THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1813/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 77/TTr-NHNN ngày 20 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 với nội dung chủ yếu sau:
1. Bám sát các chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), phát triển kinh tế số, chuyển đổi số.
2. Lấy khách hàng làm trung tâm gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởng cao về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán là thước đo hiệu quả của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Ưu tiên hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; xây dựng hệ sinh thái thanh toán số dựa trên triển khai kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thanh toán với các hệ thống thuộc các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
4. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác, nghiên cứu, ứng dụng các mô hình, các thành tựu, kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực thanh toán vào hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
1. Mục tiêu tổng quát
a) Tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.
b) Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.
c) Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hoá các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
2. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025
a) Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP.
b) Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%.
c) Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.
d) Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.
đ) Mục tiêu tăng trưởng sử dụng phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm;
- Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm;
- Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35 - 40%/năm;
* Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.
e) Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công:
- Từ 90 - 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90 - 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;
- 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách
a) Rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại các văn bản Luật hiện hành (như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản Luật khác có liên quan).
b) Nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán (theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) để đảm bảo thẩm quyền quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các hệ thống thanh toán, các dịch vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế.
c) Hoàn thành việc xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn.
d) Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống tham nhũng.
đ) Hoàn thiện, ban hành các quy định về định danh và xác thực điện tử; ban hành quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; ban hành quy định, hướng dẫn cho phép các tổ chức liên quan được kết nối, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử.
e) Hoàn thành xây dựng, ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo lập khung pháp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và triển khai các mô hình hợp tác, kinh doanh mới trong cung ứng dịch vụ thanh toán.
g) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giao dịch điện tử, an ninh mạng, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu và bảo vệ người dùng,... nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ và đổi mới, sáng tạo, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
h) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.
i) Xây dựng giải pháp để tiếp tục khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt góp phần vào việc quản lý thuế.
k) Thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý.
2. Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác
a) Nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, xử lý giao dịch thanh toán đa tệ, hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường khả năng kết nối, tích hợp và thực hiện thanh, quyết toán cho các hệ thống khác.
b) Hoàn thiện, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán bán lẻ, mở rộng hệ sinh thái, đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác để phục vụ thanh toán trực tuyến; nghiên cứu, mở rộng kết nối với hệ thống chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử của các quốc gia khác.
c) Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking), hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng và các hệ thống thanh toán khác, đảm bảo kết nối, tích hợp với các hệ thống thanh toán quan trọng, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cung ứng dịch vụ công và các hệ thống khác để cung ứng dịch vụ thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả cho tổ chức, cá nhân.
d) Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế đối với một số hệ thống thanh toán quan trọng tại Việt Nam.
3. Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0
a) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng.
- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, dựa trên ứng dụng những công nghệ cốt lõi như: nền tảng giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn (AI, Big Data, Data Analytics), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhận dạng sinh trắc học (Biometrics);
- Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), Ví điện tử;
- Khuyến khích hợp tác kết nối giữa ngân hàng với các công ty Fintech để đổi mới, sáng tạo, phát triển các giải pháp, mô hình thanh toán mới;
- Khuyến khích đầu tư phát triển, sắp xếp hợp lý và gia tăng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả;
- Tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, cung ứng các dịch vụ gia tăng khác; tập trung triển khai hoàn thành chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, gia tăng dịch vụ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.
b) Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử
- Hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với hạ tầng của các đơn vị chấp nhận thanh toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến;
- Xây dựng các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên thiết bị di động (như QR Code, mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc, Ví điện tử) để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển;
- Xây dựng hệ thống giải quyết phản ánh khiếu nại tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
c) Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa
- Tập trung triển khai các giải pháp phát triển đa dạng tổ chức cung ứng, kênh phân phối, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia. Khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Nghiên cứu, triển khai từng bước hoạt động đại lý thanh toán; cho phép các tổ chức không phải ngân hàng triển khai hoạt động đại lý thanh toán ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo theo quy định;
- Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money); tổng kết, đánh giá, đề xuất xử lý phù hợp đối với dịch vụ Mobile - Money.
4. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công
a) Tiếp tục hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước, tăng cường triển khai chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
b) Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí.
c) Các đơn vị cung ứng dịch vụ công (bao gồm các cơ sở y tế, giáo dục) xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh triển khai kết nối và cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện,... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
d) Triển khai các giải pháp để hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu, thúc đẩy thanh toán điện tử trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp.
5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán
a) Xây dựng công cụ thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng tự động hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh.
b) Nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động đánh giá, giám sát các hệ thống thanh toán.
c) Tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Bộ Công an và các đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán; chia sẻ thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong hoạt động thanh toán để kịp thời cảnh báo, khuyến nghị với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người sử dụng dịch vụ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp.
d) Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật; ngăn ngừa rủi ro phát sinh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả.
6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt
a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử
- Xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có tính lan tỏa trong cộng đồng, hướng tới nhóm đối tượng mục tiêu như người dân vùng sâu, vùng xa, nông thôn, hải đảo, người yếu thế trong xã hội, người chưa có tài khoản ngân hàng, học sinh, sinh viên, trẻ em, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, người tiêu dùng ít có cơ hội tiếp xúc công nghệ,... qua đó giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;
- Xây dựng, triển khai các chương trình tập huấn đến các bên liên quan về các nội dung thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử để nâng cao kiến thức và truyền tải hiệu quả tới công chúng;
- Triển khai công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức liên quan khác trong việc triển khai các chương trình truyền thông nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử trong khu vực dân cư, khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công;
- Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
b) Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt
- Rà soát, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về dân sự, hành chính, hình sự và cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính, bảo đảm tính nghiêm minh, răn đe, cảnh báo từ xa và phòng ngừa các rủi ro, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt;
- Tiếp tục triển khai công tác truyền thông, giáo dục về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử đối với người sử dụng dịch vụ; phối hợp giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; xây dựng cẩm nang về thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng;
- Nghiên cứu, áp dụng những tập quán quốc tế tốt nhất về bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
7. Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
a) Ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, quy chế phối hợp, biên bản hợp tác, phối hợp song phương hoặc đa phương giữa các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là trong việc thu, nộp ngân sách nhà nước, chấp thuận, kiểm tra, giám sát dịch vụ Mobile - Money, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, quản lý, giám sát hoạt động thanh toán xuyên biên giới.
b) Tích cực, chủ động và mở rộng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thanh toán theo lộ trình và bước đi phù hợp; tích cực tham gia vào các hoạt động của các định chế tài chính - tiền tệ, các diễn đàn về thanh toán khu vực và quốc tế; tập trung triển khai các cam kết hội nhập đã ký liên quan đến lĩnh vực thanh toán.
c) Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực dưới hình thức hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tư vấn chính sách, hỗ trợ đào tạo và tăng cường năng lực từ các đối tác song phương, đa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thanh toán.
d) Chủ động nghiên cứu các mô hình, phương tiện, hình thức thanh toán mới trên thế giới, áp dụng hiệu quả vào Việt Nam.
đ) Tiếp tục thiết lập và củng cố các cơ chế đối ngoại song phương về lĩnh vực thanh toán với các đối tác chiến lược và đối tác quan trọng khác; nghiên cứu việc tham gia, gia nhập tổ chức, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện, thanh toán.
e) Tích cực tham gia vào thảo luận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động thanh toán tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, đặc biệt là Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS); tiếp tục mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên về hệ thống thanh toán, từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung và các thông lệ quốc tế.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được sử dụng từ các nguồn: tài trợ, ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương tổ chức triển khai, theo dõi thực hiện các giải pháp trong Đề án, hằng năm tổng hợp tình hình triển khai và đề xuất các giải pháp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tổng kết vào cuối năm 2025.
2. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Chịu trách nhiệm triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ được giao của Đề án này; lồng ghép các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương mình;
- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Đề án ban hành kèm theo Quyết định này;
- Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm có báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
(Kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT |
Nội dung nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Lộ trình thực hiện |
1 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại các văn bản Luật hiện hành (như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng, chống rửa tiền) |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan |
2021 - 2023 |
2 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn, trong đó có quy định về đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan |
2021 - 2022 |
3 |
Rà soát, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về dân sự, hành chính, hình sự và cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt |
Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Công Thương |
Các bộ ngành liên quan |
2021 - 2025 |
4 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong các văn bản Luật hiện hành (như Luật Bảo vệ người tiêu dùng) |
Bộ Công Thương |
Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan |
2021 - 2023 |
5 |
Nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan |
2021 - 2025 |
6 |
Hoàn thành việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản hướng dẫn |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan |
2021 |
7 |
Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định quy định về thanh toán bằng tiền mặt |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan |
2022 - 2023 |
8 |
Hoàn thành xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan |
2021 - 2022 |
9 |
Xây dựng quy định về định danh và xác thực điện tử |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan |
2021 |
10 |
Xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân |
Bộ Công an |
Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan |
2021 - 2022 |
11 |
Quy định, hướng dẫn kết nối, chia sẻ, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư |
Bộ Công an |
Các bộ, ngành liên quan |
2021 - 2022 |
12 |
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan |
2021 - 2025 |
13 |
Nghiên cứu giải pháp để tiếp tục khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt góp phần vào việc quản lý thuế |
Bộ Tài chính |
Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan |
2022 - 2023 |
14 |
Chỉ đạo áp dụng phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán |
2021 - 2023 |
15 |
Nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Các đơn vị liên quan |
2023 - 2024 |
16 |
Chỉ đạo hoàn thiện, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Các đơn vị liên quan |
2021 - 2025 |
17 |
Xây dựng các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử |
Bộ Công Thương |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành liên quan |
2021 - 2023 |
18 |
Xây dựng hệ thống giải quyết phản ánh khiếu nại tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử |
Bộ Công Thương |
Các bộ, ngành liên quan |
2021 - 2022 |
19 |
Hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc |
Bộ Tài chính |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các đơn vị liên quan |
2021 - 2023 |
20 |
Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị |
Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán |
2021 - 2025 |
21 |
Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; chỉ đạo đẩy mạnh triển khai kết nối và cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công Quốc gia |
Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan |
2021 - 2025 |
22 |
Khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt |
Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Các đơn vị liên quan |
2021 - 2023 |
23 |
Triển khai các giải pháp để hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu, thúc đẩy thanh toán điện tử trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị liên quan |
2021 - 2023 |
24 |
Thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị liên quan |
2021 - 2025 |
25 |
Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Công Thương, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các đơn vị liên quan |
2021 - 2025 |
PRIME MINISTER |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1813/QD-TTg |
Hanoi, October 28, 2021 |
APPROVING THE SCHEME FOR DEVELOPMENT OF NON-CASH PAYMENT IN VIETNAM FOR THE PERIOD 2021 - 2025
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010; Law on Amendments to some Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;
At the request of the Governor of the State Bank of Vietnam in the document No. 77/TTr-NHNN dated September 20, 2021.
HEREBY DECIDES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Stick to the guidelines, orientations and policies of the Communist Party and the Government on the development of financial and banking services, proactively participate in the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), and develop digital economy and digital transformation.
2. Focus on customer-centricity in association with assurance of security and safety, and protection of customers’ legitimate rights and interests in non-cash payment; improvement of customer experience, rise in the number and value of payment transactions are measures of effectiveness in non-cash payment.
3. Give priority to the completion of the legal framework; build a digital payment ecosystem by way of connection, integration and sharing of data between payment systems and systems in other industries and fields in the economy.
4. Promote innovation, strengthen cooperation, research into and application of international models, achievements and experiences in the field of payment to non-cash payment in Vietnam.
