NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1096/2004/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2004 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật
Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17
tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng
12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng
số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của
Chính phủ Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ
quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng
phi ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06
tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này qui định về việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động tín dụng, bổ sung vốn lưu động cho khách hàng, thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và quốc tế.
2.1. Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm:
- Ngân hàng thương mại nhà nước;
- Ngân hàng thương mại cổ phần;
- Ngân hàng liên doanh;
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Công ty tài chính.
2.2. Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng (sau đây được viết tắt là bên bán hàng).
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán:
Hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện bao thanh toán và phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam;
2. Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp đồng bao thanh toán và các bên có liên quan đến khoản phải thu;
3. Khoản phải thu được bao thanh toán phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua, bán hàng phù hợp với qui định của pháp luật liên quan.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
3. Bao thanh toán xuất-nhập khẩu: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất- nhập khẩu.
4. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu: là đơn vị thực hiện bao thanh toán cho bên bán hàng là bên xuất khẩu trong hợp đồng xuất-nhập khẩu.
5. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu: là đơn vị được phép hoạt động bao thanh toán tham gia vào qui trình bao thanh toán xuất-nhập khẩu.
6. Bên mua hàng: là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.
7. Hợp đồng mua, bán hàng: là thoả thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc mua, bán hàng hoá theo quy định của pháp luật, trong đó bên mua hàng chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
8. Chứng từ bán hàng: là các chứng từ liên quan đến việc giao hàng và việc yêu cầu thanh toán của bên bán hàng đối với bên mua hàng trên cơ sở hợp đồng mua, bán hàng.
9. Số dư bao thanh toán: là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán.
10. Khoản phải thu: là khoản tiền bên bán hàng phải thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng.
11. Hạn mức bao thanh toán: là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận của đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng trong hợp đồng bao thanh toán.
Điều 5. Cơ quan cho phép hoạt động bao thanh toán
Các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 1 của Quy chế này muốn được thực hiện hoạt động bao thanh toán phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
Điều 6. Áp dụng các điều ước và tập quán quốc tế
1. Các điều ước quốc tế về bao thanh toán mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó.
2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán và thông lệ về bao thanh toán, nếu các quy tắc, tập quán và thông lệ đó không trái với pháp luật Việt Nam.
CHẤP THUẬN HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
Điều 7. Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán:
1. Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau:
a. Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán;
c. Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.
2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu:
Ngoài các điều kiện qui định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng xin hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Điều 8. Hồ sơ xin chấp thuận hoạt động bao thanh toán
1. Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động bao thanh toán bao gồm:
a. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng hoặc người được uỷ quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tổ chức tín dụng hoạt động bao thanh toán. Trường hợp uỷ quyền, phải có văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
Đối với Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải có văn bản của Tổng giám đốc (Giám đốc) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b. Phương án hoạt động bao thanh toán, trong đó nêu rõ nhu cầu thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, đối tượng khách hàng dự kiến và kế hoạch hoạt động;
c. Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d. Báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng năm gần nhất đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập; báo cáo về việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất theo qui định.
2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu:
Ngoài các hồ sơ qui định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ xin hoạt động bao thanh toán xuất - nhập khẩu còn bao gồm bản sao giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Điều 9. Trình tự và thủ tục chấp thuận hoạt động bao thanh toán
Trình tự và thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng:
1. Tổ chức tín dụng cổ phần gửi 02 bộ hồ sơ xin chấp thuận hoạt động bao thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.
Trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, có ý kiến bằng văn bản về điều kiện, hồ sơ xin hoạt động bao thanh toán theo quy định tại các Điều 7 và Điều 8 Quy chế này và gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) kèm theo 01 bộ hồ sơ của tổ chức tín dụng cổ phần.
2. Các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng cổ phần) gửi 01 bộ hồ sơ xin chấp thuận hoạt động bao thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng).
3. Trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng cổ phần), 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức tín dụng cổ phần do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố gửi tới, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có ý kiến bằng văn bản về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho phép hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng có nhu cầu hoạt động bao thanh toán. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
Điều 10. Điều kiện để tiến hành hoạt động bao thanh toán
1. Trước khi thực hiện hoạt động bao thanh toán, tổ chức tín dụng phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh và đăng báo Trung ương, địa phương 3 số liên tiếp bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật hiện hành.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
Điều 11. Loại hình bao thanh toán
1. Đơn vị bao thanh toán được thực hiện các hình thức bao thanh toán sau:
a. Bao thanh toán có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.
b. Bao thanh toán không có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.
2. Đơn vị bao thanh toán được thực hiện bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất - nhập khẩu.
Điều 12. Phương thức bao thanh toán
1. Bao thanh toán từng lần: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng.
2. Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán.
Điều 13. Quy trình hoạt động bao thanh toán:
1. Hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo các bước chính như sau:
a. Bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu;
b. Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng;
c. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.
g. Đơn vị bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;
h. Đơn vị bao thanh toán theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng
i. Đơn vị bao thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng bao thanh toán;
k. Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác.
2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu: qui trình nghiệp vụ bao thanh toán có thể được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được thực hiện thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu chịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất-nhập khẩu; thực hiện việc thu nợ theo uỷ quyền của đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và cam kết sẽ thanh toán thay cho bên nhập khẩu trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu.
Trường hợp hoạt động bao thanh toán thực hiện qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu phải thoả thuận và ký kết một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
Điều 14. Qui định về đồng tiền được sử dụng trong hoạt động bao thanh toán
Các giao dịch bao thanh toán được thực hiện bằng Đồng Việt Nam. Đối với các giao dịch bao thanh toán thực hiện bằng ngoại tệ, đơn vị bao thanh toán, bên bán hàng và bên mua hàng phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Điều 15. Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán
Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán do các bên thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán, gồm:
1. Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường.
2. Phí được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác.
Điều 16. Bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán
Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán. Các hình thức bảo đảm bao gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán
Các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Các quy định về thuế đối với hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Các khoản phải thu không được bao thanh toán
Những khoản phải thu sau đây không được thực hiện bao thanh toán:
1. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm;
2. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp;
3. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp;
4. Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi;
5. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày.
6. Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.
7. Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.
1. Hoạt động bao thanh toán phải bảo đảm các quy định về an toàn tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
2. Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
3. Số dư các khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho 01 bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho 01 khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng.
4. Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán thì các đơn vị bao thanh toán được thực hiện đồng bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
5. Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của đơn vị bao thanh toán.
Điều 21. Hợp đồng bao thanh toán
1. Hợp đồng bao thanh toán là văn bản thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng về việc mua lại các khoản phải thu phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng bao thanh toán có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận.
Điều 22. Nội dung hợp đồng bao thanh toán
Hợp đồng bao thanh toán bao gồm các nội dung chính sau:
1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax..... của các bên ký hợp đồng bao thanh toán;
2. Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng;
3. Lãi và phí bao thanh toán;
4. Giá mua, bán khoản phải thu: được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí bao thanh toán.
5. Số tiền ứng trước và phương thức thanh toán;
6. Thông báo về việc bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan;
7. Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh toán truy đòi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm;
8. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán;
9. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
10. Phương thức chuyển giao hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán;
11. Quy định về việc truy đòi của đơn vị bao thanh toán;
12. Giải quyết tranh chấp phát sinh;
13. Các thoả thuận khác.
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán
1. Quyền của đơn vị bao thanh toán:
a. Được yêu cầu bên bán hàng cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan đến khoản phải thu, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên bán hàng;
c. Có quyền đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản phải thu được bao thanh toán và được hưởng các quyền và lợi ích khác mà người bán hàng được hưởng theo quy định tại hợp đồng mua, bán hàng;
d. Được chuyển quyền đòi nợ, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng bao thanh toán có thoả thuận không được chuyển giao quyền đòi nợ.
2. Nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán:
b. Thanh toán cho bên bán hàng theo giá mua khoản phải thu đã được thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;
c. Chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu trong trường hợp thực hiện bao thanh toán không có quyền truy đòi.
d. Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bán hàng
1. Quyền của bên bán hàng:
Nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán khoản phải thu đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;
2. Nghĩa vụ của bên bán hàng:
a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán;
b. Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 13 của Quy chế này;
c. Chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu trong trường hợp bao thanh toán có quyền truy đòi.
e. Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng
1. Quyền của bên mua hàng:
a. Được thông báo về việc bao thanh toán;
b. Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản.
2. Nghĩa vụ của bên mua hàng:
a. Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 13; trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán.
b. Thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.
c. Không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của đơn vị bao thanh toán: Căn cứ vào Quy chế này và các qui định của văn bản pháp luật có liên quan, đơn vị bao thanh toán ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bao thanh toán cụ thể phù hợp với điều kiện, đặc điểm và Điều lệ của mình.
2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước:
a. Vụ Các Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố:
- Tiếp nhận hồ sơ xin phép hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự và thủ tục được quy định tại Chương II mục 1 của Quy chế này.
- Phối hợp với các Vụ có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Thống đốc quyết định việc cho phép Tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
b. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:
- Phối hợp và cung cấp cho Vụ Các Ngân hàng về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định cho phép Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
- Tổ chức thanh tra, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán; Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm các quy định tại Quy chế này.
c. Vụ Chính sách tiền tệ:
- Hướng dẫn các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán của Tổ chức tín dụng.
- Quy định chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động bao thanh toán cho các đơn vị có thẩm thẩm quyền thuộc Ngân hàng Nhà nước.
d. Vụ Kế toán - Tài chính: hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.
e. Vụ Tín dụng: hướng dẫn các đơn vị bao thanh toán thực hiện đồng bao thanh toán.
Điều 28. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
THE
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1096/QD-NHNN |
Hanoi,
September 6, 2004 |
ON THE ISSUANCE OF THE REGULATION ON FACTORING ACTIVITY OF CREDIT INSTITUTIONS
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
- Pursuant to the Law on the
State Bank of Vietnam No. 01/1997/QH10 dated 12 December, 1997 and the Law on
the amendment, supplement of several Articles of the Law on the State Bank of
Vietnam No. 10/2003/QH11 dated 17 June, 2003;
- Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 02/1997/QH10 dated 12
December, 1997; and the Law on the amendment, supplement of several Articles of
the Law on Credit Institutions No. 20/2004/QH11 dated 15 June, 2004;
- Pursuant to the Decree No. 86/2002/ND-CP dated 05 November, 2002 of the
Government providing for the function, assignment, authority and organizational
structure of the ministries and ministerial level agencies;
- Upon the proposal of the Director of the Banks and Non-bank Credit
Institution Department,
DECIDES:
Article 1. To issue in conjunction with this Decision “the Regulation on factoring activity of credit institutions”
Article 2. This Decision shall be effective from 01 October, 2004.
Article 3. The Director of Administrative Department, the Director of the Banks and Non-bank Credit Institutions Department, Heads of units of the State Bank, General Managers of the State Bank's branches in provinces, cities under the central Government’s management, Chairpersons of the Board of Directors and General Directors (Directors) of Credit Institutions shall be responsible for the implementation of this Decision.
...
...
...
FOR
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR
Tran Minh Tuan
ON FACTORING ACTIVITY OF CREDIT INSTITUTIONS
(Issued in conjunction with the Decision No. 1096/20004/QD-NHNN dated 6
September 2004 of the Governor of the State Bank)
Article 1. Governing scope and subjects of application
1. Governing scope: This Regulation provides for the implementation of factoring operation of credit institutions for customers in order to diversify credit activity, provide additional working capital for customers, promote domestic and international trade activities.
...
...
...
