Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

 

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 102-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 1968

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN THỂ LỆ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM DÀI HẠN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Để động viên nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, chống Mỹ, góp thêm vốn vào việc phát triển kinh tế, văn hóa địa phương, tăng cường khả năng chiến đấu để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược;
Theo đề nghị của ông Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành bản thể lệ gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước, kèm theo quyết định này.

Điều 2. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước, tổ chức thu nhận tiền gửi, trả vốn, trả lãi và tiền thưởng cho người gửi.

Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các đoàn thể nhân dân chỉ đạo trực tiếp việc vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước.

Điều 3. Số tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước huy động được ở tỉnh, thành phố nào do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố đó sử dụng vào việc cho vay dài hạn phát triển kinh tế địa phương, theo thể lệ tín dụng của Nhà nước.

Điều 4. Ngân hàng Nhà nước cùng với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với các Bộ Công nghiệp nhẹ, Kiến trúc, Nội thương, Tài chính, các Tổng cục Lâm nghiệp, Vật tư bàn định kế hoạch và tổ chức việc sản xuất những vật tư, hàng hóa cần thiết, việc xây dựng nhà ở và tổ chức việc phân phối cho những người được hưởng, khi đến hạn lĩnh vốn ra.

Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố có nhiệm vụ:

- Quy định mức số dư tiền gửi mà người gửi tiền cần đạt để được hưởng quyền ưu tiên phân phối vật tư, hàng hóa và nhà ở, theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; quy định thể thức phân phối;

- Tổ chức sản xuất và phân phối những vật tư, hàng hóa và nhà ở.

Điều 5. Ông Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước, các ông Bộ trưởng và Tổng cục trưởng nói trên, các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TRƯỞNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Duy Trinh


THỂ LỆ

GỬI TIỀN TIẾT KIỆM DÀI HẠN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(Ban hành kèm theo quyết định số 102-CP ngày 3-7-1968 của Hội đồng Chính phủ )

Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm. Từ khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nước ta, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ, nhân dân ta đã vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, kiên quyết chiến đấu bảo vệ miền Bắc, hết lòng hết sức ủng hộ cách mạng miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, nhân dân ta đã hăng hái đóng góp nhân lực, vật lực và tài lực vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã chuyển sang một thời kỳ mới, quân và dân miền Nam đã liên tục tiến công và nổi dậy đồng loạt, đã và đang giành những thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động và đi đến thất bại không gì cứu vãn nổi. Trong tình hình mới, nhân dân miền Bắc đang quyết tâm làm trọn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, ra sức thi đua giữ vững và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, đáp ứng yêu cầu trước mắt về sản xuất, chiến đấu và đời sống, đồng thời chuẩn bị sự nghiệp xây dựng lâu dài.

Để phát huy mạnh mẽ mọi tiềm lực kinh tế và tiềm lực quốc phòng, tập trung cao độ mọi lực lượng bảo đảm nhiệm vụ chiến đấu và chiến thắng với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Chính phủ kêu gọi toàn dân phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hăng hái gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Điều 1. Việc động viên gửi tiền “tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước” nhằm mục đích:

1. Huy động một phần số tiền chưa dùng đến của nhân dân gửi vào Ngân hàng Nhà nước để tăng thêm nguồn vốn phát triển kinh tế địa phương nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế và tiềm lực quốc phòng, góp phần đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

2. Hướng dẫn nhân dân tiết kiệm tiêu dùng, chỉ tiêu có kế hoạch, để dành tiền để sau một thời gian tương đối dài có một số tiền lớn dùng vào việc cải thiện đời sống.

3. Góp phần ổn định thị trường, ổn định giá cả và tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.

Điều 2. Tất cả mọi người đều có thể tham gia gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước, trên tinh thần tự nguyện và tùy theo khả năng của mình.

Người gửi có thể gửi ngay một lần số tiền lớn, hoặc đăng ký số tiền mình định gửi và gửi làm nhiều lần mỗi lần gửi ít nhất là năm (5) đồng.

Điều 3. Thời hạn gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước là năm (5) năm, kể từ ngày gửi lần đầu ghi trên sổ tiết kiệm.

Đến hạn 5 năm, nếu chưa cần rút số tiền gửi, người gửi có thể gửi tiếp và được hưởng mọi quyền lợi về số tiền gửi.

Trường hợp đặc biệt, người gửi có thể rút một phần hay là toàn bộ số tiền đã gửi trước khi đến hạn.

Gửi tiền ở nơi nào thì lĩnh ra ở nơi ấy; nếu muốn lĩnh ở nơi khác thì phải báo trước cho ngân hàng biết theo thể thức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Lợi tức tiền gửi tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước là 2% một năm và trả làm một lần cùng một lúc khi đến hạn trả lại tiền gửi.

Nếu người gửi rút tiền trước thời hạn 5 năm thì không được hưởng lãi về số tiền rút ra.

Điều 5. Ngoài lợi tức, người gửi tiền được dự quay số thưởng hàng năm.

Cứ 10.000 số tiết kiệm thì có 513 số trúng thưởng, gồm:

- 1 giải nhất, được hưởng bằng 100% số dư bình quân hàng tháng trong năm, tối đa là 500 đồng;

- 2 giải nhì, mỗi giải được thưởng bằng 50% số dư bình quân hàng tháng trong năm, tối đa là 250 đồng;

- 10 giải ba, mỗi giải được thưởng bằng 25% số dư bình quân hàng tháng trong năm, tối đa là 125 đồng;

- 500 giải tư, mỗi giải được thưởng bằng 10% số dư bình quân hàng tháng trong năm, tối đa là 50 đồng;

Những người được thưởng từ 20 đồng trở lên có thể được cấp phiếu mua một số mặt hàng do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố quy định trong từng kỳ quay số.

Điều 6. Người gửi tiền tiết kiệm, sau thời hạn 5 năm, nếu đạt được mức số dư tiền gửi nhất định thì được Nhà nước ưu tiên phân phối một số hàng tiêu dùng có giá trị lớn hoặc vật liệu làm nhà hoặc nhà ở.

Mức số dư tiền gửi do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố định theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 7. Người gửi tiền tiết kiệm nhận một sổ tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước có ghi tên người gửi tiền.

Người có sổ, trong trường hợp thật cần thiết, có thể sang tên cho người khác; nếu thay đổi chỗ ở, có thể chuyển sổ để giao dịch với quỹ tiết kiệm nơi ở mới. Việc sang tên hoặc chuyển sổ đều không phải trả thủ tục phí.

Nếu người có sổ chết, số tiền gửi trong sổ sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế hợp pháp.

Nếu mất sổ, người có sổ phải báo ngay cho quỹ tiết kiệm nơi mình gửi tiền biết để xét cấp sổ khác.

 

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TRƯỞNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Duy Trinh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 102-CP năm 1968 về việc ban hành bản thể lệ gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 102-CP
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Duy Trinh
Ngày ban hành: 03/07/1968
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 102-CP năm 1968 về việc ban hành bản thể lệ gửi tiền tiết kiệm dài hạn chống Mỹ, cứu nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…