1. General objectives
a) Make a positive change in non-cash payment in the economy with high growth, cultivate the habit of using non-cash payment methods in society among the public in urban areas and gradually develop non-cash payment in rural areas, remote and isolated areas; reduce the social costs associated with cash.
b) Take full advantage of the achievements of the Industry 4.0 to upgrade and develop payment infrastructure and non-cash payment services, serving the payment needs of organizations and individuals in a convenient and efficient manner.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Specific objectives by the end of 2025
a) The value of non-cash payments is projected to be 25 times higher than the GDP.
b) The ratio of non-cash payments in e-commerce is expected to reach 50%.
c) 80% of people aged 15 or older old will have a transaction bank account at a bank or other authorized institutions.
d) People’s access to payment services is set to increase; the number of points accepting non-cash payments is expected to increase by over 450,000.
dd) Objectives of increasing the use of non-cash payment means and services:
- The average growth rate in the number and value of non-cash payment transactions is expected to reach 20 - 25%/year;
- The average growth rate in the number of transactions through mobile phone channel will reach 50 - 80%/year and the value of transactions will reach 80 - 100%/year;
- The average growth rate in the number and value of transactions via Internet is estimated reach 35 - 40%/year;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Objectives of making non-cash payment with respect to public services:
- 90 - 100% of educational institutions in urban areas will accept the payment of tuition fees through non-cash transactions; 90 - 100% of universities and colleges in urban areas will accept online tuition fee payments on the National Public Service Portal;
- 60% of health facilities in urban areas will accept payment of medical services by non-cash payment method;
- 60% of people receiving pensions, social insurance benefits and unemployment benefits in urban areas will be paid through non-cash payment methods.
III. SOLUTIONS FOR DEVELOPMENT OF NON-CASH PAYMENT FOR THE PERIOD 2021 - 2025
1. Complete the legal corridor, mechanisms and policies
a) Review, propose amendments to some Articles and Clauses related to payment in prevailing legal documents (such as Law on the State Bank of Vietnam, Law on Credit Institutions, Law on Prevention of Money Laundering and other relevant legal documents).
b) Study and build a Payment Systems Bill (as assigned in the Prime Minister’s Decision No. 986/QD-TTg dated August 08, 2018 approving the Development Strategy of Vietnam Banking Sector by 2025 and vision to 2030) in order to facilitate management and supervision by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) of payment systems, means and services and in a manner that ensures practicality, and follows development trends and international practices.
c) Complete the formulation and promulgation of a Decree replacing the Decree No. 101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 on non-cash payment and formulate guiding documents.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) Complete and promulgate regulations on e-identification and e-authentication; promulgate regulations on personal data protection; promulgate regulations and guidelines allowing relevant organizations to connect and share information from the National Population Database to serve the information authentication and customer identification by electronic means.
e) Complete the development and promulgation of a mechanism for controlled testing of financial technology (Fintech) activities in the banking sector to create a legal framework, meet management requirements, and promote innovation and creativity and apply new business and cooperation models in payment service provision.
g) Review and propose amendments to regulations of law on e-transactions, cybersecurity, assurance of safety and data security and user protection, etc. in order to support and facilitate the application of technologies, innovation and creation, ensuring safety and security in payment activities.
h) Study and propose mechanisms and policies on national digital currency.
i) Work out a solution to continue encouraging non-cash payment to contribute to tax administration.
k) Implement appropriate policies on non-cash payment service charges, enabling users to access non-cash payment services at a reasonable cost.
2. Upgrade and develop modern payment infrastructure operating safely and efficiently and having the ability to connect and integrate with other systems
a) Upgrade and modernize the National interbank electronic payment system which processes multi-currency payment transactions and aims to operate according to international principles and standards and enhance its ability to connect and integrate with and make payments to other systems.
b) Complete and develop financial switching and electronic clearing infrastructure, contributing to promoting the development of retail payment, expanding the ecosystem, ensuring connectivity and integration with other industries and fields to serve online payment; study and expand connection with financial switching and electronic clearing systems of other countries.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Apply ISO 20022 to several important payment systems in Vietnam.
