Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 15/2000/QĐ-NHNN4

Hà Nội , Ngày 11 tháng 01 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY CHẾ KIỂM SOÁT VIÊN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quyết định số 418/TCCP-VC ngày 29/5/1993 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức Ngân hàng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo; Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 283/QĐ-NH4 ngày 18/12/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành “Quy chế Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước”.

Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC




Lê Đức Thúy

 

QUY CHẾ

KIỂM SOÁT VIÊN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2000/QĐ-NHNN4 ngày 11 tháng 01 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước là công chức chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện kiểm soát hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước; kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương.

Điều 2. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước được bố trí ở Ngân hàng Nhà nước Trung ­ương (Vụ Tổng kiểm soát và một số Vụ, Cục), các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng các đơn vị về tổ chức, lao động và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Vụ Tổng kiểm soát.

Điều 3. Ngạch kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Kiểm soát viên; Kiểm soát viên chính và Kiểm soát viên cao cấp. Công chức Ngân hàng Nhà nước được bổ nhiệm vào các ngạch kiểm soát viên phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách tốt; có tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan trong khi thi hành nhiệm vụ.

Chương 2

NHIỆM VỤ, TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ NGẠCH KIỂM SOÁT VIÊN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 4. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước:

1. Nhiệm vụ cụ thể:

a. Xây dựng kế hoạch kiểm soát, kiểm toán thuộc phạm vi nhiệm vụ đư­ợc giao, đảm bảo cho việc kiểm soát, kiểm toán mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà n­ước được tiến hành chặt chẽ và có hiệu quả.

b. Trực tiếp tiến hành kiểm soát thư­ờng xuyên, đột xuất và kiểm toán định kỳ việc chấp hành chính sách, chế độ, thể lệ đối với các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nư­ớc trong phạm vi đ­ược phân công. Lập biên bản kiểm soát, kiểm toán; đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục, xử lý những vi phạm, thiếu sót và chịu trách nhiệm cá nhân về những kiến nghị của mình.

c. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà n­ước trong phạm vi nhiệm vụ đ­ược giao.

d. Thông qua kết quả kiểm soát, kiểm toán, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung thể lệ, chế độ nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa sự vi phạm.

đ. Làm báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán lên cấp có thẩm quyền theo qui định; đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện tốt các công tác kiểm soát, kiểm toán.

2. Hiểu biết:

a. Nắm đ­ược các chủ trư­ơng, chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng.

b. Nắm đ­ược nguyên tắc, thủ tục quản lý hành chính Nhà nước.

c. Am hiểu các nguyên tắc, chế độ, nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng.

d. Nắm đư­ợc nghiệp vụ kiểm soát, có năng lực phân tích tổng hợp, đánh giá các mặt hoạt động nghiệp vụ ở một đơn vị.

đ. Có khả năng thực hành nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán.

3. Yêu cầu trình độ:

a. Tốt nghiệp Đại học kinh tế, tài chính, ngân hàng.

b. Đã qua lớp bồi dư­ỡng nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán theo nội dung, chương trình của Ngân hàng Nhà nước.

c. Biết một ngoại ngữ tối thiểu trình độ A.

d. Đã có thời gian công tác trong ngành Ngân hàng từ 3 năm trở lên.

Điều 5 - Kiểm soát viên chính Ngân hàng Nhà nước.

1. Nhiệm vụ cụ thể:

a. Xây dựng chương trình công tác và chủ trì việc kiểm soát, kiểm toán thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hệ số an toàn trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nhà n­ước.

b. Tổ chức chỉ đạo và trực tiếp thực hiện kiểm soát thư­ờng xuyên, đột xuất và kiểm toán định kỳ đảm bảo việc thi hành các quy định, thể lệ, chế độ về các mặt hoạt động ngân hàng trong phạm vi đ­ược phân công. Lập biên bản kiểm soát, kiểm toán; kiến nghị đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những vi phạm, thiếu sót và chịu trách nhiệm cá nhân về những kiến nghị của mình.

c. Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán; các cơ chế, quy chế về hoạt động ngân hàng.

d. Làm báo cáo kết quả công tác kiểm soát, kiểm toán; tổng kết phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác kiểm soát, kiểm toán trong phạm vi đư­ợc giao, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các cơ chế hoạt động và quản lý của Ngân hàng Nhà n­ước.

