Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

SỐ: 115-QĐ

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1965

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỆ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM “GỬI GỌN LẤY GỌN, CÓ THỜI HẠN, CÓ LÃI”

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 312-TTg ngày 20-8-1959 của Thủ tướng Chính phủ thành lập quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa;
Xét tình hình thi hành các thể thức tiết kiệm, khả năng và điều kiện tham gia gửi tiền của các tầng lớp nhân dân hiện nay.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành thể thức tiết kiệm “gửi gọn lấy gọn, có thời hạn, có lãi”.

Điều 2. Thể thức này được thi hành kể từ ngày 1-4-1965 trong toàn quốc.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục tiết kiệm, Cục trưởng Cục cho vay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở Ngân hàng trung ương và các ông Trưởng Chi nhánh Ngân hàng các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

K.T. TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Vũ Duy Hiệu


THỂ LỆ

GỬI TIỀN TIẾT KIỆM “GỬI GỌN LẤY GỌN, CÓ THỜI HẠN, CÓ LÃI”.
(Ban hành kèm theo quyết định số 115-QĐ ngày 8-3-1965 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Điều 1. - Thể thức tiết kiệm “gửi gọn lấy gọn, có thời hạn, có lãi” nhằm động viên nhân dân ở thành thị cũng như ở nông thôn, gửi những món tiền tương đối lớn chưa tiêu dùng và có thể để dành trong một thời gian tương đối dài mới dùng đến.

Mỗi lần gửi, phải gửi tròn 10 đồng; không gửi lẻ từng đồng dưới 10 đồng. Mỗi phiếu chỉ gửi tối đa là 290 đồng. Mỗi người có thể gửi nhiều phiếu một lần.

Điều 2. - Thời hạn gửi là ba tháng, lãi suất là 0,42% một tháng. Gửi đủ sáu tháng trở lên được trả lãi suất 0,51% một tháng kể từ ngày gửi tiền ghi trên phiếu.

Nếu xin rút vốn ra trước thời hạn ba tháng, xem như gửi không có kỳ hạn và được trả lãi suất 0,30% một tháng. Gửi chưa đủ một tháng đã lĩnh vốn ra thì không được tính lãi. Tiền lãi chi tính trọn tháng. Những ngày lẻ tháng, dưới 30 ngày sẽ không trả lãi.

Điều 3. - Đối với những phiếu đã gửi đủ một năm trở lên, ngoài số tiền lãi 0,51% một tháng được trả, người gửi còn được dự một kỳ quay số khuyến khích tổ chức một năm một lần (bắt đầu từ năm 1966).

Tiền thưởng quy định như sau:

Cứ 10.000 số (một xê-ri) có 13 giải thưởng:

- 1 giải nhất thưởng bằng 100% tiền lãi;

- 2 giải nhì thưởng bằng 50% tiền lãi;

- 10 giải ba thưởng bằng 25% tiền lãi.

Số tiền lãi tính để trả thưởng được kể từ ngày gửi đến ngày công bố kết quả quay số trên báo. Những phiếu đã trúng thưởng mà chưa rút vốn ra thì vẫn được tiếp tục dự quay số trong các kỳ sau, do đó những phiếu tiết kiệm nào gửi càng lâu thì càng được dự quay số nhiều lần và số tiền thưởng lại càng cao.

Về thủ tục quay số, sẽ tổ chức quay số chung cho tất cả các phiếu thuộc tất cả các xê-ri đã phát hành, cho nên khi công bố kết quả quay số trên báo sẽ có nhiều số trúng thưởng; nhưng chỉ những số phiếu đã gửi đủ một năm trở lên và còn số dư đến ngày công bố kết quả quay số mới được lĩnh thưởng.

Điều 4. Khi lấy vốn ra, người gửi sẽ lấy một lần trọn cả số tiền ghi trên phiếu mà không được lấy từng phần và lấy làm nhiều lần. Tiền lãi sẽ được trả cùng một lúc với tiền vốn. Trường hợp lấy cả số vốn ra mà chưa tiêu dùng hết thì có thể gửi số tiền còn lại vào một phiếu mới với số hiệu khác.

Đến hạn, nếu người gửi chỉ yêu cầu lấy lãi mà không lấy vốn ra, thì quỹ tiết kiệm sẽ trả lãi riêng. Tiền lãi chỉ trả theo từng thời hạn ba tháng hay sáu tháng một lần.

Điều 5. - Gửi tiền tại quỹ tiết kiệm cơ sở nào, chỉ được lấy ra tại quỹ tiết kiệm cơ sở đó. Trên phiếu tiết kiệm phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, chứng minh thư của người gửi (nếu có) và người gửi phải ký tên vào phiếu lưu và cuống phiếu; nếu không ký được thì phải điểm chỉ hay cho ghi bí danh.