3. Develop modern payment services and apply the achievements of the Industry 4.0
a) Study and apply the achievements of the Industry 4.0 to diversify payment products and services on a digital platform, ensuring safety and security and bringing convenience to users.
- Develop new and modern payment products and services by way of applying such core technologies as open application programming interface platform (open API), artificial intelligence and big data analysis (AI, Big Data, Data Analytics), cloud computing and biometric authentication;
- Boost the application of payment products and services on mobile devices, such as: QR Code payment, tokenization of card information, mobile payment, contactless payment, e-wallets;
- Encourage cooperation and connection between banks and Fintech companies to innovate, create and develop new payment solutions and models;
- Encourage investment in, appropriately arrange and include more functions and utilities in card acceptance devices (ATM, POS) in appropriate and effective forms;
- Continue to develop bank card services and provide other value-added services; focus on completing the conversion of bank cards from magnetic cards to chip cards, ensure security and safety in card payment, develop services, and facilitate connection with other payment systems.
b) Develop e-payment in e-commerce
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Formulate policies to promote, develop and encourage the people, enterprises and related organizations to use non-cash payment services in e-commerce activities; focus on developing payment utilities on mobile devices (such as QR Codes, tokenization of card information, mobile payment, contactless payment, e-wallets) to boost the e-commerce development;
- Build a system for settling complaints and disputes online in e-commerce to safeguard the legitimate rights and interests of the parties involved in transactions.
c) Develop non-cash payment in rural areas, remote and isolated areas
- Focus on implementing solutions to diversify suppliers and distribution channels, non-cash payment products and services according to the National Comprehensive Financial Strategy. Encourage the development of non-cash payment products and services suitable for consumption behaviors in rural, remote and isolated areas, border areas and islands;
- Study and gradually provide payment agent services; allow non-bank organizations to provide payment agent services in rural, remote and isolated areas, border areas and islands according to regulations;
- Take advantage of infrastructure, data, telecommunications networks and reduce social costs to develop and expand non-cash payment channels on mobile devices in rural, remote and isolated areas, border areas and islands associated with the use of telecommunications accounts for payment for small-value goods and services (Mobile - Money); review, evaluate and make appropriate proposals for handling Mobile - Money services.
4. Promote e-payment in the governmental sector and public administrative services
a) Improve the connectivity between the e-payment infrastructure of payment service providers, intermediary payment service providers, the national interbank electronic payment system and the financial switching and e-clearing system with the infrastructure of tax authorities, customs authorities and treasuries to serve the need for cooperation in collection of state budget revenues and push the state budget allocation by non-cash payment method.
b) Promote e-payment and provide level 4 online public services; improve the connectivity between payment service providers and intermediary payment service providers with the National Public Service Portal and the electronic single window systems of ministries, local governments, agencies and units concerned in order to simplify procedures and facilitate e-payment of fees, charges, electricity and water bills, tuition and hospital fees.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Implement solutions to improve infrastructure and database, promote e-payment in provision of social security benefits, pension payments, social insurance benefits and unemployment benefits.
5. Strengthen inspection, auditing and supervision, assurance of security and safety and application of international standards in payment activities
a) Develop tools for collecting and analyzing supervision information by way of automation, build a database of objects under supervision; improve supervision efficiency in order to detect and prevent risks.
b) Study and apply international standards in assessment and supervision of payment systems.
c) Intensify cooperation, coordination and information exchange between SBV and the Ministry of Public Security and relevant units to promptly detect, prevent, investigate and handle violations of law that arise from payment activities; share information on the situation, methods and tricks used by criminals in payment activities in order to promptly warn and recommend payment service providers, intermediary payment service providers and service users to prevent the risk of misuse of payment activities for carrying out illegal activities.
d) Continue to study, update and apply international standards and practices, solutions to ensure security, safety and confidentiality; prevent risks arising, protect the legitimate rights and interests of service users.
dd) Carry out inspection, auditing, supervision and prevention of and fight against money laundering and terrorism financing in non-cash payment, e-payments, intermediary payment to ensure safety and efficiency upon making payment.
