay phải chịu lãi suất nợ quá hạn.
12.5 Được xét cho gia hạn nợ khi đơn vị vay có khó khăn do nguyên nhân khách quan không trả nợ được đúng hạn.
12.6 Có quyền và nghĩa vụ thu nợ trước hạn theo quy định Điều 6 thể lệ này.
12.7 Được phát mại tài sản thế chấp, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và được tham gia thanh lý tài sản để thu nợ khi đơn vị mất khả năng trả nợ.
Điều 13: Đơn vị vay vốn có trách nhiệm và nghĩa vụ:
13.1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu qủa; chủ động trả đủ nợ vay cả gốc và lãi đúng kỳ hạn như đã cam kết trong đơn xin vay và khế ước vay tiền.
13.2 Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi khi tổ chức tín dụng cần kiểm tra.
13.3 Thông báo cho tổ chức tín dụng cho vay biết những sự kiện quy định tại Điều 6 thể lệ này và những thay đổi khác liên quan đến doanh nghiệp và người điều hành doanh nghiệp.
Điều 14: Các loại cho vay vốn ngắn han:
Các tổ chức tín dụng được cho các đơn vị vay vốn tín dụng ngắn hạn theo các loại sau đây:
14.1 Cho vay bổ sung vốn lưu động thiếu
14.2 Chiết khấu các chứng từ có giá trị.
A. CHO VAY VỐN BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG
16.1 Các đơn vị vay vốn thuộc loại hình sản xuất và kinh doanh ổn định, nếu có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có thể lập kế hoạch vay và trả nợ cho cả qúy hoặc cả mùa, vụ kèm theo đơn xin vay lần đầu. Nếu tổ chức tín dụng đồng ý cho vay thì (trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định) báo cho đơn vị vay làm thủ tục vay vốn.
16.2 Đối với những đơn vị có nhu cầu vay vốn không thường xuyên thì tổ chức tín dụng áp dụng phương pháp cho vay từng lần. Mỗi lần vay, đơn vị vay phải làm đơn xin vay nói rõ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, số vốn đã có, số vốn xin vay, mục đích sử dụng, thời hạn vay và kế hoạch trả nợ gửi đến tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay.
16.3 Đối với tất cả các đơn vị vay theo cả hai phương pháp nêu trên, sau khi được tổ chức tín dụng duyệt đồng ý cho vay đều phải lập khế ước vay tiền kiêm kế hoạch trả nợ theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng, mỗi lần nhận tiền vay đều ký nhận nợ trên khế ước.
16.4 Tiền vay được chuyển trực tiếp trả cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa hoặc dịch vụ cho đơn vị vay.Trường hợp đơn vị vay dùng nguồn vốn khác để trả cho người cung cấp hoặc nếu người cung cấp không có tài khoản tại Ngân hàng thì mới chuyển vào tài khoản tiền gửi, phát bằng ngân phiếu thanh toán hoặc tiền mặt cho đơn vị vay.
23.1 Đơn vị nộp cho tổ chức tín dụng hồ sơ xin chiết khấu gồm: đơn vị xin chiết khấu, bảng kê chứng từ chiết khấu kèm theo các bản chính của chứng từ xin chiết khấu.
23.2 Tổ chức tín dụng kiểm tra hồ sơ xin chiết khấu, xem xét và trả lời đơn vị biết những chứng từ, tổng mệnh giá được nhận để chiết khấu.
23.3 Mức chiết khấu bằng 80% đến 120% mức sinh lợi của chứng từ chiết khấu; mức chiết khấu cụ thể do tổ chức tín dụng thỏa thuận với đơn vị.
Trường hợp chứng từ chiết khấu không ghi rõ lãi suất, tổ chức tín dụng tính mức chiết khấu bằng với lãi suất cho vay tại thời điểm chiết khấu.
Tiền chiết khấu được trừ ngay vào số tiền xin chiết khấu, số tiền còn lại được ghi vào tài khoản tiền gửi, phát tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán cho đơn vị.
23.4 Thời hạn chiết khấu tính riêng cho từng chứng từ trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại, nhưng tối đa không quá 90 ngày.
23.5 Các chứng từ đã được nhận để chiết khấu, các tổ chức tín dụng phải bảo quản chu đáo như đối với việc bảo quản chứng từ có giá.
III. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ NỢ CHO VAY
Mức độ xử lý cao hơn là lập hồ sơ đưa ra Tòa án kinh tế xét xử hoặc khởi kiện trước Pháp luật bằng các hình thức khác tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Thủ trưởng các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm, kiểm tra và giám sát việc thi hành Thể lệ này.