đ. Tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo bồi dư­ỡng nghiệp vụ cho Kiểm soát viên.

2. Hiểu biết:

a. Nắm vững chủ tr­ương, đư­ờng lối chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng.

b. Nắm chắc các nguyên tắc thủ tục quản lý hành chính Nhà n­ước.

c. Nắm đư­ợc tình hình thực tiễn của hoạt động kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động ngân hàng từ đó đề xuất nội dung cần kiểm soát, kiểm toán để tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà n­ước.

d. Nắm vững nguyên tắc, chế độ nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng.

đ. Nắm vững nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán, có khả năng thực hành và h­ướng dẫn, điều hành hoạt động kiểm soát, kiểm toán, các thành viên trong đoàn kiểm soát, kiểm toán; phúc tra các kết luận của Kiểm soát viên.

e. Có năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá các mặt hoạt động của một đơn vị hoặc một lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà n­ước.

f. Có khả năng tổ chức thực hiện các yêu cầu kiểm soát, kiểm toán.

3. Yêu cầu trình độ:

a. Tốt nghiệp Đại học trở lên về kinh tế, tài chính, ngân hàng.

b. Là Kiểm soát viên và đã có thời gian ở ngạch chuyên viên, ngạch kiểm soát viên là 9 năm.

c. Đã qua lớp bồi dư­ỡng kiến thức quản lý kinh tế và quản lý hành chính Nhà n­ước.

d. Đã qua các lớp bồi dư­ỡng nâng cao nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán theo nội dung chương trình của Ngân hàng Nhà n­ước.

đ. Có những đề án sáng tạo trong kiểm soát hoạt động ngân hàng được công nhận và đ­ưa vào áp dụng có hiệu quả.

e. Biết 1 ngoại ngữ tối thiểu trình độ B.

f. Tốt nghiệp lớp tin học cơ bản.

Điều 6. Kiểm soát viên cao cấp Ngân hàng Nhà nước:

Kiểm soát viên cao cấp chỉ đ­ược bố trí ở Ngân hàng Nhà n­ước Trung ư­ơng và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà n­ước tỉnh, thành phố loại I.

1. Nhiệm vụ cụ thể:

a. Lập kế hoạch chương trình công tác kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nư­ớc, những vụ việc có tình tiết tư­ơng đối phức tạp.

b. Tổ chức chỉ đạo và h­ướng dẫn thực hiện việc kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà n­ước theo Luật Ngân hàng Nhà n­ước Việt nam.

c. Tổ chức chủ trì kiểm soát, kiểm toán những vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

d. Trực tiếp kiểm soát thư­ờng xuyên, đột xuất; kiểm toán định kỳ việc thi hành các quy định, thể lệ, chế độ trong hệ thống Ngân hàng Nhà n­ước một cách toàn diện. Lập biên bản kiểm soát, kiểm toán; kiến nghị đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những vấn đề vi phạm, thiếu sót và chịu trách nhiệm cá nhân về những kiến nghị của mình.

đ. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế về hoạt động Ngân hàng và các qui trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán.

e. Chủ trì việc biên soạn tài liệu, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi d­ưỡng nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán cho các Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước.

f. Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán cấp ngành.

h. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác kiểm soát, kiểm toán; trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ nghiệp vụ ngân hàng.

