THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1726/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO NỀN KINH TẾ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 và Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 112/TTr-NHNN ngày 25 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU
Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, có trách nhiệm và phát triển bền vững.
Đến năm 2020, phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng;
- Ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 dân số trưởng thành;
- 30.000 máy ATM (khoảng 40 máy ATM trên 100.000 dân số trưởng thành);
- 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS (khoảng 400 máy POS trên 100.000 dân số trưởng thành);
- Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tại địa bàn nông thôn đạt khoảng 15%;
- Khoảng 35 - 40% số người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng;
- Khoảng 50 - 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng;
- Tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.
II. NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO NỀN KINH TẾ
1. Nguyên tắc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng:
a) Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế được gắn liền với với quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tôn trọng nguyên tắc thị trường, bình đẳng, thuận lợi, tạo cơ hội cho cả phía tổ chức cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ;
b) Nhà nước tạo lập khung khổ hành lang pháp lý thông thoáng nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng thiết kế và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, từ đó tạo điều kiện người dân và doanh nghiệp, nhất là các đối tượng chính sách tiếp cận dịch vụ ngân hàng một cách bền vững;
c) Khuyến khích sự tham gia của nhiều loại hình tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa và phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo hướng đơn giản, tiện lợi, dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thu nhập thấp;
đ) Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng đi đôi với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích và sự phát triển bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng; nâng cao kiến thức tài chính cho người dân;
e) Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào quá trình nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở nông thôn với tư cách là đối tác của tổ chức tín dụng.
2. Triển khai thực hiện đồng bộ 7 nhóm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế:
a) Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, lành mạnh về tài chính trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng
- Hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp phép hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là đối với các dịch vụ mới như môi giới tiền tệ, tư vấn tài chính, quản lý tài sản...
- Hoàn thiện hành lang pháp lý về sản phẩm, dịch vụ như sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, dịch vụ ủy thác, nhận ủy thác, đại lý, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp…, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng cung ứng đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế;
- Tiếp tục phát triển theo chiều sâu các thị trường hỗ trợ dịch vụ tài chính như thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp; từng bước tạo lập nền tảng cho sự hình thành và phát triển các thị trường phái sinh;
- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, tăng cường năng lực tài chính, đổi mới và phát triển hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng hiện đại, trong đó tập trung nâng cao hiệu lực của các hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ;
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, bảo đảm môi trường thông thoáng để các tổ chức tín dụng năng động, sáng tạo trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính cung ứng cho nền kinh tế, đồng thời kiểm soát được rủi ro cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
b) Mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, có lộ trình hợp lý phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô
- Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, quy mô dân số, số lượng doanh nghiệp theo địa bàn ở các vùng, miền trong cả nước;
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng đại lý hoạt động tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp tập trung, phù hợp với nhu cầu kinh tế tại địa phương và định hướng kinh doanh của tổ chức tín dụng;
- Khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng công nghệ hiện đại để tạo kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng từ xa như phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển dịch vụ ngân hàng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (mobile banking và internet banking);
- Tổ chức, sắp xếp lại việc bố trí, lắp đặt hệ thống máy ATM, POS ở những nơi điều kiện cho phép như bệnh viện, cửa hàng, siêu thị, các trung tâm huyện, xã phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân. Chú trọng nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán thẻ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi sử dụng dịch vụ về thẻ;
- Nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, hỗ trợ có hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020. Việc thành lập mới các quỹ tín dụng nhân dân được xem xét thận trọng dựa trên nhu cầu thực tế và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; ưu tiên thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn nơi chưa có quỹ tín dụng nhân dân, thành lập quỹ tín dụng nhân dân gắn liền với việc phục vụ các ngành, nghề truyền thống;
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô đến năm 2020 để phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, những đối tượng yếu thế trong xã hội chưa có điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng; tạo điều kiện để các tổ chức có hoạt động tài chính vi mô được tiếp cận các nguồn viện trợ, tài trợ nước ngoài, các nguồn tín dụng ưu đãi; áp dụng thông lệ quốc tế đối với các dịch vụ tài chính vi mô mà các quy định của pháp luật hiện hành chưa có.