Trường hợp mất chứng minh thư, thì phải có giấy chứng nhận của chính quyền, công an xác minh việc người gửi tiền tiết kiệm đã mất chứng minh thư. Trong trường hợp này, quỹ tiết kiệm cơ sở phải đối chiếu kỹ lưỡng chữ ký của người gửi tiền trên phiếu lưu với chữ ký của người ấy trên phiếu chính ký khi rút tiền ra.

Người nào gửi, thì người ấy lĩnh ra. Nếu ủy nhiệm cho người khác lĩnh thay thì phải có giấy ủy nhiệm của người gửi. Người được ủy nhiệm đến lĩnh phải xuất trình:

- Phiếu tiết kiệm của người gửi,

- Giấy ủy nhiệm và chứng minh thư của người gửi. Trên giấy nhiệm người gửi phải ký đúng chữ ký đã ký ở phiếu lưu và cuống phiếu lúc gửi tiền.

- Giấy chứng minh thư của người được ủy nhiệm hay một giấy chứng nhận do chính quyền, công an, hay cơ quan nơi công tác cấp.

Điều 6. - Trường hợp người gửi tiền tiết kiệm chết mà không có giấy tờ chính thức nói rõ ai là người thừa kế thì phiếu tiết kiệm của người chết sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế được pháp luật Nhà nước công nhận hay cơ quan chính quyền có thẩm quyền chứng nhận.

Điều 7. - Mất phiếu phải báo ngay cho quỹ tiết kiệm cơ sở nơi mình gửi biết. Người mất phiếu có thể viết thư hay trực tiếp đến báo; nhưng cả trong hai trường hợp đều phải có giấy báo mất ghi rõ: họ, tên, địa chỉ, chứng minh thư của người gửi, số phiếu, số tiền và ngày gửi để quỹ tiết kiệm tiện việc theo dõi, để phòng kẻ gian lợi dụng.

Sau 10 ngày kể từ ngày báo mất; người mất phiếu sẽ được cấp phiếu mới, xem như được lĩnh vốn và lãi ra và gửi lại lần khác.

Điều 8. - Nếu người gửi chuyển chỗ ở đến một nơi khác xa hơn thì có thể hoặc xin lấy vốn ra hoặc xin chuyển tiền đến nơi ở mới để tiếp tục gửi lại.

Muốn xin chuyển tiền đến nơi ở mới người gửi phải xuất trình giấy tờ như: công lệnh; giấy chuyển hộ khẩu hay giấy thông hành và nạp lại phiếu tiết kiệm của mình xem như lĩnh vốn ra. Quỹ tiết kiệm nơi gửi cũ sẽ làm thủ tục chuyển tiền đến nơi ở mới có ghi rõ ngày gửi của khách hàng trên phiếu chuyển tiền nhưng không tính lãi trả cho người xin chuyển tiền. Người gửi sẽ được cấp phiếu khác tại nơi ở mới kể từ ngày người gửi đến nhận phiếu. Tiền lãi cũng như tiền thưởng (nếu được trúng thưởng) sẽ do quỹ tiết kiệm nơi mới đến tính trả kể từ ngày gửi tiền ở nơi cũ cho đến ngày lĩnh vốn ra, hay ngày trúng thưởng. Khi lập phiếu mới, quỹ tiết kiệm cơ sở nơi mới đến phải ghi rõ ngày gửi đúng như đã ghi trên phiếu chuyển tiền.

Số tiền xin chuyển được miễn lệ phí chuyển tiền.

Điều 9. - Những điều khoản trên này được thi hành kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1965.

Những điều quy định trước đây trong thể lệ cũ ban hành theo quyết định số 87-VP ngày 15-12-1959 về thể thức tiết kiệm gửi gọn lấy gọn đều bãi bỏ.

Về chi tiết thi hành sẽ có chỉ thị hướng dẫn cụ thể và chế độ quản lý phiếu kèm theo.

 

K.T. TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Vũ Duy Hiệu

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 115-QĐ năm 1965 về việc ban hành thể lệ gửi tiền tiết kiệm “Gửi gọn lấy gọn, có thời hạn, có lãi” do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 115-QĐ
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Vũ Duy Hiệu
Ngày ban hành: 08/03/1965
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 115-QĐ năm 1965 về việc ban hành thể lệ gửi tiền tiết kiệm “Gửi gọn lấy gọn, có thời hạn, có lãi” do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [10]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…