2.1. Credit institutions entitled to carry out the factoring operation shall be credit institutions that are set up and operating in accordance with the Law on Credit Institutions, including:
- The State owned commercial banks;
- Joint-stock commercial banks;
- Joint-venture banks;
- Banks with 100% foreign owned capital;
- Branches of foreign banks;
- Finance companies;
2.2. Customers entitled to the factoring facility provided by credit institutions shall be Vietnamese and foreign economic organizations that supply goods and are entitled to enjoy receivables arising from the purchase, sale of goods under the agreement stated in the goods purchase and sale contract between the selling party and buying party (hereinafter referred to as the selling party).
...
...
...
Article 3. Principle of factoring performance
The factoring activity shall ensure following principles:
1. Ensuring the safety in the activities of the credit institution entitled to carry out factoring activity and to be in conformity with applicable provisions of Vietnam’s laws;
2. Securing the legal rights, obligations and interests of parties to the factoring contract and the parties involved in the receivables.
3. The receivables, which are factored, must originate from goods purchase and sale contracts in accordance with provisions of applicable laws.
In this Regulation following terms shall be construed as follows:
1. Factoring unit shall be credit institutions as stipulated in point 2.1, paragraph 2, Article 1 of this Regulation, which are approved by the State Bank to carry out the factoring activity.
2. Domestic factoring shall be the factoring performed on the basis of a goods purchase and sale contract where the selling party and the buying party are residents in accordance with provisions of applicable laws on foreign exchange control.
...
...
...
4. Export factoring unit shall be a unit that performs the factoring to the selling party being an exporter in the export-import contract.
5. Import factoring unit shall be a unit that is permitted to engage in the factoring activity and participates in the process of export-import factoring.
6. The buying party shall be an organization which is entitled to receive goods from the selling party and obliged to make payment of receivables as stipulated in the goods purchase and sale contract
7. The goods purchase and sale contract shall be a written agreement between the selling party and the buying party on the purchase, sale of goods in accordance with provisions of applicable laws where the term to carry out the payment obligation of the buying party does not expire.
8. Sale documents shall be documents relating to the goods delivery and payment claim of the selling party to the buying party on the basis of the goods purchase and sale contract.
9. Factoring balance shall be an amount advanced by the factoring unit to the selling party in accordance with agreements stated in the factoring contract.
10. Receivable shall be the amount the selling party must collect from the buying party under the goods purchase and sale contract.
11. Factoring limit shall be the maximum outstanding receivables, which have been factored for a certain period of time in accordance with the agreement between the factoring unit and the selling party in the factoring contract.
Article 5. Agency that permits the factoring activity
...
...
...
Article 6. Application of international treaties and customs
1. If international treaties on the factoring activity to which the Socialist Republic of Vietnam is signatory or has acceded, contain provisions other than those stated in this Regulation, they shall be applicable.
2. Parties may agree on the application of regulations, customs and rules on the factoring, provided that they are not in contrary to Vietnam’s laws.
Section 1.
APPROVAL OF THE FACTORING ACTIVITY
Article 7. Conditions for engaging in the factoring activity:
1. The State Bank shall permit the domestic factoring activity when credit institutions fully satisfy following conditions:
a. There is a demand for factoring activity;
...
...
...
c. They are not subjects being considered for administrative punishment in the financial, banking area or have already been subject to the administrative punishment in the financial, banking area but have overcome their violation act.
2. In respect of the export-import factoring activity:
Credit institutions applying for export-import factoring activity must, in addition to conditions provided for in paragraph 1 of this Article, be credit institutions, which are permitted to engage in foreign exchange activity.
Article 8. File for the approval of the factoring activity
1. The application file for the approval of the factoring activity from the State Bank shall include:
a. A written application letter of the Chairman of the Board of Directors of the credit institution or of authorized person requesting the State Bank to approve the engagement of the credit institution in the factoring activity. In case of authorization, the application letter must be supported by the letter of authorization of the Chairman of the Board of Directors;
For branches of foreign banks in Vietnam, there must be a written application letter of their General Manager (Manager);
b. A factoring business plan, which clearly states the requirement for the performance of the factoring operation, expected customers and operational plan;
c. A copy of the establishment and operation Licence; a copy of the Business Registration Certificate;
...