c) Chú trọng ứng dụng công nghệ tin học và công nghệ viễn thông để phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa
- Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có thủ tục đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư ở nông thôn, hỗ trợ tích cực công tác xóa đói giảm nghèo, công tác xây dựng nông thôn mới;
- Xây dựng và thực hiện hiệu quả Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020, phát triển một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ứng dụng công nghệ cao ở khu vực nông thôn Việt Nam, chú trọng áp dụng triển khai trên diện rộng các hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
- Đẩy mạnh triển khai dịch vụ tính và thu phí qua tài khoản ngân hàng đối với các dịch vụ công như: Thu thuế, thu tiền điện, nước sinh hoạt, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội;
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích việc kết nối, cung ứng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân; triển khai hoạt động kết nối thanh toán này trên phạm vi toàn quốc, phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
- Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách. Ưu tiên cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay hoặc tạm ứng từ các nguồn vốn nhàn rỗi, lãi suất thấp hoặc không chịu lãi trên cơ sở cân đối các nguồn từ ngân sách, nguồn vốn ODA, nguồn viện trợ, hoặc các nguồn vốn giá rẻ khác;
- Xây dựng chính sách đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm nhận tiền gửi tiết kiệm theo đặc thù riêng của Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo có thể tiết kiệm tạo lập vốn tự có; từng bước tiếp cận và đẩy mạnh nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nghiên cứu hoàn chỉnh các nội dung giao dịch, tận dụng cơ sở hạ tầng tại xã, đẩy mạnh ứng công nghệ hiện đại, tiến tới việc ứng dụng giao dịch trực tuyến các sản phẩm dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán, huy động vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa;
- Chính quyền các cấp ở địa phương cần chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với Hội sở chính và các chi nhánh của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, định hướng thị trường với việc triển khai tín dụng chính sách, giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả để thoát nghèo bền vững;
- Tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong quá trình cung ứng dịch vụ tại khu vực nông thôn.
d) Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Hoàn thiện việc sửa đổi và ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ tổ chức tín dụng tiếp cận các kinh nghiệm về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tư vấn về tại chính, tín dụng của các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc xây dựng chiến lược, phương án kinh doanh hiệu quả, bền vững;
- Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ chuyên ngành hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc phát triển hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị từ khâu cung cấp tín dụng để thu mua, đến khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của nhóm liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc làm vệ tinh trong chuỗi sản xuất cung ứng dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI hay tập đoàn đa quốc gia;
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp nhỏ và vừa; khẩn trương cơ cấu lại các công ty cho thuê tài chính để có nhiều sản phẩm tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới hình thức thuê mua; khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ cho nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
đ) Nâng cao chất lượng thông tin về khách hàng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin đầy đủ để nâng cao chất lượng tín dụng
- Nâng cao chất lượng công tác thông tin, thống kê tại các cơ quan đầu mối về quản lý doanh nghiệp: Cục quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); hoàn thiện việc tích hợp các hệ thống thông tin dữ liệu có sẵn thành một hệ thống thông tin dữ liệu thống nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ tổ chức tài chính, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người dân trong truy cập, tra cứu thông tin doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện đúng lộ trình Đề án phát triển Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1033/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 5 năm 2014; mở rộng việc thu thập số liệu đến các quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và Ngân hàng Chính sách xã hội để trở thành một trung tâm dữ liệu đầy đủ về quan hệ tín dụng của khách hàng;
- Nghiên cứu triển khai các giải pháp cho phép tổ chức tài chính khai thác các dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ cho việc thẩm định nhân thân khách hàng, tạo thuận lợi và an toàn trong cung cấp các dịch vụ ngân hàng và phù hợp với các quy định của pháp luật.
e) Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về ngành ngân hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
- Đẩy mạnh công tác truyền thông của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động truyền thông của các tổ chức tín dụng trên các kênh thông tin đại chúng đến người dân và doanh nghiệp;
- Các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương, đặc biệt là hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên... để thực hiện quảng bá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
- Tiếp tục triển khai các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Thiết lập các kênh hỗ trợ thông tin về hoạt động ngân hàng thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát hành các tài liệu hướng dẫn tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng khác cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Hoàn thiện và phát triển các kênh cung cấp thông tin về dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận như website, tổng đài tư vấn miễn phí, soạn thảo và phát hành nhiều ấn phẩm hướng dẫn cho cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp cách tiếp cận sử dụng dịch vụ cũng như vốn vay từ các tổ chức tín dụng;
- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức cơ bản về tài chính, ngân hàng nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về dịch vụ ngân hàng như khái niệm khoản vay, lãi suất, các phương pháp tính lãi, phí dịch vụ, quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch với ngân hàng...
g) Các giải pháp hỗ trợ
- Đẩy mạnh thực hiện các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các thôn/bản, xã, huyện theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 64 huyện nghèo, Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 về đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 nhằm cải thiện cơ bản chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo cơ sở để mở rộng nhu cầu của người dân đối với các dịch vụ ngân hàng;
- Hoàn thiện cơ chế chính sách bảo hiểm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo ra chuyển biến tích cực trong việc sử dụng bảo hiểm nông nghiệp, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 - 2020; triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện năng lực tài chính, năng lực quản trị, kỷ luật thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nâng cao năng lực tài chính của các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp đủ vốn điều lệ tối thiểu cho các Quỹ theo quy định; có cơ chế để thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh, thành phố tham gia góp vốn và quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ này;
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng: Rút ngắn các thủ tục hành chính; mở rộng hoạt động tư vấn về quản trị tài chính, phát hành trái phiếu; phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng trong quá trình thẩm định, phê duyệt, giải ngân tiền vay và công tác kiểm soát sau vay nhằm tạo thuận lợi để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn, gia tăng nguồn thu cho Quỹ;
- Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm, xây dựng Luật đăng ký tài sản để có hệ thống đăng ký tài sản thống nhất, minh bạch, công khai, ổn định; tập trung triển khai nhanh, đồng bộ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất; bổ sung và hoàn thiện chính sách pháp luật về phá sản để bảo vệ quyền hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm khi khách hàng vay phá sản hoặc quyền của chủ nợ đối với tài sản hình thành trong tương lai tài sản sau sáp nhập, hợp nhất, được tạo lập từ nguồn vốn vay;
- Nghiên cứu triển khai thí điểm phương thức đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp đối với loại hình tài sản này;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về giao dịch bảo đảm đối với tất cả các loại hình tài sản, bao gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển và các động sản khác, góp phần tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tra cứu và tìm hiểu thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản;
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu về tiếp cận tài chính thống nhất với các tiêu chí quốc tế, bao gồm: Các dữ liệu về hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, khu vực thành thị và nông thôn; tiến hành điều tra để xây dựng dữ liệu thống kê về tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng phục vụ cho công tác hoàn thiện và xây dựng chính sách nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện các giải pháp nêu trên; định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện; đề xuất các biện pháp tháo gỡ, xử lý những khó khăn, vướng mắc; tổ chức tổng kết vào cuối năm 2020.
