NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19-NH/QĐ |
Hà Nội , ngày 27 tháng 4 năm 1988 |
BAN HÀNH TẠM THỜI THỂ LỆ TÍN DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà
nước;
Căn cứ Nghị định số 53-HĐBT ngày 26-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ
máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. - Ban hành tạm thời Thể lệ tín dụng vốn lưu động đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh và tập thể.
|
Lữ Minh Châu (Đã Ký) |
TÍN DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
Điều 2. - Tín dụng vốn lưu động phải bảo đảm có hiệu quả kinh tế (có vật tư bảo đảm, sử dụng vốn đúng mục đích), hoàn trả vốn và lãi đúng hạn.
1. Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
2. Hạch toán kinh tế độc lập, có vốn lưu động tự có theo chế độ, kinh doanh có lãi;
3. Tổ chức kinh tế tập thể phải có tài sản thế chấp, bảo đảm vốn vay;
4. Chấp nhận thể lệ tín dụng của Ngân hàng.
- Đối với hoạt động sản xuất, vận tải, xây dựng thì giá trị vật tư hàng hoá và chi phí sản xuất trong các giai đoạn dự trữ, sản xuất, thành phẩm.
- Đối với hoạt động lưu thông, dịch vụ thì vốn dự trữ và luân chuyển hàng hoá, các chi phí lưu thông cần thiết.
Trường hợp đặc biệt có hướng dẫn riêng.
Thủ trưởng tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm hoàn toàn về chấp hành chính sách giá của Nhà nước.
Thời hạn vay cụ thể do tổ chức kinh tế thoả thuận với Ngân hàng.
Các thời hạn cho vay đặc thù có hướng dẫn riêng.
Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng nếu cần thay đổi những điểm đã cam kết, hai bên cùng nhau bàn bạc và ký phụ kiện bổ sung hợp đồng.
Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo thoả thuận hợp đồng.
Điều 9. - Ngân hàng phát tiền vay dần theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế. Thời hạn cho vay tính từ ngày tổ chức kinh tế nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ.
Đến hạn trả, tổ chức kinh tế phải trả nợ Ngân hàng, trường hợp không trả, Ngân hàng chủ động trích tài khoản của tổ chức kinh tế để thu nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn, nếu tài khoản không đủ tiền trả.
Ngân hàng không cho vay đối với các trường hợp xét thấy không bảo đảm các nguyên tắc và điều kiện tín dụng. Ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn, ngừng cho vay một phần hay toàn bộ, nếu tổ chức kinh tế không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.
1. Tín dụng theo luân chuyển là phương thức vay vốn, trả nợ gắn liền với quá trình dự trữ và luân chuyển hàng hoá, vật tư; trang trải các chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp (có hướng dẫn cụ thể).
2. Tín dụng thông thường là phương thức áp dụng đối với xí nghiệp không thực hiện tín dụng theo luân chuyển.
Hạn mức tín dụng từng quý do xí nghiệp cùng Ngân hàng cơ sở thoả thuận, căn cứ vào nhu cầu vay vốn lưu động cần thiết hợp lý và khả năng nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng chuyên doanh.
Các nhu cầu vay vốn hợp lý ngoài hạn mức tín dụng quý, Ngân hàng xem xét cho vay căn cứ khả năng nguồn vốn.
Điều 15. - Áp dụng phương thức tín dụng theo luân chuyển hay thông thường do xí nghiệp lựa chọn và cùng chi nhánh Ngân hàng chuyên doanh thoả thuận. Quá trình thực hiện, một trong hai bên muốn thay đổi phải báo bằng văn bản cho bên kia để áp dụng phương thức khác khi ký hợp đồng tín dụng quý kế tiếp.
1. Trường hợp áp dụng thể thức "một tài khoản", gọi là tài khoản " tín dụng vốn lưu động" phản ảnh mọi khoản vay, trả, gửi và rút tiền về vốn lưu động của xí nghiệp. Dư Nợ, phản ảnh số tiền còn vay Ngân hàng, xí nghiệp phải trả lãi Ngân hàng. Dư Có, phản ảnh số tiền còn gửi Ngân hàng, xí nghiệp được Ngân hàng trả lãi bằng mức lãi suất tiền gửi.
2. Trường hợp áp dụng thể thức "hai tài khoản" khi xí nghiệp vay vốn, Ngân hàng ghi nợ tài khoản "vay luân chuyển"; toàn bộ tiền bán hàng, dịch vụ và các thu nhập bằng tiền khác của xí nghiệp đều ghi Có tài khoản "vay luân chuyển". Định kỳ đã thoả thuận và theo yêu cầu của xí nghiệp, Ngân hàng trích khoản chênh lệch giữa giá bán với giá vốn đã cho vay cùng các khoản không thuộc tiền trả nợ Ngân hàng chuyển vào tài khoản "tiền gửi" để xí nghiệp sử dụng.
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng chuyên doanh được quyết định từng lần cho tạm thời vượt "Hạn mức tín dụng quý" một mức tiền nhất định trong một số ngày nhất dịnh, nhưng phải trong giới hạn nguồn vốn cho phép.
1. Xí nghiệp làm dự trù tiền mặt (mức tiền mặt lĩnh và nộp Ngân hàng) được hai bên thoả thuận và thể hiện trong hợp đồng tín dụng quý.
