THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 180/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ/CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về
tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Quy chế này áp dụng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội về hoạt động quản lý tài chính.
Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định tại Quy chế này. Ngân hàng Chính sách xã hội không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Điều 3. Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn của Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp; thực hiện nhiệm vụ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Điều 4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý Nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội quy định tại Quy chế này.
Điều 6. Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Vốn điều lệ là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) do ngân sách nhà nước cấp khi thành lập;
b) Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
c) Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) để cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
d) Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);
đ) Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
e) Vốn khác (nếu có).
Khi quy mô hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được mở rộng theo chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ.
2. Vốn huy động dưới các hình thức:
a) Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiết kiệm của người nghèo;
b) Vốn ODA được Chính phủ giao;
c) Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
d) Vốn vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt Nam;
đ) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước;
e) Vốn vay các Tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
3. Vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Vốn khác.
Điều 7. Sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội
2. Việc điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Chính sách xã hội do Tổng giám đốc thực hiện trên cơ sở phương án được Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chấp thuận.
Hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý.
Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần phí quản lý được hưởng.
Phí quản lý trong 3 năm đầu khi Ngân hàng Chính sách xã hội mới thành lập xác định không quá 0,6%/tháng trên số dư nợ cho vay bình quân (bao gồm phí quản lý trực tiếp của Ngân hàng Chính sách xã hội và phí uỷ thác). Phí quản lý Ngân hàng Chính sách xã hội được hưởng trong các năm kế tiếp do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Thực hiện quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả.
2. Mua bảo hiểm tài sản và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định.
3. Được hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản dự phòng sau:
a) Dự phòng rủi ro tín dụng;
b) Dự phòng rủi ro về tỷ giá.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng rủi ro trên.
Điều 11. Kiểm kê, đánh giá, thanh lý, nhượng bán tài sản
1. Định kỳ, khi kết thúc năm tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện kiểm kê tài sản. Xác định chính xác số tài sản, thừa, thiếu, tình hình dư nợ cho vay các đối tượng chính sách, nợ qúa hạn, nợ không thu hồi được, xác định nguyên nhân và trách nhiệm xử lý. Việc kiểm kê tài sản phải theo đúng các quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội được đánh giá lại tài sản và hạch toán tăng giảm vốn khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc hạch toán tăng giảm vốn Nhà nước phải được Bộ Tài chính phê duyệt.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội được thanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả. Khi thanh lý, nhượng bán tài sản, Ngân hàng Chính sách xã hội phải thành lập Hội đồng nhượng bán, thanh lý. Những tài sản mà pháp luật quy định phải tổ chức đấu giá khi nhượng bán, thanh lý thì Ngân hàng Chính sách xã hội phải tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.
Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán và chi phí thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
1. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm quy định và thực hiện việc sử dụng Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Những rủi ro do nguyên nhân khách quan phát sinh trên diện rộng thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 13. Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội là các khoản thực thu phát sinh trong kỳ, bao gồm:
1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:
a) Thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách;
b) Thu lãi tiền gửi;
c) Thu từ nhận dịch vụ uỷ thác cho vay các đối tượng chính sách;
d) Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;
đ) Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp;
e) Thu hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ khác.
2. Thu nhập khác:
a) Thu thanh lý, nhượng bán tài sản (sau khi trừ các khoản phí thanh lý, nhượng bán);
b) Các khoản thu nhập khác trong hoạt động.
1. Chi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Chi trả lãi cho số vốn huy động; chi dịch vụ thanh toán ngân quỹ;
c) Chi hoa hồng cho các tổ vay vốn không vượt quá 0,1%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi;
d) Chi trả phụ cấp cho Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, Ban Chuyên gia tư vấn; chi thù lao cho cán bộ cấp xã (phường) theo quy định của Bộ Tài chính;
đ) Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ giá theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế này;
e) Chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ.
2. Chi phí quản lý:
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định, mức trích theo quy định chung đối với các doanh nghiệp;
b) Chi tiền lương, tiền công cho cán bộ, nhân viên;
c) Chi bảo hiểm xã hội, y tế, đóng góp kinh phí công đoàn mà Ngân hàng Chính sách xã hội phải đóng góp theo quy định;
d) Chi phí tiền ăn giữa ca cho cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Chính sách xã hội, mức chi cho mỗi người không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước;
đ) Chi trang phục giao dịch theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước;
e) Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc theo quy định;
g) Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;
h) Chi công tác phí theo chế độ quy định;
i) Chi phí dịch vụ mua ngoài: như vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, sửa chữa - bảo dưỡng tài sản cố định, vật tư phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, mua bảo hiểm tài sản, thuê tài sản, y tế, vệ sinh cơ quan, xăng dầu, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học;
k) Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ tân, khánh tiết và các khoản chi phí khác. Trong 3 năm đầu mới thành lập, các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí mỗi năm và không quá 5% các năm sau đó;
l) Chi phí quản lý khác (bao gồm cả chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định).
