NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1731/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2018 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH2 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỐNG ĐỐC |
CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2018
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (sau đây gọi tắt là KHHĐQG), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Tăng cường năng lực các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước để mở rộng và đa dạng hóa các kênh phân phối, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp) đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả dịch vụ tín dụng; Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị thông qua cơ chế tín dụng phù hợp.
3. Thu hẹp dần và đi đến xóa bỏ khoảng cách chênh lệch về điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng cơ bản giữa các khu vực địa lý, các thành phần dân cư trong xã hội; cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho những người nghèo, người dễ bị tổn thương tại Việt Nam, thúc đẩy tài chính toàn diện.
4. Tăng cường tiếng nói và vị thế của Việt Nam tại các định chế kinh tế, tài chính - tiền tệ quốc tế, các diễn đàn khu vực và thế giới về tiền tệ, ngân hàng.
5. Góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia khác, bao gồm: Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Thúc đẩy các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững; Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ thông qua cơ chế chính sách tín dụng phù hợp; Phát triển các công cụ thanh toán có thể ứng dụng phù hợp với hệ thống giao thông an toàn, thuận tiện cho mọi người; Tăng cường công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phòng chống tội phạm công nghệ cao, các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
6. Nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của ngành Ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
1. Tăng cường năng lực của các TCTD trong nước nhằm đa dạng hóa kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng cho mọi người (Mục tiêu 8.10 của KHHĐQG):
a) Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình, có khả năng cạnh tranh cao hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế theo nội dung giải pháp và lộ trình tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Hiện đại hóa hoạt động của các TCTD để đa dạng hóa kênh cung ứng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân và doanh nghiệp:
- Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại phù hợp với thực tế Việt Nam dựa trên chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính an toàn, hiệu quả theo hướng: Nghiên cứu đề xuất áp dụng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng; Thúc đẩy sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM, tổ chức công nghệ tài chính, các tổ chức phi ngân hàng, tổ chức tài chính vĩ mô, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để phát triển các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối dựa trên công nghệ mới, có chi phí thấp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
- Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số...) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác, gắn với việc xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thúc đẩy Tài chính Toàn diện tại Việt Nam.
- Tăng cường đầu tư, nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ ngành Ngân hàng, bao gồm Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ, hệ thống thông tin tín dụng... nhằm tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng các kênh phân phối; khuyến khích phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử thông qua việc hoàn thiện các quy định về cấp phép và quản lý mạng lưới của TCTD.
- Tích cực gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện về mặt pháp lý đối với việc mở chi nhánh nước ngoài của các NHTM.
- Các TCTD tập trung hiện đại hóa hoạt động ngân hàng theo hướng:
+ Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ; Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của TCTD trong nước; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; đồng thời đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử và các phương thức thanh toán hiện đại khác; áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.
+ Triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.
c) Phát triển các định chế tài chính đặc biệt, hỗ trợ cho việc mở rộng dịch vụ ngân hàng cơ bản đến các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo, các đối tượng chính sách, dân cư nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn:
- Đối với Ngân hàng chính sách xã hội: Tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng chính sách xã hội; Phát triển Ngân hàng chính sách xã hội thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.
- Đối với Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX): Nâng cao vai trò và trách nhiệm của NHHTX trong điều hòa vốn, hỗ trợ hoạt động và kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay đối với các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
- Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND): Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố toàn diện về tài chính, quản trị và hoạt động của QTDND hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc mạng lưới hoạt động của các QTDND mới; phạm vi hoạt động chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi.
- Xây dựng và triển khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm đảm bảo cho hệ thống TCTD là hợp tác xã hoạt động an toàn, hiệu quả bền vững; dần đưa hệ thống này trở thành một trong những nền tảng trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng ở khu vực nông nghiệp - nông thôn.
- Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém và nợ xấu; hướng tới việc cổ phần hóa Ngân hàng này vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ; đảm bảo Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn.
- Đối với các tổ chức tài chính vi mô: Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tại Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 và các giải pháp phát triển loại hình này tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó bao gồm dịch vụ tín dụng (Mục tiêu 9.3 của KHHĐQG):
a) NHNN tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC); Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin để CIC trở thành kênh thông tin tín dụng tin cậy; Hỗ trợ các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ để cấp tín dụng hiệu quả, an toàn.
- Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, ban hành khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng đơn giản hóa thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, đảm bảo an toàn vốn cho vay; nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định để rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; các chương trình, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận vốn tín dụng.
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng thiết kế và triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
- Đẩy mạnh phổ cập kiến thức tài chính; Nâng cao tính minh bạch về thông tin tín dụng; Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin về các dịch vụ ngân hàng đến người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến các thông tin về quy trình, thủ tục vay vốn tại ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp.
b) Các TCTD thực hiện:
- Rà soát, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thuận tiện vốn tín dụng.
- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có tính tới lợi ích về môi trường; ưu tiên phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào các dự án hoặc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng.
- Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động trên địa bàn nông thôn; doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh doanh với người nghèo, tạo sinh kế, nâng cao mức sống cho người nông dân, đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
3. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện (một phần mục tiêu 8, 10 và 11 của KHHĐQG):
a) Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/09/2016; Chú trọng công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện; hướng tới việc bảo đảm tất cả người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tượng yếu thế của nền kinh tế được tiếp cận và sử dụng thường xuyên các dịch vụ ngân hàng cơ bản, bao gồm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả, với chi phí hợp lý, do các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.
c) Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 được ban hành theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội được ban hành theo Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
đ) Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhóm giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
4. Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động nhằm tăng cường tiếng nói và vị thế của Việt Nam tại các định chế kinh tế-tài chính khu vực và quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ, tài trợ cho phát triển bền vững (Mục tiêu 10.5.c của KHHĐQG):
a) Đẩy mạnh các hoạt động đối thoại chính sách hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng, hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan vận động Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại kết hợp vốn vay ưu đãi nhằm giảm chi phí vay cho Việt Nam; triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, hỗ trợ kỹ thuật của WB, ADB cho phát triển tài chính vi mô.
c) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính toàn diện và các hoạt động thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.
d) Xây dựng chương trình đào tạo, biệt phái để cử cán bộ Việt Nam tham gia vào các hoạt động của các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế, đặc biệt là các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô các nước trong khu vực.
đ) Tích cực tham gia các diễn đàn song phương/đa phương, tham gia đàm phán về dịch vụ tài chính trong khuôn khổ các FTA nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư thương mại giữa Việt Nam và các đối tác, tận dụng công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài, nâng cao khả năng dự báo, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý khủng hoảng và tăng cường ổn định tài chính trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
e) Tích cực xây dựng và duy trì các hoạt động hợp tác ngân hàng trung ương các nước, các tổ chức quốc tế và tìm kiếm những khả năng để mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác song phương và đa phương để tận dụng nguồn hỗ trợ và tài trợ của nước ngoài phục vụ cho phát triển bền vững.
5. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia khác:
a) Vận động nguồn vốn quốc tế hỗ trợ cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo; các dự án đầu tư năng lượng tái tạo; các dự án phát triển các nhà máy điện mới từ nguồn năng lượng tái tạo ở những khu vực chưa có điện lưới.
b) Chủ động tìm kiếm, khai thác và sử dụng sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, các quỹ quốc tế (như Quỹ Phát triển Nông nghiệp Liên hiệp quốc - IFAD, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD...) trong xây dựng các chương trình tài chính hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị và ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu, hỗ trợ phát triển tài chính vi mô, nâng cao nhận thức về tài chính và thúc đẩy giáo dục tài chính.
c) Đẩy mạnh khai thác nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) đặc biệt dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua kết nối với các trung gian tài chính là các NHTM của Việt Nam, đồng thời kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân vào các Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
d) Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng phù hợp đặc điểm từng vùng nhằm thu hút doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Kết hợp tín dụng ưu đãi với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
đ) Khuyến khích đầu tư vốn phát triển các hệ thống giao thông an toàn, mở rộng hệ thống giao thông công cộng đặc biệt phù hợp với nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi.
e) Tăng cường công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phòng chống tội phạm công nghệ cao, các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.
6. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và vai trò của ngành Ngân hàng trong phát triển bền vững.
a) Tổ chức các hội thảo chuyên đề/hội nghị mở rộng, thông qua trang tin điện tử của NHNN, các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện truyền thông khác để nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của ngành ngân hàng đối với các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, tuyên truyền, phổ biến chính sách, chương trình, hành động của ngành Ngân hàng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
b) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững.
1. Phân công trách nhiệm thực hiện
a) Các đơn vị Vụ/Cục NHNN có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ:
- Triển khai nhiệm vụ theo phân công tại Kế hoạch hành động và lồng ghép các nội dung phát triển bền vững trong các đề án, dự án, chính sách, kế hoạch, nhiệm vụ, chương trình công tác hàng năm của đơn vị một cách chủ động, đảm bảo chất lượng và tiến độ, kịp thời báo cáo những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.
- Chủ trì xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp được phân công tại Phụ lục 1 và 2 đính kèm Kế hoạch hành động gửi Viện Chiến lược ngân hàng trước ngày 20 tháng 11 hàng năm để tổng hợp trình Lãnh đạo NHNN phê duyệt gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội.
b) Viện Chiến lược Ngân hàng có trách nhiệm:
- Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị Vụ/Cục NHNN căn cứ trên các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động, kịp thời báo cáo Thống đốc NHNN những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Đầu mối giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo các mục tiêu phát triển bền vững đặt ra cho ngành Ngân hàng tại Kế hoạch hành động; chủ động đề xuất các điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động (nếu có).
- Đầu mối xây dựng Báo cáo (theo yêu cầu) về đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động trình Lãnh đạo NHNN phê duyệt gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội.
c) Vụ Dự báo thống kê và các đơn vị liên quan khác phối hợp với: Viện Chiến lược ngân hàng cung cấp số liệu từ nguồn cơ sở dữ liệu của NHNN phục vụ cho việc đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của của ngành Ngân hàng.
d) Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Viện Chiến lược ngân hàng kiện toàn Ban Chỉ đạo về Chiến lược phát triển bền vững ngành Ngân hàng, phát huy vai trò tư vấn, tham mưu trong việc triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của ngành Ngân hàng.
- Triển khai các kế hoạch, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho cán bộ về phát triển bền vững.
đ) Vụ Truyền thông chủ trì, phối hợp với Viện Chiến lược ngân hàng và các đơn vị, Vụ/Cục NHNN có liên quan xây dựng nội dung liên quan đến công tác truyền thông trong Kế hoạch hành động nói riêng và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, công chức về phát triển bền vững nói chung.
e) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ban Quản lý Dự án ODA, Vụ Thanh toán, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế phối hợp chặt chẽ với Viện Chiến lược ngân hàng trong việc triển khai các nhiệm vụ có liên quan tại Phụ lục đính kèm.
g) Các TCTD có trách nhiệm lồng ghép, đưa các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu phát triển bền vững vào chiến lược, chương trình, kế hoạch kinh doanh, quy trình nghiệp vụ; chỉ đạo triển khai thực hiện trong toàn hệ thống của mình, báo cáo kết quả thực hiện cho NHNN (Viện Chiến lược ngân hàng) định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm để tổng hợp trình Thống đốc NHNN.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí để triển khai Kế hoạch thực hiện theo quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/572017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững./.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CÁC CHỈ TIÊU CỦA NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Kèm theo Quyết định số
1731/QĐ-NHNN ngày 31/8/2018 của Thống
đốc NHNN)
STT |
Chỉ tiêu phấn đấu |
Mức cơ sở thực hiện năm 2017 |
Chỉ tiêu đến 2020 |
Chỉ tiêu đến năm 2025 |
Nguồn dữ liệu |
Tần suất thống kê/báo cáo |
Đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo |
|
I. Tăng cường năng lực các TCTD để mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ cho mọi người dân và doanh nghiệp |
||||||
1 |
Triển khai áp dụng Basel II |
Chưa chính thức áp dụng |
Các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo mức chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên. |
Tất cả các NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại một số NHTM có chất lượng quản trị tốt và đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn. |
Các TCTD báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng |
2 |
Tăng tỷ trọng thu nhập từ phí dịch vụ phí tín dụng |
|
12-13% |
16-17% |
Các TCTD báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng |
3 |
Giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ |
|
Dưới 3% (không bao gồm các TCTD yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý) |
Dưới 3% của toàn hệ thống các TCTD |
Các TCTD báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng |
4 |
Tăng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch/100.000 người trưởng thành |
17,97 |
20 |
25 |
Các TCTD báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng |
5 |
Tăng số lượng ATM/100.000 người dân trưởng thành |
25,2 |
40 |
45 |
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Vụ Thanh toán |
6 |
Tăng số lượng POS/100.000 người dân trưởng thành |
372,2 |
400 |
500 |
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Vụ Thanh toán |
|
II. Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
||||||
7 |
Tăng tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa có vay vốn tại các TCTD trong tổng số doanh nghiệp hoạt động |
32% |
50-60% |
65% |
Các TCTD báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, CIC |
|
III. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho mọi người |
||||||
8 |
Tăng tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng |
57,8% |
70% |
80 - 90% |
Các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Vụ Thanh toán |
9 |
Tăng tỷ lệ người dân nông thôn ở độ tuổi trưởng thành có gửi tiền tiết kiệm tại các TCTD |
19% |
35-40% |
50-60% |
Khảo sát điều tra |
Kỳ khảo sát điều tra gần nhất |
Viện Chiến lược ngân hàng |
10 |
Triển khai thực hiện việc chi trả trợ cấp và an sinh xã hội qua tài khoản |
|
20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. |
|
Các Cơ quan liên quan báo cáo NHNN |
Hàng năm |
Vụ Thanh toán |
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC MỤC
TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31/8/2018 của Thống đốc NHNN)
STT |
Nhiệm vụ (gắn với Mục tiêu của KHHĐQG) |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện/hoàn thành |
Ghi chú |
|
|