...
...
2. In respect of the export-import factoring activity
In addition to documents provided for in paragraph 1of this Article, the application file for the export-import factoring activity shall include a copy of the foreign exchange activity permit issued by the State Bank.
Article 9. Sequence and procedure for the approval of the factoring activity
The application sequences and procedure for the approval of the State Bank for the factoring activity of the credit institution:
1. Joint stock credit institutions shall submit 2 sets of application file for the approval of the factoring activity to the State Bank’s branches in provinces, cities where their head offices are located.
The State Bank’s branches in provinces, cities shall, within a maximum period of 15 working days from the full receipt of files, consider and give their opinion in writing on the conditions, application file for the factoring activity in accordance with provisions in Articles 7 and 8 of this Regulation then send to the State Bank (the Banks and Non-Bank Credit institution Department) enclosed with 01 set of file of the joint-stock credit institution.
2. Credit institutions (except for joint-stock credit institutions) shall submit 01 set of application file to the State Bank (the Banks and Non-Bank Credit institution Department) for its approval of the factoring activity.
3. The State Bank shall, within a maximum period of 30 working days from the full receipt of files from credit institutions (except for the joint-stock credit institutions) and 15 working days from the full receipt of files of joint-stock credit institutions, which are delivered by the State Bank’s branches in provinces, cities, consider and give its written opinion on the approval or non-approval of the factoring activity of credit institutions which desire to perform the factoring activity. In case of non-approval, the State Bank shall give out clear reason thereof.
Article 10. Conditions for the performance of the factoring activity
...
...
...
2. Credit institutions shall submit their registration with the business registration agency and other related documents to the State Bank.
Section 2.
PROVISIONS ON THE FACTORING ACTIVITY
Article 11. Types of factoring
1. Factoring units shall be entitled to carry out following types of factoring:
a. Factoring with recourse right: the factoring units shall have the right to recourse to the selling party for the advance, when the buying party is not capable to perform its payment obligation for the receivable.
b. Factoring without recourse right: factoring units shall take the entire risks when the buying party is not capable to perform its payment obligation for the receivable. The factoring units shall only have the right to recourse to the selling party in case where the buying party refuses to make payment of the receivable due to the selling party failing to deliver goods in accordance with agreements stated in the goods purchase and sale contract or because of another reason, which is not related to the payment capacity of the buying party.
2. A factoring unit shall be entitled to carry out domestic and export-import factoring activity.
Article 12. Modes of factoring
1. Factoring for each receivable item: The factoring unit and the selling party shall complete required procedures and sign the factoring contract for receivables of the selling party.
...
...
...
3. Co-factoring: two or several factoring units shall together carry out the factoring activity for a goods purchase and sale contract where a factoring unit shall act a coordinator in the organization of the co-factoring activity.
Article 13. Process of factoring activity
1. The factoring activity shall be carried out under following main steps:
a. The selling party shall request the factoring unit to factor receivables;
b. The factoring unit shall analyze receivables, the operation and financial capacity of the selling party and the buying party;
c. The factoring unit and the selling party shall agree and enter into a factoring contract;
d. Both the factoring unit and the selling party shall sign a written notice of the factoring contract, which clearly states the fact that the selling party has transferred its right to claim the payment to the factoring unit and provides the buying party with the guidance on the direct payment to the factoring party, then send it to the buying party and related parties;
dd. The buying party shall send the selling party and the factoring unit a written confirmation of its receipt of the notice and its commitment on the performance of its payment obligation to the factoring unit;
e. The selling party shall hand over the original copy of the goods purchase, sale contract, sale vouchers and other documents concerning the receivables to the factoring unit;
...
...
...
h. The factoring unit shall follow up and collect debts from the buying party;
i. The factoring unit shall settle payment with the selling party in accordance with provisions stated in the factoring contract;
k. To deal with other outstanding issues, which may arise.
