NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1145/2002/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1145/2002/QĐ-NHNN NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10; Luật các Tổ chức Tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/ 2002; Các quy định về báo cáo kế toán của Tổ chức tín dụng tại Chế độ thông tin, báo cáo ban hành theo Quyết định số 516/2000/QĐ-NHNN1 ngày 18/12/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Vũ Thị Liên (Đã ký) |
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 1145/2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Báo cáo tài chính của các Tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Báo cáo tài chính) là báo cáo kế toán tổng hợp được lập theo các chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng đối với Tổ chức tín dụng.
Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của Tổ chức tín dụng (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chế độ này.
2. Chế độ Báo cáo tài chính này được áp dụng đối với các Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng.
Điều 2. Căn cứ và nguyên tắc lập Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở số liệu các tài khoản trong và ngoài Bảng cân đối kế toán theo đúng tính chất, nội dung tài khoản được quy định tại hệ thống tài khoản kế toán Tổ chức tín dụng hiện hành.
2. Báo cáo tài chính phải phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan số liệu và tình hình về các hoạt động của Tổ chức tín dụng. Đối với một số biểu mẫu báo cáo tài chính có kèm thuyết minh thì phải giải trình rõ ràng, đầy đủ vấn đề cần thuyết minh.
3. Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và trung thực trong nội dung Báo cáo tài chính của đơn vị mình.
Điều 3. Hình thức Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản và file (tệp) dữ liệu trên vật mang tin (băng, đĩa từ...) hoặc truyền qua mạng máy vi tính. Báo cáo tài chính bằng văn bản và file dữ liệu trên vật mang tin hoặc truyền qua mạng máy tính phải khớp đúng với nhau.
Điều 4. Gửi và công bố Báo cáo tài chính
1- Tổ chức tín dụng phải gửi Báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy trình và thời hạn quy định tại các điều 7, 8 Chế độ này.
2- Tổ chức tín dụng có trách nhiệm gửi Báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3- Việc công bố hoặc cung cấp số liệu từ Báo cáo tài chính được thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 5. Lưu trữ tài liệu về Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính bằng văn bản phải được bảo quản, lưu trữ theo quy định hiện hành về lưu trữ tài liệu kế toán.
Điều 6. Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính
1- Hệ thống Báo cáo tài chính gồm 05 biểu mẫu sau đây:
TT |
Ký hiệu |
Tên biểu mẫu |
Định kỳ lập |
1 |
F 01/TCTD |
Bảng cân đối tài khoản kế toán |
Tháng, năm |
2 |
F 02/TCTD |
Bảng cân đối kế toán |
Quý, năm |
3 |
F 03/TCTD |
Báo cáo kết quả kinh doanh |
Quý, năm |
4 |
F 04/TCTD |
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ |
Năm |
5 |
F 05/TCTD |
Thuyết minh báo cáo tài chính |
Quý, năm |
2- Đối với Quỹ tín dụng Trung ương lập Bảng cân đối tài khoản kế toán (tháng, năm), bảng cân đối kế toán năm, báo cáo kết quả phân phối lợi nhuận và thuyết minh báo cáo tài chính (còn Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thì chỉ lập Bảng cân đối tài khoản kế toán và báo cáo kết quả phân phối lợi nhuận)
3- Nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên từng Báo cáo tài chính được quy định cụ thể tại các biểu mẫu kèm theo Chế độ này.
Điều 7. Thời hạn lập và gửi Báo cáo tài chính
Tổ chức tín dụng phải tuân thủ theo thời hạn lập và gửi các Báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước được quy định như sau:
1- Báo cáo tài chính tháng:
- Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh QTD TW và Quỹ tín dụng Trung ương: thời hạn gửi báo cáo tài chính tháng chậm nhất là ngày 5 tháng kế tiếp.
- Đối với các Tổ chức Tín dụng khác: thời hạn gửi báo cáo tài chính tháng chậm nhất là ngày 10 tháng kế tiếp.
2- Báo cáo tài chính quý:
- Đối với các Tổ chức Tín dụng: thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất ngày 20 tháng đầu quý kế tiếp.
3- Báo cáo tài chính năm:
- Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh QTD TW và Quỹ tín dụng Trung ương: thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là ngày 31/3 năm sau.
- Đối với các Tổ chức Tín dụng khác: thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất ngày 20/1 năm kế tiếp.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn gửi Báo cáo tài chính là ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày gửi Báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
Điều 8. Quy trình gửi Báo cáo tài chính
1. Quy trình gửi Báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước:
a- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Sở giao dịch của Tổ chức Tín dụng, Chi nhánh Tổ chức Tín dụng (kể cả chi nhánh phụ của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hiện chưa được chuyển thành chi nhánh Ngân hàng nước ngoài) gửi báo cáo tài chính bằng văn bản, đồng thời truyền qua mạng máy tính (hoặc gửi bằng đĩa mềm) cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) theo thời gian quy định cụ thể đối với từng Báo cáo tài chính.
- Các Tổ chức Tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, Tổ chức Tín dụng hợp tác (không phải quỹ tín dụng nhân dân), tổ chức tín dụng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, Tổ chức Tín dụng phi Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt nam tổng hợp số liệu toàn hệ thống và gửi báo cáo tài chính bằng văn bản đồng thời truyền qua mạng máy tính cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở chính) theo thời gian quy định.
- Đối với các Tổ chức Tín dụng hợp tác là Quỹ tín dụng nhân dân:
+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh QTD TW gửi báo cáo tài chính bằng văn bản và truyền qua mạng máy tính hoặc gửi bằng đĩa mềm (nếu có điều kiện) cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng Quản lý các Tổ chức Tín dụng hoặc Phòng Tổng hợp và Quản lý các Tổ chức Tín dụng), nơi đóng trụ sở.
+ Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi báo cáo tài chính bằng văn bản, Phòng Tổng hợp và quản lý các tổ chức tín dụng (hoặc Phòng Quản lý tài chính các tổ chức tín dụng) có trách nhiệm nhập các báo cáo này vào máy vi tính, sau đó, gửi "file" báo cáo này cho Phòng (tổ, bộ phận) tin học để truyền về Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác thông qua Cục Công nghệ tin học Ngân hàng.
b- Tại Trung ương
- Theo định kỳ và thời hạn quy định, các Tổ chức Tín dụng Nhà nước tổng hợp số liệu của toàn hệ thống gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng) báo cáo tài chính bằng văn bản, đồng thời truyền qua mạng máy tính (hoặc gửi bằng đĩa mềm) cho Cục Công nghệ tin học Ngân hàng.
Thanh tra Ngân hàng sao chụp các báo cáo tài chính bằng văn bản nhận được của các Tổ chức Tín dụng Nhà nước và gửi bản sao chụp cho Vụ Kế toán – Tài chính.
- Theo định kỳ và thời hạn quy định, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tổng hợp số liệu của Hội sở chính và các chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương và gửi báo cáo tài chính bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác), đồng thời truyền qua mạng máy tính (hoặc gửi bằng đĩa mềm) cho Cục Công nghệ tin học Ngân hàng.
2- Quy trình gửi Báo cáo tài chính trong nội bộ Tổ chức tín dụng do Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng quy định và hướng dẫn.
Điều 9. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng, kể cả Sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện và đơn vị trực thuộc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng, có trách nhiệm:
1- Lập và gửi đầy đủ, kịp thời Báo cáo tài chính theo quy định của Chế độ này.
2- Đối với Báo cáo tài chính dưới hình thức bằng văn bản phải có đủ chữ ký, dấu của đơn vị theo đúng quy định.
3- Đối với Báo cáo tài chính dưới hình thức file (tệp) dữ liệu trên vật mang tin hoặc truyền qua mạng máy vi tính phải được mã hoá, bảo mật và xử lý truyền (gửi) đi theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về truyền, nhận thông tin, báo cáo qua mạng hoặc băng, đĩa từ.
4- Khi nhận được tra soát Báo cáo tài chính có sai sót của đơn vị nhận báo cáo, phải rà soát, kiểm tra lại và nếu có sai sót thì phải điều chỉnh lại ngay bằng cách huỷ bỏ báo cáo có sai sót và lập báo cáo đúng để gửi lại cho đơn vị nhận báo cáo, kèm theo trả lời tra soát có ghi "Đã điều chỉnh sai sót"; Trường hợp đơn vị tự phát hiện Báo cáo tài chính của mình có sai sót phải chủ động điều chỉnh như đã hướng dẫn trên đây.
Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a- Là đầu mối tiếp nhận các Báo cáo tài chính bằng văn bản và bằng file qua mạng truyền tin của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn; Kiểm soát tính chính xác về số học của các Báo cáo tài chính, riêng đối với Bảng cân đối tài khoản kế toán còn phải đối chiếu số dư đầu kỳ báo cáo với số dư cuối kỳ trước để đảm bảo sự khớp đúng.
b- Sau khi đã tiếp nhận, kiểm tra và đối chiếu Báo cáo tài chính theo quy định, nếu không có sai sót phải xử lý truyền tiếp ngay cho Cục Công nghệ tin học Ngân hàng. Nếu phát hiện có sai sót phải yêu cầu đơn vị báo cáo kiểm tra, điều chỉnh và truyền lại để xử lý truyền tiếp theo quy định.
c- Khai thác số liệu và tình hình trên Báo cáo tài chính để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn do Thống đốc quy định; Quản lý và lưu trữ Báo cáo tài chính bằng văn bản.
2- Cục Công nghệ tin học Ngân hàng:
a- Là đầu mối tổ chức, tiếp nhận các Báo cáo tài chính do các Tổ chức tín dụng, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương truyền qua mạng máy tính (hoặc gửi bằng đĩa mềm); Tổ chức lưu trữ dữ liệu Báo cáo tài chính an toàn và bảo mật.
b- Kiểm tra tính chính xác về mặt số học trên Báo cáo tài chính; Tổng hợp các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính theo nhu cầu khai thác và sử dụng của các Vụ, Cục, đơn vị chức năng có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước.
c- Hướng dẫn các Tổ chức tín dụng, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc truyền, nhận và khai thác dữ liệu Báo cáo tài chính trên mạng máy tính theo quy định.
d- Đảm bảo truyền dẫn thông tin thông suốt, kịp thời, chính xác, an toàn và bảo mật.
3- Vụ Kế toán - Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Chế độ này.
4- Căn cứ chức năng và nhiệm vụ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước đăng ký với Cục Công nghệ tin học Ngân hàng để được khai thác Báo cáo tài chính trên mạng theo nhu cầu cụ thể và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng trong nội bộ đơn vị mình.
Điều 11. Việc sửa đổi, bổ sung Chế độ này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
BIỂU MẪU
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 1145/2002/QĐ-NHNN ngày 18/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước)
1- Bảng cân đối tài khoản kế toán;
2- Bảng cân đối kế toán;
3- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
4- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
5- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Tên Đơn vị........ |
Ban hành theo QĐ số..../2002/QĐ-NHNN ngày tháng năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Tháng...năm......
A- CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: đồng
Tên tài khoản |
Số hiệu tài khoản |
Số dư đầu kỳ
|
Doanh số trong kỳ |
Số dư cuối kỳ |
|||
|
|
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
B- CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tên tài khoản |
Số hiệu tài khoản |
Số dư đầu kỳ |
Doanh số trong kỳ |
Số dư cuối kỳ |
|
|
|
|
Nhập |
Xuất |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
Lập bảng (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng (TP Kế toán) (Ký, họ tên) |
........., ngày... tháng... năm... Tổng GĐ (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
1- Bản chất và mục đích của bảng cân đối tài khoản kế toán:
Bảng cân đối tài khoản kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh doanh số hoạt động và số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản từ cấp III đến tài khoản cấp I trong một kỳ báo cáo. Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập theo tháng, năm.
Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản kế toán là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu trên các báo cáo tài chính khác.
2- Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập cho các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán chi tiết tháng (hoặc năm) để lập bảng cân đối tài khoản kế toán đến cấp III.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán cần thực hiện đúng các quy định sau:
- Những tài khoản cấp III có 2 số dư thì trên bảng cân đối tài khoản kế toán phải để nguyên 2 số dư, không được bù trừ cho nhau.