6. Promote the provision of information, training and instructions to consumers and protection of consumers in non-cash payment
a) Promote the provision of information, training and instructions on non-cash payment and e-payment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Develop and implement training programs for parties related to non-cash payment and e-payment so as to improve knowledge and effectively communicate information thereon to the public;
- Implement the cooperation between ministries, local authorities, socio-political organizations and other relevant organizations in executing communication programs to promote non-cash payment and e-payments in residential areas, Governmental sector and public administrative services;
- Encourage payment service providers, intermediary payment service providers, and goods and service providers to execute programs on fee exemption and reduction, promotion and discount, etc. for customers when using non-cash payment methods to pay for their goods and services.
b) Protect consumers during non-cash payment.
- Review and propose specific solutions to improve the civil, administrative and criminal laws and dispute settlement mechanism in order to better protect the legitimate rights and interests of the parties, especially the interests of financial consumers, ensure the rigor and deterrence, issue remote warning and prevent risks and disputes arising from non-cash payment activities;
- Continue the communication and dissemination of solutions to ensure security, safety and confidentiality in non-cash payment and e-payment for service users; cooperate in answering questions and handling complaints to protect the legitimate rights and interests of consumers; develop a non-cash payment manual for customers;
- Study and apply international best practices on consumer protection of non-cash payment services.
7. Intensify cooperation in promoting non-cash payment
a) Promulgate and effectively implement agreements, cooperation regulations and minutes of bilateral or multilateral cooperation among relevant ministries to promote the development of non-cash payment, especially the collection of state budget revenues and payment to the state budget, approve, inspect and supervise Mobile - Money services, ensure security and safety in e-payment activities, intermediary payment, and manage and supervise cross-border payment activities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Effectively exploit and use resources in the form of financial and technical support, policy consulting, training support and capacity building from bilateral and multilateral partners to improve quality of human resources and develop payment infrastructure and technology.
d) Proactively study new payment models, means and forms around the globe and apply them effectively in Vietnam.
dd) Continue to establish and strengthen bilateral dialogue about payment with strategic partners and other important partners; consider participating in international organizations and forums about financial inclusion and payment.
e) Participate in discussion about international payment laws and standards concerning payment activities at organizations and bilateral forums, especially BIS; keep expanding integration of payment systems; gradually approach common standards and international practices.
The Scheme is funded by donations, state budget included in the annual estimates of Ministries, central and local government authorities within the applicable state budget and other legal funding sources as prescribed.
1. SBV shall preside over and cooperate with relevant ministries and local authorities in organizing and supervising the implementation of the solutions specified in the Scheme; annually report and propose solutions to the Prime Minister; submit a terminal report at the end of 2025.
2. Ministries and local governments, within the ambit of their competence, shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Perform their tasks assigned in the Plan for implementation of key tasks serving implementation of the Scheme for development of non-cash payment promulgated together with this Decision;
- Submit annual reports by December 15 to SBV, which will submit a consolidated report to the Prime Minister.
Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed.
Article 3. The Governor of the State Bank of Vietnam, Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, and Chairmen/Chairwomen of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decision.
PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY MINISTER
Le Minh Khai
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
No.