2. For the export-import factoring activity: The process of factoring operation may be performed in accordance with provisions in paragraph 1 of this Article or carried out through the import factoring unit. The import factoring unit shall be responsible for analysis of receivables, the operation and financial capacity of the buying party that is the importer in the export-import contract; perform the debt collection under the authorization of the export factoring unit and undertake, on behalf of the importer, to make payment in case where the importer is not capable of making payment of the receivables.
In case where the factoring activity is performed through an import factoring unit, the export factoring unit and the import factoring unit shall agree and enter into a separate contract, which specifically stipulates the rights and obligations of each party, in line with provisions of applicable laws.
Article 14. Provisions on the currency used in the factoring activity
Factoring transactions shall be performed in VND. For factoring transactions made in foreign currency, the factoring unit, the selling party and the buying party shall comply with current provisions on foreign exchange control.
Article 15. Interests and fees in the factoring activity
Interests and fees in the factoring activity agreed by the parties in the factoring contract shall consist of:
...
...
...
2. Fees on the value of the receivables to make up for credit risks, management cost of sale books and other costs.
Article 16. Security for the factoring activity
The factoring unit and the selling party shall agree on the application or non-application of security measures to the factoring activity. Security forms shall include: deposit, mortgage and pledge of assets, guarantees secured by assets of a third party and other security measures in compliance with provisions of applicable laws.
Provisions on payment rescheduling, and overdue debt classification in the factoring activity shall comply with the guidance of the State Bank.
Provisions on tax applicable to the factoring activity shall comply with provisions of applicable laws.
Article 19. Receivables not qualified for factoring
Following receivables shall not be qualified for factoring:
1. Receivable arising from the purchase and sale contract of goods forbidden by applicable laws;
...
...
...
3. Receivable arising from transactions and agreements being in dispute
4. Receivable arising from contracts of goods sale in form of consignment
5. Receivable arising from the goods purchase and sale contract, the remaining payment period of which is more than 180 days.
6. Receivables set off or mortgaged, pledged;
7. Receivables, which are overdue according to the goods purchase and sale contract.
Article 20. Prudential provisions
1. The factoring activity must ensure prudential provisions stated in the Law on Credit institutions and guiding documents of the State Bank;
2. Total factoring balance for a single customer shall not be in excess of 15% of the own capital of the factoring unit. For a branch of foreign bank, it shall not be in excess of 15% of the own capital of the foreign bank.
3. The balance of receivables, the payment of which is guaranteed by an import-factoring unit for an importer, shall be within the limit of the total guarantees outstanding a credit institution has made to a customer in accordance with the Regulation on banking guarantee.
...
...
...
5. The total factoring value outstanding shall not be in excess of the own capital of a factoring unit.
Article 21. Factoring contract
1. Factoring contract shall be a written agreement between a factoring unit and a selling party on the purchase of receivables in compliance with provisions of applicable laws.
2. Factoring contract may be amended, supplemented or cancelled if related parties agree to do so.
Article 22. Contents of a factoring contract
A factoring contract shall consist of following main contents:
1. Name, address, tel, fax, etc… of parties signing the factoring contract
...
...
...
3. Factoring interests and fees;
4. The selling, buying price of the receivable shall be determined on the basis of the value of the receivable after the factoring interests and fees are deducted;
5. Advanced amount and payment mode;
6. Notice of the factoring to the buying party and related parties;
7. Forms of security to secure the factoring unit of its recourse on the advanced amount, value of security assets;
8. Effective term of the factoring contract;
9. Rights and obligations of parties;
10. The mode to hand over the goods purchase and sale contract, sale vouchers, the rights, interest and documents relating to the receivable, which is factored;
11. Provisions on the recourse of the factoring unit;
...
...
...
13. Other agreements.
RIGHTS AND OBLIGATIONS
OF PARTIES
Article 23. Rights and obligations of the factoring unit
1. The factoring unit shall have the right:
a. To request the selling party to provide information and documents relating to the receivable, its financial capacity and its business performance;
b. To request the selling party to hand over the original copy of the goods purchase and sale contract, sale vouchers, rights, interests and documents in relation to the receivable, which is factored;
c. To claim a debt from the buying party in line with the value of the receivable being factored and enjoy other rights and interests the selling party does have according to provisions in the goods purchase and sale contract;
d. To transfer the right to claim a debt, except for the case where the parties in the factoring contract have agreed otherwise.