- Tổng doanh số Nợ trong kỳ phải bằng tổng doanh số Có trong kỳ; Tổng dư Nợ đầu kỳ phải bằng tổng dư Có đầu kỳ; Tổng dư Nợ cuối kỳ phải bằng tổng dư Có cuối kỳ.
- Đối với Bảng cân đối tài khoản kế toán năm: cột doanh số trong kỳ phải bằng doanh số 12 tháng của 12 bảng cân đối cộng lại.
|
Ban hành theo QĐ số1145./2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
QUÝ (HOẶC NĂM)...
Đơn vị : đồng
Tài sản |
Kỳ này |
Kỳ trước |
Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT |
1 |
2 |
3 |
4 |
I- Tiền mặt tại quỹ |
|
|
DN 101, 102, 103, 104, 105 |
II- Tiền gửi tại NHNN |
|
|
DN 111, 112 |
III- Tiền gửi tại các TCTD trong nước và ở nước ngoài |
|
|
DN 122, 131, 132 |
IV- Cho vay các TCTD khác |
|
|
|
- Cho vay các TCTD khác |
|
|
DN 201, 202, 203, 204, 205, 206 |
- Dự phòng phải thu khó đòi (***) |
|
|
DC 209 |
V- Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước |
|
|
|
- Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước |
|
|
DN 211, 212, 213, 214, 215, 216, 221, 222, 231, 232, 241, 242, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 261, 268, 271, 272, 273, 274, 275, 28, 29 |
- Dự phòng phải thu khó đòi (***) |
|
|
DC 219, 229, 239, 249, 259, 269, 279 |
VI- Các khoản đầu tư |
|
|
|
1- Đầu tư vào CK |
|
|
|
- Đầu tư vào chứng khoán |
|
|
DN 115, 116, 123, 133 |
- Dự phòng giảm giá chứng khoán (***) |
|
|
DC 119, 129, 139 |
2- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần |
|
|
DN 134, 135 |
VII- Tài sản |
|
|
|
1- Tài sản cố định |
|
|
|
- Nguyên giá TSCĐ |
|
|
DN 301, 302, 303 |
- Hao mòn TSCĐ (***) |
|
|
DC 305 |
2- Tài sản khác |
|
|
Chênh lệch DN 31 (nếu DN>DC) |
VIII- Tài sản Có khác |
|
|
|
1- Các khoản phải thu |
|
|
DN 32, 36, 37, 463 (nếu có Dư nợ) |
2- Các khoản lãi cộng dồn dự thu |
|
|
DN 117, 127, 137, 207, 217, 227, 237, 247, 257, 277 |
3- Tài sản Có khác |
|
|
DN 233, 234, DN 468 (Nếu có DN), DN 492, 495, Chênh lệch DN 50, 51, 52, 56 (Nếu DN>DC), Chênh lệch DN 63 (Nếu DN > DC) |
4- Các khoản dự phòng rủi ro khác (***) |
|
|
DC 591, 592 |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN |
|
|
|
NGUỒN VỐN |
|
|
|
I- Tiền gửi của KBNN và TCTD khác |
|
|
|
1- Tiền gửi của KBNN |
|
|
DC 401, 402 |
2- Tiền gửi của TCTD khác |
|
|
DC 411, 412, 421 |
II- Vay NHNN, TCTD khác |
|
|
|
1- Vay NHNN |
|
|
DC 403, 404 |
2- Vay TCTD trong nước |
|
|
DC 414, 415 |
3- Vay TCTD ở nước ngoài |
|
|
DC 422 |
4- Nhận vốn cho vay đồng tài trợ |
|
|
DC 413 |
III- Tiền gửi của TCKT, dân cư |
|
|
DC 431, 432, 433, 434, 435, 436 |
IV- Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư |
|
|
DC 451, 452 |
V- Phát hành giấy tờ có giă |
|
|
DC 441, 442 |
VI- Tài sản nợ khác |
|
|
|
1- Các khoản phải trả |
|
|
DC 461, 462,463 (Nếu có Dư có),464,465,466, 467,468 (Nếu có dư có),469, 47 |
2- Các khoản lãi cộng dồn dự trả |
|
|
DC 407, 417, 427, 437, 447 |
3- Tài sản Nợ khác |
|
|
DC 492,495,499, Chênh lệch DC 50, 51, 52, 56 (Nếu DC>DN), Chênh lệch DC 63 (Nếu DC>DN) |
VII- Vốn và các quỹ |
|
|
|
1- Vốn của TCTD |
|
|
|
- Vốn điều lệ |
|
|
DC 601 |
- Vốn đầu tư XDCB |
|
|
DC 602 |
- Vốn khác |
|
|
DC 609 |
2- Quỹ của TCTD |
|
|
DC 61 |
3- Lãi/Lỗ kỳ trước |
|
|
Chênh lệch DC 692 (trường hợp DN>DC thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm) |
4- Lãi/Lỗ kỳ này |
|
|
DC loại 7 trừ DN Loại 8 (Nếu DC>DN) DN loại 8 trừ DC loại 7 (Nếu DN>DC và số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm) |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN |
|
|
|
Ghi chú: Những chỉ tiêu có đánh dấu sao (***) số liệu để dưới dạng số âm (-)
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu |
Kỳ này |
Kỳ trước |
Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT |
1 |
2 |
3 |
4 |
1- Cam kết bảo lãnh cho khách hàng |
|
|
Số còn lại của TK 921 |
2- Các cam kết giao dịch hối đoái |
|
|
Số còn lại của TK 923 |
3- Cam kết tài trợ cho khách hàng |
|
|
Số còn lại của TK 925 |
4- Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lý tại công ty |
|
|
Số còn lại của TK 951 |
5- Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho khách hàng thuê |
|
|
Số còn lại của TK 952 |
Lập bảng (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng (TP Kế toán) (Ký, họ tên) |
........., ngày... tháng... năm... Tổng GĐ (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1- Bản chất và mục đích của Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán của Tổ chức Tín dụng là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Tổ chức Tín dụng tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Tổ chức Tín dụng theo cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Qua đó có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tổ chức Tín dụng tại thời điểm báo cáo.
2- Kết cấu của Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Tổ chức Tín dụng tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của Tổ chức Tín dụng.
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của Tổ chức Tín dụng tại thời điểm báo cáo.
3- Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán:
- Căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán kỳ trước và kỳ này.
4- Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán theo đúng mẫu đã quy định.
Tên Đơn vị........ |
Ban hành theo QĐ số 1145./2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý. . . . . năm. . . .
PHẦN I. LÃI, LỖ
Đơn vị: đồng
Các chỉ tiêu |
Quý này |
Quý trước |
Luỹ kế từ đầu năm |
Cách lấy số liệu từ Bảng CĐTKKT |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
I- Thu từ lãi |
|
|
|
|
1- Thu lãi cho vay |
|
|
|
DC 701 |
2- Thu lãi tiền gửi |
|
|
|
DC 711 |
3- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần |
|
|
|
DC 721 |
4- Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính |
|
|
|
DC 703 |
5- Thu khác về hoạt động tín dụng |
|
|
|
DC 709 |
Tổng thu tiền lãi và các khoản thu nhập có tính chất lãi |
|
|
|
å (1¸5) |
II- Chi trả lãi |
|
|
|
|
1- Chi trả lãi tiền gửi |
|
|
|
DN 801 |
2- Chi trả lãi tiền đi vay |
|
|
|
DN 802 |
3- Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
DN 803 |
Tổng chi trả lãi |
|
|
|
å (1¸3) |
|
|
|
|
|
III- Thu nhập từ lãi (Thu nhập lãi ròng) |
|
|
|
I-II |
IV- Thu ngoài lãi |
|
|
|
|
1- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh |
|
|
|
DC 702 |
2- Thu phí dịch vụ thanh toán |
|
|
|
DC 712 |
3- Thu phí dịch vụ ngân quỹ |
|
|
|
DC 713 |
4- Thu từ tham gia thị trường tiền tệ |
|
|
|
DC 722 |
5- Lãi từ kinh doanh ngoại hối |
|
|
|
nếu DC 723 > DN 822 |
6- Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý |
|
|
|
DC 724 |
7- Thu từ các dịch vụ khác |
|
|
|
DC 725, 726, 729 |
8- Các khoản thu nhập bất thường |
|
|
|
DC 79 |
Tổng thu ngoài lãi |
|
|
|
å (1¸8) |
|
|
|
|
|
V- Chi phí ngoài lãi |
|
|
|
|
1- Chi khác về hoạt động huy động vốn |
|
|
|
DN 809 |
2- Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ |
|
|
|
DN 811, 812, 813, 819 |
3- Chi về tham gia thị trường tiền tệ |
|
|
|
DN 821 |
4- Lỗ từ kinh doanh ngoại hối |
|
|
|
nếu DN 822 > DC 723 |
5- Chi về hoạt động khác |
|
|
|
DN 829 |
6- Chi nộp thuế |
|
|
|
DN 831 |
7- Chi nộp các khoản phí, lệ phí |
|
|
|
DN 832 |
8- Chi phí cho nhân viên |
|
|
|
DN 84 |
9- Chi hoạt động quản lý và công vụ |
|
|
|
DN 85 |
10- Chi khấu hao cơ bản TSCĐ |
|
|
|
DN 861 |
11- Chi khác về tài sản |
|
|
|
DN 862, 863, 864, 865, 866 |
12- Chi dự phòng |
|
|
|
DN 872 |
13- Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng, chi bồi thường BHTG |
|
|
|
DN 873, 875 |
14- Chi bất thường khác |
|
|
|
DN 89 |
Tổng chi phí ngoài lãi |
|
|
|
å (1¸14) |
|
|
|
|
|
VI- Thu nhập ngoài lãi |
|
|
|
IV-V |
VII- Thu nhập trước thuế |
|
|
|
III+VI |
VIII- Thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
|
|
|
IX- Thu nhập sau thuế |
|
|
|
VII-VIII |
PHẦN II- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu |
Số còn phải nộp đầu kỳ |
Số phát sinh trong kỳ |
Luỹ kế từ đầu năm |
Số còn phải nộp cuối kỳ |
||
|
|
Số phải nộp |
Số đã nộp |
Số phải nộp |
Số đã nộp |
|
I. Thuế |
|
|
|
|
|
|
1. Thuế VAT |
|
|
|
|
|
|
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
3. Thuế XNK |
|
|
|
|
|
|
4. Thuế thu nhập |
|
|
|
|
|
|
5. Thu sử dụng vốn NSNN |
|
|
|
|
|
|
6. Thuế tài nguyên |
|
|
|
|
|
|
7. Thuế nhà đất |
|
|
|
|
|
|
8. Tiền thuê đất |
|
|
|
|
|
|
9. Các loại thuế khác |
|
|
|
|
|
|
II. Các khoản phải nộp khác |
|
|
|
|
|
|
1. Các khoản phụ thu |
|
|
|
|
|
|
2. Các khoản phí, lệ phí |
|
|
|
|
|
|
3. Các khoản phải nộp khác |
|
|
|
|
|
|
Các Tổ chức Tín dụng thực hiện lập mẫu biểu này theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ tài chính và của cơ quan thuế.
Lập bảng (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng (TP Kế toán) (Ký, họ tên) |
........., ngày... tháng... năm... Tổng GĐ (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán, là cơ sở để kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch thu chi tài chính của đơn vị báo cáo.
2- Kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh gồm 2 phần:
Phần I- Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của TCTD.
Phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
3- Cơ sở số liệu để lập báo cáo:
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.
- Căn cứ vào số dư Có cuối kỳ báo cáo trên sổ kế toán của các tài khoản thuộc loại 7 "Các khoản thu" và số dư Nợ cuối kỳ báo cáo trên sổ kế toán của các tài khoản thuộc loại 8 "Các khoản chi".
4- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Số liệu trên Cột 4 (phần I) là số luỹ kế từ đầu năm nếu là báo cáo quý; Là Số thực hiện trong năm nếu là báo cáo năm.