2. Các bộ, ngành, địa phương liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ được phân công trong “Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” ban hành kèm theo Quyết định này. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG CHO NỀN KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Nội dung nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Cấp trình |
Hình thức văn bản |
1 |
Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới các tổ chức tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
2017 |
Thống đốc NHNN |
Quyết định |
2 |
Đề án phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Ngân hàng Hợp tác xã |
2017 |
Thống đốc NHNN |
Quyết định |
3 |
Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020, phát triển các hình thức thanh toán hiện đại, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
2016 |
Thủ tướng Chính phủ |
Quyết định |
4 |
Đề án tính và thu phí qua tài khoản ngân hàng đối với các dịch vụ công như thu thuế, điện, nước sinh hoạt, học phí, viện phí, chi trả các chương trình an sinh xã hội |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Tài chính |
2017 |
Thủ tướng Chính phủ |
Quyết định |
5 |
Đề án xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các dịch vụ tài chính |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
2017 |
Thống đốc NHNN |
Quyết định |
6 |
Thông tư hướng dẫn hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm có giá trị nhỏ theo đặc thù riêng của Ngân hàng Chính sách Xã hội |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
- |
2017 |
Thống đốc NHNN |
Thông tư |
7 |
Thông tư quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (thay thế Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001) |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
2016 |
Thống đốc NHNN |
Thông tư |
8 |
Nghị định về cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông sản chủ yếu |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
2018 |
Chính phủ |
Nghị định |
9 |
Thông tư hướng dẫn hoạt động của công ty cho thuê tài chính |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
2017 |
Thống đốc NHNN |
Thông tư |
10 |
Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người dân truy cập để tra cứu thông tin doanh nghiệp |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
2017 |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Đề án |
11 |
Triển khai các giải pháp cho phép các tổ chức tín dụng khai thác các dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. |
Bộ Công an |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
2018 - 2020 |
Bộ trưởng Bộ Công an |
|
12 |
Đề án đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao hiểu biết về dịch vụ tài chính - ngân hàng cho các tầng lớp nhân dân, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
2016 - 2020 |
Thống đốc NHNN |
Đề án |
13 |
Hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo hiểm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp |
Bộ Tài chính |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
2016 - 2020 |
Chính phủ |
|
14 |
Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2018 - 2020 |
Thống đốc NHNN |
Đề án |
THE
PRIME MINISTER |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1726/QD-TTg |
Hanoi, September 5, 2016 |
APPROVING THE SCHEME ON INCREASE OF ACCESSIBILITY TO BANKING SERVICES FOR THE ECONOMY
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 16, 2010 Law on the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the June 16, 2010 Law on Credit Institutions;
Pursuant to the overall strategy on development of Vietnam’s service sector through 2020 approved by the Prime Minister in Decision No. 175/QD-TTg of January 27,2011, and Decision No. 808/QD-TTg of June 29, 2012, promulgating the program of action to implement the overall strategy on development of Vietnam’s service sector through 2020;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam in Report No. 112/TTr-NHNN of July 25, 2016,
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. To approve the Scheme on increase of accessibility to banking services for the economy, with the following principal contents:
To increase the accessibility to basic banking services of quality, at affordable cost and according to demand of an overwhelming majority of the population of maturity age and enterprises, especially residents in rural, deep-lying and remote areas, small- and medium-sized enterprises, based on the system of credit institutions operating in a safe, sound and responsible manner and developing in a sustainable manner.
By 2020, to strive to achieve the following major targets:
- 70% of the mature population to have payment accounts in the banking system;
- At least 20 branches and transaction offices of commercial banks per 100,000 mature people;
- 30,000 ATMs (some 40 ATMs per 100,000 mature people);
- 300,000 POSs (some 400 POSs per 100,000 mature people);
- The rate of branches and transaction offices of commercial banks operating in rural areas to reach around 15%;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- 50-60% of operating small- and medium-sized enterprises to take out loans from credit institutions;
- To double the proportion of revenues from non-credit services to total revenues of commercial banks.
