ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1632/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 09 tháng 8 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”;
Theo đề nghị của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 1608/QĐ-UBND ngày 09
tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án).
2. Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với quy định trên nguyên tắc, thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; cơ cấu lại quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, hoạt động không hiệu quả.
3. Tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh TCTD trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân.
4. Phát hiện những điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Đề án; từ đó, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời.
1. Rà soát các cơ chế, chính sách, những bất cập, mâu thuẫn giữa văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với hoạt động ngân hàng, các TCTD và xử lý nợ xấu.
2. Nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành của các TCTD, đặc biệt là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; trong đó, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu.
3. Quy chế nội bộ của các TCTD phải được quy định cụ thể trách nhiệm trước pháp luật của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD, đặc biệt là đối với việc phê duyệt các hợp đồng tín dụng, đầu tư có sai phạm hoặc không thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực để giám sát, ngăn ngừa, phát hiện và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
4. Các TCTD phải công bố, công khai, minh bạch, chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, sở hữu, tình hình tài chính, cơ cấu quản lý, quản trị rủi ro và nâng cao trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
5. Các TCTD chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn; hoạt động kinh doanh thận trọng, bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành.
6. Phát triển hệ thống thông tin quản lý nội bộ, hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp của hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của TCTD; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành, quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an ninh công nghệ thông tin trong các TCTD.
7. Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đối với các chức danh chủ chốt; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh có trình độ, năng lực, ý thức tuân thủ pháp luật, có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong công tác.
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các TCTD để ổn định tâm lý, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tránh gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính; thực hiện các chính sách về thuế, phí khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua bán nợ xấu và tài sản đảm bảo tiền vay đối với các TCTD.
- Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát; nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật của các TCTD. Thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của quỹ tín dụng nhân dân hiện có; phạm vi hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay, nhất là khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi tại địa phương; bảo đảm quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên.
- Rà soát, đánh giá, phân loại các quỹ tín dụng nhân dân và nhận diện các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp; quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, không đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, không có phương án cơ cấu lại khả thi và không có khả năng phục hồi trở lại hoạt động bình thường mà việc phá sản không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị thu hồi giấy phép, thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp: (i) Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý những tồn tại, yếu kém của quỹ tín dụng nhân dân; (ii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân; (iii) Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điều hành của quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ, chuẩn hóa hệ thống các quy trình nghiệp vụ, kế toán, bảo đảm người quản lý, điều hành quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện về năng lực, trình độ theo quy định của pháp luật.
- Phát triển các dịch vụ ngân hàng của quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với năng lực quản trị và mô hình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; tập trung cho vay vốn đối với các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; mở rộng tín dụng đi đôi với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; đa dạng hóa các phương thức huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân, nhất là các khoản tiền gửi nhỏ.
- Chỉ đạo các quỹ tín dụng nhân dân nâng cao năng lực tài chính theo hướng tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới trên cơ sở gắn kết giữa mở rộng nguồn vốn với hỗ trợ cho vay thành viên.
- Chỉ đạo các TCTD chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại hoạt động; theo đó, những đơn vị mạng lưới hoạt động có hiệu quả thì tiếp tục hoạt động và kiện toàn, khắc phục TCTD đánh giá còn hạn chế, yếu kém. Đối với những đơn vị hoạt động không hiệu quả (kinh doanh thua lỗ, không an toàn, vi phạm quy định của pháp luật), phải có kế hoạch khắc phục hoặc dừng hoạt động, chuyển giao về đơn vị đầu mối khác.
- Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên nguyên tắc đảm bảo đúng pháp luật nhưng không gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản tại các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống ngân hàng và an ninh trên địa bàn.
- Tăng cường phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng, Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (VAMC) đảm bảo an ninh trật tự trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ.
- Chỉ đạo cơ quan điều tra phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan đẩy nhanh việc điều tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt là việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của cổ đông, thành viên góp vốn thường xuyên và người có liên quan để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức tín dụng và người gửi tiền.
Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức tín dụng và các đơn vị có liên quan theo dõi, nắm bắt và thực hiện hiệu quả phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước (nếu có).
5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh
Chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp tăng cường hỗ trợ các TCTD trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ nhằm giúp quỹ tín dụng nhân dân đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ xấu.
6. Đề nghị Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện phối hợp, hỗ trợ các TCTD trong việc rà soát, tổng hợp các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án chưa thi hành, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho các TCTD thu hồi nợ xấu đạt hiệu quả.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu để người dân biết nhằm ổn định tâm lý, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; xử lý kịp thời các thông tin gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh chỉ đạo triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trên địa bàn quản lý đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của thành viên quỹ tín dụng nhân dân; vận động nhân dân tham gia phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
9. Các Tổ chức tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân
- Căn cứ Kế hoạch này và Kế hoạch triển khai của Hội sở, chủ động xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân trong quá trình thực hiện cơ cấu lại.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp để bảo đảm an toàn hoạt động, an toàn tài sản của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật làm phát sinh nợ xấu. Trong quá trình triển khai thực hiện kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh để xem xét, giải quyết.
- Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các ngân hàng thương mại mua bắt buộc) trên địa bàn tỉnh đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường trong việc thực hiện tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Trà Vinh giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn, phải được cơ cấu lại toàn diện thông qua các giải pháp đã nêu tại Đề án.
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh Trà Vinh trong điều hòa vốn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên; tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.
1. Năm 2022: Tổ chức quán triệt các nội dung của Đề án và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, thời gian hoàn thành trong tháng 7 năm 2022.
2. Giai đoạn 2021 - 2025: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch này, đảm bảo đạt được mục tiêu của Đề án.
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung, nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, nghiêm túc tổ chức triển khai, quán triệt, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đúng quy định; thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện, định kỳ trước ngày 15/11 hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi về Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh để tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền hoặc cần điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch này cho phù hợp với quy định hiện hành, các đơn vị phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 1632/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Số hiệu: | 1632/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Trà Vinh |
Người ký: | Lê Văn Hẳn |
Ngày ban hành: | 09/08/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1632/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Chưa có Video