Đơn vị................ |
Ban hành theo QĐ số.... /2002/QĐ-NHNN ngày... tháng... năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
(THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP)
Chỉ tiêu |
Mã số |
Kỳ này |
Kỳ trước |
Cách lấy số liệu |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
I- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh |
|
|
|
|
1- Lợi nhuận trước thuế |
01 |
|
|
Lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh |
Điều chỉnh cho các khoản |
|
|
|
|
- Khấu hao TSCĐ |
02 |
|
|
Số dư trong năm của TK 861 hay số Chênh lệch giữa Số Dư nợ cuối kỳ với số dư nợ đầu kỳ báo cáo của TK 861 |
- Dự phòng |
03 |
|
|
Chênh lệch Dư Có cuối kỳ với đầu kỳ của các TK dự phòng 119, 129,139, 209, 219... |
- Lãi, lỗ do thanh lý TSCĐ |
04 |
|
|
số tiền thu được do bán TSCĐ trừ giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế sẽ trừ nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ |
- Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản |
05 |
|
|
Căn cứ vào Sổ chi tiết TK 63 "Chênh lệch đánh giá lại tài sản", phần lãi (lỗ) do chênh lệch đánh giá lại tài sản trong kỳ báo cáo trước khi chuyển vào TK Thu nhập/ Chi phí, sẽ trừ nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ |
- Lãi, lỗ từ việc bán chứng khoán |
06 |
|
|
Chênh lệch giữa số thực thu với gía trị ghi sổ kế toán của chứng khoán trong kỳ báo cáo |
- Thu lãi đầu tư chứng khoán |
07 |
|
|
Số tiền lãi được hưởng khi chứng khoán đến hạn trong kỳ báo cáo. |
- Lãi, lỗ do đầu tư vào đơn vị khác (góp vốn, mua cổ phần ...) |
08 |
|
|
Chênh lệch giữa số tiền thu được khi bán khoản đầu tư vào đơn vị khác với giá trị ghi sổ kế toán; Số lãi thu được từ các khoản góp vốn, mua cổ phần. Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế sẽ trừ nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ |
- Các điều chỉnh khác
|
09 |
|
|
Dùng để điều chỉnh số liệu cho các khoản lãi/lỗ khác không thuộc hoạt động kinh doanh. |
2- Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động |
10 |
|
|
å (01¸ 09) |
(Tăng)/Giảm tài sản hoạt động |
|
|
|
|
- (Tăng)/Giảm tiền gửi tại TCTD khác |
11 |
|
|
Chênh lệch dư Nợ cuối kỳ với đầu kỳ của các TK 122, 131, 132; trừ đi các khoản tiền gửi đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo |
- (Tăng)/Giảm cho vay đối với TCTD khác |
12 |
|
|
chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Cho vay các TCTD khác" trong Bảng cân đối kế toán |
- (Tăng)/Giảm cho vay đối với khách hàng |
13 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước" trong Bảng cân đối kế toán |
- (Tăng)/Giảm lãi dự thu |
14 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Các khoản lãi cộng dồn dự thu" trong Bảng cân đối kế toán |
- (Tăng)/Giảm các tài sản hoạt động khác |
15 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 3 chỉ tiêu: " Tài sản khác", "Các khoản phải thu" và "Tài sản Có khác" trong Bảng cân đối kế toán |
Tăng (Giảm) các khoản công nợ hoạt động |
|
|
|
|
- Tăng/(Giảm) tiền gửi của TCTD khác |
16 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu: "Tiền gửi của KBNN" và "Tiền gửi của TCTD khác" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/ (Giảm) tiền gửi của khách hàng |
17 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Tiền gửi của TCKT, dân cư" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) lãi dự trả |
18 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Các khoản lãi cộng dồn dự trả" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) phát hành giấy tờ có giá |
19 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu " Phát hành giấy tờ có giá" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) vay NHNN |
20 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu " Vay NHNN" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) vay TCTD khác trong nước và ở nước ngoài |
21 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu " Vay TCTD trong nước" và "Vay TCTD ở nước ngoài" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) vốn tài trợ uỷ thác đầu tư |
22 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu " Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) khoản nhận vốn để cho vay đồng tài trợ |
23 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu " Nhận vốn cho vay đồng tài trợ" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) các khoản công nợ hoạt động khác |
24 |
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu " Các khoản phải trả" và "Tài sản nợ khác" trong Bảng cân đối kế toán |
3- Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp |
30 |
|
|
å (10 ¸ 24) |
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp |
31 |
|
|
Căn cứ vào số tiền trả thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
|
- Chi từ các Quỹ của TCTD |
32 |
|
|
Căn cứ vào số tiền chi trong kỳ từ các Quỹ của TCTD. |
4- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh |
40 |
|
|
å (30 ¸ 32) |
II- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
|
- Mua TSCĐ theo nguyên giá |
41 |
|
|
số tiền đã chi ra trong kỳ để mua sắm TSCĐ (theo nguyên giá) |
- Tiền thu do bán, thanh lý TSCĐ |
42 |
|
|
Số tiền đã thu do bán, thanh lý TSCĐ |
- Tiền mua chứng khoán |
43 |
|
|
số tiền đã chi ra trong kỳ để mua chứng khoán: Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ trong kỳ của các TK 115, 116, 123, 133 |
- Tiền thu từ bán chứng khoán |
44 |
|
|
Số tiền đã thu do bán chứng khoán |
- Thu lãi đầu tư chứng khoán |
45 |
|
|
Số tiền thu lãi được hưởng khi chứng khoán đến hạn trong kỳ báo cáo |
- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần |
46 |
|
|
số tiền đã chi ra trong kỳ để góp vốn liên doanh, mua cổ phần: Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ trong kỳ của các TK 134, 135 |
- Tiền thu từ góp vốn liên doanh, mua cổ phần |
47 |
|
|
Số tiền thu hồi về từ các khoản góp vốn liên doanh, mua cổ phần |
- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần |
48 |
|
|
số dư trong năm của TK 721 (số chênh lệch giữa số Dư có cuối kỳ và số Dư có đầu kỳ của TK 721) |
- Các hoạt động đầu tư khác
|
49 |
|
|
số tiền thu vào hoặc chi ra trong kỳ cho các hoạt động đầu tư khác của đơn vị |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư |
50 |
|
|
å (41 ¸49) |
III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính |
|
|
|
|
- Tăng/(Giảm) Vốn cổ phần |
51 |
|
|
Số tiền thu vào hoặc chi ra trong kỳ do Tăng hoặc Giảm vốn cổ phần. |
- Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào TCTD |
52 |
|
|
số tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông |
- Các hoạt động tài chính khác |
53 |
|
|
số tiền đã chi ra hoặc thu về trong kỳ cho các hoạt động tài chính khác của đơn vị |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính |
60 |
|
|
å (51 ¸ 53) |
IV- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ |
70 |
|
|
å (40+ 50+ 60) và bằng số chênh lệch giữa chỉ tiêu mã 90 và 80 |
V- Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ |
80 |
|
|
Chỉ tiêu "Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ" trong Bảng lưu chuyển tiền tệ của kỳ trước |
VI- Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ |
90 |
|
|
Số kỳ này của 2 chỉ tiêu: " Tiền mặt tại quỹ" ; "Tiền gửi tại NHNN" trong Bảng cân đối kế toán và cộng thêm các khoản "tiền gửi tại các TCTD khác": không kỳ hạn và đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo. |
Ghi chú: Số liệu chỉ tiêu là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
...., ngày... tháng... năm....
Lập bảng (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Tổng GĐ (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP)
I- BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:
Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Tổ chức Tín dụng. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo tiền, các thay đổi trong tài sản thuần của Tổ chức Tín dụng, cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán của Tổ chức Tín dụng và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
II- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:
1- Nội dung: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh;
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư;
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
* Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Tổ chức Tín dụng (là hoạt động chính để tạo ra doanh thu, không thuộc hoạt động tài chính hay đầu tư).
* Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của Tổ chức Tín dụng như việc mua hay bán những tài sản dài hạn và những khoản đầu tư khác không bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt.
* Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của Tổ chức Tín dụng như hoạt động góp vốn, nhận vốn liên doanh, ...
2- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp:
2.1- Nguyên tắc chung: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi nhuận, loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc tài sản và công nợ hoạt động.
2.2- Cơ sở lập: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào:
- Báo cáo kết quả kinh doanh;
- Bảng cân đối kế toán;
- Các tài liệu khác (như sổ kế toán chi tiết, báo cáo góp vốn, khấu hao, các tài liệu chi tiết về mua bán TSCĐ, trả lãi vay,...)
2.3- Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:
Phần I- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế (mã số 01):
Chỉ tiêu này lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm (lỗ) thì ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
Điều chỉnh cho các khoản:
- Khấu hao TSCĐ (mã số 02): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư trong kỳ báo cáo của TK 861 hay số Chênh lệch giữa Số Dư nợ cuối kỳ với số dư nợ đầu kỳ báo cáo của TK 861. Số liệu này được cộng vào chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế".
- Dự phòng (Mã số 03): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ báo cáo của các tài khoản Dự phòng 119, 129, 139, 209, 219... Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
- Lãi, lỗ do thanh lý TSCĐ (Mã số 04): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số tiền thu được do bán, thanh lý TSCĐ trừ (-) giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ.
- Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi ngoại tệ (Mã số 05): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Sổ chi tiết TK 63 "Chênh lệch đánh giá lại tài sản", phần lãi (lỗ) do chênh lệch đánh giá lại tài sản trong kỳ báo cáo trước khi chuyển vào TK Thu nhập/ Chi phí. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ.
- Lãi, lỗ từ việc bán chứng khoán (Mã số 06): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số thực thu với giá trị ghi sổ kế toán của chứng khoán trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ.
- Thu lãi đầu tư chứng khoán (Mã số 07): Số tiền lãi được hưởng khi chứng khoán đến hạn trong kỳ báo cáo.
- Lãi, lỗ do đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 08): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số tiền thu được khi bán khoản đầu tư vào đơn vị khác với giá trị ghi sổ kế toán; Số lãi thu được trong kỳ từ các khoản góp vốn liên doanh, mua cổ phần. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ.
- Các điều chỉnh khác (Mã số 09): Dùng để điều chỉnh số liệu cho các khoản lãi/lỗ khác không thuộc hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động (mã số 10):
Chỉ tiêu "Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động" phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo đã loại trừ sự ảnh hưởng của các khoản thu nhập và chi phí không trực tiếp bằng tiền; nhưng chưa tính đến những thay đổi các yếu tố của tài sản và công nợ họat động.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế cộng (hoặc trừ) các khoản điều chỉnh:
- (Tăng)/Giảm tài sản hoạt động: Số liệu của các chỉ tiêu trong phần này được xác định căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của các chỉ tiêu tương ứng trong Bảng cân đối kế toán và được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu tăng (số kỳ này > số kỳ trước), hoặc được cộng vào nếu giảm (số kỳ này < số kỳ trước). Cụ thể:
+ (Tăng)/Giảm tiền gửi tại TCTD khác (mã số 11): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Tiền gửi tại các TCTD trong nước và ở nước ngoài” trong Bảng cân đối kế toán; trừ đi các khoản tiền gửi đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo.
+ (Tăng)/Giảm cho vay đối với TCTD khác (mã số 12): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Cho vay các TCTD khác” trong Bảng cân đối kế toán.
+ (Tăng)/Giảm cho vay đối với khách hàng (mã số 13): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước” trong Bảng cân đối kế toán .
+ (Tăng)/Giảm lãi dự thu (mã số 14): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Các khoản lãi cộng dồn dự thu” trong Bảng cân đối kế toán.
+ (Tăng)/Giảm các tài sản hoạt động khác (Mã số 15): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 3 chỉ tiêu: “Tài sản khác”, “Các khoản phải thu” và “Tài sản Có khác” trong Bảng cân đối kế toán .