Mục tiêu 8.10 (NHNN chủ trì): Tăng cường năng lực các thể chế tài chính trong nước nhằm khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm cho mọi người |
|||||
|
I. Tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ của TCTD trong nước |
|||||
1 |
Triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 |
CQTTGSNH |
Các TCTD và các đơn vị có liên quan |
2018-2020 |
Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. |
|
2 |
Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại |
Vụ Thanh toán |
Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, các NHTM |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
3 |
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính an toàn và hiệu quả; Nghiên cứu đề xuất khuôn khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Fintech |
Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Vụ CSTT, CQTTGSNH, Viện CLNH và các đơn vị có liên quan |
2018-2020 |
||
4 |
Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền, hiện đại, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện ở nông thôn |
Vụ Thanh toán |
Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, các NHTM |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
5 |
Khuyến khích phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử thông qua việc hoàn thiện các quy định về cấp phép và quản lý mạng lưới của TCTD |
CQTTGSNH |
Vụ Thanh toán, các TCTD và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
6 |
Tích cực gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện về mặt pháp lý đối với việc mở chi nhánh nước ngoài của các NHTM |
CQTTGSNH |
Vụ Pháp chế, các TCTD và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
7 |
Đề xuất thực hiện việc tăng cường đầu tư, nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ ngành ngân hàng, bao gồm: các hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin tín dụng... tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lưới giao dịch. |
Cục Công nghệ thông tin |
Vụ Thanh toán, các NHTM |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
8 |
Đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của từng TCTD, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua điện thoại di động, qua internet... có độ an toàn cao và chi phí hợp lý, phù hợp với số đông người sử dụng dịch vụ. |
Các TCTD |
CQTTGSNH, Cục CNTT, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
9 |
Tăng cường áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới. |
Các TCTD |
CQTTGSNH, Cục CNTT, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
10 |
Thực hiện việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip |
Các TCTD |
Vụ Thanh toán |
2020-2022 |
||
11 |
Tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng chính sách xã hội; Phát triển Ngân hàng chính sách xã hội thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần |
Ngân hàng chính sách xã hội |
Các đơn vị có liên quan |
2018-2025 |
||
12 |
Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ hoạt động và kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên |
Ngân hàng Hợp tác xã |
CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
13 |
Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố toàn diện về tài chính, quản trị và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc mạng lưới hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi. |
Ngân hàng Hợp tác xã và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân |
CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan |
2018-2025 |
||
14 |
Xây dựng và triển khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 |
CQTTGSNH |
Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các QTDND, Ngân hàng Hợp tác xã, Hiệp hội QTDND, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam |
2018-2030 |
||
15 |
Xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; cổ phần hóa Ngân hàng này vào thời điểm thích hợp |
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam |
CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan |
2018-2025 |
||
16 |
Tiếp tục triển khai đồng bộ Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011. |
CQTTGSNH |
Các tổ chức tài chính vi mô và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
|
Mục tiêu 9.3.a: Tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối với các dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả dịch vụ tín dụng trong khả năng chi trả; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào thị trường và chuỗi giá trị (NHNN chủ trì) |
|||||
|
II. Tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối với các dịch vụ ngân hàng, trong đó bao gồm dịch vụ tín dụng |
|||||
17 |
Hỗ trợ cho các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ, nâng cao chất lượng thông tin về khách hàng để nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các TCTD đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia CIC |
Các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương |
|
18 |
Rà soát các văn bản, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành để sửa đổi, hoàn thiện chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực, địa phương |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế |
Vụ Pháp chế, NHNN Chi nhánh, tỉnh thành phố |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
19 |
Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng; các chương trình tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa Khuyến khích các TCTD tham gia vào các chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất của NHNN. |
Vụ TD các ngành kinh tế |
Vụ CSTT, CQTTGSNH, các TCTD và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
20 |
Đẩy mạnh phổ cập kiến thức tài chính; Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin về các dịch vụ ngân hàng đến người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến các thông tin về quy trình, thủ tục vay vốn tại ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp. |
Vụ Truyền thông |
Các đơn vị liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
21 |
Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, ban hành khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Vụ CSTT |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, Các TCTD |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
22 |
Rà soát, đổi mới quy trình cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng. |
Các TCTD |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế CQTTGSNH, các TCTD và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
23 |
Thiết kế các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. |
Các TCTD |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế CQTTGSNH, các TCTD và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
24 |
Phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có tính tới lợi ích về môi trường; ưu tiên phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào các dự án hoặc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng. |
Các TCTD |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
25 |
Thí điểm cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động trên địa bàn nông thôn; doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh doanh với người nghèo, tạo sinh kế, nâng cao mức sống cho người nông dân, đồng bào vùng sâu vùng xa |
Các TCTD |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
||
|
Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội (NHNN phối hợp) |
|||||
|
III. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện |
|||||
26 |
Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tại Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1726/QĐ-TTg, ngày 5/9/2016. |
Viện CLNH |
Các đơn vị khác có liên quan |
2018-2020 |
Phối hợp: Các bộ, ngành liên quan |
|
27 |
Xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện |
Viện CLNH |
Vụ HTQT và các đơn vị khác có liên quan |
2019 |
||
28 |
Triển khai thực hiện có hiện quả các giải pháp nêu tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
Vụ Thanh toán |
Các đơn vị có liên quan |
2018-2020 |
||
29 |
Xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn |
Ngân hàng chính sách xã hội |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan |
2018-2025 |
||
30 |
Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhóm giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 |
Viện CLNH |
Các đơn vị có liên quan |
2018-2030 |
||
|
Mục tiêu 10.5.c: Đảm bảo tăng cường sự đại diện và tiếng nói của các quốc gia đang phát triển trong quá trình ra quyết định tại các tổ chức quốc tế có uy tín để đảm bảo quyền lợi cho các quốc gia đang phát triển và tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia (NHNN chủ trì) |
|||||
|
IV. Tăng cường hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ cho phát triển bền vững |
|||||
31 |
Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động nhằm tăng cường tiếng nói và vị thế của Việt Nam tại các định chế kinh tế - tài chính khu vực và quốc tế theo nội dung nhiệm vụ số 4, Phần II của Kế hoạch hành động. |
Vụ HTQT |
Các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
Phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, cơ quan liên quan |
|
32 |
Xây dựng Đề án khung liên quan đến chiến lược, kế hoạch đào tạo cán bộ đề cử cán bộ tham gia học tập, công tác, nghiên cứu, biệt phái và trao đổi cán bộ tại các tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế |
Vụ HTQT |
Các đơn vị, Bộ ngành có liên quan |
Sau 2020 |
||
|
V. Các giải pháp phối hợp với các bộ, ngành liên quan để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia khác |
|||||
|
Mục tiêu 7.4: Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt cho các vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo (NHNN phối hợp) |
|||||
33 |
Vận động nguồn vốn quốc tế hỗ trợ, tài trợ vốn và kỹ thuật cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo; các dự án đầu tư năng lượng tái tạo; các dự án phát triển các nhà máy điện mới từ nguồn năng lượng tái tạo ở những khu vực chưa có điện lưới |
Vụ HTQT |
Ban Quản lý các dự án ODA, Các TCTD |
Thường xuyên |
Chủ trì: Bộ Công Thương Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương |
|
|
Mục tiêu 8.3: Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thức hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính (NHNN phối hợp) |
|||||
34 |
Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thức hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính. |
Các TCTD |
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương |
|
|
Mục tiêu 11.2: Đến năm 2030, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thuận tiện và bền vững, cải thiện an toàn giao thông, mở rộng giao thông công cộng với chú ý đặc biệt tới nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi (NHNN phối hợp) |
|||||
35 |
Khuyến khích vốn đầu tư vốn phát triển các hệ thống giao thông an toàn, mở rộng hệ thống giao thông công cộng đặc biệt phù hợp với nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi. |
Các TCTD |
Vụ CSTT, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ HTQT, Ban quản lý các dự án ODA và các đơn vị có liên quan |
2018-2025 |
Chủ trì: Bộ Giao thông Vận tải Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương |
|
|
Mục tiêu 16.4: Đến năm 2030, giảm đáng kể các dòng vũ khí và tài chính trái phép; tăng cường phục hồi và hoàn trả tài sản bị đánh cắp, đấu tranh với tất cả các loại hình tội phạm có tổ chức (NHNN phối hợp) |
|||||
36 |
Tăng cường công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phòng chống tội phạm công nghệ cao, các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. |
CQTTGSNH (Cục Phòng chống rửa tiền) |
Vụ Pháp chế, Cục CNTT, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan |
2018-2025 |
Chủ trì: Bộ Công an Phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương |
|
|
Mục tiêu 17.5: Khuyến khích và xúc tiến quan hệ đối tác công, công - tư một cách hiệu quả, dựa trên kinh nghiệm và chiến lược nguồn lực của quan hệ đối tác (NHNN phối hợp) |
|||||
37 |
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các đơn vị có liên quan khác mở rộng xúc tiến quan hệ đối tác công, công - ta một cách hiệu quả, dựa trên kinh nghiệm và chiến lược nguồn lục của quan hệ đối tác. |
Vụ HTQT |
Ban Quản lý các dự án ODA và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương |
|
|
VI. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vai trò của ngành ngân hàng đối với các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia |
|||||
38 |
Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo, nâng cao nhận thức về vai trò của ngành ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia |
Vụ Truyền thông |
Vụ TCCB, Trường bồi dưỡng, Văn phòng NHNN, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, các TCTD và các đơn vị có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
39 |
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững |
Viện CLNH |
Các đơn vị khác có liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THE STATE BANK
OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM --------------- |
No. 1731/QD-NHNN |
Hanoi, August 31, 2018 |
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, authority and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 622/QD-TTg dated May 10, 2017 introducing the national action plan for implementation of the 2030 Agenda for sustainable development;
At the request of the Director of the Banking Strategy Institute,
HEREBY DECIDES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. This Decision takes effect from the date on which it is signed.
Article 3. Director of the Banking Strategy Institute, heads of affiliates of the State Bank, Directors of State Bank branches of provinces and central-affiliated cities, Chairpersons of Boards of Directors, Chairpersons of Members’ Councils and general directors (directors) of credit institutions and foreign bank branches shall implement this Decision./.
THE GOVERNOR
Le Minh Hung
OF
THE BANKING SECTOR FOR IMPLEMENTATION OF THE 2030 AGENDA FOR SUSTAINABLE
DEVELOPMENT
(Enclosed with the Decision No. 1731/QD-NHNN dated August 31, 2018 by the
Governor of the State Bank)
For the purposes of the Prime Minister’s Decision No. 622/QD-TTg dated May 10, 2017 introducing the national action plan for implementation of the 2030 Agenda for sustainable development (hereinafter referred to as “the National Action Plan”), the State Bank promulgates the action plan of the banking sector for implementation of the 2030 Agenda for sustainable development with the following objectives and tasks:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Improve the capacity of domestic credit institutions to expand and diversify the channels for distribution and development of banking goods and services in a manner that meets the needs and budget of the majority of adults and enterprises, especially the residents of rural and remote areas and small and medium enterprises.
2. Facilitate enterprise’s access to banking services, especially small and medium enterprises, including credit services; Encourage enterprises to participate in the value chain via suitable credit mechanisms.
3. Gradually minimize and eliminate the discrepancy in the ability to access basic banking services of different regions and populations in the society; enable the impoverished and the vulnerable in Vietnam to gain access to financial services, facilitating financial inclusion.
4. Enhance Vietnam’s voice and position in international economic, financial - monetary institutions and monetary and banking forums of the region and around the world.
5. Actively contribute to other national sustainable development objectives, including improving energy efficiency, promoting development of renewable energy and clean energy; facilitating manufacturing activities with high production and good and sustainable employment opportunities; assisting with development of small and medium enterprises and microenterprises via suitable credit mechanisms and policies; developing payment tools that can be utilized for safe and convenient traffic systems for the people; taking further actions against money laundering, terrorism financing, high-technology crime, organized crime and multinational crime related to the banking and monetary areas.
6. Raise the awareness towards the roles and responsibilities of the banking sector for implementation of Vietnam’s sustainable development objectives.
1. Improving the capacity of domestic credit institutions to diversify the banking goods and services distribution channels for the people (Target 8.10 of the National Action Plan). To be specific:
a) Fundamentally, thoroughly and completely restructuring the credit institution system towards stability, efficiency, safety and modernization, with a diversified structure in terms of ownership, scale and types, with higher ability to compete, and on the basis of advanced banking management and technology that meet international standards and practice according to the solutions and roadmaps specified in the scheme for restructuring system of credit institutions associated with settlement of bad debts in the period of 2016-2020 enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 1058/QD-TTg dated July 19, 2017.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Reviewing and completing the legal framework to enable credit institutions to develop new and modern banking products and services that suit Vietnam’s realities and comply with international standards and practice.
