Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 186/QĐ-NH5

Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC XỬ PHẠT CÁC TRƯỜNG HỢP THIẾU DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Căn cứ Pháp lệnh Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính được công bố tại lệnh số 37-LCT/HĐNN8 và lệnh số 38-LCT/HĐNN8 ngày 24/05/1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ;

- Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ ;

- Căn cứ Quyết định số 108-QĐ/NH5 ngày 09/06/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành "Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng".

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các định chế tài chính.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1

Việc xử phạt các trường hợp thiếu dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng được thực hiện như sau :

1.1. Hàng tháng, căn cứ kết quả kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc trong tháng thực hiện, nếu tổ chức tín dụng để thiếu hụt dự trữ bắt buộc. Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố được quyết định phạt tiền trên số tiền thiếu hụt dự trữ bắt buộc với mức lãi suất xử phạt bằng hai lần lãi suất (tháng) của loại cho vay ngắn hạn cao nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với các tổ chức kinh tế.

1.2. Tổ chức tín dụng để thiếu hụt dự trữ bắt buộc ba tháng liên tục, hoặc không nộp tiền phạt thiếu hụt dự trữ bắt buộc, thì thuỳ theo mức độ vi phạm, ngoài việc xử phạt về lãi suất như trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết như : Hạn chế, đình chỉ một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ.

Điều 2.

2.1. Số tiền trên tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước, nếu thừa so với mức tiền dự trữ bắt buộc, được Ngân hàng Nhà nước trả lãi theo lãi suất hiện hành.

2.2. Trường hợp tổ chức tín dụng đã có văn bản đề nghị trích chuyên số tiền thừa dự trữ bắt buộc nói trên mà Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trích chuyển, thì Ngân hàng Nhà nước cũng bị phạt trên số ngày chậm trích chuyển theo mức quy định tại khoản 1.1. Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định hiện hành trái với các Điều 1 và Quyết định này, nay hết hiệu lực thi hành.

Điều 4

Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, các Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển , chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần. Công ty tài chính cổ phần, Ngân hàng liên doanh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC




Cao Sỹ Kiêm

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 186/QĐ-NH5 năm 1994 về xử phạt các trường hợp thiếu dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 186/QĐ-NH5
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Cao Sỹ Kiêm
Ngày ban hành: 06/09/1994
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 186/QĐ-NH5 năm 1994 về xử phạt các trường hợp thiếu dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…