- Tăng/(Giảm) các khoản công nợ hoạt động: Số liệu của các chỉ tiêu trong phần này được xác định căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của các chỉ tiêu tương ứng trong Bảng cân đối kế toán và được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động” nếu tăng (số kỳ này > số kỳ trước), hoặc được trừ vào nếu giảm (số kỳ này < số kỳ trước) và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) . Cụ thể:
+ Tăng/(Giảm) tiền gửi của TCTD khác (mã số 16): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu “Tiền gửi của KBNN” (nếu có) và “Tiền gửi của TCTD khác” trong Bảng cân đối kế toán.
+ Tăng/(Giảm) tiền gửi của khách hàng (mã số 17): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Tiền gửi của TCKT, dân cư” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) lãi dự trả (mã số 18): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Các khoản lãi cộng dồn dự trả” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) Phát hành giấy tờ có giá (mã số 19): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Phát hành giấy tờ có giá” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) vay NHNN (Mã số 20): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Vay NHNN” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) vay các TCTD khác trong nước và ở nước ngoài (Mã số 21): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu: “Vay TCTD trong nước” và “Vay TCTD ở nước ngoài” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) vốn tài trợ uỷ thác đầu tư (mã số 22): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) khoản nhận vốn để cho vay đồng tài trợ (mã số 23): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Nhận vốn cho vay đồng tài trợ” trong Bảng cân đối kế toán.
+ Tăng/(Giảm) các khoản công nợ hoạt động khác (mã số 24): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu “Các khoản phải trả” và “Tài sản Nợ khác” trong Bảng cân đối kế toán .
Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 30): Chỉ tiêu “Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo (trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chi tiền từ các Quỹ của TCTD).
Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 10 đến mã số 24. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (***).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (mã số 31): Căn cứ vào số tiền trả thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi từ các Quỹ của TCTD (mã số 32): Căn cứ vào số tiền chi từ các Quỹ của TCTD trong kỳ.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 40): Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh số tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 30 đến mã số 32. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Phần II- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
- Mua TSCĐ theo nguyên giá (Mã số 41): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã chi ra trong kỳ để mua sắm TSCĐ (theo nguyên giá) và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
- Tiền thu do bán, thanh lý TSCĐ (Mã số 42): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đơn vị thu được trong kỳ do thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Tiền mua chứng khoán (Mã số 43): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã chi ra trong kỳ để mua chứng khoán. Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ trong kỳ của các TK 115, 116, 123, 133 và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (***).
- Tiền thu từ bán chứng khoán (Mã số 44): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đơn vị thu được trong kỳ do bán chứng khoán.
- Thu lãi đầu tư chứng khoán (Mã số 45): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền lãi đơn vị được hưởng khi chứng khoán đến hạn trong kỳ báo cáo.
- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần (Mã số 46): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã chi ra trong kỳ để góp vốn liên doanh, mua cổ phần. Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ trong kỳ của các TK 134, 135 và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (***).
- Tiền thu về từ các khoản góp vốn liên doanh, mua cổ phần (Mã số 47): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đơn vị thu hồi về từ các khoản góp vốn liên doanh, mua cổ phần.
- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần (Mã số 48): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số dư trong năm của TK 721. Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số Dư có cuối kỳ và số Dư có đầu kỳ của TK 721.
- Các hoạt động đầu tư khác (Mã số 49): số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số tiền thu vào hoặc chi ra trong kỳ cho các hoạt động đầu tư khác của đơn vị.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 50):
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 41 đến mã số 49. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Phần III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
- Tăng/(Giảm) vốn cổ phần (mã số 51): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu được trong kỳ do bán cổ phần hoặc số tiền đã chi ra để hoàn trả cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông.
- Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào TCTD (Mã số 52): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trả lãi cho các bên tham gia góp vốn liên doanh, các cổ đông.
- Các hoạt động tài chính khác (mã số 53): Số liệu chỉ tiêu này phản ánh số tiền đơn vị đã chi ra hoặc thu về trong kỳ cho các hoạt động tài chính khác của đơn vị.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (mã số 60)
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 51 đến mã số 53. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 70)
Chỉ tiêu Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này là số tổng cộng của các chỉ tiêu Phần I + Phần II + Phần III
(Mã số 70 = mã số 40 + mã số 50 + mã số 60)
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu của chỉ tiêu này phải bằng số chênh lệch giữa chỉ tiêu mã số 90 và mã số 80 (khớp với số chênh lệch tăng/(giảm) của chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ so với đầu kỳ báo cáo).
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ (mã số 80):
Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ” trong Bảng lưu chuyển tiền tệ của kỳ trước.
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ (mã số 90):
Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Số kỳ này của 2 chỉ tiêu: “Tiền mặt tại quỹ”; “Tiền gửi tại NHNN" trong Bảng cân đối kế toán và cộng thêm các khoản "tiền gửi tại các TCTD khác", gồm: không kỳ hạn và đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo.
Thuyết minh bổ sung cho báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Được xác định căn cứ vào số tiền mặt hiện có (tiền tại quỹ, tiền đang chuyển), số dư tiền gửi thanh toán tại NHNN và các TCTD khác, gồm: tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn với thời gian đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo tài chính.
Tên Đơn vị........ |
Ban hành theo QĐ số 1145./2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
Quý..........Năm...........
I- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị
2. Hình thức sở hữu vốn
3. Thành phần Hội đồng quản trị (Tên, chức danh từng người)
4. Thành phần Ban Giám đốc (Tên, chức danh từng người)
5. Trụ sở chính...; Số chi nhánh:....... Số Công ty con:.......
6. Tổng số cán bộ, công nhân viên
II- MỘT SỐ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG (ĐƠN VỊ: TRIỆU ĐỒNG)
1. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định
Chỉ tiêu |
Đất |
Nhà cửa, vật kiến trúc |
Máy móc, thiết bị |
Phương tiện vận tải |
TSCĐ Khác |
Tổng cộng |
1. Nguyên giá TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
- Số dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Số tăng trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Mua sắm mới |
|
|
|
|
|
|
Xây dựng mới |
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân khác |
|
|
|
|
|
|
- Số giảm trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Thanh lý |
|
|
|
|
|
|
Nhượng bán |
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân khác |
|
|
|
|
|
|
- Số cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Chưa sử dụng |
|
|
|
|
|
|
Đã khấu hao hết |
|
|
|
|
|
|
Chờ thanh lý |
|
|
|
|
|
|
2. Giá trị hao mòn |
|
|
|
|
|
|
- Dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Tăng trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Giảm trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Số cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
3. Giá trị còn lại |
|
|
|
|
|
|
- Số đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Số cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên (báo cáo theo năm)
Chỉ tiêu |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ (%) thực hiện so với kế hoạch |
I. Tổng số cán bộ, CNV |
|
|
|
II. Thu nhập của cán bộ |
|
|
|
1. Tổng quỹ lương |
|
|
|
2. Tiền thưởng |
|
|
|
3. Tổng thu nhập (1+2) |
|
|
|
4. Tiền lương bình quân |
|
|
|
5. Thu nhập bình quân |
|
|
|
3. Tình hình nợ quá hạn của Tổ chức Tín dụng
Chỉ tiêu |
Số đầu kỳ |
Số phát sinh trong kỳ |
Số cuối kỳ |
|
|
|
Tăng |
Giảm |
|
I. Tổng dư nợ |
|
|
|
|
II. Các khoản nợ cho vay quá hạn |
|
|
|
|
1. Nợ quá hạn đến 180 ngày |
|
|
|
|
2. Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày |
|
|
|
|
3. Nợ khó đòi |
|
|
|
|
III. Số nợ quá hạn có tài sản đảm bảo |
|
|
|
|
IV. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (Lấy 2 chữ số sau dấu phẩy) |
|
|
|
|
4. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu |
Số đầu kỳ |
Số phát sinh trong kỳ |
Số cuối kỳ |
|
|
|
Tăng |
Giảm |
|
Phần A. Nguồn vốn |
|
|
|
|
I. Vốn huy động |
|
|
|
|
1. Tiền gửi |
|
|
|
|
1.1. Bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
a- Của các Tổ chức kinh tế |
|
|
|
|
+ Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng |
|
|
|
|
b- Tiền gửi tiết kiệm |
|
|
|
|
+ Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng |
|
|
|
|
c- Tiền gửi khác |
|
|
|
|
1.2. Bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
a- Của các tổ chức kinh tế |
|
|
|
|
+ Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng |
|
|
|
|
b- Tiền gửi tiết kiệm |
|
|
|
|
+ Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng |
|
|
|
|
c- Tiền gửi khác |
|
|
|
|
2. Tiền vay |
|
|
|
|
2.1. Vay NHNN |
|
|
|
|
2.2. Vay các TCTD khác trong nước |
|
|
|
|
2.3. Vay TCTD nước ngoài |
|
|
|
|
2.4. Nhận vốn cho vay đồng tài trợ |
|
|
|
|
3. Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
3.1. Ngắn hạn (dưới 12 tháng) |
|
|
|
|
3.2. Trung, dài hạn (trên 12 tháng) |
|
|
|
|
II. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư |
|
|
|
|
1. Bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
2. Bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
III. Vốn và các quỹ |
|
|
|
|
1. Vốn của TCTD |
|
|
|
|
1.1. Vốn điều lệ |
|
|
|
|
1.2. Vốn đầu tư XDCB |
|
|
|
|
1.3. Vốn khác |
|
|
|
|
2. Các quỹ của TCTD |
|
|
|
|
2.1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
|
|
|
|
2.2. Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
|
|
2.3.Quỹ dự phòng tài chính |
|
|
|
|
2.4. Quỹ khác |
|
|
|
|
IV. Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
Phần B. Sử dụng vốn |
|
|
|
|
I. Tiền và giấy tờ có giá |
|
|
|
|
1. Tiền mặt và NPTT |
|
|
|
|
2. Tiền mặt ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ |
|
|
|
|
3. Vàng, kim loại quý, đá quý |
|
|
|
|
II. Tiền gửi |
|
|
|
|
1. Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
1.1. Tiền gửi bằng đồng VN |
|
|
|
|
1.2. Tiền gửi ngoại tệ |
|
|
|
|
2. Tiền gửi tại các TCTD trong nước |
|
|
|
|
2.1. Tiền gửi bằng đồng VN |
|
|
|
|
2.2. Tiền gửi ngoại tệ |
|
|
|
|
3. Tiền gửi ở nước ngoài |
|
|
|
|
III. Đầu tư vào chứng khoán |
|
|
|
|
1. Đầu tư chứng khoán Chính phủ |
|
|
|
|
2. Đầu tư chứng khoán nước ngoài |
|
|
|
|
3. Đầu tư váo các chứng khoán của TCTD khác trong nước |
|
|
|
|
IV. Góp vốn liên doanh |
|
|
|
|
1. Bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
2. Bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
V. Hoạt động tín dụng |
|
|
|
|
1. Cho vay các TCTD trong nước |
|
|
|
|
1.1. Cho vay bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
1.2. Cho vay bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
2. Cho vay các TCKT và CN trong nước |
|
|
|
|
2.1. Cho vay bằng đồng VN |
|
|
|
|
a. Cho vay ngắn hạn |
|
|
|
|
b. Cho vay trung, dài hạn |
|
|
|
|
2.2. Cho vay bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
a. Cho vay ngắn hạn |
|
|
|
|
b. Cho vay trung, dài hạn |
|
|
|
|
3. Nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá |
|
|
|
|
3.1. Chiết khấu giấy tờ có giá |
|
|
|
|
3.2. Cầm cố giấy tờ có giá |
|
|
|
|
4. Cho thuê tài chính |
|
|
|
|
4.1. Cho thuê bằng đồng VN |
|
|
|
|
4.2. Cho thuê bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
4.3. Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính |
|
|
|
|
5. Bảo lãnh |
|
|
|
|
5.1. Trả thay bằng đồng VN |
|
|
|
|
5.2. Trả thay bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
6. Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác |
|
|
|
|
6.1. Cho vay bằng đồng VN |
|
|
|
|
6.2. Cho vay bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
7. Nghiệp vụ cầm đồ |
|
|
|
|
8. Cho vay khác |
|
|
|
|
8.1. Cho vay vốn đặc biệt |
|
|
|
|
8.2. Cho vay thanh toán công nợ |
|
|
|
|
8.3. Cho vay kế hoạch Nhà nước |
|
|
|
|
8.4. Cho vay khác |
|
|
|
|
9. Các khoản nợ chờ xử lý |
|
|
|
|
10. Các khoản nợ khoanh |
|
|
|
|
VI. Tài sản cố định |
|
|
|
|
1. Nguyên giá TSCĐ |
|
|
|
|
2. Hao mòn TSCĐ |
|
|
|
|
VII. Sử dụng vốn khác |
|
|
|
|
Ngày.... tháng... năm...