2. Xí nghiệp không phải xin vay từng lần. Căn cứ vào hạn mức tín dụng quý đã thoả thuận, Ngân hàng phát tiền vay theo các chứng từ thanh toán hợp lệ của xí nghiệp. Xí nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chất, mục đích sử dụng vốn ghi trên các chứng từ thanh toán của mình; chấp hành chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà nước.
3. Khi phát tiền vay, Ngân hàng phải theo dõi chặt chẽ hạn mức tín dụng và mức lĩnh tiền mặt ghi trong hợp đồng tín dụng.
4. Ngân hàng từ chối thanh toán trong các trường hợp:
- Chứng từ thanh toán không hợp lệ;
- Quá hạn mức tín dụng quý;
- Chi trả bằng tiền mặt cho bên thụ hưởng có tài khoản tại Ngân hàng hoặc trả cho tư nhân để mua hàng mà Nhà nước cấm tư nhân buôn bán.
5. Ngân hàng không cho vay để chuyển vào tài khoản tiền gửi của xí nghiệp, trừ trường hợp có hướng dẫn riêng.
Xí nghiệp phải trả nợ Ngân hàng đúng hạn để được vay tiếp vòng sau.
Toàn bộ tiền bán hàng xí nghiệp đều phải nộp vào bên có tài sản khoản " tín dụng vốn lưu động" hoặc tài khoản "vay luân chuyển" để trả nợ Ngân hàng.
Trường hợp xí nghiệp giữ tiền mặt vượt quá mức thoả thuận không nộp trả nợ Ngân hàng đúng hạn, Ngân hàng chuyển số nợ luân chuyển tương ứng sang nợ quá hạn.
Nếu xí nghiệp vi phạm thời hạn trả nợ nhiều lần trong một quý, Ngân hàng ngừng cho vay vòng mới.
Mỗi tháng là một kỳ hạn nợ, xí nghiệp có thể trả nợ nhiều lần trong tháng.
Căn cứ hạn mức tín dụng chưa sử dụng (mức kế hoạch tín dụng quý trừ (-) dư nợ, trừ (-) dư tiền gửi) Ngân hàng giải quyết cho vay. Trường hợp không chấp thuận cho vay, chậm nhất là 2 ngày làm việc Ngân hàng phải thông báo cho xí nghiệp biết để tự lo vốn.
Điều 25. - Ngân hàng phát tiền trả thẳng cho bên thụ hưởng theo yêu cầu của xí nghiệp, không cho vay chuyển vào tài khoản tiền gửi để xí nghiệp sử dụng dần.
- Thu mua, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ theo thời vụ;
- Các xí nghiệp sản xuất, xây dựng có chu kỳ sản xuất dài ngày;
- Các trường hợp vay theo quyết định riêng.
Kết thúc thời hạn hiệu lực của mỗi hợp đồng tín dụng, xí nghiệp có trách nhiệm trả hết nợ như đã thoả thuận.
Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh Việt Nam quy định mức vốn tự có tối thiểu đối với từng lĩnh vực trong từng thời gian.
Cho vay theo luân chuyển có thể áp dụng cho các tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông do tổ chức kinh tế lựa chọn và Ngân hàng thoả thuận.
Điều 33. - Cho vay theo luân chuyển đối với các tổ chức kinh tế thực hiện theo điều 16, điểm 2 và các điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 của Thể lệ này.
Cho vay thông thường đối với các tổ chức kinh tế thực hiện theo các điều 23, 24, 25, 26, 27, 28 của Thể lệ này.
- Không trả nợ đúng hạn;
- Để tiền mặt vượt mức tồn quỹ, vượt mức toạ chi trong ngày;
- Sử dụng vốn sai mục đích, không bảo đảm vòng quay vốn, găm giữ hàng hoá chờ nâng giá, để vật tư hàng hoá ứ đọng;
- Vi phạm các điểm cụ thể khác đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và khế ước kiêm kỳ hạn nợ.
Trong trường hợp có nợ quá hạn phải giảm tương ứng hạn mức tín dụng quý.
Giá trị vật tư hàng hoá bảo đảm nợ vay là những giá trị thuộc đối tượng vay vốn.
1. Đối với các tổ chức kinh tế hoạt động tốt, trả nợ Ngân hàng sòng phẳng, tăng nhanh vòng quay vốn, chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà nước thì được hưởng lãi suất ưu đãi.
2. Đối với các tổ chức kinh tế có nợ quá hạn nhiều lần trong quý, vòng quay vốn chậm, nhiều lần vi phạm chế độ quản lý tiền mặt, thanh toán, thông tin, báo cáo, mà không có biện pháp khắc phục có hiệu quả thì Ngân hàng áp dụng các biện pháp tác động như hạn chế hoặc đình chỉ cho vay có thời hạn, ngừng cho vay toàn bộ, phong toả tài sản thế chấp, thông báo về tình trạng không có khả năng chi trả của tổ chức kinh tế, áp dụng hình thức thanh toán bắt buộc, khiếu nại đến cơ quan trọng tài kinh tế xét xử hoặc khởi tố.
Quyết định 19-NH/QĐ năm 1988 ban hành tạm thời thể lệ tín dụng vốn lưu động đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh và tập thể của Tổng Giám đốc Ngân hàng nhà nước
Số hiệu: | 19-NH/QĐ |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Lữ Minh Châu |
Ngày ban hành: | 27/04/1988 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 19-NH/QĐ năm 1988 ban hành tạm thời thể lệ tín dụng vốn lưu động đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh và tập thể của Tổng Giám đốc Ngân hàng nhà nước
Chưa có Video