- Completing the legal framework for developing financial technology in a safe and efficient manner via researching and proposing an experimental and controlled legal framework for new banking technologies; promoting healthy competition and cooperation between commercial banks, financial technology organizations, non-banking organizations, macrofinance organizations and the People’s Credit Fund system to develop low-cost products, services and distribution channels based on new technologies for the populations with no or little access to traditional banking services in rural areas, remote and isolated areas and areas with economic difficulties.
- Boosting development and application of modern and easy-to-use money transfer/payment methods and models that suit rural circumstances (payment via mobile phones, digital devices, etc.) to promote non-cash payment in rural areas, remote and isolated areas and islands, which is also applicable to those without a bank account. Such development and application are carried out on the basis of credit institution’s available networks, stamp auction networks, and networks of intermediary payment service providers and other non-banking organizations in connection with the development of programs and plans for advancing financial inclusion in Vietnam.
- Increasing investment, upgrade and development of financial and technological infrastructure of the banking sector, including interbank e-payment systems, automated clearing house, credit information systems, etc., to enable credit institutions to expand their distribution channels; generate strong growth of electronic distribution channels via completing regulations on permission granting and management of the credit institution network.
- Actively acceding to international and regional financial markets via encouraging and ensuring favorable legal conditions to enable commercial banks to establish overseas branches.
- Credit institutions shall focus on modernizing banking operations in the following direction:
+ Modernizing information technology (“IT”) systems and internal payment systems; Upgrading core banking systems in a manner that suits the scale, operation complexity and requirements for management and operation of domestic credit institutions; Increasingly applying IT to operation and management, risk analysis and prevention; while investing in and producing solutions for IT security assurance.
+ Investing in infrastructure, rigorously developing electronic payment methods and other modern payment methods; applying new and advanced security measures and standards that follow the global payment trend, ensuring that payments are fast, safe and convenient and payment fees are affordable.
+ Carrying out plans for switching from magnetic-stripe cards to chip cards in Vietnam to ensure security and safety in card payment, and facilitate connection with other payment systems.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- The Vietnam Bank for Social Policies shall take charge of all policy-based credit activities from commercial banks; develop into an independent and stable organization while maintaining its role as a public financial institution for social policies of the Government; focus on the areas that financial organizations operating according to market principles are unable to cover or can only cover partially.
- The Co-op Bank shall enhance its roles and responsibilities for capital regulation, assistance with operation and inspection and supervision of loan use of affiliated People’s Credit Funds.
- The People’s Credit Funds shall continue to consolidate its current finance, management and operation in a comprehensive manner and in combination with stable expansion of networks of new People’s Credit Funds; be mostly in charge of capital mobilization and loan granting for local members, especially rural areas, to mobilize available resources for local economic development, poverty and hunger alleviation and usury elimination.
- Developing and implementing schemes for consolidation and development of the People’s Credit Fund system by 2020 with vision towards 2030 to ensure the safe, effective and stable operation of the system of credit institutions being cooperatives; gradually strengthening such system into one of the foundations for monetary, credit and banking activities in the agriculture - rural sector.
- The Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development shall fundamentally handle leftover difficulties and bad debts; strive for privatization at a suitable time and ensure that the State holds at least 65% of its charter capital; and maintain its major role in agricultural and rural credit.
- Microfinance institutions shall continue to consistently implement the solutions specified in the scheme for establishment and development of the microorganism system in Vietnam by the end of 2020 approved by the Prime Minister in the Decision No. 2195/QD-TTg dated December 06, 2011 and solutions for this type of institution specified in the strategy for development of the banking sector by 2025 with vision towards 2030.
2. Facilitating enterprise’s access to banking services, especially small and medium enterprises, including credit services, including credit services (Target 9.3 of the National Action Plan). To be specific:
a) The State Bank shall focus on:
- Improving quality of information from the National Credit Information Center of Vietnam (CIC); Further upgrading and investing in informational infrastructure for CIC to become a trustworthy credit information channel; Providing full information to credit institutions to ensure effective and safe credit extension.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Continuing to deploy bank - enterprise connecting programs, and programs and policies of the Government and Prime Minister to assist enterprises, especially small and medium enterprises, with accessing loans.
- Encouraging credit institutions to develop and deploy lines of credit, banking services and programs that suit the characteristics of every type of enterprise, especially small and medium enterprises, microenterprises and enterprises employing eco-friendly technologies.
- Promoting enrichment of financial knowledge; improving credit transparency; further promoting banking services to the people and enterprises with focus on information related to loan processes in banks to enable people and enterprises to access loans.
b) Credit institutions shall:
- Review, renovate and simplify loan processes, enabling enterprises, especially small and medium enterprises, to access loans.
- Develop banking products and services in the eco-friendly direction; prioritize capital mobilization and grant of loans for projects on renewable energy, clean energy, low-carbon manufacturing and consumption and enterprises investing in such areas to protect the environment and utilize resources and energy.
- Increase loans for small and medium enterprises that employ many workers in rural areas; enterprises operating according to the inclusive business model, creating jobs and improving living standards of farmers and people living in remote and isolated areas and areas with economic difficulties.
3. Implementing solutions for financial inclusion promotion (a part of targets 8, 10 and 11 of the National Action Plan). To be specific:
a) Consistently and effectively implementing the solutions specified in the scheme for improvement of accessibility of banking services for the economy approved by the Prime Minister in the Decision No. 1726/QD-TTg dated September 05, 2016; Focusing on supervision and evaluation of the performance of such scheme and promptly taking measures to achieve the specified objectives and targets.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Effectively implementing the solutions specified in the scheme for development of non-cash payment in Vietnam for the 2016-2020 period enclosed with the Decision No. 2545/QD-TTg dated December 30, 2016 and the scheme for promotion of bank transfer payment for public services such as tax, electricity, water, tuition, hospital fees and for social security programs enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 241/QD-TTg dated February 23, 2018.
d) Formulating and completing incentive credit policies for poor households, near-poor households and ethnic minority households in communes with exceptional difficulties.
dd) Consistently and effectively implementing solutions for development of modern banking products and services, forming the basis for improvement of banking service’s accessibility as specified in the strategy for development of the banking sector by 2025 with vision towards 2030.