2. Hiểu biết:

a. Nắm vững đ­ường lối, chủ trư­ơng chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nư­ớc và các mục tiêu chiến lư­ợc phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ liên quan đến hoạt động ngân hàng.

b. Nắm vững và tích luỹ đ­ược nhiều kinh nghiệm trên các lĩnh vực nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng.

c. Có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán.

d. Có khả năng tổng kết, nghiên cứu trong công tác kiểm soát, kiểm toán hoạt động ngân hàng.

đ. Am hiểu sâu về tình hình đời sống kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

e. Am hiểu nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán ngân hàng trong n­ước và thế giới.

3. Yêu cầu trình độ:

a. Tốt nghiệp Đại học, trên đại học về kinh tế, tài chính, ngân hàng.

b. Là Kiểm soát viên chính, có thời gian ở ngạch Chuyên viên chính và ngạch Kiểm soát viên chính 6 năm.

c. Đã qua lớp bồi dư­ỡng về nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán viên cao cấp ngân hàng.

d. Qua khoá đào tạo về quản lý hành chính Nhà nước ngạch Chuyên viên cao cấp.

đ. Có công trình nghiên cứu hoặc đề án tổng hợp sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành thừa nhận, đ­ưa vào áp dụng có hiệu quả.

e. Biết một ngoại ngữ tối thiểu trình độ C.

f. Có trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Điều 7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước.

1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Kiểm soát viên, Kiểm soát chính Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà n­ước quyết định.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Kiểm soát viên cao cấp Ngân hàng Nhà nư­ớc do Bộ trưởng, Trưởng Ban tổ chức cán bộ Chính phủ quyết định.

3. Việc nâng ngạch Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước phải qua kỳ thi nâng ngạch theo qui định.

4. Không bổ nhiệm lại Kiểm soát viên bị miễn nhiệm.

Điều 8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thống nhất quản lý các ngạch Kiểm soát viên thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Việc điều động Kiểm soát viên đảm nhận các nhiệm vụ khác phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Chương 3

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, QUYỀN LỢI CỦA KIỂM SOÁT VIÊN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 9. Trách nhiệm của Kiểm soát viên.

1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kiểm soát viên phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp và các chính sách, chế độ của Nhà nư­ớc và của Ngân hàng Nhà n­ước. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đ­ược can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Kiểm soát viên.

2. Không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp trong quá trình kiểm soát, kiểm toán; đề cao tính độc lập, khách quan, trung thực và giữ gìn bí mật Nhà n­ước theo qui định của pháp luật.

3. Chịu trách nhiệm về sự hợp lý, chính xác và khách quan của các báo cáo kiểm soát, kiểm toán và các kết luận kiến nghị của mình. Báo cáo cấp có thẩm quyền kết quả kiểm soát, kiểm toán và kiến nghị biện pháp giải quyết.

Điều 10. Quyền hạn của Kiểm soát viên.

1. Có quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm soát, kiểm toán; đ­ược quyền yêu cầu thủ trưởng đơn vị có biện pháp sửa chữa các sai phạm được phát hiện và xử lý đối với những cá nhân có hành vi gây trở ngại đến việc tiến hành các hoạt động kiểm soát, kiểm toán.

2. Kiểm soát viên được vào kho tiền thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà n­ước để kiểm soát, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ đ­ược giao.

3. Kiểm soát viên đư­ợc bảo lư­u ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm soát, kiểm toán; được đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật, miễn nhiệm kiểm soát viên của mình.

4. Kiểm soát viên chính và Kiểm soát viên cao cấp được quyền quyết định ngừng thi hành và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định của đơn vị đ­ược kiểm tra, kiểm toán trái với chủ trư­ơng, chính sách, pháp luật của Nhà n­ước và của Ngân hàng Nhà n­ước.

5. Kiểm soát viên đư­ợc báo cáo trực tiếp cho Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nư­ớc khi cần thiết.

Điều 11. Quyền lợi của Kiểm soát viên.

1. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà n­ước được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ và chế độ trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định đối với công chức Nhà n­ước, đư­ợc trang bị các phư­ơng tiện cần thiết để phục vụ cho hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước được hưởng phụ cấp trách nhiệm hàng tháng theo quy định của Nhà nước. Trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước được hưởng các khoản phụ cấp : làm đêm, làm thêm giờ, độc hại và các chế độ bồi dưỡng khác theo chế độ quy định.

3. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước đạt tiêu chuẩn và điều kiện được dự thi nâng ngạch Kiểm soát viên theo quy định của Nhà nước và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Chương 4

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 12. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước có thành tích trong hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 13. Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước trong khi thi hành nhiệm vụ nếu thiếu tinh thần trách nhiệm, không phát hiện kịp thời hoặc bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, vi phạm các cơ chế, chế độ của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước dẫn đến tổn thất tài sản của Nhà nước thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi thường vật chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 5

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Việc sửa đổi, bổ sung quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

THE STATE BANK
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No.15/2000/QD-NHNN4

Hanoi, January 11, 2000

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE STATE BANKS CONTROLLERS

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to December 12, 1997 Law on the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to Decision No.418/TCCP-VC of May 29, 1993 of the Government Commission for Organization and Personnel promulgating the professional qualifications of banking officials ranks;
At the proposals of the Director of the Department for Organization, Personnel and Training and the Director of the General-Control Department of the State Bank,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on controllers of the State Bank.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No.283/QD-NH4 of December 18, 1992 of the State Bank Governor promulgating the Regulation on the State Banks controllers.

Article 3.- The Director of the Office, the Director of the Department for Organization, Personnel and Training, the Director of the General-Control Department, the heads of the units attached to the State Bank, and directors of the State Banks branches in the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

STATE BANK GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

REGULATION

ON THE STATE BANK’S CONTROLLERS

(Promulgated together with the State Bank Governor’s Decision No.15/2000/QD-NHNN4 of January 11, 2000)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The State Bank’s controllers are professional State employees who exercise the control of operations of units belonging to the State Banks system; and conduct the internal audit of the units performing the Central Bank’s professional operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Controllers at departments, sections and branches of the State Bank shall be subject to direct management and instruction by heads of such units in terms of organization and labor and to the professional direction by the General-Control Department.

Article 3.- Ranks of the State Bank’s controllers include: controller, principal controller and senior controller. The State Bank’s employees eligible for being appointed to different ranks of controllers must be possessed of good political and ethical qualities; have high sense of responsibility and be honest and objective when performing their tasks.

Chapter II

TASKS AND PROFESSIONAL QUALIFICATIONS OF RANKS OF THE STATE BANK’S CONTROLLERS

Article 4.- The State Bank’s controllers:

1. Specific tasks:

a/ To work out controlling and auditing plans within the ambit of their respective assigned tasks, ensuring that the control and audit of all operations of the State Bank are conducted in a strict and effective manner.

b/ To personally carry out the regular and irregular control as well as periodical audits of the observance of the policies, regimes and regulations applicable to various operations of the State Bank within the ambit assigned to them. To make written control and audit records; to recommend and propose measures to remedy and handle violations and errors and take personal liability for their proposals.

c/ To review, evaluate and draw experience from the activities of controlling and auditing various aspects of the State Bank’s operation within the ambit of their respective assigned tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To make and submit reports on control and audit results to the competent authority(ies) according to regulations; to propose measures to well perform the control and audit works.

2. Knowledge:

a/ Grasping the guidelines, policies and legislation related to the banking activities.

b/ Grasping the State administrative management principles and procedures.

c/ Mastering the monetary, credit, payment and banking principles, regimes and operations.

d/ Mastering the professional control operation, being capable of analyzing, synthesizing and evaluating all aspects of the professional operations of a unit.

e/ Being capable of practicing the control and audit operations.

3. Required qualifications:

a/ Having graduated from an economics, finance or banking university.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having knowledge of a foreign language, at least at level A.

d/ Having worked in the banking service for 3 years or more.