Việc sửa đổi, bổ sung Thể lệ này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
THE
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 198/QD-NH1 |
Hanoi, September 16, 1994 |
ON THE PROMULGATION THE REGULATION ON SHORT - TERM CREDITS FOR ECONOMIC ORGANIZATIONS.
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
Pursuant to the Ordinance on
State Bank of Vietnam issued in connection with Order No.37/HDNN8, the
ordinance on Banks, Credit Cooperatives and Financial Corporations issued in connection
with the Order No.38/HDNN8 dated May 24th, 1990 of the President of the State
Council of the Socialist Republic of Vietnam.
Pursuant to the Decree No. 15/CP dated March 2nd, 1993 of the Government
stipulating the task, powers and responsibilities for the State management of
the Ministries and Ministerial-ranking bodies.
On the proposal of the Director of the Credit Department for economic studies.
DECIDES
...
...
...
FOR
THE STATE BANK OF VIETNAM
GOVERNOR
Cao Sy Kiem
...
...
...
The provisions of this Regulation are applied to short-term credits in Vietnamese dong (VND)
1.1. The credit organizations offering short-term loans prescribed in this Regulation include State Commercial Banks, Investment and Development Banks, Commercial Stock banks, Financial Corporations, Credit Cooperatives, Joint - venture Banks, branches of Foreign Banks in Vietnam which are established and operated in accordance with the Ordinance on Banks, Credit Cooperatives and Financial Corporations.
1.2. The economic organizations borrowing short-term loans from credit organizations (hereinafter referred to as the borrowing units) are legal entities and persons undertaking a business or a production process in accordance with the laws of Vietnam. These units include the State - owned enterprises, share-holding Companies, Limited Liability Companies cooperatives, private enterprises, Vietnam - foreign joint venture enterprises, the enterprises in Vietnam with 100% foreign owned capital, individuals and production households.
...
...
...
3.2. Borrowed funds have to be used efficiently and in accordance with the defined purpose.
3.3. Borrowed funds have to be guaranteed with equivalent value in materials and commodities.
Conditions for borrowing funds
4.1. For every borrowing unit :
4.1.1. Having full legal status and operating its production business in accordance with the existing laws of Vietnam.
4.1.2. Operating profit yielding business or being subsidized in accordance with Government policy; having no overdue debts.
4.1.3. Having self possessed capital. The amounts of self possessed capital of different units are determined by General Directors (Directors) of credit organizations.
4.1.4. Organizing the cost accounting and financial management in accordance with the Ordinance on accounting and statistics.
...
...
...
4.1.6. Recognizing and complying with the regulation on credit of the State Bank of Vietnam and specific regulations of the lending credit organizations.
4.2. For private enterprises, apart from the conditions defined in the above Article 4.1, they must have business licenses, their offices must be in the same vicinity with lending credit organizations. For individuals, the production households, must have permanent living registration in the same vicinity with the lending credit organization.
Each unit, apart from its borrowing from credit organization where it opens an account for financial transaction (where it opens its first financial transaction account) it is eligible to borrow loans from other credit organizations in accordance with the following stipulations :
5.1. A unit borrowing loans from the credit organization where it has an account for financial transaction, is eligible to borrow additional loans from other credit organizations of the same or different credit system.
5.2. When borrowing loans from other credit organizations, the borrowing unit has to list fully the remaining debts from previous credit organizations and commit to deduct money from deposited accounts fro financial transaction or lay down money in cash or cheques to pay for lending credit organizations when debts reach their maturity. This commitment shall be valid until loans are paid (both in principal and interest) or agree upon the lending credit organization to annul.
5.3. When granting loans to a unit which has borrowed money from other credit organization, the lending credit organization has to request a ratification from the credit organization that keeps the deposited account for financial transaction on the conditions for borrowing loans as stipulated in Article 4 of this Regulation and at the same times has to use the information of the TTR computer center of the State Bank in the vicinity to define the conditions for securing capital before deciding to grant the loans.
5.4. Any credit organization can only grant short-term loans for the purpose of operating production/business of a borrowing unit. In case the borrowing unit moves its office to another location and shifts its deposited accounts for financial transaction to another credit organization, it can borrow money from the new credit organization to pay the old debts to the previous credit organization.
...
...
...
The principles for settlement of some specific cases :
6.1. The credit organization shall collect debts both principal and interest prior to their maturity in the following cases :
6.1.1. The borrowing unit disbands or stops its operations (not because of bankruptcy).
6.1.2. The borrowing unit is divided or merges with a new unit.
6.1.3. The borrowing unit moves its office to another place and opens its deposited account for financial transaction at another credit organization.
6.1.4. The manager of the borrowing unit is subject to criminal prosecution.
6.1.5. There appears law-suits which threaten the mots part of the borrowing unit's assets.
6.1.6. The borrowing unit violates the contract for loan borrowing and credit regulations.
...