4. Proactively and actively participating in activities to enhance Vietnam’s voice and position in regional and international economic-financial institutions, mobilizing and utilizing assistance and sponsorship for sustainable development (Target 10.5.c of the National Action Plan). To be specific:
a) Boosting dialogues on policies for international economic integration of the banking sector, aiming for stability and socio-economic development, healthy business environment and strengthening of investor’s trust.
b) Cooperating with relevant ministries and regulatory bodies in requesting ODA grants and concessional loans from the World Bank (WB) and Asian Development Bank (ADB) to reduce Vietnam’s loan expenses; deploying technical assistance, programs and plans of WB and ADB for microfinance development.
c) Enhancing international cooperation in financial inclusion and promotion of financial inclusion in Vietnam.
d) Formulating training programs, and seconding Vietnamese officials to international banks and financial - monetary organizations, especially to macroeconomic supervisory activities of countries in the region.
dd) Actively participating in bilateral/multilateral forums and negotiations on financial services within the scope of FTAs to promote commercial investment between Vietnam and its partners, utilize advanced foreign management technology and skills, improve ability to forecast, prevent and respond to crises and further consolidate regional and global financial stability.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Cooperating with relevant ministries and regulatory bodies in contributing to other national sustainable development objectives. To be specific:
a) Allocating foreign funding to energy projects in rural areas, mountainous areas and islands; renewable energy investment projects; and projects on development of new renewable energy-based power plants in areas that are lacking electrical grids.
b) Proactively searching and utilizing the assistance from international financial organizations and international funds (e.g. International Fund for Agricultural Development - IFAD, Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD, etc.) to develop financing programs for agricultural value chains for sustainable development, responses to climate change challenges, microfinance, improvement of financial awareness and promotion of financial education.
c) Further utilizing funding from the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) that is specifically allocated to infrastructure investment via connection with financial intermediaries that are Vietnam’s commercial banks, while encouraging privatization of infrastructure investment projects.
d) Implementing incentive credit policies in a manner that suits regional characteristics to attract enterprises, especially small and medium enterprises, to development of business operation and infrastructure, vocational training, and employment of local workers. Combining incentive credit with incentive policies for agriculture, industry, forestry, fishery and science - technology transfer.
dd) Encouraging investment of development capital in safe traffic systems and expansion of public transport systems that meet the specific needs of women, children, the disabled and the elderly.
e) Taking further actions against money laundering, terrorism financing, high-technology crime, organized crime and multinational crime.
6. Providing further education and training on sustainable development and the roles of the banking sector in sustainable development. To be specific:
a) Organizing specialized seminars/open conferences, utilizing the State Bank’s website, mass media and other media to raise the awareness of the roles and responsibilities of the banking sector for national sustainable development objectives, and promoting policies, programs and actions of the banking sector for fulfillment of national sustainable development objectives.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Responsibilities
a) Within their competence, relevant affiliates of the State Bank shall:
- Actively perform the tasks as assigned in the Plan and incorporate sustainable development contents into their annual schemes, projects, policies, plans, tasks and programs in a manner that meets quality and progress requirements, and promptly report any difficulty during implementation.
- Take charge in preparing and sending reports on the assigned targets, tasks and solutions as specified in Appendixes 1 and 2 enclosed therewith to the Banking Strategy Institute before November 20 of every year. After the Head of the State Bank has approved such reports, they shall be sent to the Ministry of Planning and Investment for compilation and reporting to the Government and the National Assembly.
b) The Banking Strategy Institute shall:
- Supervise and compile the results from affiliates of the State Bank according to the assigned tasks specified in the Plan, and promptly report any difficulty during the implementation to the Governor of the State Bank.
- Take charge in supervising and evaluating the performance results of the targets, tasks and solutions according to the objectives for sustainable development of the banking sector specified in the Plan; proactively propose modifications to the targets, tasks and solutions of the Plan (if any).
- Take charge in preparing and sending reports (per request) on evaluation of the implementation and results of the Plan to the Head of the State Bank for approval before sending to the Ministry of Planning and Investment for compilation and reporting to the Government and the National Assembly.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) The Department of Personnel and Organization shall:
- Take charge and cooperate with the Banking Strategy Institute in strengthening the steering committee of the strategy for sustainable development of the banking sector, and provide consultancy on implementation of the Plan.
- Carry out training plans and programs to raise the awareness and improve the capacity of officials for sustainable development.
dd) The Communication Department shall take charge and cooperate with the Banking Strategy Institute and relevant affiliates of the State Bank in developing communication-related contents of the Plan in specific, and educate and raise the awareness of officials and public employees towards sustainable development in general.
e) The Department of Credit for Economic Sectors, ODA project management boards, Payment Department, Baking Superhuman Agency, National Credit Information Center of Vietnam, Monetary Policy Department, International Cooperation Department and Department of Legal Affairs shall closely cooperate with the Banking Strategy Institute in performing the relevant tasks specified in the enclosed Appendixes.
g) Credit institutions shall incorporate sustainable development tasks, solutions and objectives into their business strategies, programs and plans and business processes; direct the implementation throughout their systems, and periodically report such implementation to the State Bank (the Banking Strategy Institute) before November 20 of every year to submit a compiled report to the Governor of the State Bank.
The Plan shall be funded according to regulations of the Prime Minister’s Decision No. 622/QD-TTg dated May 10, 2017 introducing the national action plan for implementation of the 2030 Agenda for sustainable development./.
THE STATE BANK OF VIETNAM
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TARGETS OF THE BANKING SECTOR FOR IMPLEMENTATION OF THE
2030 AGENDA FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT
(Enclosed with the Decision No. 1731/QD-NHNN dated August 31, 2018 by the
Governor of the State Bank)
No.
Target
Target at grassroots level ín 2017
Target by 2020
Target by 2025
Data source
Statistic/report frequency
Unit in charge of reporting
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
I. Improving capabilities of credit institutions to enhance service provision capacity for all people and enterprises
1
Implementing the Basel II Accord
Not officially applied
Commercial banks will have their equity conformed to Basel II standards, in which, at least 12-15 banks will have successfully applied Basel II’s standardized approaches
All of commercial banks will have applied Basel II’s standardized approaches; commercial banks with good management quality that have already applied Basel II’s standardized approaches will start implementing Basel II’s advanced approaches
Credit institution’s reports to the State Bank
Annually
Banking Inspection Agency
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Increasing proportion of revenue from service fees and credit fees
12-13%
16-17%
Credit institution’s reports to the State Bank
Annually
Banking Inspection Agency
3
Reducing ratios of non-performing loans of credit institutions, bad debts sold to VAMC and bad debts which have been classified
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Under 3% (excluding poor credit institutions whose settlement plans have been approved by the Government)
Under 3% of the whole credit institution system
Credit institution’s reports to the State Bank
Annually
Banking Inspection Agency
4
Increasing number of branches and transaction offices to 100,000 adults
17,97
20
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Credit institution’s reports to the State Bank
Annually
Banking Inspection Agency
5
Increasing number of ATMs to 100,000 adults
25,2
40
45
Payment service provider’s reports to the State Bank
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Payment Department
6
Increasing number of POSs to 100,000 adults
372,2
400
500
Payment service provider’s reports to the State Bank
Annually
Payment Department
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
II. Improving small and medium enterprise's access to credit
7
Increasing proportion of small and medium enterprises granted loans by credit institutions to the total number of operating enterprises
32%
50-60%
65%
Credit institution’s reports to the State Bank
Annually
Department of Credit for Economic Sectors and National Credit Information Center of Vietnam
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
III. Improving banking service’s accessibility for all people
8
Increasing proportion of adults owning checking accounts
57,8%
70%
80 - 90%
Payment service provider’s reports to the State Bank
Annually
Payment Department
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Increasing proportion of adults in rural areas who have savings in credit institutions
19%
35-40%
50-60%
Surveys
Most recent survey
Banking Strategy Institute
10
Paying benefits and social security via bank accounts
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
20% of social security payments are transferred via banks in districts
Reports of relevant authorities to the State Bank
Annually
Payment Department
TASK ASSIGNMENT FOR OBJECTIVES OF THE NATIONAL ACTION
PLAN FOR IMPLEMENTATION OF THE 2030 AGENDA FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT
(Enclosed with the Decision No. 1731/QD-NHNN dated August 31, 2018 by the
Governor of the State Bank)
No.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In-charge unit
Cooperating unit
Timeline
Remark
Target 8.10 (In charged by the State Bank): Improving capacity of domestic financial institutions to facilitate accessibility of insurance and banking financial services for all people
I. Improving service provision capacity of domestic credit institutions
1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Banking Inspection Agency
Credit institutions and relevant units
2018-2020
In cooperation with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Vietnam Social Security and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.