Tasks
Presiding unit
Cooperating unit
Implementation time
1
Review and propose amendments to some Articles and Clauses related to payment in prevailing legal documents (such as Law on the State Bank of Vietnam, Law on Credit Institutions, Law on Prevention of Money Laundering and other relevant legal documents)
State Bank of Vietnam
Ministry of Justice, ministries concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Review and propose amendments to the Law on E-Transactions and its guiding documents, containing regulations on assurance of security and safety in e-transactions
Ministry of Information and Communications
Ministry of Justice, SBV, ministries concerned
2021 - 2022
3
Review and propose specific solutions to improve the civil, administrative and criminal laws and dispute settlement mechanism in order to better protect the legitimate rights and interests of the parties in non-cash payment activities
Ministry of Justice, SBV, Ministry of Public Security, Ministry of Industry and Trade
Ministries concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Review and propose amendments to regulations of law on consumer protection in applicable legal documents (such as Law on Consumer Protection)
Ministry of Industry and Trade
Ministry of Justice, SBV, ministries concerned
2021 - 2023
5
Study and formulate a Payment Systems Bill
SBV
Ministry of Justice, Ministry of Finance, units concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
Complete the formulation of a Decree replacing the Decree on non-cash payment and guiding documents
SBV
Ministry of Justice, ministries concerned
2021
7
Review and consider proposing amendments to the Decree providing for non-cash payment
SBV
Ministry of Justice and ministries concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Complete the formulation of a mechanism for controlled testing of financial technology (Fintech) activities in the banking sector
SBV
Ministry of Justice and ministries concerned
2021 - 2022
9
Formulate regulations on e-identification and e-authentication
Ministry of Information and Communications
Ministry of Justice and ministries concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10
Formulate regulations on personal data protection
Ministry of Public Security
Ministry of Justice and ministries concerned
2021 - 2022
11
Promulgate regulations and guidance on connection, sharing and exploitation of National Population Database.
Ministry of Public Security
Ministries concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12
Study and propose mechanisms and policies on national digital currency
SBV
Ministry of Justice, ministries concerned
2021 - 2025
13
Work out a solution to continue encouraging non-cash payment to contribute to tax administration
Ministry of Finance
SBV, ministries concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14
Direct the application of non-cash payment service charges, enable users to access non-cash payment services
SBV
Payment service providers
2021 - 2023
15
Upgrade and modernize the National interbank electronic payment system
SBV
Units concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
16
Direct the completion and development of financial switching and electronic clearing infrastructure
SBV
Units concerned
2021 - 2025
17
Formulate policies to promote, develop and encourage the use of non-cash payment services in e-commerce activities
Ministry of Industry and Trade
SBV, ministries concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
18
Build a system for settling complaints and disputes online in e-commerce
Ministry of Industry and Trade
Ministries concerned
2021 - 2022
19
Improve the connectivity between the e-payment infrastructure of payment service providers, intermediary payment service providers, the national interbank electronic payment system and the financial switching and e-clearing system with the infrastructure of tax authorities, customs authorities and treasuries
Ministry of Finance
SBV and ministries concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
20
Promote e-payment and provide level 4 online public services; improve the connectivity between payment service providers and intermediary payment service providers with the National Public Service Portal and the electronic single window systems of ministries, local governments, agencies and units
Office of the Government, ministries, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Payment service providers, intermediary payment service providers
2021 - 2025
21
Upgrade technical infrastructure and standardize database to connect and share information with payment service providers and intermediary payment service providers to serve non-cash payment; provide instructions on promoting connection and provision of public services on the National Public Service Portal
Ministry of Health, Ministry of Education and Training, relevant ministries, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Ministry of Information and Communications, units concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
22
Encourage schools, hospitals, electricity, water, sanitation, telecommunications and postal companies in urban areas to cooperate with banks and intermediary payment service providers to collect tuition and hospital fees, electricity bills, etc. by non-cash payment method
Ministry of Health, Ministry of Education and Training, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Units concerned
2021 - 2023
23
Implement solutions to improve infrastructure and database, promote e-payment in provision of social security benefits, pension payments, social insurance benefits and unemployment benefits
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam Social Security
Ministry of Information and Communications, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, units concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
24
Disseminate information on non-cash payment
SBV
Ministry of Information and Communications, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, units concerned
2021 - 2025
25
Encourage payment service providers, intermediary payment service providers, and goods and service providers to execute programs on fee exemption and reduction, promotion, and price reduction, etc. for customers when using non-cash payment methods to pay for their goods and services
SBV
Ministry of Industry and Trade, payment service providers, intermediary payment service providers, units concerned
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Quyết định 1813/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1813/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 28/10/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1813/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video