UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/2011/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 25 tháng 8 năm 2011 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Căn cứ Thông tư số 24/2005/TT-BTC ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện qui chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg;
Căn cứ Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại phiên họp UBND tỉnh ngày 17/8/2011;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này: “Quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh uỷ thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Sở Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện qui chế này đạt hiệu quả, đúng qui định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UBND TỈNH |
TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TỪ NGÂN SÁCH TỈNH UỶ
THÁC QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỂ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG
CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 107/2011/QĐ-UBND, ngày 25.8.2011 của UBND tỉnh
Bắc Ninh)
Quy chế này quy định về việc tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách tỉnh qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác (sau đây gọi tắt là các đối tượng CSXH) nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Đối tượng được vay vốn
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật;
2. Các đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm;
3. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
4. Các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn cần vay vốn để xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và vệ sinh tiêu chuẩn Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn cho vay
1. Chi nhánh NHCSXH và các tổ chức nhận uỷ thác phải cho vay đúng đối tượng; tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay theo quy định của pháp luật và quy định tại quy chế này.
2. Người vay vốn phải sử dụng vốn đúng mục đích vay; trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
3. Hàng năm, căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kinh phí ngân sách tỉnh bổ sung nguồn vốn uỷ thác và nhu cầu vay vốn của các đối tượng, NHCSXH lập phương án bổ sung vốn cho vay đối với từng chương trình báo cáo Ban Đại diện xem xét quyết định.
Điều 4. Cơ chế tạo lập nguồn vốn
1. Theo dự toán hàng năm: Căn cứ nhu cầu vay vốn của các đối tượng và khả năng ngân sách, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với NHCSXH và các cơ quan có liên quan báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí bổ sung vốn cho vay đối với các đối tượng CSXH trên địa bàn tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm trình HĐND tỉnh quyết định.
2. Trường hợp đột xuất cần bổ sung vốn cho vay đối với các đối tượng CSXH, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định theo quy định của Luật NSNN.
1. Đối với cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo: Thực hiện theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình nghiệp vụ thực hiện theo Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hiện hành của NHCSXH Việt Nam số 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003, số 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007 sửa đổi một số điểm của công văn 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003;
2. Đối với cho vay từ quỹ giải quyết việc làm địa phương: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005; Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính và hướng dẫn quy trình, thủ tục của NHCSXH tại công văn số 2539/NHCS-TD ngày 16/9/2008, số 2812/NHCS-TD ngày 09/10/2008 bổ sung sửa đổi một số điểm về nghiệp vụ cho vay giải quyết việc làm;
3. Đối với cho vay để xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và vệ sinh bảo đảm theo tiêu chuẩn Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Thực hiện theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hướng dẫn số 1411/NHCS-KHNV ngày 03/8/2004 của NHCSXH hướng dẫn nghiệp vụ cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
4. Đối với cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn tại nước ngoài: Thực hiện theo Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và hướng dẫn số 1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008 của NHCSXH hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Việc ghi chép, hạch toán kế toán đối với nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác được theo dõi trên tài khoản chi tiết theo quy định tại công văn số 1725/NHCS-KT ngày 13/7/2010 của NHCSXH hướng dẫn hạch toán vốn uỷ thác đầu tư tại địa phương;
Điều 7. Nội dung và mức chi từ tiền lãi nguồn vốn uỷ thác cho vay
1. Đối với cho vay các đối tượng quy định tại Khoản 2 - Điều 2 Quy chế này:
- Trích 50% để chi trả phí uỷ thác cho hệ thống NHCSXH để thực hiện công tác hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, tổ chức thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn, xử lý nợ, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện cho vay. Việc sử dụng phí uỷ thác theo quy định của NHCSXH.
- Trích 30% lập Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản vốn vay bị tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xóa nợ và để bổ sung nguồn vốn cho Quỹ việc làm địa phương.
- Trích 20% để chi cho công tác lập kế hoạch cho vay và kế hoạch giải quyết việc làm; kiểm tra, giám sát đánh giá chỉ tiêu tạo việc làm mới và các hoạt động cho vay vốn của Quỹ; tổng hợp, báo cáo kết quả cho vay của cơ quan lao động cấp huyện, cấp tỉnh.