2
Reviewing and completing the legal framework to enable credit institutions to develop new and modern banking products and services
Payment Department
Department of Legal Affairs, Banking Inspection Agency and commercial banks
Regular task
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Completing the legal framework for developing financial technology in a safe and efficient manner; researching and proposing an experimental and controlled legal framework for new banking technologies
Standing body of Fintech Steering Committee
Payment Department, Department of Legal Affairs, Monetary Policy Department, Banking Inspection Agency, Banking Strategy Institute and relevant units
2018-2020
4
Boosting development and application of modern and easy-to-use money transfer/payment methods and models that suit rural circumstances
Payment Department
Department of Legal Affairs, Banking Inspection Agency and commercial banks
Regular task
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Generating strong growth of electronic distribution channels via completing regulations on permission granting and management of the credit institutions network
Banking Inspection Agency
Payment Department, credit institutions and relevant units
Regular task
6
Actively acceding to international and regional financial markets via encouraging and ensuring favorable legal conditions to enable commercial banks to establish overseas branches
Banking Inspection Agency
Department of Legal Affairs, credit institutions and relevant units
Regular task
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Proposing increase in investment, upgrade and development of financial and technological infrastructure of the banking sector, including payment systems, credit information systems, etc., to enable credit institutions to expand their transaction networks.
Information Technology Department
Payment Department and commercial banks
Regular task
8
Investing in infrastructure, modernizing IT systems and internal payment systems of each credit institution, developing highly safe and affordable electronic payment methods such as e-banking, mobile payment, internet payment, etc. that suit the majority of users.
Credit institutions
Banking Inspection Agency, Information Technology Department, Payment Department and relevant units
Regular task
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Increasingly applying new and advanced security measures and standards that follow the global payment trend.
Credit institutions
Banking Inspection Agency, Information Technology Department, Payment Department and relevant units
Regular task
10
Switching from magnetic-stripe cards to chip cards
Credit institutions
Payment Department
2020-2022
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Taking charge of all policy-based credit activities from commercial banks; developing the Vietnam Bank for Social Policies into an independent and stable organization while maintaining its role as a public financial institution for social policies of the Government; focusing on the areas that financial organizations operating according to market principles are unable to cover or can only cover partially
Vietnam Bank for Social Policies
Relevant units
2018-2025
12
Enhancing the roles and responsibilities of the Co-op Bank for capital regulation, assistance with operation and inspection and supervision of loan use of affiliated People’s Credit Funds
Co-op Bank
Banking Inspection Agency and relevant units
Regular task
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Continuing to consolidate its current finance, management and operation in a comprehensive manner and in combination with stable expansion of networks of new People’s Credit Funds in rural areas to mobilize available resources for local economic development, poverty and hunger alleviation and usury elimination.
Co-op Bank and People’s Credit Funds system
Banking Inspection Agency and relevant units
2018-2025
14
Formulating and deploying the scheme for strengthening and developing system of People’s Credit Funds by 2020 with vision towards 2030
Banking Inspection Agency
Ministries, regulatory bodies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, People’s Credit Funds, Co-op Bank, Vietnam Association of People's Credit Funds and Deposit Insurance of Vietnam
2018-2030
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Fundamentally handling leftover difficulties and bad debts of the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development; striving for privatization at a suitable time
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Banking Inspection Agency and relevant units
2018-2025
16
Continuing to consistently implement the scheme for establishment and development of the microfinance system in Vietnam by the end of 2020 approved by the Prime Minister in the Decision No. 2195/QD-TTg dated December 06, 2011.
Banking Inspection Agency
Microfinance institutions and relevant units
Regular task
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Target 9.3.a: Facilitating enterprise’s access to banking services, especially small and medium enterprises, including credit services; encouraging enterprises to participate in the value chain via suitable credit mechanisms (in charged by the State Bank)
II. Facilitating enterprise’s access to banking services, especially small and medium enterprises, including credit services
17
Providing full information to credit institutions, improving customer information quality to improve credit quality, facilitating enhancement of credit institution’s capacity for providing services to small and medium enterprises.
National Credit Information Center of Vietnam
Relevant units
Regular task
In cooperation with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Home Affairs, Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Reviewing documents and policies of the Government, the Prime Minister, Ministries and regulatory bodies to amend and complete credit policies for sectors, areas and localities
Department of Credit for Economic Sectors
Department of Legal Affairs and State Bank branches of provinces and cities
Regular task
19
Continuing to deploy bank - enterprise connecting programs and incentive credit programs for enterprises, especially small and medium enterprises
Encouraging credit institutions to participate in the State Bank’s credit programs with incentive interest rate
Department of Credit for Economic Sectors
Monetary Policy Department, Banking Inspection Agency, credit institutions and relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
20
Promoting enrichment of financial knowledge; further promoting banking services to the people and enterprises with focus on information related to loan processes in banks to enable people and enterprises to access loans.
Communication Department
Relevant units
Regular task
21
Reviewing, amending and promulgating legal frameworks related to grant of loans of credit institutions and foreign bank branches
Monetary Policy Department
Department of Credit for Economic Sectors, Department of Legal Affairs, Banking Inspection Agency and credit institutions
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
22
Reviewing and renovating loan processes to enable enterprises, especially small and medium enterprises, to access loans.