Lập biểu (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Tên Đơn vị........ |
Ban hành theo QĐ số 1145./2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Năm...
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Ghi chú |
|
Số tiền |
Tỷ lệ % trong lợi nhuận ròng |
|||
(A) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
I. Tổng thu nhập năm II. Tổng số chi phí năm III. Tổng số lợi nhuận trước thuế (I-II) IV. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp V. Lợi nhuận ròng (III-IV): 1. Quỹ dự trữ bổ sung VĐL (5%) 2. Bù lỗ năm trước 3. Tiền phạt do vi phạm Pháp luật 4. Quỹ dự phòng tài chính 5. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 6. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 7. Quỹ khen thưởng 8. Quỹ phúc lợi 9. Chia lãi vốn góp 10. Phân phối khác |
|
|
|
|
Ngày.... tháng... năm...
Kế toán (Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Cách lấy số liệu:
- Cột (1) QTDND lấy số liệu trên cơ sở phương án hoạt động
- Cột (2) QTDND lấy số liệu thực tế thể hiện trên các sổ kế toán thích hợp
- Mục (I) QTD lấy tổng số dư Có trên các tài khoản loại 7 của bảng cân đối TKKT
- Mục (II) QTD lấy tổng số dư Nợ trên các tài khoản loại 8 của bảng cân đối TKKT.
THE STATE BANK |
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM |
No: 1145/2002/QD-NHNN |
Hanoi, October 18, 2002 |
PROMULGATING THE FINANCIAL REPORT REGIME APPLICABLE TO CREDIT INSTITUTIONS
THE STATE BANK GOVERNOR
Pursuant to Vietnam State Bank Law
No.01/1997/QH10 and Credit Institutions Law No.02/1997/QH10 of December 12,
1997;
Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 stipulating the
tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and
ministerial-level agencies;
At the proposal of the director of the Accountancy-Finance Department,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Financial Report Regime applicable to credit institutions.
Article 2.- This Decision takes effect as from December 25, 2002. The regulations on accounting reports of credit institutions in the Information and Reporting Regime promulgated together with the State Bank Governor’s Decision No.516/2000/QD-NHNN1 of December 18, 2000 shall cease to be effective.
Article 3.- The director of the Office, the director of the Accountancy-Finance Department, the director of the Banking Information Technology Department, the heads of the concerned units attached to the State Bank, the directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities, the chairmen of the managing boards and general directors (directors) of credit institutions shall have to implement this Decision.
...
...
...
FOR THE STATE BANK
GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR
Vu Thi Lien
FINANCIAL
REPORT REGIME APPLICABLE TO CREDIT INSTITUTIONS
(Promulgated
together with the State Bank Governor’s Decision No. 1145/2002/QD-NHNN of
October 18, 2002)
Article 1.- Scope and objects of application
1. Financial reports of credit institutions (hereinafter referred to as financial reports for short) are general accounting reports made according to the accounting standards and regimes applicable to credit institutions.
Professional operation reports, statistical reports and other reports in service of administration and management of activities of credit institutions (including administration accounting reports) shall not be subject to this Regime.
...
...
...
Article 2.- Bases and principles for making financial reports
1. Financial reports shall be made on the basis of figures of accounts inside and outside the accounting balance sheet strictly according to the nature and content of accounts defined in the current system of book-keeping accounts of credit institutions.
2. Financial reports must promptly, completely, accurately, truthfully and objectively reflect figures and situation of operations of credit institutions. For a number of financial report forms accompanied by explanations, the explained matters must be presented clearly and fully.
3. The general directors (directors) of credit institutions shall be responsible for the accuracy, completeness and truthfulness of the contents of their own units financial reports.
Article 3.- Forms of financial reports
Financial reports are presented in form of documents or data files on information carriers (magnetic tapes, discs, etc.) or transmitted via computer networks. Financial reports in both forms of documents and data files on information carriers or transmitted via computer networks must be consistent and match each other.
Article 4.- Sending and publicization of financial reports
1. Credit institutions shall have to send their financial reports to the State Bank strictly according to the procedures and deadlines prescribed in Articles 7 and 8 of this Regime.
2. Credit institutions shall have to send their financial reports to the relevant State management agencies according to the State’s current regulations.
...
...
...
Article 5.- Archival of financial reports
Written financial reports must be preserved and archived according to the current regulations on archival of accounting documents.
Article 6.- Contents of the financial report system
1. The financial report system is composed of the following five forms:
No.
Signs
Names of forms
...
...
...
1
F 01/TCTD
Book-keeping account balance sheet
Monthly, annual
2
F 02/TCTD
Accounting balance sheet
Quarterly, annual
3
...
...
...
Business result report
Quarterly, annual
4
F 04/TCTD
Cash flow report
Annual
5
F 05/TCTD
Financial report explanation
...
...
...
2. The Central Credit Fund shall make the book-keeping account balance sheet (monthly, annual), annual accounting balance sheet, profit distribution report and financial report explanation (the grassroots people’s credit funds shall only make book-keeping account balance sheets and profit distribution reports).
3. The contents and methods of calculating norms on each financial report are specified in the forms enclosed with this Regime (not printed herein).
Article 7.- The time limit for making and sending financial reports
Credit institutions shall have to comply with the time limit for making and sending financial reports to the State Bank, which are prescribed as follows:
1. For monthly financial reports:
- For grassroots people’s credit funds, the Central Credit Fund and its branches: The deadline for sending the financial report of a month shall be the 5th day of the following month.
- For other credit institutions: The deadline for sending the financial report of a month shall be the 10th day of the following month.
2. For quarterly financial reports:
- For credit institutions: The deadline for sending the financial report of a quarter shall be the 20th day of the first month of the following quarter at the latest.
...
...
...
- For grassroots people’s credit funds, the Central Credit Fund and its branches: The deadline for sending the financial report of a year shall be March 31 of the following year.
- For other credit institutions: The deadline for sending the financial report of a year shall be January 20 of the following year.
If the last day of the time limit for sending financial reports falls on a holiday, new year festival or weekend, such financial reports shall be sent on the working day following such holiday, new year festival or weekend.
Article 8.- Procedures for sending financial reports
1. Procedures for sending financial reports to the State Bank:
a/ In the provinces and centrally-run cities:
- Transaction bureaus of credit institutions, branches of credit institutions (including subsidiaries of foreign banks branches not yet transformed into foreign banks branches) shall send financial reports in written form and, at the same time transmit them via computer networks (or send floppy disks containing files thereof) to the State Bank’s branches in the provinces or centrally-run cities (where they are headquartered) within the time limit prescribed for each type of financial report.
- The State-run and people’s joint-stock credit institutions, cooperative credit institutions (other than people’s credit funds), joint-venture credit institutions, foreign banks branches in Vietnam, non-bank credit institutions with 100% foreign capital operating in Vietnam shall sum up figures of the entire system and send financial reports in written form, and at the same time transmit them via computer networks to the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities (where they are headquartered) within the prescribed time limits.
- For cooperative credit funds being people’s credit funds:
...
...
...
+ In cases where the grassroots people’s credit funds send their financial reports in writing, the sections for general affairs and management of credit institutions (or sections for financial management of credit institutions) shall have to input those reports into computers, then send their files to informatics sections (teams, divisions) for subsequent transmission to the Department for Cooperative Credit Institutions through the Banking Information Technology Department.
b/ At the central level
- Periodically and within the prescribed time limits, the State-run credit institutions shall sum up figures of the entire system and send to the State Bank (the Bank Inspectorate) their financial reports in writing, and at the same time transmit them via computer networks (or send on floppy disks) to the Banking Information Technology Department.
The Bank Inspectorate shall duplicate the written financial reports received from the State-run credit institutions and send copies thereof to the Accountancy-Finance Department.
- Periodically and within the prescribed time limits, the Central People’s Credit Fund shall sum up figures supplied by its head office and branches, and send its financial reports in writing to the State Bank (the Department for Cooperative Credit Institutions), and at the same time transmit them via the computer network (or send on floppy disks) to the Banking Information Technology Department.
2. The procedures for sending financial reports within a credit institution shall be prescribed and guided by the general director (director) of such credit institution.
Article 9.- Responsibilities of credit institutions
Credit institutions, including their transaction bureaus, branches, representative offices and attached units applying the system of credit institutions book-keeping accounts shall have to:
1. Make and send fully and promptly their financial reports according to the provisions of this Regime.
...
...
...
3. Encrypt, keep secret and transmit (send out) financial reports in form of data files on information carriers or via computer networks in strict compliance with the State Bank’s current regulations on transmission and reception of information and reports via networks or on magnetic tapes and disks.
4. Upon receiving the report-receiving units inquiries about erroneous financial reports, review and re-check such financial reports and, if errors are found, promptly correct them by canceling erroneous reports, and then make and send correct ones to the report-receiving units, enclosed with answers to such inquiries inscribed with "errors corrected". In cases where they detect by themselves errors in their financial reports, they shall have to correct them as guided above.
Article 10.- Responsibilities of the units attached to the State Bank
1. The State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities shall have to:
a/ Act as receivers of financial reports in written form and in data files via communication networks of credit institutions in their respective localities; inspect the numerical accuracy of the financial reports. Particularly for book-keeping account balance sheets, the comparison of the balance at the beginning of the reporting period with that at the end of the preceding period must be made to ensure consistency and truthfulness.
b/ After receiving, examining and comparing financial reports according to the regulations, if such financial reports are error-free, promptly process and transmit them to the Banking Information Technology Department. If errors are detected, request the reporting units to check, correct and re-transmit the financial reports for further transmission according to the regulations.
c/ Exploit figures and situations supplied in financial reports to serve the performance of tasks and exercise of powers provided for by the State Bank Governor; manage and archive written financial reports.
2. The Banking Information Technology Department shall have to:
a/ Act as a coordinator to organize and receive financial reports transmitted by credit institutions, the State Bank�s branches in the provinces and centrally-run cities via computer networks (or sent on floppy disks); organize the safe and confidential archival of financial reports data.
...
...
...
c/ Guide credit institutions, the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities and the departments and functional units attached to the State Bank in carrying out the transmission, reception and exploitation of financial reports data on the computer networks according to the regulations.
d/ Ensure the uninterrupted, prompt, accurate, safe and confidential transmission of information.
3. The Accountancy-Finance Department shall have to guide the implementation of this Regime.
4. Basing themselves on their respective functions and tasks prescribed by the State Bank Governor, the departments and concerned units attached to the State Bank shall register with the Banking Information Technology Department for access to on-line financial reports according to their specific demands and shall be responsible for managing and using them within their respective units.
Article 11.- The amendment and supplement to this Regime shall be decided by the State Bank Governor.
SYSTEM OF FINANCIAL STATEMENTS FORMS
OF CREDIT INSTITUTIONS
(issued
in conjunction with the Decision No. 1145/2002/QD-NHNN dated 18 October, 2002
of the Governor of the State Bank of Vietnam)
...
...
...
2. The balance sheet
3. Profits/Losses statement
4. The cash flow statement
5. Notes to the financial statement
NAME OF UNIT............
Issued in conjunction with the Decision No. 1145/2002/QD-NHNN dated 18 October, 2002 of the Governor of the State Bank
THE
STATEMENT OF ACCOUNTS
Month....year....
...
...
...
Unit: VND
Name of account
Number of account
Beginning balance
Turnover in the period
Closing balance
Debit
Credit
Debit
...