2. Đối với cho vay các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 Điều 2 Quy chế này:
- Chi trả phí uỷ thác cho tổ chức nhận uỷ thác cho vay, hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn theo theo công văn số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của NHCSXH hướng dẫn nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội và công văn số 747/NHCS-TD ngày 7/4/2009 của NHCSXH về việc điều chỉnh phí uỷ thác trả cho các tổ chức chính trị xã hội;
- Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo Thông tư số 24/2005/TT-BTC, ngày 01/4/2005 của Bộ Tài chính;
- Phần còn lại (quy thành 100%) được phân phối như sau:
+ 80% cho chi nhánh NHCSXH tỉnh để chi thực hiện công tác hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, tổ chức thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn, xử lí nợ, tổng hợp báo cáo kết quả cho vay;
+ 20% cho chi hoạt động và khen thưởng của Ban đại diện - NHCSXH tỉnh.
1. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro: Chỉ xử lý đối với các trường hợp do nguyên nhân khách quan.
2. Nguyên tắc xử lý nợ bị rủi ro, biện pháp xử lý nợ bị rủi ro, thời điểm xem xét xử lý rủi ro, hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý rủi ro thực hiện theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH, Thông tư số 161/2010/TT-BTC, ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của NHCSXH ban hành quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH.
3. Thẩm quyền và nguồn vốn xử lý nợ bị rủi ro:
a) Đối với rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;
b) Đối với rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra thuộc diện đơn lẻ, cục bộ: Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh quyết định đối với việc giảm lãi vay, miễn lãi vay từ lãi thu được của nguồn vốn ngân sách tỉnh. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro được trích lập không đủ thì Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý quyết định cấp kinh phí bù đắp hoặc giảm trừ nguồn vốn cho vay.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình UBND tỉnh bổ sung vốn uỷ thác qua NHCSXH để cho vay đối với các đối tượng CSXH;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra tình hình và kết quả sử dụng vốn ngân sách uỷ thác;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Kiểm tra việc phân phối, sử dụng lãi thu được theo điều 7 Quy chế này;
2. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội:
- Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra tình hình và kết quả cho vay từ nguồn vốn uỷ thác; thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Phân bổ số tiền lãi được trích lại để chi cho công tác lập kế hoạch cho vay và kế hoạch giải quyết việc làm; kiểm tra, giám sát đánh giá chỉ tiêu tạo việc làm mới và các hoạt động cho vay vốn của Quỹ; tổng hợp, báo cáo kết quả cho vay của cơ quan lao động cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định tại điểm b - khoản 2 - mục I - Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quỹ quốc gia về việc làm
- Quản lý và sử dụng vốn uỷ thác theo đúng quy định của pháp luật và quy định Quy chế này;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra vốn vay, xử lý nợ theo quy định;
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho vay từ nguồn vốn uỷ thác gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh & Xã hội;
- Định kỳ hàng năm báo cáo việc phân phối, sử dụng lãi thu được từ nguồn vốn uỷ thác gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính;
- Phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh bổ sung vốn uỷ thác qua NHCSXH để cho vay đối với các đối tượng CSXH;
- Lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro gửi Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và xã hội thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác:
- Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn để thực hiện uỷ thác cho vay;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động tín dụng, chịu trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm, rủi ro, nợ quá hạn theo văn bản liên tịch và hợp đồng uỷ thác đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội.
5. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo các cơ quan chức năng, cơ quan thực hiện chương trình và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thị xã thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từ nguồn vốn uỷ thác.
6. UBND phường, xã, thị trấn:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đối tượng vay vốn;
- Phối hợp với NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ;
- Có ý kiến về đề nghị của người vay đối với trường hợp xin gia hạn nợ, xử lý nợ rủi ro; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị cấp trên trong việc phúc tra, xác định hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn./.
Quyết định 107/2011/QĐ-UBND về Quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh uỷ thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
Số hiệu: | 107/2011/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Nguyễn Lương Thành |
Ngày ban hành: | 25/08/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 107/2011/QĐ-UBND về Quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh uỷ thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
Chưa có Video