Article 5.- The State Bank’s principal controllers:

1. Specific tasks:

a/ To work out working programs and assume the prime responsibility for the control and audit within the ambit of their respective assigned tasks, thus contributing to raising the safety coefficient in the operation of the State Bank’s system.

b/ To organize, direct and personally carry out the regular and irregular control and periodical audit, ensuring the implementation of the regulations, rules and regimes in all banking operation aspects within their assigned power ambits. To make written control and audit records; to recommend and propose measures to remedy and handle violations and errors and take personal responsibility for their proposals.

c/ To take part in the elaboration of control and audit professional processes, as well as mechanisms and regulations on banking activities.

d/ To make reports on results of control and audit work; to review, evaluate and draw experience from the control and audit work within their assigned ambits, thereby to propose amendments and supplements to the State Bank’s operation and management mechanisms, in order to improve them.

e/ To take part in the compilation of documents and teaching materials in service of the professional training and fostering of controllers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Firmly grasping undertakings, guidelines and policies of the Party and the legislation of the State related to banking activities.

b/ Firmly grasping the State administrative management principles and procedures.

c/ Comprehending the actual socio-economic situations impacts on banking activities, thereby to propose contents that need to be controlled and/or audited to enhance the role of the State Bank.

d/ Mastering the professional principles and regimes on monetary, credit, payment and banking operations.

e/ Mastering the control and audit professions, being capable of practicing, guiding and administering the control and audit activities, and members of control and/or audit delegations; and examining the controllers conclusions.

f/ Being capable of analyzing, synthesizing and evaluating various aspects of operation of a unit or a management domain of the State Bank.

g/ Being capable of organizing the performance of control and audit requirements.

3. Professional qualifications:

a/ Being graduates and post-graduates from an economics, finance or banking university.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having been trained at courses for fostering economic management and State administrative management knowledge.

d/ Having been trained at courses for fostering and raising the professional skills in the control and audit according to contents and curricula set by the State Bank.

e/ Having their creative plans for control of banking activities, which have been recognized and effectively applied.

f/ Having knowledge of a foreign language, at least at level B.

g/ Having graduated from a basic informatics course.

Article 6.- The State Bank’s senior controllers:

Senior controllers shall be arranged only at the Central State Bank and the State Bank’s branches in the provinces and grade I-cities.

1. Specific tasks:

a/ To work out working plans and programs for controlling and auditing operation aspects of the State Bank, and cases with relatively complicated details.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To organize and assume the prime responsibility for the control and audit of cases related to many domains of banking activities.

d/ To personally carry out regular and irregular controls and periodical audits of the observance of the regulations, rules and mechanisms in the State Banks system in a comprehensive manner. To make written control and audit records; to propose and recommend measures to remedy and handle violations and errors, and take personal responsibility for their proposals.

e/ To assume the prime responsibility for or take part in the elaboration of mechanisms and regulations on banking activities, as well as control and audit professional processes.

f/ To assume the prime responsibility for the compilation of documents and working out of contents and curricula of control and audit professional training and fostering courses for the State Bank’s controllers.

g/ To assume the prime responsibility for branch-level scientific research projects on control and audit operation.

h/ To review, evaluate and draw experience from the control and audit works, and thereby to propose amendments and supplements to the banking policies and professional regimes.

2. Knowledge:

a/ Firmly grasping the Partys guidelines, undertakings and policies and the States law and strategic objectives of socio-economic development in each period related to the banking activities.

b/ Mastering and acquiring a great deal of experience from monetary, credit, payment and banking professional domains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Being capable of reviewing and studying the control and audit of banking activities.

e/ Being profoundly knowledgeable about the socio-economic situation related to banking activities.

f/ Mastering the professional operations of controlling and auditing banks in the country and in the world.