II. PRINCIPLES AND SOLUTIONS FOR INCREASING ACCESSIBILITY TO BANKING SERVICES FOR THE ECONOMY
1. Principle of increase of accessibility to banking services:
a/ To expand the accessibility to banking services for the economy in association with the restructuring of the system of credit institutions, respect for market rules, equality, convenience and creation of conditions for both service providers and users;
b/ The State shall create an open legal framework to support credit institutions to design and develop many banking service products, especially non-credit ones, creating conditions for the population and enterprises, especially policy beneficiaries, to have sustainable access to banking services;
c/ To encourage the involvement of various types of credit institutions to provide banking services for rural, deep-lying and remote areas and support small- and medium- sized enterprises;
d/ To step up the application of information technology in the modernization and development of diverse banking products and services toward simplicity, convenience, high accessibility and satisfaction of the needs of low-income residents in rural, deep-lying and remote areas;
dd/ To expand the accessibility to banking services along with protecting legitimate interests of banking service customers ensuring harmony between interests and sustainable development of the system of credit institutions; to raise financial knowledge for the population;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To implement in a coordinated manner 7 groups of solutions to increase accessibility to banking services for the economy:
a/ To improve institutions and policies and create an environment conducive to the development of various banking service products, especially non-credit ones, which are financially sound in the process of restructuring the system of credit institutions
- To improve the legal framework on the licensing of the provision of banking service products, especially new services like monetary brokerage, financial counseling, asset management, etc;
- To improve the legal framework on products and services like products derivative of commodity prices, entrustment and entrustment undertaking services, insurance agency and business, asset management, enterprise finance counseling services, etc., to create conditions for credit institutions to provide sufficient, diverse financial services meeting the increasing demand of the economy;
- To continue developing in depth markets in support of financial services such as interbank monetary market, interbank foreign currency market, corporate bond market; to step by step create a foundation for the formation and development of derivative markets;
- To continue restructuring credit institutions, increase financial capability, renovating and developing the banking governance system in line with international principles, standards and practices on modem banking governance, focusing on raising the effectiveness of risk management, control and internal audit systems;
- To renovate and increase the effectiveness of banking inspection and supervision work in conformity with international practices and standards and Vietnam’s practical conditions, ensuring an open environment for credit institutions to play a dynamic and creative role in diversifying financial services and products provided for the economy while controlling risks in the entire credit institution system.
b/ To expand the network of provision of banking services by credit institutions, attaching importance to increasing the operational capacity and efficiency of the Social Policy Bank, and to develop according to a reasonable roadmap the system of people’s credit institutions and microfinance institutions
- To work out a masterplan on development of the network of branches and transaction offices of credit institutions in line with the socio-economic development level, population size and number of enterprises in different areas across the country;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To encourage commercial banks to employ modem technologies to create distant channels of provision of banking products and services such as developing electronic banking services, developing banking services based on the application of information and telecommunications technologies (mobile banking and internet banking services);
- To organize and re-arrange the installation of ATMs and POSs in places where conditions permit such as hospitals, shops, supermarkets, and district and commune centers to meet the people’s demand. To attach importance to increasing the quality of the card payment system, creating the most favorable conditions for card service users;
- To raise the quality of operation at commune transaction points of the Social Policy Bank, especially in rural, mountainous, deep-lying and remote areas. To continue deploying and increasing the quality of products and services, and provide more effective support for poor households, near poor households and other policy beneficiaries;
- To formulate and implement the Scheme on development of the system of people’s credit institutions through 2020. The establishment of new people’s credit institutions shall be considered prudently based on practical demand and full satisfaction of conditions prescribed by law; to prioritize the formation of people’s credit funds in agricultural and rural areas where there is no people’s credit fund, and the formation of people’s credit funds to serve traditional industries and trades;
- To speed up the implementation of the Scheme on formation and development of the microfinance system to serve the poor, low-income earners and the disadvantaged in the society that have no condition to access banking services; to create conditions for organizations with microfinance activities to access foreign donations and aid and preferential credit sources; to apply international practices to microfinance services not regulated by domestic law.
