NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1647/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2009 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám
sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước (gọi tắt là Vụ I) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; có chức năng giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng trong nước, quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi chung là “Tổ chức tín dụng”), tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
1. Phối hợp với các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giám sát ngân hàng trình cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, giám sát dài hạn, định kỳ quý, 6 tháng, năm đối với các tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác trong nước; tổ chức và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thực hiện thanh tra đối với các tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật:
a) Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tài chính quy mô nhỏ và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức trong nước khác; thanh tra vụ việc khác do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng giao;
b) Đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro, tình hình tài chính và hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng;
c) Đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật, hoạt động không an toàn, cụ thể:
- Đặt, chấm dứt tình trạng giám sát đặc biệt, kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
- Đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ và của tổ chức khác trong nước có hoạt động ngân hàng;
- Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tham gia xây dựng đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
- Các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
d) Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện thông qua công tác thanh tra, giám sát ngân hàng;
đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tổ chức tín dụng thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
e) Trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia Đoàn thanh tra.
4. Căn cứ kết quả thanh tra tại chỗ, kết hợp với thông tin nhận được từ Vụ Giám sát ngân hàng và các thông tin khác để thực hiện giám sát thường xuyên đối với từng tổ chức tín dụng trong nước; lập báo cáo giám sát tổ chức tín dụng theo định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết để thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát và báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
5. Đề xuất, kiến nghị với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng về việc yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện kiểm toán độc lập để phục vụ công tác thanh tra khi cần thiết;
6. Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan để xếp loại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ trong nước theo quy định hiện hành.
7. Tham mưu giúp Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng trong việc trao đổi thông tin, hợp tác với các cơ quan quản lý, thanh tra, giám sát có liên quan đến đối tượng thanh tra, giám sát thuộc phạm vi quản lý được giao.
8. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và quy định của pháp luật.
9. Quản lý và lưu giữ hồ sơ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng giao.
1. Phòng Tổng hợp.
2. Phòng Thanh tra các tổ chức tín dụng Nhà nước.
3. Phòng Thanh tra các tổ chức tín dụng cổ phần.
4. Phòng Thanh tra tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quy định.
1. Lãnh đạo Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước là Vụ trưởng. Giúp việc Vụ trưởng có một số Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ trưởng:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Vụ được quy định tại Điều 2 và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ;
b) Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp công tác của Vụ;
c) Được ký các giấy tờ, văn bản hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
đ) Quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức của Vụ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Vụ trưởng:
a) Chấp hành sự phân công của Vụ trưởng; giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;
b) Ký thay Vụ trưởng trên một số giấy tờ, văn bản hành chính và nghiệp vụ theo sự phân công của Vụ trưởng;
c) Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được ủy nhiệm (bằng văn bản) thay mặt Vụ trưởng điều hành, giải quyết các công việc của Vụ, chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết và phải báo cáo lại khi Vụ trưởng có mặt.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỐNG
ĐỐC |
Quyết định 1647/QĐ-NHNN năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 1647/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Nguyễn Văn Giàu |
Ngày ban hành: | 14/07/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1647/QĐ-NHNN năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video