HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1990 |
Để tăng cường quản lý, hướng
dẫn hoạt động của các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính, tạo
thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện chính sách
tiền tệ của Nhà nước, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định tổ chức, hoạt động của các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng
và công ty tài chính, gọi tắt là tổ chức tín dụng.
Trong Pháp lệnh này, những tổ chức tín dụng dưới đây được hiểu như sau:
1- "Ngân hàng thương mại" là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
- "Ngân hàng thương mại quốc doanh" là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách Nhà nước.
- "Ngân hàng thương mại cổ phần" là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- "Ngân hàng nước ngoài" là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài. "Chi nhánh ngân hàng nước ngoài" là cơ sở của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- "Ngân hàng liên doanh" là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của Bên ngân hàng Việt Nam và Bên ngân hàng nước ngoài, có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
2- "Ngân hàng đầu tư và phát triển" là ngân hàng quốc doanh, nhận vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước và huy động vốn trung hạn, dài hạn trong nước, ngoài nước để cho vay trung hạn, dài hạn là chủ yếu.
3- "Hợp tác xã tín dụng" là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được thành lập bằng vốn đóng góp của xã viên, huy động các nguồn vốn của xã viên và cho xã viên vay.
4- "Công ty tài chính" là công ty quốc doanh hoặc cổ phần, hoạt động chủ yếu là cho vay để mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cư.
1- Mỗi tổ chức tín dụng và các chi nhánh của mình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là một pháp nhân.
2- Một hoặc nhiều chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là một pháp nhân.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1- Có nhu cầu dịch vụ ngân hàng, tài chính theo yêu cầu phát triển kinh tế;
2- Có nguồn vốn cần thiết và phương thức huy động nguồn vốn đó;
3- Có khả năng thu lợi nhuận;
4- Có trụ sở phù hợp với hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng;
5- Người điều hành có năng lực quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn về tiền tệ, tín dụng;
6- Các hình thức hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng hợp pháp.
1- Tổ chức muốn thực hiện các nghiệp vụ của tổ chức tín dụng tại Việt Nam phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động đến Ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, hợp tác xã tín dụng hoặc công ty tài chính;
b) Phương án hoạt động, có nêu rõ lợi ích kinh tế - tài chính của hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng;
c) Điều lệ của tổ chức tín dụng;
d) Hồ sơ lý lịch và các văn bản chứng minh năng lực của các thành viên hội đồng quản trị và người điều hành;
e) Những tài liệu khác mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu nhằm làm rõ một số vấn đề liên quan đến các văn bản nói trên.
2- Ngân hàng nước ngoài muốn mở chi nhánh tại Việt Nam và Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, ngoài việc thực hiện các quy định nói tại khoản 1, Điều này, còn phải nộp thêm các văn bản có xác nhận hợp pháp sau đây:
a) Điều lệ của Ngân hàng tại nguyên xứ;
b) Giấy phép hoạt động của Ngân hàng nguyên xứ;
c) Bản xác nhận ngân hàng nguyên xứ được quyền mở chi nhánh hoặc liên doanh tại Việt Nam;
d) Hợp đồng liên doanh;
e) Bản tổng kết tài sản, bảng lỗ lãi và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất của ngân hàng nguyên xứ;
g) Tên người được uỷ nhiệm điều hành ngân hàng tại Việt Nam.
Điều lệ của tổ chức tín dụng gồm những nội dung chính sau đây:
1- Tên và trụ sở của tổ chức tín dụng;
2- Các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng hợp pháp;
3- Thời hạn hoạt động;
4- Vốn điều lệ và phương thức góp vốn điều lệ;
5- Tổ chức, thành phần hội đồng quản trị và người điều hành;
6- Người đại diện cho tổ chức tín dụng trước Toà án và các cơ quan Nhà nước Việt Nam;
7- Các nguyên tắc về tài chính, công tác kế toán và kiểm tra kế toán;
8- Trường hợp và thủ tục giải thể;
9- Thủ tục sửa đổi điều lệ.
2- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, tổ chức tín dụng phải nộp cho Ngân hàng Nhà nước khoản lệ phí bằng 0,2% vốn điều lệ.
3- Chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép, tổ chức tín dụng phải thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định trong giấy phép mới được khai trương hoạt động.
2- Cấm chuyển nhượng giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
a) Tên gọi, điều lệ của tổ chức tín dụng;
b) Tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu hoặc giảm vốn điều lệ;
c) Chuyển trụ sở, mở hoặc đóng cửa chi nhánh;
d) Tách ra hoặc sáp nhập với một hoặc nhiều tổ chức tín dụng;
e) Giải thể, thanh lý tổ chức tín dụng.