Điều 16. Ngân hàng Chính sách xã hội không được hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản sau:
1. Các khoản rủi ro, tổn thất đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.
2. Các khoản chi phạt do vi phạm pháp luật.
3. Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội như chi ủng hộ tổ chức cá nhân, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động.
4. Các khoản chi vượt định mức của chế độ tài chính quy định.
5. Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi khen thưởng, phúc lợi và các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
6. Các khoản chi không hợp lý khác.
CHÊNH LỆCH THU CHI TÀI CHÍNH VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ
Điều 18. Xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm
1. Trường hợp thu nhập lớn hơn chi phí, được xử lý như sau:
a) Trích lập 02 qũy khen thưởng, phúc lợi. Mức trích lập cho hai quỹ bằng 3 tháng lương thực hiện trong năm của Ngân hàng Chính sách xã hội, tỷ lệ phân chia cho từng quỹ do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
b) Phần chênh lệch thu chi còn lại được phân phối tiếp như sau:
- Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 50%;
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính 15%;
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển 30%;
- Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5%, số dư quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện trong năm của Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trường hợp thu nhập nhỏ hơn chi phí:
Ngân hàng Chính sách xã hội được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển không quá 3 năm. Trường hợp sau 3 năm nếu Ngân hàng Chính sách xã hội không chuyển hết số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Năm tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
1. Kế hoạch nguồn vốn, sử dụng vốn và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Kế hoạch thu nhập, chi phí.
3. Kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ ngân sách nhà nước.
4. Kế hoạch lao động tiền lương.
Kế hoạch tài chính là căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện trong năm và phải được Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính. Thời hạn lập và gửi kế hoạch tài chính Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Nội dung báo cáo tài chính gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản cấp III (bao gồm cả tài khoản ngoại bảng);
b) Bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội;
c) Báo cáo thu nhập, chi phí;
d) Thực hiện lao động, tiền lương của Ngân hàng Chính sách xã hội;
đ) Tình hình nợ quá hạn, nợ khó có khả năng thu hồi, nợ không thu hồi được;
e) Báo cáo tình hình trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
3. Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính.
4. Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt và gửi Bộ Tài chính. Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội do cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội phải được gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
5. Hàng năm, trên cơ sở báo cáo quyết toán tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài chính sẽ xem xét, kiểm tra theo chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước.
Điều 23. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 180/2002/QD-TTg |
Hanoi,
December 19, 2002 |
PROMULGATING THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT
APPLICABLE TO THE SOCIAL POLICY BANK
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the Governments Decree No.78/2002/ND-CP of October 4, 2002 on credits
for poor people and other social policy beneficiaries;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No.131/2002/QD-TTg of October 4, 2002
on the establishment of the Social Policy Bank;
At the proposals of the Finance Minister and the Minister-Director of the
Government Office,
DECIDES:
Article 3.- This Decision takes effect as from January 1, 2003.
...
...
...
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
ON FINANCIAL MANAGEMENT APPLICABLE TO THE SOCIAL POLICY BANK
(Issued together with the Prime Ministers Decision No. 180/2002/QD-TTg of
December 19, 2002)
...
...
...
The Social Policy Bank is a unit applying centralized cost-accounting in its entire system; has financial autonomy and takes self-responsibility for its operations before law; effects capital preservation and development, and offsets expenses and credit risks according to the provisions of this Regulation. The Social Policy Bank does not have to participate in deposit insurance, has the compulsory reserve rate of 0% (zero percent), and is exempt from assorted taxes and other State budget remittances.
Article 6.- Working capital of the Social Policy Bank
1. Capital and funds:
a/ The charter capital of VND 5,000,000,000,000 (five thousand billion dong), allocated from the State budget upon its establishment;
...
...
...
c/ The State budget capital (including the central budget and local budgets), for providing loans for hunger elimination and poverty alleviation, job creation and implementation of other social policies.
d/ The revenue-expenditure difference (if any), which is retained and not yet distributed to the funds;
e/ The non-refundable aid of organizations and individuals inside and outside the country;
f/ Other capital (if any).
When the scope of operation of the Social Policy Bank is expanded under the Governments direction, the chairman of the Banks Managing Board shall report such to the Finance Minister so that the latter can submit the charter capital supplementation to the Prime Minister for decision.
2. Capital mobilized in the following forms:
a/ Interest-bearing deposits, which shall be mobilized under the approved annual plans; interest-free voluntary deposits of organizations and individuals inside and outside the country; savings of poor people;
b/ ODA capital assigned by the Government;
c/ Bonds, deposit certificates and other valuable papers issued under law provisions;
...
...
...
e/ Capital borrowed from the State Bank;
f/ Capital borrowed from domestic and foreign financial and credit institutions.