...
...
...
a. To give notice to the buying party and related parties in accordance with provisions in point d, paragraph 1, Article 13 of this Regulation;
b. To make payment of the receivable to the selling party at the purchase price agreed in the factoring contract;
c. To bear all the risk when the buying party is not capable to perform its payment obligation for the receivable in case of factoring without recourse.
d. To correctly and fully comply with clauses agreed in the factoring contract.
Article 24. Rights and obligations of the selling party
1. The selling party shall have the right
To receive the payment made by the factoring unit at the buying, selling price of the receivable as agreed in the factoring contract.
2. The selling party shall be obliged
a. To fully, accurately and honestly provide the factoring unit with information, documents and reports upon its request;
...
...
...
c. To bear risks when the buying party is not capable of completing its payment obligation for the receivable in case of factoring with recourse.
d. To fully and timely hand over the goods purchase and sale contract, sale vouchers, rights, interests and other documents relating to the receivable factored to the factoring unit in accordance with agreements stated in the factoring contract;
e. To correctly and fully comply with clauses agreed in the factoring contract and goods purchase, sale contract.
Article 25. Rights and obligations of the buying party
1. The buying party shall have the right
a. To be informed of the factoring;
b. Not to change its rights and obligations stipulated in the goods purchase and sale contract, but the party, which is entitled to receive the payment of the receivable. The adjustment of clauses stipulated in the goods purchase and sale contract must be accepted in writing by the buying party.
2. The buying party shall be obliged
a. to confirm in writing on its receipt of the notice and commitment on making payment in accordance with provisions in point d, paragraph 1, Article 13; in case of payment refusal, the buying party must clearly state the true reason thereof and immediately give a written notice to the selling party and the factoring unit.
...
...
...
c. Not to request the repayment of the amount, which it has already paid to the factoring unit, in case where the selling party fails to, do not correctly, sufficiently comply with clauses stipulated in the goods purchase and sale contract, except for the case where the factoring unit deliberately makes payment of that amount to the selling party after it has been notified of violation committed by the selling party to the goods purchase and sale contract
Article 26. Dealing with violation
Organizations, individuals violating any provision in this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be subject to discipline, administrative punishment or prosecuted for criminal liability in accordance with provisions of applicable laws.
Article 27. Organisation of implementation
1. Responsibility of the factoring unit: based on this Regulation and provisions of related legal documents, the factoring unit shall issue specific documents to guide the factoring operation in line with its conditions, characteristics and Charter.
...
...
...
a. The Banks Department and the State Bank’s branches in provinces, cities:
- To receive application files for the factoring activity from credit institutions in compliance with the sequence, procedure stipulated in Chapter II, Section 1 of this Regulation.
- To coordinate with related Departments of the State Bank to consider and submit the Governor for his decision on the approval of credit institutions to perform factoring operation.
b. The State Bank Inspectorate:
- To coordinate with and provide the Banks Department with the operation situation of credit institutions to submit to the Governor of the State Bank for his consideration, decision on the permission to credit institutions to perform factoring operation.
- To organize inspection, supervision for the implementation of the factoring operation; To deal with under its competence and make recommendation to the Governor of the State Bank to deal with violations of this Regulation.
c. The Monetary Policy Department:
- To guide provisions on the payment rescheduling and overdue debt classification in the factoring activity of credit institutions
- To provide for the periodical reporting regime on the factoring activity to competent units of the State Bank.
...
...
...
- to provide guidance on the accounting of the factoring operation of credit institutions.
e. The Credit Department:
- To provide guidance to the factoring units on the implementation of co-factoring operation.
Article 28. Amendment of, supplement to this Regulation
The amendment of, supplement to this Regulation shall be decided upon by the Governor of the State Bank
;Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 1096/2004/QĐ-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 06/09/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video