...
...
Debit
Credit
1
2
3
4
5
6
7
...
...
...
Total
...
...
...
B. OFF - BALANCE SHEET ACCOUNTS
Name of account
Number of account
...
...
...
Turnover in the period
Closing balance
Import
Export
1
2
3
4
5
...
...
...
Total
...
...
...
Date:....................
Drawer
(Sign,
full name)
Chief Accountant
(The
Head of Accounting Division)
(Sign, full name)
General Director
(Director)
(Sign, full name, seal)
THE WAY TO PREPARE THE STATEMENT OF ACCOUNTS
...
...
...
The statement of accounts is a consolidated financial statement that represents the operating turnovers, the beginning balance, closing balance of all accounts from level III to level I in the same reporting period. The statement of accounts shall be made monthly, annually.
The data in the statement of accounts shall be the basis for the examination of book entries in the consolidated accounting book, at the same time, for the reconciliation and verification of the data of other financial statements.
2. The statement of accounts shall be made for the on and off balance sheet accounts. Based on the detailed statement of accounts, the statement of accounts up to level III shall be prepared monthly (or annually).
Following provisions shall be taken into account when the statement of accounts is prepared:
- If balances of level III accounts exceed the debit and credit balance, those in the statement of account shall be preserved and not be set off.
- The total debit turnover in the period must be equal to the total credit turnover in the same period: The total debit balance at the beginning of a period must be equal to the total credit balance in the beginning of the same period; The total debit balance at the end of a period must be equal to the total credit balance at the end of the same period.
- For the annual statement of accounts: the turnover in the period must be equal to turnover in 12 months of 12 monthly-accrued statement of accounts.
NAME OF UNIT
...
...
...
THE
BALANCE SHEET
Quarter
(or year)....
Unit: VND
This period
Previous period
The way to derive data from the statement of accounts
1
2
3
...
...
...
I. Cash in vault
Debit balance 101, 102, 103, 104, 105
II. Deposits at the State Bank
Debit balance 111, 112
III. Deposits at domestic and foreign credit institutions
...
...
...
Debit balance 122, 131, 132
IV. Funds financed and entrusted for investment
- Lending to other credit institutions
...
...
...
- Provision for receivables difficult to collect (***)
Debit balance 209
V. Lending to domestic economic organizations, individuals
- Lending to domestic economic organizations, individuals
...
...
...
Debit balance 211, 212, 213, 214, 215, 216, 221, 222, 231, 232, 241, 242, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 261, 268, 271, 272, 273, 274, 275, 28, 29
- Provision for receivables difficult to collect (***)
Credit balance 219, 229, 239, 249, 259, 269, 279
VI. Investment amounts
...
...
...
1. Investment in securities
- Investment in securities
Debit balance 115, 116, 123, 133
- Provision for price devaluation of securities (***)
...
...
...
Credit balance 119, 129, 139
2. Capital contribution and share acquisition
Debit balance 134, 135
VII. Assets
...
...
...
1. Fixed assets
- Original cost
Debit balance 301, 302, 303
- Accumulated depreciation (***)
...
...
...
Credit balance 305
2. Other assets
Debit balance difference 31 (if Debit balance > Credit balance)
VIII. Other assets
...
...
...
1. Receivables
Debit balance 32, 36, 37, 463 (if occurring Debit balance)
2. Accrued interests expected to be collected
Debit balance 117, 127, 137, 207, 217, 227, 237, 247, 257, 277
3. Other assets.
...
...
...
Debit balance 233, 234, Debit balance 468 (if occurring Debit balance 50, 51, 52, 56 (if Debit balance > Credit balance) Debit balance difference 63 (if Debit balance > Credit balance).
4. Provision for other risks (***)
Credit balance 591, 592
Total assets
...
...
...
sources
I. Deposits of the State Treasury and other credit institutions
...
...
...
1. Deposits of the State Treasury
2. Deposits of other credit institutions
...
...
...
II. Borrowings from the State Bank, other credit institutions
Credit balance 411, 412, 421
1. Borrowings from the State Bank
Credit balance 403, 404
2. Borrowings from domestic credit institutions
...
...
...
Credit balance 414, 415
3. Borrowings from foreign credit institutions
Credit balance 422
4 Funds received for cofinancing lending
...
...
...
III. Deposits of economic organizations and individuals
Credit balance 431, 432, 433, 434, 435, 436
IV. Financing and investment funds under trust
Credit balance 451, 452
V. Issue of valuable papers
...
...
...
Credit balance 441, 442
VI. Other liabilities
1. Payables
...
...
...
2. Accrued interests expected to be paid
Credit balance 407, 417, 427, 437, 447
3. Other liabilities
Credit balance 492, 495, 499, Credit balance difference 50, 51, 52, 56 ( if Credit balance > Debit balance)
VII. Capital and other sources of funds
...
...
...
1. Capital of credit institutions
- Charter capital
...
...
...
- Investment in capital construction
Credit balance 602
- Other capital
Credit balance 609
2. Funds of credit institutions
...
...
...
Credit balance 61
3. Profits/Losses of previous year
Credit balance difference (in case where Debit balance > Credit balance, the data of this item shall be presented by negative number)
4. Profits/Losses of current year
...
...
...
Debit balance of 8 category subtracts credit balance of 7 category (if Debit balance > Credit balance and the data of this item shall be presented by negative number)
Total sources
Note: Items with star mark (***), the data are presented with negative number (-)
items in the off balance sheet accounts
Item
This period
...
...
...
The way to devire data from the statement of accounts
1
2
3
4
1. Guarantee issued for customers
Remaining amount of account 921
...
...
...
Remaining amount of account 923
3. Financing commitment to customers
Remaining amount of account 925
4. Financial leased assets being managed in the company
...
...
...
Remaining amount of account 951
5. Financial leased assets being used by customers
Remaining amount of account 952
Date:..............................
Drawer
(Sign, full name)
Chief Accountant
(Sign, full name)
General Director
(Director)
(Sign, full name, seal)
...
...
...
THE WAY TO PREPARE THE BALANCE SHEET
1. The nature and purpose of the balance sheet:
The balance sheet of credit institutions is a consolidated financial statement that reflects generally the value of all existing assets and sources creating those assets of credit institutions at the determined time. The data in the balance sheet represents the value of all existing assets by their structur and sources creating those assets. Then the financial situation of credit institutions shall be commented, valued generally at the reporting time.
2 The structure of the balance sheet:
The balance sheet shall be divided in 02 parts: Assets and Sources.
Assets reflect the value of all existing assets of credit institutions at the reporting time by their structure and their form of existence in the process of business activities of credit institutions.
Sources reflect the sources that have created the existing assets of credit institutions at the reporting time.
3. Database for the preparation of the balance sheet:
- Based on the data in the detailed accounting books and Ledges
...
...
...
4. Contents and method for calculating and presenting items in the balance sheet in accordance with stipulated form.
NAME OF UNIT
Issued in conjunction with the Decision No. 1145/2002/QD-NHNN dated 18 October, 2002 of the Governor of the State Bank
Quarter (or year)....
Part I – Profits, losses
Items
...
...
...
Previous quarter
Accrued from the beginning of a year
The way to devire data from the statement of accounts
1
2
3
4
5
I. Receipt from interests
...
...
...
1. Receipt from lending interests
Credit balance 701
2. Receipt from deposit interests
...
...
...
Credit balance 711
3. Receipt from capital contribution, acquisition of shares
Credit balance 721
4. Receipt from finance leasing activities
...
...
...
Credit balance 703
5. Other Receipt for credit activities
Credit balance 709
Total interests collection and interests like incomes
...
...
...
S (1 ¸5)
II. Payment of interests
1. Payment of deposit interests
...
...
...
Debit balance 801
2. Payment of lending interests
Debit balance 802
3. Payment of interests of issuing valuable papers
...
...
...
Debit balance 803
Total payment of interests
S (1 ¸3)
...
...
...
III. Income from interests (net interest incomes)
I-II
IV- Extra incomes
...
...
...
1. Income from guarantee activities
Credit balance 702
2. Income from payment service fees
...
...
...
Credit balance 712
3. Income from treasury service fees
Credit balance 713
4. Income from activities in the open market operations
...
...
...
Credit balance 722
5. Interests from foreign exchange business
If Credit balance 723 > Debit balance 822
6. Income from trust and agent activities
...
...
...
Credit balance 724
7. Income from other services
Credit balance 725, 726, 729
8. Inregular income
...
...
...
Credit balance 79
Total extra-income
S (1 ¸8)
...
...
...
V. Extra expenditure
1. Other expenditure on funds mobilization activities
...
...
...
Debit balance 809
2. Expenditure on treasury and payment service
Debit balance 811, 812, 813, 819
3. Expenditure on the money market participation
...
...
...
Debit balance 821
4. Losses from foreign exchange business
If Debit balance 822 > Credit balance 723
5. Expenditure on other activities
...
...
...
Debit balance 829
6. Tax payment
Debit balance 831
7. Payment of other tax and fees
...
...
...
Debit balance 832
8. Expenditure on employment
Debit balance 84
9.Expenditure on administration and material
...
...
...
Debit balance 85
10. Expenditure on depreciation of fixed assets
Debit balance 861
11. Other expenditures on assets
...
...
...
Debit balance 862, 863, 864, 865, 866
12. Expenditure for provision
Debit balance 872
13.Payment of insurance, insurance for deposits of customers, insured deposits
...
...
...
Debit balance 873, 875
14. Contingent expenditure
Debit balance 89
Total extra expenditure
...
...
...
S (1 ¸14)
VI. Net extra income
...
...
...
IV-V
VII. Pre-tax income
III+VI
VIII. Enterprises income tax
...
...
...
IX. Income after tax
VII-VIII
Part II. Performance of obligations to the State Budget
...
...
...
Items
Amounts payable at the beginning of period
Amounts arisen in current period
Accrued from the beginning of period
Amounts payable at the end of period
Payable
Paid
Payable
Paid
...
...
...
1. VAT
...
...
...
2. Excise tax
...
...
...
3. Import-export taxes
4. Profit taxes
...
...
...
5. Taxes on capital
...
...
...
6.Natural resource taxes
7. Land & housing taxes
...
...
...
8. Land rental
...
...
...
9. Other taxes
...
...
...
1. Extra collections
...
...
...
2. Duties
...
...
...
3. Other obligations
Credit institutions shall prepare this form in accordance with current guidance of the Ministry of Finance and General Department of Taxation.
Date:..............................
...
...
...
Chief Accountant
(Head of Accounting Division)
(Sign, full name)
General Director
(Director)
(Sign, full name, seal)
THE WAY TO PREPARE PROFITS/LOSSES STATEMENT
1.The profits/losses statement is a financial statement that generally reflects performance and business results in one accounting period and forms the basis for the examination, following up performance of financial receipt and payment plan of the reporting unit.
2. The structure of the profits/losses statement:
The consolidated profits/losses statement includes 02 parts:
Part I. "Profits, Losses", which reflecs the performance and result of business activities of credit institutions.
Part II. "Performance of obligations to the State Budget", which reflects the performance of obligations such as taxes, fees and charges and other payables to the State.
...
...
...
- The profit and loss statement of the previous period.
- The credit balance at the end of the reporting period in accounting books of accounts of category 7 “Receipts” and the debit balance at the end of the reporting period on accounting books of accounts of category 8 “Expenditures”.
4. Contents and mode of preparation of items/criteria in the profit and loss statement: The data in column 4 (part I) shall be the accrued amount from the beginning of the year in respect of quarter statement and the realized amounts of the year in respect of annual statement.
UNIT: ........................
Form
No. F04/TCTD
issued
in conjunction with the Decision No. 1145/2002/QD-NHNN dated 18 October, 2002
of the Governor of the State Bank
THE CASH
FLOW STATEMENT
(under
direct method)
Items
Code
...
...
...
Previous period
The way to derive data
1
2
3
4
I- Cash flow from operating activities
...
...
...
1- Net profit before taxs
01
from the profits/losses statement
Adjustment;
...
...
...