3. Capital entrusted by organizations and individuals inside and outside the country;
4. Other capital.
Article 7.- Use of capital by the Social Policy Bank
1. The working capital of the Social Policy Bank shall be used to provide loans for poor people and other social policy beneficiaries under law provisions. When using its capital and/or funds to build and/or procure fixed assets, the Social Policy Bank may use no more than 15% of its actual charter capital and must abide by all the State regulations on investment and construction management. The construction and procurement of fixed assets and other assets by the Social Policy Bank shall comply with the State-prescribed norms for non-business and administrative agencies as well as the plans approved by the Managing Board.
2. The transfer of capital and/or assets among units attached to the Social Policy Bank shall be effected by the general director on the basis of the plans approved by the Managing Board of the Social Policy Bank.
Annually, the Social Policy Bank shall be allocated capital by the State to offset the interest-rate difference and management charges.
...
...
...
The management charges in the first 3 years after the Social Policy Bank�s establishment are determined not to exceed 0.6%/month of the average loan credit balance (including the Social Policy Banks direct management charge and the entrustment charge). The management charges to be enjoyed by the Social Policy Bank in the subsequent years shall be submitted by the Finance Minister to the Prime Minister for consideration and decision.
1. Managing and using capital for the right purposes, right subjects and in an efficient manner.
2. Buying insurance for its assets and observing other prescribed insurance regimes.
3. Being allowed to account into its operation expenses the following reserves:
a/ The credit risk reserve;
b/ The exchange-rate risk reserve.
The Finance Ministry shall guide in detail the deduction for setting up and use of the above-mentioned risk reserves.
...
...
...
1. Periodically, upon the fiscal years end, the Social Policy Bank must inventory its assets, accurately determining the total amount of assets, surplus and deficit, the situation of credit balance of loans provided for social policy beneficiaries, overdue debts and irrecoverable debts, and determining the reasons and responsibility therefor for handling. The asset inventory must strictly comply with the stipulations for State enterprises.
2. The Social Policy Bank may reevaluate its assets and account the difference arising therefrom as capital increase or decrease under decisions of competent State agencies. The accounting of State capital increase or decrease must be approved by the Finance Ministry.
3. The Social Policy Bank may liquidate and/or sell assets of poor or degraded quality as well as damaged or technically- obsolete assets, which are no longer needed or used inefficiently. When liquidating and/or selling its assets, the Social Policy Bank must set up a sale and/or liquidation council. For assets, which, as required by law, must be auctioned when they are sold or liquidated, the Social Policy Bank must organize auctions according to the provisions of law.
The difference between the proceeds from asset liquidation and/or sale and the residual value of the liquidated and/or sold assets as well as the liquidation and/or sale expenses shall be accounted into the operation results of the Social Policy Bank.
1. The credit risk reserve fund
The Social Policy Bank is entitled to make deductions for setting up the credit risk reserve fund and account these into its expenses to offset losses and damage incurred sporadically due to objective causes. The deduction level shall be 0.02% of the annual average loan credit balance. In case the credit risk reserve fund is not used up in a year, it shall be transferred to the subsequent year to cover credit risks in the subsequent years. In case the credit risk reserve fund is not enough to cover risks of a year, the chairman of the Managing Board shall report such to the Finance Minister for consideration and decision.
The chairman of the Managing Board of the Social Policy Bank shall have to stipulate and effect the use of the reserve funds for handling risks in operation of the Social Policy Bank.
2. Risks incurred due to objective causes in a wide area shall be handled according to the Prime Ministers decision.
...
...
...
FINANCIAL REVENUES AND
EXPENDITURES
Article 13.- Incomes of the Social Policy Bank are the real revenues arising in a period, including:
1. Revenues from professional operations:
a/ The revenue from interests on loans provided for poor people and social policy beneficiaries;
b/ The deposit interest revenue;
c/ The revenue from entrustment service of providing loans for social policy beneficiaries;
d/ The revenue from payment and treasury services;
e/ The revenue from State budget allocations for offsetting interest-rate differences and management charges;
f/ The revenue from other professional operations and services.
...
...
...
a/ The revenue from liquidation and/or sale of assets (after subtracting the liquidation and/or sale expenses);
b/ Other revenues generated in operation.
1. Expenses for professional operations of the Social Policy Bank:
a/ The expense for payment of interests on the mobilized capital; the expense for payment and treasury services;
b/ The expense for payment of service charges to organizations entrusted to provide loans for poor people and other social policy beneficiaries. The entrustment service charge rates shall be agreed upon between the Social Policy Bank and the entrusted lending organizations but must not exceed 0.22%/month, calculated on the credit balance of loans on which interests are collected.
c/ The expense for payment of commissions to capital-lending teams, which must not exceed 0.1%/month, calculated on the credit balance of loans on which interests are collected;
d/ The expense for payment of allowances to the Managing Board and its representations at all levels, as well as the Board of Consultants; the expense for payment of remunerations to commune/ward officials according to regulations of the Finance Ministry.
e/ The expense for deduction and setting up of the credit risk and exchange-rate reserve funds according to the provisions in Clause 3, Article 9 of this Regulation;
...