Credit institutions
Department of Credit for Economic Sectors, Banking Inspection Agency, credit institutions and relevant units
Regular task
23
Developing lines of credit and banking services that suit the characteristics of every type of enterprise, especially small and medium enterprises and microenterprises
Credit institutions
Department of Credit for Economic Sectors, Banking Inspection Agency, credit institutions and relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
24
Developing banking products and services in the eco-friendly direction; prioritizing capital mobilization and grant of loans for projects on renewable energy, clean energy, low-carbon manufacturing and consumption and enterprises investing in such areas to protect the environment and utilize resources and energy.
Credit institutions
Department of Credit for Economic Sectors and relevant units
Regular task
25
Granting loans in pilot to small and medium enterprises that employ many workers in rural areas; enterprises operating according to the inclusive business model, creating jobs and improving living standards of farmers and people living in remote and isolated areas
Credit institutions
Department of Credit for Economic Sectors and relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Target 10: Mitigating social inequality (in cooperation with the State Bank)
III. Implementing solutions for financial inclusion promotion
26
Effectively implementing the solutions specified in the scheme for improvement of accessibility of banking services for the economy approved by the Prime Minister in the Decision No. 1726/QD-TTg dated September 05, 2016.
Banking Strategy Institute
Other relevant units
2018-2020
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
27
Formulating the national financial inclusion strategy
Banking Strategy Institute
International Cooperation Department and other relevant units
2019
28
Effectively implementing the solutions specified in the scheme for development of non-cash payment in Vietnam and the scheme for promotion of bank transfer payment for public services such as tax, electricity, water, tuition, hospital fees and for social security programs approved by the Prime Minister.
Payment Department
Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
29
Formulating and completing incentive credit policies for poor households, near-poor households and ethnic minority households in communes with exceptional difficulties.
Vietnam Bank for Social Policies
Department of Credit for Economic Sectors and relevant units
2018-2025
30
Consistently and effectively implementing solutions for development of modern banking products and services, forming the basis for improvement of banking service’s accessibility according to the strategy for development of the banking sector by 2025 with vision towards 2030
Banking Strategy Institute
Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Target 10.5.c: Ensuring representation and voices of developing countries in decision-making processes at prestigious international organizations to ensure the interest of developing countries and narrow the discrepancy in development between countries (in charged by the State Bank)
IV. Enhancing international integration, improving Vietnam’s position and roles at the global level, mobilizing and utilizing assistance and sponsorship for sustainable development
31
Proactively and actively participating in activities to enhance Vietnam’s voice and position in regional and international economic - financial institutions according to the contents of target 4, Part II of the Plan.
International Cooperation Department
Relevant units
Regular task
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
32
Formulating framework schemes related to official training strategies and plans, nominating officials to participate in learning, working and research activities, seconding and sending officials to international banks and financial institutions
International Cooperation Department
Relevant units, ministries and regulatory bodies
After 2020
V. Joint solutions with relevant ministries and regulatory bodies to fulfill other national sustainable development objectives
Target 7.4: By 2030, infrastructure expansion and technology upgrade will have taken place to provide modern and sustainable energy services to all people, especially to underdeveloped areas, remote and isolated areas, mountainous areas and islands (cooperating with the State Bank)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Allocating foreign assistance, sponsorship and technology to energy projects in rural areas, mountainous areas and islands; renewable energy investment projects; and projects on development of new renewable energy-based power plants in areas that are lacking electrical grids
International Cooperation Department
ODA project management boards and credit institutions
Regularly
In-charge: the Ministry of Industry and Trade
In cooperation with the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction, Ministry of Transport, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Science and Technology, the State Bank, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Association of Small and Medium Enterprises, socio-political organizations, socio-professional organizations, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Target 8.3: Enhancing incentive policies for manufacturing activities with high production and good and sustainable employment opportunities, and for assistance with enterprise management and innovation encouragement; officializing small and medium enterprises and microenterprises and generating growth of such enterprises, including via access to financial services (in cooperation with the State Bank)
34
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Credit institutions
Department of Credit for Economic Sectors and relevant units
Regular task
In-charge: the Ministry of Planning and Investment
In cooperation with the State Bank, Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Science and Technology, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam General Confederation of Labour, socio-political organizations, socio-professional organizations, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Target 11.2: By 2030, ensuring that all people will have had access to safe, affordable, convenient and sustainable traffic systems, traffic safety will have improved, and public transport will have been expanded in a manner that meets the specific needs of women, children, the disabled and the elderly (in cooperation with the State Bank)
35
Encouraging investment of development capital in safe traffic systems and expansion of public transport systems that meet the specific needs of women, children, the disabled and the elderly.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Monetary Policy Department, Department of Credit for Economic Sectors, International Cooperation Department, ODA project management boards and relevant units
2018-2025
In-charge: the Ministry of Transport
In cooperation with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Construction, the State Bank and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Target 16.4: By 2030, significantly decreasing illegal finance and weapon types; rigorously recovering and returning stolen property and fighting all types of organized crime (in cooperation with the State Bank)
36
Taking further actions against money laundering, terrorism financing, high-technology crime, organized crime and multinational crime.
Banking Inspection Agency (Anti-money laundering body)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2018-2025
In-charge: the Ministry of Public Security
In cooperation with the Ministry of Justice, Ministry of National Defense, Ministry of Foreign Affairs, Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy, State Audit Office, the State Bank, Government Inspectorate, Ministry of Information and Communications, Vietnam Television, Voice of Vietnam, socio-political organizations, socio-professional organizations, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Target 17.5: Encouraging and promoting effective public - public partnership and public - private partnership based on resource strategies and experience of partnership (in cooperation with the State Bank)
37
Closely cooperating with the Ministry of Foreign Affairs and relevant units in promoting effective public - public partnership and public - private partnership based on resource strategies and experience of the partnership
International Cooperation Department
ODA project management boards and relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In-charge: Ministry of Planning and Investment
In cooperation with the Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Finance, Ministry of Science and Technology, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Construction, Ministry of Transport, Ministry of Natural Resources and Environment, the State Bank, socio-political organizations, socio-professional organizations, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
VI. Improving awareness, responsibility and roles of the banking sector for national sustainable development objectives
38
Providing further education and training on the roles of the banking sector in fulfillment of national sustainable development objectives.
Communication Department
Human Resources Department, Banking Training School, Office of the State Bank, Department of Credit for Economic Sectors, State Bank branches of provinces and central-affiliated cities, credit institutions and relevant units
Regular task
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
39
Enhancing the close cooperation between ministries and regulatory bodies while encouraging the participation of social organizations and communication authorities to deploy the contents of national action plans for sustainable development
Banking Strategy Institute
Other relevant units
Regular task
;
Quyết định 1731/QĐ-NHNN năm 2018 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 1731/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Lê Minh Hưng |
Ngày ban hành: | 31/08/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1731/QĐ-NHNN năm 2018 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video