c/ To attach importance to applying informatics and telecommunications technologies to developing products and services with a view to increasing the accessibility to banking services for residents in rural, deep-lying and remote areas
- To further direct credit institutions to properly implement credit institutions as directed by the Government, provide banking products and services according to formalities that are simple, easy to understand and appropriate to the demand of the overwhelming majority of rural population, actively support the hunger eradication and poverty reduction and the building of the new countryside;
- To formulate and effectively implement the Scheme on intensifying the non-cash payment in the 2016-2020 period, develop a number of forms of non-cash payment using high technology in rural Vietnam, attaching importance to applying on a wide scale new modes of payment suitable to the conditions and characteristics of rural, deep-lying and remote areas;
- To step up the provision of the service of calculation and collection of charges via bank account for such public services as tax, electricity and water charges, school and hospital fees and payments for social welfare programs;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To concentrate social policy credit sources originating from the state budget into the Social Policy Bank as the focal point to grant loans to the poor and other policy beneficiaries. To prioritize the Social Policy Bank to boưow or receive advances from idle capital sources with low or zero interest rate on the basis of balancing sources from the budget, ODA, aid or other cheap capital sources;
- To formulate policies to step up the provision of products of receiving savings according to the peculiar characteristics of the Social Policy Bank, creating conditions for the poor to save their own capital and step by step access and have higher demand for use of banking products and services. To study and finalize transaction content, making the best use of facilities available in communes, promote the application of modem technology, striving to apply the online provision of such products and services as payment and capital raising services and provision of banking products and services at transaction points of the Social Policy Bank in order to increase the access to and use of banking services in rural, mountainous, deep-lying and remote areas;
- Local administrations at all levels should direct and closely coordinate with the head office and branches of the Social Policy Bank in integrating programs and projects on production and business, restructuring, selection of plants and animals, and trades, programs on technology transfer, industrial extension, agricultural extension, forestry extension and fisheries extension and market orientation in association with the implementation of policy credit, helping borrowers use their loans effectively and sustainably escape from poverty;
- Credit institutions shall proactively coordinate with socio-political organizations at the grassroots level in the provision of services in rural areas.
d/ To increase the service provision capacity of credit institutions with respect to small- and medium-sized enterprises
- To revise and issue the Regulation on grant of loans of credit institutions to customers as the basis for these institutions to renovate the process of grant of loans toward simplifying formalities while ensuring safety of loans and compliance with law;
- To organize activities of research, training and support for credit institutions to acquire experience in grant of loans to small- and medium-sized enterprises; to boost services of counseling on finance and credit for credit institutions in order to support small- and medium- sized enterprises in the formulation of effective and sustainable business strategies and plans;
- The State Bank of Vietnam shall coordinate with specialized ministries in supporting credit institutions in developing the grant of loans by value chain from provision of credit for procurement to production, processing and sale or export of goods of associated groups of small- and medium-sized enterprises or acting as satellites in the chain of provision of services and production of goods for large enterprises, FDI enterprises or multinationals;
- To encourage non-bank credit institutions to provide products and services suitable to different needs of small- and medium-sized enterprises; to expeditiously restructure financial leasing companies to develop more credit products for small- and medium-sized enterprises in the form of lease-purchase; to encourage microfinance institutions and people’s credit funds to improve their capacity to provide services for small-sized and micro enterprises.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To raise the quality of information and statistical work at agencies in charge of enterprises: The Enterprise Registration Management Agency (the Ministry of Planning and Investment), the General Department of Taxation and General Department of Customs (the Ministry of Finance); to complete the integration of existing data systems into a unified data system on small- and medium-sized enterprises to serve financial institutions, enterprises, management agencies and the public in accessing and searching for enterprise information in accordance with law;
- To properly implement the roadmap set out under the Scheme on development of a national credit information center approved in Decision No. 1033/QD-NHNN of May 26, 2014; to expand the collection of data on people’s credit funds, microfinance institutions and the Social Policy Bank to become a complete data center on credit relations of customers;
- To devise and implement solutions to enable finance institutions to exploit data in the national database on population to serve the verification of customers’ personal details, ensuring convenience and safety of the provision of banking services and ensuring conformity with law.