- Fixed asset depreciation
02
The current year's balance of account 861 or the diffirence between the debit balance at the end of reporting period and the debit balance at the begining of reporting period of the account 861
- Provisions
03
...
...
...
The diffirence between the credit balance at the end of period and the credit balance at the begining of period of provision accounts 119, 129,139, 209, 219...
- Profit, loss due to liquidation of fixed assets
04
Income from sale of fix assets after the deduction of remaining value of fixed assets when the liquidation. The target of profit will be subtracted if there is any profit, or added if there is any loss
- Profit, loss due to assets revaluation
05
...
...
...
Based on the detailed book of account 63 “Difference in assets revaluation”, the profis (loss) due to assets revaluation in the period shall be substracted if there is a profit or added if there is a loss before transferring into account: income/expenses
- Profit, loss on sale of securities
06
The difference between actual receipts and the book value of securities in reporting period
- Interests income from investment in securities
07
...
...
...
interests to be earned when securities become mature in the reporting period
- Profit, loss from investment in other entities (capital contribution, shares acquisition)
08
The difference between earnings from sale of investment in other units and their book value; interests income from capital contribution, shares purchase. The before tax profit will be sustracted if there is a profit, or added if there is a loss.
- Other adjustments
09
...
...
...
Use to adjust data for other profits/losses, which are not subject to operating activities.
2- Operating profits before the change of assets and liabilities
10
∑ (1÷ 09)
(Increase)/Decrease in operating assets
...
...
...
- (Increase)/Decrease in deposits at other credit institutions
11
The difference between the debit balance at the end of period and the debit balance at the begining of period of accounts 122, 131, 132; except for matured deposits with the term of less than 90 days from the date of preparing report.
- (Increase)/Decrease in lending to other credit institutions
12
...
...
...
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Lending to other credit institutions” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in lending to customers
13
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Lending to domestic economic organizations, individuals” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in interests to be receivable
14
...
...
...
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Accrued interests expected to be collected ” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in other operating assets
15
The difference between the data of this period and the data of previous period of three targets “Other assets”, “Receivables” and “Other credit assets” in the balance sheet.
...
...
...
(Increase)/Decrease in operating liabilities
- (Increase)/Decrease in deposits of other credit institutions
16
...
...
...
The difference between the data of this period and the data of previous period of two targets “Deposits of the State Treasury” an “Deposits of other credit institution” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in deposits of customers
17
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Deposits of economic organizations, people” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in interests expected to be paid
18
...
...
...
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Accrued interests expected to be paid” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in issuance of valuable paper
19
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Issue of valuable papers” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in borrowings from the State Bank
20
...
...
...
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Borrowings from the State Bank” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in borrowings from domestic and foreign credit institutions
21
The difference between the data of this period and the data of previous period of two targets “Borrowings from domestic credit institutions” and “Borrowings from foreign credit institutions” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in funds entrusted for investment
22
...
...
...
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Funds entrusted in investment” in the balance sheet.
- (Increase)/Decrease in funds received for co-financing
23
The difference between the data of this period and the data of previous period of target “Funds received for co-financing” in the balance sheet. “
- (Increase)/Decrease of performing debts
24
...
...
...
The difference between the data of this period and the data of previous period of two targets “Payables” and other liabilities” in the balance sheet.
3- Net cash from operating activities before the enterprises income tax
30
∑ (10 ÷ 24)
- Enterprises income tax that have been paid
31
...
...
...
Based on amounts of enterprise income tax which have been paid in the period.
- Expenses from Funds of credit institutions
32
Based on amounts which have been paid from Funds of credit institutions.
4- Net cash flow from business activities
40
...
...
...
∑ (30 ÷ 32)
II- Net cash flow from investment activitiws
- Buying fixed assets at the original price
41
...
...
...
Amounts that have been paid in the period for buying fixed assets (at the original price)
- Income from sale, liquidation of fixed assets
42
Amounts that have been received from sale, liquidation of fixed assets.
- Buying securities
43
...
...
...
Amounts that have been paid in the period for buying securities: This data shall base on the debit arisen in the period of accounts 115, 116, 123, 133
- Income from sale of securities
44
Amounts that have been collected from sale of securities
- Interests income from investment in securities
45
...
...
...
Amounts collected from interests enjoyable when securities come to due date in reporting period.
- Funds contributed to Joint-venture, shares purchase
46
Amounts, which have been paid in the period for funds contribution, shares purchase: This target data shall base on the debit balance arisen in the period of accounts 134, 135.
- Income from JV funds contribution, shares purchase
47
...
...
...
Amounts,which have been earned from funds contribution, shares purchase.
- Interests income from funds contribution, shares purchase
48
The balance in the year of account 721 (the difference between the credit balance at the end of period and the credit balance of the begining of period of account 721)
- Other investment activities
49
...
...
...
Amounts, which have been collected from or paid for other investment activities of units in the period.
Net cash flow from investment activities
50
∑ (41 ÷49)
...
...
...
III- Cash flow from finance activities
- (Increase)/Decrease in voting shares
51
...
...
...
Amounts which have been collected or paid in the period by increase or decrease of voting shares.
- Profits that have been paid to investors, who have invested in credit institutions
52
Amounts which have been paid as profits to joint-venture parties, shareholders.
- Other finance activities
53
...
...
...
Amounts which have been received from or paid for other finance activities of units in the period.
Net cash flow from finance activities
60
...
...
...
∑ (51 ÷ 53)
IV- Net cash flow in the period
70
...
...
...
∑ (40+ 50+ 60), which shall be equal to the difference between the targets with codes 90 and 80
V- Cash and cash equivalent at the begining of period
80
The target “Cash and cash equivalent at the end of period” in the cash flow statement of previous period
VI- Cash and cash equivalent at the end of period
90
...
...
...
This period's data of two targets: “Cash in vault” ; “Deposits at the State Bank” in the balance sheet added by amounts “deposits at other credit institutions”; with demand deposits and deposits with term to maturity of less than 90 days from the date of preparing report.
Note: If the data is a negative number that shall be stated in form between brackets: (***).
................, Date:..................
Drawer
(Sign, name)
Chief Accountant
(Sign, name)
General Directors
(Directors)
(Sign, name, seal)
METHOD OF PREPARING
THE CASH FLOW STATEMENT
(under
indirect method)
...
...
...
The cash flow statement is the consolidated financial statement reflecting the formation and use of cash arising in the reporting period of the Credit Institution through which the user can assess the ability to create cash, changes of net assets of the Credit Institution, financial structure, the liquidity of the Credit Institution and estimate and predict the cash flow of the next period.
II. CONTENT AND METHOD OF PREPARING THE CASH FLOW STATEMENT:
1. Contents: the cash flow statement shall include 3 parts:
- Cash flow from business activities;
- Cash flow from investment activities;
- Cash flow from financial activities.
* Cash flow from business activities reflects the total cash flow received and expensed that directly relate to business activities of the Credit Institution (which are main activities generating revenues, and which are not financial or investment activities).
* Cash flow from investment activities reflects the total cash flow received and expensed that directly relate to investment activities of the Credit Institution such as the purchase or sale of long-term assets and other investments, which do not include cash and cash-equivalents.
* Cash flow from financial activities reflects the total cash flow received and expensed that directly relate to financial activities of the Credit Institution such as capital contribution, receipt of join venture capital, etc.
...
...
...
2.1. General principles: the cash flow statement shall be prepared under the indirect method by adjustment of pre-tax profits arising from business activities in order to separate them from the influence of operations where cash are not directly collected or expensed, which have made income increased or decreased, to exclude profits arisen, losses incurred from investment activities and financial activities, which have already been charged to pre-tax profits, to adjust several items of operating assets and liabilities.
2.2. Bases for preparation: the cash flow statement shall be prepared on the following bases:
- The profit and loss statement;
- The balance sheet;
- Other documents (such as the detailed accounting book, the report on contribution, depreciation, detailed documents on purchase and sale of fixed assets, payment of loan interests, etc.)
2.3. Method of preparation of detailed items:
Part I- Cash flow from business activities
Pre-tax profits (code No. 01):
This item shall derive from the profit and loss statement. If data in this item is negative (loss), it shall be recorded in the parenthesis: (***)
...
...
...
- Depreciation of fixed assets (code No. 02): Data of this item shall be prepared on the basis of the balance in the reporting period of the Account 861 or the Difference between the closing debit balance and the opening debit balance of the reporting period of the Account 861. This data shall be added to the item "Pre-tax profits".
- Provisions (code No. 03): data to be recorded in this item shall be prepared on the basis of total difference between the closing balance and the beginning balance of Provisions Accounts: 119, 129, 139, 209, 219, etc. Data of this item shall be added to data of the item "Pre-tax profits" if the closing balance is greater than the beginning balance and shall be substracted from data of the item "Pre-tax profits" if the closing balance is smaller than the beginning balance and shall be recorded as a negative figure in the parenthesis: (***).
- Profits, losses from liquidation of fixed assets (code No. 04): Data of this item shall be based on receipts from sale, liquidation of fixed assets substracted (-) by the remaining value of fixed assets upon liquidation. Data of this item shall be substracted from the item "Pre-tax profits", and recorded as a negative figure in parenthesis: (***) ,if there is ar profis or added to that item if there is a loss.
- Profits, losses from reassessment of assets and foreign currency translation (code No. 05): Data of this item shall be prepared on the basis of the detailed accounting book of the Account 63 "difference from assets revaluation", the profit (loss) from assets valuation in the reporting period shall, before being transferred into the Account income/expense, be substracted from data of the item "Pre-tax income" and recorded as a negative figure in parenthesis: (***), if there is a profit or added to that item if there is a loss.
- Profits, losses from the sale of securities (code No. 06): Data of this item shall be prepared on the basis of actual receipts and the book value of securities in the reporting period. Data of this item shall be substracted from data of the item "Pre-tax income" and recorded as a negative figure in parenthesis: (***) if there is a profit or added to that item, if there is a loss.
- Interests gained from securities investment (code No. 07): the amount of interests to be enjoyed at the maturity of securities in the reporting period.
- Profits, losses from investment in other units (code No. 08): Data of this item shall be prepared on the basis of difference between the amount received upon sale of the investment in other units and its book value book; interests received in the period from contributions to join venture, shares purchase. Data of this item shall be subtracted from data of the item "Pre-tax income" and recorded as a negative figure in parenthesis: (***), if there is a profit or added to that item if there is a losss.
- Other adjustments (code No. 09): shall be used to adjust data of other profits, losses not arising from business activities.
Business profits in face of changes of assets and performing debts (code No. 10):
...
...
...
This item shall be prepared on the basis of pre-tax profit with the addition (or subtraction) of following adjustments:
- (Increase)/decrease of operating assets: data of items in this part shall be determined on the basis of the difference of data of corresponding items in current and previous periods of the Balance sheet and be substracted from data of the item "Business profit in face changes of assets and performing debts" and recorded as a negative figure in parenthesis: (***) if there is an increase (current amount > previous amount), or added to that item if there is a decrease (current amount < previous amount). Details as follows:
+ (Increase)/Decrease of deposits in other credit institutions (code No. 11): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between data of the item "Deposits at credit institutions in the country and abroad" of the Balance sheet in current and previous periods subtracted by deposits with term to maturity of under 90 days from the date of preparing the report.
+ (Increase)/Decrease of loans to other credit institutions (code No. 12): Data of this item shall be based on the difference between the amounts of current and previous periods of the item "Loans to other credit institutions" in the Balance Sheet.
+ Increase)/Decrease of loans to customers (code No. 13): Data of this item shall be based on the difference between the amounts of current and previous periods "Loans to domestic economic organizations, individuals" in the Balance Sheet.
+ Increase)/Decrease of expected collection of interests (code No. 14): Data of this item shall be based on the difference between the amounts of current and previous periods of the item "Expected collection of accumulated interests" in the Balance Sheet.
+ (Increase)/Decrease of other operating assets (code No. 15): Data of this item shall be based on the difference between the amounts of current and previous periods of three items: "Other assets", "Receivables" and "Other credit assets" in the Balance Sheet.