...
...
6.2. If the borrowing unit goes bankrupt, the debts shall be settle in accordance with the Law on Enterprise Bankruptcy.
6.3. In any case, when the borrowing unit replaces its manager, the successor bears full responsibility for the debts (both principals and interests) that his predecessor borrowed from the credit organization.
...
...
...
Credit organizations are not allowed to offer right of lending preference to their clients as prescribed in Article 30 of Ordinance on banks, credit cooperatives and financial corporations.
Rights and obligations of credit organizations:
12.1. To request their loan borrowing units to provide necessary information and documents relating to borrowed loans.
12.2. Having the right to inspect the loan related issues of the borrowing units before, during and after granting loans.
12.3. When the debts reach their maturity, if the borrowing units do not actively pay them, the credit organization has the right to deduct money from the deposited account for financial transaction or ask other credit organization, which holds deposited account for financial transaction of the borrowing unit to deduct money from that account for paying the debts. The credit organization which holds the deposited account of the borrowing unit is obliged to carry out the request of the lending credit organization.
12.4. In the case that, the debts reach their maturity but the borrowing unit is unable to pay, neither has an explanation of legitimate reasons for debts extension, the credit organization has a right to shift those debts to the account of overdue debts and the borrowing unit is obliged to pay the interests of overdue debts.
...
...
...
12.6. Having rights and obligations to collect debts prior to their maturity in accordance with Article 6 of this regulations.
12.7. Having right to hold auction the collateral assets, to request guarantor to carry out guaranty obligations and to take part in the assets liquidation to collect debts when the borrowing unit is unable to pay them.
The loan - borrowing unit has the following responsibilities and obligations :
13.1. To use the borrowed loan efficiently and in accordance with the defined purpose, to take initiative in paying full debts (both principals and interests) according to their maturity as committed in application and contract for borrowing loans.
13.2. To provide necessary information and documents relating to the loans as requested by the credit organization and create favorable condition for inspection by credit organization when it requests.
13.3. To inform its lending credit organization of the events as defined in Article 6 of this regulation and other changes relating to the enterprise and its manager.
Forms of lending short-term loans :
...
...
...
14.1. Granting loans to meet the shortage in floating capitals.
14.2. Deducting money from the money - bearing documents.
A. GRANTING LOANS TO ADD TO THE FLOATING CAPITAL
The methods of loan - granting
16.1. The loan borrowing units belonging to a type of stable production/business, if they have the demand for regular loans, they can work out the plan for borrowing and paying for the whole quarter, season or crop together with the application for borrowing the first loan. If the credit organization agrees to offer, it shall (within the period of time prescribed by itself) inform the borrowing unit to launch the procedures for borrowing loans.
...
...
...
16.3. For all borrowing units following either or both the above - mentioned methods, after being approved by the credit organization, they have to work out contracts for borrowing money with a plan for paying debts in each as guided by the credit organization, each time they receive loans, they have to attest their signatures on the contracts.
16.4. The borrowed money is transferred to pay directly for the enterprises which provide materials, commodities or services for the borrowing unit. In the case that the borrowing unit has used other sources of funds to pay for the supplier or if the supplier does not have an account at the bank, it shall then be transferred to a deposit account, offering cheques or cash to the borrowing unit.
...
...
...
B. DEDUCTION FROM MONEY - BEARING DOCUMENT
23.1. The borrowing unit has to submit to the credit organization a dossier for deduction, which includes : an application for deduction, a list of documents for deduction together with the original documents to apply for deduction.
23.2. The credit organization shall examine the dossier for deduction, consider and let the unit know the documents and total value accepted for deduction.
...
...
...
The deducted money is discounted from the amount of money applied for deduction, the amount of remaining money shall be noted down in the deposited, paid out in cash or in credits for the unit.
23.4. The term for deduction shall be defined for each document in the scope of remaining valid time but it can not exceed the maximum of 90 days.
23.5. The credit organization has to preserve carefully the document accepted for deduction as it does to the money bearing documents.
If they are transferable documents, the credit organization has the right of ownership over them and shall carry out the procedures with the issuing unit for liquidating and collecting debts when those documents reach their terms for liquidating.
III/
INSPECTION AND SETTLEMENT OF GRANTED DEBTS
...
...
...
IV/
PROVISIONS FOR IMPLEMENTATION
Heads of the concerned units belonging to the Central State Bank, Directors of the provincial and city state supervision over the implementation of this regulation.
;Quyết định 198-QĐ/NH1 năm 1994 về thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 198-QĐ/NH1 |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Cao Sĩ Kiêm |
Ngày ban hành: | 16/09/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 198-QĐ/NH1 năm 1994 về thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video