e/ To step up communication about the banking sector, advertise banking products and services to the overwhelming majority of the population in rural, deep-lying and remote areas, increasing connection between banks and enterprises
- To step up the communication work of the State Bank of Vietnam and credit institutions via the mass media to the population and enterprises;
- Credit institutions shall take the initiative in coordinating with socio-economic organizations in localities, especially women’s union, farmers’ association, youth union, etc., in advertising banking products and services to residents in rural, deep-lying and remote areas;
- To continue organizing conferences on connection of banks and enterprises nationwide. To set up channels to provide information about banking activities through investment and trade promotion activities and activities of the Small- and Medium-Sized Enterprises Association, publishing manuals on access to loans and other banking services for small- and medium-sized enterprises;
- To improve and develop channels of provision of information on banking services of credit institutions for easy access by customers such as websites, free calls, compiling and publishing many manuals for individuals, households and enterprises to access and use services as well as loans from credit institutions;
- To formulate and implement programs on dissemination of basic knowledge about finance and banking in order to raise public knowledge about banking services such as loan, interest rate, method of calculating interest, service charge, rights and obligations in transactions with banks, etc.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To step up the implementation of policies on investment in infrastructure for villages, communes and districts under Resolution No. 30a/2008/NQ-CP on support of fast and sustainable poverty reduction in 64 poor districts, Program 135 in the 2016- 2020 period on investment in support of infrastructure and production development in extremely advantaged communes, border communes, safety-zone communes, extremely disadvantaged villages, and the National Target Program on building the new countryside in the 2010-2020 period with a view to substantially improving living standards and increasing production and business efficiency of residents in rural, deep-lying and remote areas, creating a basis for expanding the people’s needs for banking services;
- To improve insurance mechanisms and policies in agricultural production, creating positive improvements in the use of agricultural insurance, contributing to reducing credit risks in agricultural and rural development;
- To draw up and implement a plan on development of small- and medium-sized enterprises in the 2016-2020 period; to implement solutions to increase the effectiveness of production and business activities and improve the financial and governance capacity and observance of market discipline for small- and medium-sized enterprises;
- To raise the financial capacity of credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises, ensuring that the budgets of provinces and centrally run cities grant minimum charter capital for the funds under regulations; to adopt mechanisms to attract small- and medium-sized enterprises and their associations in the provinces and cities to contribute capital to and participating in the management and governance of the fund operation;
- To increase the effectiveness of operation of the Fund for Guarantee of Credit for Small- and Medium-Sized Enterprises in the direction: shortening administrative procedures; expanding the giving of advice on financial governance, issuance of bonds; to closely coordinate with credit institutions in the appraisal, approval and disbursement of loans and control of granted loans in order to create conditions for small- and medium- sized enterprises to access capital and increase revenues for the Fund;
- To improve the law on security assets, develop a law on registration of assets in order to have a unified, transparent, public and stable asset registration system; to quickly and synchronously organize the grant of certificates of land use rights and ownership of land-attached assets; to supplement and complete policies and regulations on bankruptcy in order to protect the lawful rights of secured creditors when borrowers fall bankrupt or lawful rights of creditors to future assets, assets after merger or consolidation or created from loans;
- To study and develop on a pilot basis the method of online registration of transactions secured with land use rights and land-attached assets in order to save time and cost for people and enterprises when carrying out the mortgage registration procedures for this type of asset;
- To build a centralized database on secured transactions for all types of assets, including land use rights, land-attached assets, aircraft, seagoing ships and other movables, contributing to creating favorable conditions for the people and enterprises to search information about the legal status of assets;
- To study and develop a system of criteria for financial access in conformity with international criteria, including data on households, individuals, enterprises, and urban and rural areas; to conduct surveys for collecting statistical data on access to financial and banking services to serve the completion and formulation of policies on increase of access to banking services.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors, localities and units in, organizing, monitoring and urging the implementation of the above-mentioned solutions; annually review and evaluate the implementation and report implementation results to the Prime Minister; propose solutions to difficulties and problems; and organize a final review in the end of 2020.
2. Ministries, sectors and localities shall base themselves on their assigned functions and tasks to proactively and closely coordinate with the State Bank of Vietnam in directing and organizing the implementation. To perform the tasks assigned in the Plan to perform some major tasks to implement the Scheme on increasing access to banking services for the economy issued together with this Decision. Before December 15 every year, they shall send reports on implementation results to the State Bank of Vietnam for summarization and report to the Prime Minister.
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 3. The Governor of the State Bank of Vietnam, ministers, heads of ministerial- level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decision.-
PRIME
MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
;
Quyết định 1726/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1726/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/09/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1726/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video