3. Required qualifications:

a/ Having graduate or post-graduate degree from an economics, finance or banking university.

b/ Having been principal controllers and having worked at the rank of principal expert and principal controller for 6 years.

c/ Having been trained at courses for fostering professional skills of senior banking controllers and auditors.

d/ Having gone through State administrative management training courses for senior experts.

e/ Having research projects or creative synchronous plans recognized by a branch-level scientific council and effectively applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Being furnished with a high level of theoretical politics.

Article 7.- Appointment, dismissal, promotion and rank transfer of the State Bank’s controllers

1. The appointment, dismissal, rank promotion and transfer of the State Banks controllers and principal controllers shall be decided by the State Bank Governor.

2. The appointment, dismissal, rank promotion and transfer of the State Bank’s senior controllers shall be decided by the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel.

3. The rank promotion of the State Bank’s controllers must be effected through rank promotion examinations as prescribed.

4. Dismissed controllers shall not be re-appointed.

Article 8.- The State Bank Governor shall uniformly manage the ranks of controllers within the State Banks system. The transfer of controllers to other tasks must be approved in writing by the State Bank Governor.

Chapter III

RESPONSIBILITIES, POWERS AND INTERESTS OF THE STATE BANK’S CONTROLLERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In the course of performing their tasks, controllers shall act independently and abide only by law; observe the professional principles and standards and the policies and regimes of the State and the State Bank. No agency, organization or individual is allowed to illegally intervene in the controllers activities.

2. To ceaselessly elevate their professional capability and update their knowledge and preserve professional ethics in the course of control and audit; to hold up the independence, objectiveness and honesty and keep the State secrets according to the provisions of law.

3. To be responsible for the reasonability, accuracy and objectiveness of their control and audit reports as well as their conclusions and proposals therein. To report to the competent authority(ies) the control and audit results and propose remedial measures.

Article 10.- Powers of controllers

1. To request the controlled and/or audited units to provide information and documents in service of the control and audit activities; and request the heads of such units to take measures to remedy detected errors and handle individuals who have committed acts of impeding the performance of control and audit activities.

2. Controllers shall be entitled to enter money stores belonging to the State Banks system for control and supervision purposes according to their assigned functions and tasks.

3. Controllers may reserve their opinions presented in their control and audit reports; and request the competent authority(ies) to re-consider their decisions to discipline or dismiss them as controllers.

4. Principal controllers and senior controllers may decide to cease the implementation of, or propose the competent authority(ies) to annul the inspected and audited units regulations, which are contrary to the undertakings, policies and law of the State; as well as regimes and professional regulations promulgated by the State Bank.

5. Controllers may report directly to the Director of the General-Control Department or the State Bank Governor when they deem it necessary.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State Bank’s controllers shall be entitled to preferential regimes and policies and equipped with professional technical facilities according to regulations applicable to State employees, as well as necessary means in service of their internal control and audit activities.

2. The State Bank’s controllers shall enjoy monthly responsibility allowances as provided for by the State.

3. The State Bank’s controllers shall be professionally trained and fostered.

4. The State Bank’s controllers who are qualified and meet all prescribed conditions shall be allowed to sit for controller rank promotion examinations according to regulations of the State and the State Bank Governor.

Chapter IV

COMMENDATION, REWARDS AND DISCIPLINE

Article 12.- The State Bank’s controllers who have recorded achievements in the internal control and audit activities shall be commended and/or rewarded according to regulations of the State and the State Bank.

Article 13.- The State Bank’s controllers who, while performing their tasks, show signs of irresponsibility, fail to promptly detect or cover up organizations and/or individuals that violate laws, mechanisms and regimes of the State and the State Bank, thus causing damage to the States property shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, handled for administrative violations, compelled to make material damage compensations or examined for penal liability according to provisions of law.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Amendments and/or supplements to this Regulation shall be decided by the State Bank Governor.

;

Quyết định 15/2000/QĐ-NHNN4 về quy chế Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 15/2000/QĐ-NHNN4
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Lê Đức Thúy
Ngày ban hành: 11/01/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 15/2000/QĐ-NHNN4 về quy chế Kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…