...
...
2. The management expenses:
a/ The expense for fixed-asset depreciation; the deduction level shall comply with the general provisions for enterprises;
b/ The expense for payment of wages and remunerations to officials and employees;
c/ The expense for social and health insurance and contribution of trade union fees as prescribed;
d/ The expense for mid-shift meals for officials and employees of the Social Policy Bank; the per-capita expense level shall not exceed the minimum wage level prescribed by the State for State employees;
e/ The expense for official uniforms under regulations applicable to State enterprises;
f/ The expense for labor protection for subjects who should be equipped with protective devices in their work as prescribed;
g/ The expense for payment of severance allowances to laborers; the expense for female laborers under the prescribed regime;
h/ The expense for working trip allowances under the prescribed regime;
...
...
...
j/ The expenses for transactions, external relations, conferences, guest reception, festivities and other expenses. These expenses must not exceed 7% of the total yearly expenditure of the Bank in the first three years after its establishment, and 5% in the subsequent years.
k/ The other management expenses (including expenses for liquidation and sale of fixed assets).
Article 16.- The Social Policy Bank must not account into its expenditures the following:
1. The risks and losses already offset by the Government or compensated by the insurance agencies or damage-causing party.
2. The expenses for payment of fines for law violations.
3. The expenses not related to operations of the Social Policy Bank such as expenses as support for organizations and individuals, expenses for difficulty allowances for laborers.
4. The expenses in excess of the norms prescribed by the financial regime.
5. The expenses covered by other funding sources: non-business expenses, reward and welfare expenses, and expenses covered by other funding sources.
...
...
...
FINANCIAL
REVENUE-EXPENDITURE DIFFERENCE AND DEDUCTION FOR SETTING UP OF FUNDS
Article 18.- Handling of annual financial revenue-expenditure difference
1. In cases where the incomes are bigger than expenses, the difference shall be handled as follows:
a/ To make deduction for setting up the reward fund and welfare fund. The deduction level for these two funds shall be equal to 3 months wages paid by the Social Policy Bank in the year; the proportion of each fund shall be decided by the Managing Board of the Social Policy Bank.
b/ The remaining revenue-expenditure difference amount shall further be distributed as follows:
- 50% for setting up the charter capital-supplementation reserve fund;
- 15% for setting up the financial reserve fund;
...
...
...
- 5% for setting up the severance allowance reserve fund; this funds balance must not exceed 6 months wages paid by the Social Policy Bank in the year.
2. In cases where the incomes are smaller than expenses:
The Social Policy Bank is entitled to transfer the deficit to the following years for not more than 3 years. If after 3 years the Social Policy Bank fails to fully transferred this deficit, the chairman of the Banks Managing Board shall report such to the Finance Minister for submission to Prime Minister for consideration and decision.
ACCOUNTING, STATISTICAL
AND AUDITING REGIMES, AND FINANCIAL PLANS
A fiscal year of the Social Policy Bank shall start on January 1 and end on December 31 of the calendar year.
1. The plan on capital sources and capital use, and the capital construction investment plan.
...
...
...
3. The plan on State budget allocations for offsetting interest-rate difference and management charges.
4. The labor and wage plan.
The financial plans shall serve as basis for the Social Policy Bank to organize the yearly implementation thereof and must be approved by the Banks Managing Board and sent to the Finance Ministry. The time limit for drawing up and sending the Social Policy Banks financial plans shall comply with the provisions of the State Budget Law and current law provisions.
2. The contents of financial reports include:
a/ The grade-III account balance sheet (including off-sheet accounts);
b/ The asset inventory of the Social Policy Bank;
c/ The income and expense reports;
...
...
...
e/ The situation of overdue debts, bad debts and irrecoverable debts;
f/ The report on the deduction for setting up and use of the credit risk reserve fund.
3. The general director of the Social Policy Bank shall be responsible for the accuracy and truthfulness of the financial reports.
4. The annual financial settlement reports shall be approved by the chairman of the Managing Board of the Social Policy Bank and sent to the Finance Ministry. The auditing and certification of the annual financial reports of the Social Policy Bank shall be effected by the State auditing bodies. The results of auditing of financial reports of the Social Policy Bank must be sent to the Finance Ministry and the State Bank.
5. Annually, on the basis of the financial settlement reports of the Social Policy Bank, the Finance Ministry shall make consideration and inspection according to functions of the State management agency.
ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION
...
...
...
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Quyết định 180/2002/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 180/2002/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/12/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 180/2002/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video