- Increase/(Decrease) of performing debts: data of items shall be determined on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of corresponding items in the Balance Sheet and added to data of the item "Business profits in face of assets and performing debts", if there is an increase (current amount > previous amount) and recorded as a negative figure in parenthesis: (***). Details as follows:
+ Increase/(Decrease) of deposits of other credit institutions (code No. 16): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of the two items "Deposits of the State Treasury" (if any) and "Deposits of other credit institutions" in the Balance Sheet.
...
...
...
+ Increase/(Decrease) of expected payment of interests (code No. 18): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of the item "Expected payment of accumulated interests" in the Balance Sheet.
+ Increase/(Decrease) of issued valuable papers (code No. 19): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of the item "Issue of valuable papers" in the Balance Sheet.
+ Increase/(Decrease) of borrowings from the State Bank (code No. 20): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of the item "Borrowings from the State Bank" in the Balance Sheet.
+ Increase/(Decrease) of borrowings from other credit institutions in the country and abroad (code No. 21): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of the two items "Borrowing from domestic credit institutions" and "Borrowing from credit institutions in foreign countries" the Balance Sheet.
+ Increase/(Decrease) of Assistance Fund entrusted for investment (code No. 22): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of the item "Assistance Fund entrusted for investment" in the Balance Sheet.
+ Increase/(Decrease) of the receipt of funds for co-financing (code No. 23): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of the item "Receipt of funds for co-financing" in the Balance Sheet.
+ Increase/(Decrease) of other operating debts (code No. 24): Data of this item shall be prepared on the basis of the difference between the amounts of current and previous periods of the two items "Payables" and "Other Liabilities" in the Balance Sheet.
Net cash before enterprise income tax from business activities (code No. 30): the item "Net cash before enterprise income tax from business activities" reflects the difference between the total receipts and expenses from business activities in the reporting period (prior to the payment of enterprise income tax and expenditure from Funds by the credit institution).
Data of this item shall be calculated by summing up data of items of code No. 10 to code No. 24. In case where data in this item is negative, it shall be recorded in parenthesis (***).
...
...
...
- Expenditure from Funds of the credit institution (code No. 32) shall be based on the amount expensed from Funds of the credit institution in the period.
Net cash flow from business activities (code No. 40): the item "Net cash flow from business activities" reflects the net cash derived from business activities.
Data of this item shall be calculated by summing up data of items of code No. 30 to code No. 32. If data of this item is negative, it shall be recorded in parenthesis (***).
Part II- Cash flow from investment activities:
- Purchase of fixed assets at original costs (code No. 41): Data of this item shall be prepared on the amount of cash expensed in the period to procure fixed assets (at original costs) and shall be recorded as negative figures in parenthesis (***).
- Receipts from sale, liquidation of fixed assets (code No. 42): Data of this item shall be prepared on the basis of amounts collected by the unit from liquidation, disposal of fixed assets in the period.
- Amounts for purchase of securities (code No. 43): Data of this item shall be prepared on the basis of the amounts used to buy securities. This data shall derive from arising debits of Accounts 115, 116, 123, 133 and shall be recorded as negative figures in parenthesis (***).
- Contribution to joint venture, purchase of shares (code No. 46): Data of this item shall be based on amounts expensed in the period for contribution to joint venture, purchase of shares. This data shall be based on arising debits arising of Accounts 134, 135 and shall be recorded as negative figures in parenthesis (***).
- Amounts collected from contributions to joint venture, purchase of shares (code No. 47): Data of this item shall be prepared on the basis of amounts that the unit collect from contributions to join venture, purchase of shares.
...
...
...
- Other investment activities (code No. 49): Data of this item shall be based on the receipts or expenditures in the period for other investment activities of the unit.
Net cash flow from investment activities (code No. 50):
The item " Net cash flow from investment activities" reflects the difference between the total receipts and total expenses from investment activities in the reporting period.
Data of this item shall be summed up from items of code No. 41 to code No. 49. If this data is negative, it shall be recorded in parenthesis (***).
Part III- Cash flow from financial activities:
- Increase/(Decrease) of share capital (code No. 51): Data of this item shall be prepared on the basis of amounts received in the period from sale of shares or the payment of shares made to parties of the joint venture, share holders.
- Interests paid to investors of the credit institution (code No. 52): this item shall be prepared on the total payments of interests to parties of the joint venture, shareholders.
- Other financial activities (code No. 53): data of this item shall reflect the amount paid or received by the unit in the period for other financial activities of the unit.
Net cash flow from financial activities (code No. 60)
...
...
...
Data of this item shall be calculated by summing up items of code No. 51 to code No. 53. If this data is negative, it shall be recorded in parenthesis (***).
Net cash flow in the period (code No. 70)
The item "Net cash flow in the period" shall reflect the difference between the total receipts from and expenses for all activities in the reporting period.
Data of this item shall be the sum of items in Part I + Part II + Part III (code No. 70 = code No. 40 + code No. 50 + code No. 60)
If this data is negative, it shall be recorded in parenthesis (***).
Data of this item must be equal to the difference between the items with code No. 90 and code No. 80 (corresponding to the increase/(decrease) of the item "cash and cash equivalent" between the beginning and the end of the reporting period).
Cash and cash equivalent at the beginning of the period (code No. 80):
Data of this item shall be prepared on the basis of the item: "Cash and cash equivalent at the end of the period" in the Cash Flow Statement of the previous period.
Cash and cashequivalent at the end of the period (code No. 90):
...
...
...
Supplemental interpretation of the cash flow statement
Cash and cash equivalent shall be determined on the basis of the current amount of cash (in vault, in transfer), balances of checking accounts at the State Bank and other credit institutions comprising of demand deposits and that with term to maturity of under 90 days from the date of preparing the financial statements
Unit .............
Form
No. F05/TCTD
Issued
in conjunction with the Decision No. 1145/2002/QD-NHNN dated 18 October, 2002
of the Governor of the State Bank
NOTES TO
THE FINANCIAL STATEMENT
Quarter............Year..........
I- BUSINESS CHARACTERISTICS OF CREDIT INSTITUTIONS
1. Establishment and operation licence, the term of validity:
...
...
...
3. Members of the Board of Directors (Name, position of each member)
4. Member of the Board of Management (Name, position of each member)
5. Head office: Number of branches:.......Number of subsidiaries:.......
6. Total of officers, staff.
II- SOME OPERATING ACTIVITIES OF CREDIT INSTITUTIONS (UNIT: VND MILLION)
1. Increase, decrease of fixed assets
Items
Land
Housing, artichture
...
...
...
Means of transport
Other fixed assets
Total
1. The original cost of fixed assets
...
...
...
- The opening value
- Amounts increased in the period
...
...
...
In which
...
...
...
New purchases
New construction
...
...
...
Other reasons
...
...
...
- Amount decreased in the period
...
...
...
Liquidation
...
...
...
Sale
...
...
...
Other reasons
- The closing value
...
...
...
of which
...
...
...
Not in use
Fully depreciated
...
...
...
pending liquidation
...
...
...
2. Depreciation value
...
...
...
- Increase in the period
...
...
...
- Decrease in the period
...
...
...
- The closing value
3. Remaining value
...
...
...
- The opening value
...
...
...
- The closing value
2. Personnel income (annual)
...
...
...
Planned
Actual
The ratio (%) of actual implementation compared to the plan
I. Total officers, staff
II. Income of staff
...
...
...
1. Total salaries
2. Bonus
...
...
...
4. Average salaries
5. Average income
...
...
...
3. Overdue debts of credit institutions
Items
Opening balance
Amounts arisent in the period
Closing balance
Deacrease
...
...
...
I. Total outstanding debts
II. Overdue loans
...
...
...
1. Overdue debts up to 180 days
2. Overdue debts from 181 to 360 days
...
...
...
3. Debts difficult to collect
III. Overdue debts with secured assets
...
...
...
IV. The ratio of overdue debts to total outstanding
(Rounded to 02 digits after the comma)
4. Increase, decrease in the sources and use of funds
Items
...
...
...
Amounts arisen in the period
Closing balance
Increase
Decrease
Part A. Sources
...
...
...
1. Deposits
...
...
...
a- from economic organizations
...
...
...
+ Deposits with term less than 12 months
...
...
...
b- Savings deposits
...
...
...
+ Deposits with term less than 12 months
...
...
...
c- Other deposits
...
...
...
a- Of economic organizations
...
...
...
+ Deposits with term less than 12 months
...
...
...
b- Savings deposits
...
...
...
+ Deposits with term less than 12 months
...
...
...
c- Other deposits
...
...
...
2.1. Borrowing from the State Bank
...
...
...
2.3. Borrowing from foreign credit institutions
...
...
...
3. Issue of valuable papers
...
...
...
3.2. Medium, long-term (over 12 months)
...
...
...
1. In VND
...
...
...
III. Capital and funds
...
...
...
1.1. Charter capital
...
...
...
1.3. Other funds
...
...
...
2.1. Reserve Fund to supplement the charter capital
...
...
...
2.3. Financial provision Fund
...
...
...
IV. Other sources
...
...
...
I. Cash and valuable papers
...
...
...
2. Cash in foreign currencies, documents denominated in foreign currencies
...
...
...
II. Deposits
...
...
...
1.1. Deposits in VND
...
...
...
2. Deposits at domestic credit institutions
...
...
...
2.2. Deposits in foreign currencies
...
...
...
III. Investment in securities
...
...
...
2. Investment in foreign securities
...
...
...
IV. Capital contributed to Joint-venture
...
...
...
2. In foreign currencies
...
...
...
1. Lending to domestic credit institutions
...
...
...
1.2. Lending in foreign currencies
...
...
...
2.1 Lending in VND
...
...
...
b. Medium and long term lending
...
...
...
a. Short-term lending
...
...
...
3. Discount operation, valuable papers mortgage
...
...
...
3.2. Mortgage of valuable papers
...
...
...
4.1. Leasing in VND
...
...
...
4.3. Investment in equipments of finance leasing
...
...
...
5.1. Payment on behalf of customers in VND
...
...
...
6. Lending with entrusted funds
...
...
...
6.2. Lending in foreign currencies
...
...
...
8. Other lending
...
...
...
8.2. Lending for debt payment
...
...
...
8.4. Other lending
...
...
...
10. Frozen debts
...
...
...
1. The original price of fixed assets
...
...
...
VII. Other use of funds
...
...
...
Drawer
(Sign, full name)
Chief Accountant
(Sign, full name)
General Director
(Director)
(Sign, full name, seal)
Unit .............
Form
No. F06/TCTD
Issued
in conjunction with the Decision No. 1145/2002/QD-NHNN dated 18 October, 2002
of the Governor of the State Bank
REPORT ON
THE RESULTS OF PROFITS DISTRIBUTION
Year.....
Unit: VND million
Items
...
...
...
Actual implementation
Note
Amount
Proportion of net profits (%)
(A)
(1)
...
...
...
(3)
(4)
I. The total incomes in the year
II. The total expenses in the year
III. Total profits before taxs (I-II)
IV. Payment of enterprise income tax
V. Net profits (III-IV):
1. Reserve Fund for supplementing the charter capital (5%)
2. Compensation for previous year's loss
...
...
...
4. Financial provision Fund
5. Financial developement Fund
6. Fund for redundancy payment
7. Bonus Fund
8. Walfare Fund
9. Payment of dividends
10. Other distributions
...
...
...
...., Date........
Drawer
(Sign, full name)
Chief Accountant
(Sign, full name)
General Director
(Director)
(Sign, full name, seal)
THE WAY TO DERIVE THE DATA:
- Colunm (1) The People Credit Funds shall derive the data on the basis of business plan
- Colunm (2) The People Credit Funds shall derive the actual data stated in appropriate accounting books
...
...
...
- Section (II) Credit Funds shall devire the debit balance in accounts of category 8 of the statement of accounts
;Quyết định 1145/2002/QĐ-NHNN về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 1145/2002/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Vũ Thị Liên |
Ngày ban hành: | 18/10/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1145/2002/QĐ-NHNN về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video