2- Tổ chức tín dụng chuyển nhượng cổ phần với số tiền lớn hơn 15% vốn điều lệ phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Tổ chức tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép hoạt động trong những trường hợp sau đây:
1- Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép mà không thực hiện đủ các điều kiện quy định trong giấy phép hoặc không khai trương hoạt động;
2- Không góp đủ mức vốn điều lệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
3- Sau khi bị lỗ, không phục hồi đủ mức vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
4- Ngừng trả tiền gửi cho khách hàng;
5- Tự nguyện xin giải thể;
6- Bị tuyên bố phá sản;
7- Tách ra hoặc sáp nhập.
Số tiền đó chỉ được giải toả khi tổ chức tín dụng khai trương hoạt động.
1- Tổ chức tín dụng tại Việt Nam phải lập các quỹ dự trữ sau đây:
a) "Quỹ dự trữ" để bổ sung vốn điều lệ, được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 5% trên lợi nhuận ròng với mức tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định.
b) "Quỹ dự trữ đặc biệt" để dự phòng bù đắp rủi ro được trích lập hàng năm từ lợi nhuận ròng theo tỷ lệ 10% cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ.
2- Cấm tổ chức tín dụng dùng các quỹ dự trữ quy định tại khoản 1, Điều này để trả lãi cổ phần hoặc chuyển ra nước ngoài.
Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc tổ chức tín dụng quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định hoặc uỷ nhiệm cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc là 5 năm. Thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc có thể được bổ nhiệm lại.
3- Hợp tác xã tín dụng đặt dưới quyền quản trị của hội đồng quản trị và quyền điều hành của chủ nhiệm hợp tác xã tín dụng. Chủ tịch và các thành viên khác của hội đồng quản trị do đại hội xã viên bầu và bãi miễn; chủ nhiệm hợp tác xã tín dụng do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm.
1- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
2- Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm sở hữu của công dân, các tội phạm về kinh tế;
3- Đã bị kết án về các tội phạm hình sự khác chưa được xoá án;
4- Bị toà án nước ngoài kết án về tội phạm mà pháp luật Việt Nam cũng coi là tội phạm và theo pháp luật Việt Nam chưa được xoá án; bị toà án nước ngoài tuyên bố khánh tận và chưa được phục quyền.
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Ngân hàng thương mại được huy động vốn ngắn hạn, dài hạn để cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Ngân hàng thương mại muốn thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
2- Ngân hàng đầu tư và phát triển được huy động vốn kỳ hạn trên một năm bằng các hình thức tiền gửi, tiền tiết kiệm, phát hành trái phiếu để cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và không được huy động vốn kỳ hạn dưới một năm.
2- Hợp tác xã tín dụng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi địa phương quy định tại điều lệ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn.
2- Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay xuất trình các tài liệu chứng minh lý do vay và khả năng tài chính trước khi quyết định cho vay. Nếu phát hiện khách hàng vay cung cấp thông tin sai lạc hoặc có gian trá thì tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay và thu hồi số tiền đã cho vay.
3- Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ tín dụng, gồm:
a) Khế ước vay và tài liệu chỉ rõ việc sử dụng vốn vay, căn cứ pháp lý và giá trị của vật bảo đảm tiền vay;
b) Báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng vay hoặc của người bảo lãnh;
c) Quyết định cho vay có chữ ký của tổng giám đốc, giám đốc hoặc người điều hành được uỷ quyền; trong trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản phiên họp, ghi rõ quyết định cho vay được thông qua.
Tổ chức tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ.
a) Chỉ cho những đối tượng này vay mà không cho khách hàng khác vay để kinh doanh, mặc dù mục đích, đặc điểm tính rủi ro của các phương án kinh doanh đó không khác nhau;
b) Thu lãi, trả lãi, lệ phí, hoa hồng, tiền phạt khác với khách hàng khác.
2- Các đối tượng sau đây không được hưởng ưu đãi:
a) Thành viên hội đồng quản trị và những người điều hành tổ chức tín dụng;
b) Giám sát viên, kiểm soát viên tổ chức tín dụng;
c) Vợ, chồng hoặc những người thân thuộc trực hệ 3 đời đối với các thành viên hội đồng quản trị, với người điều hành, giám sát viên, kiểm soát viên;
d) Cổ đông sở hữu hơn 10% cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tín dụng;
e) Cơ quan giám định tổ chức tín dụng và mọi thành viên của cơ quan đó;
g) Công ty có một trong những người kể trên tham gia cổ phần từ 10% trở lên;
h) Công ty nắm quyền kiểm soát tổ chức tín dụng;
i) Cổ đông sở hữu hơn 10% cổ phần có quyền bỏ phiếu của một công ty khác nắm quyền kiểm soát tổ chức tín dụng.
3- Tổ chức tín dụng chỉ cho những đối tượng quy định tại khoản 2, Điều này vay, nếu được hội đồng quản trị quyết định, sau khi đã xem xét báo cáo của người điều hành về quan hệ của người vay với tổ chức tín dụng, phương án kinh doanh, thực trạng tài chính và uy tín của người vay.
Tổng số tiền của các khoản cho vay này không được quá 5% số vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng, công ty tài chính có thể thực hiện những nghiệp vụ về:
1- Vàng, kim khí quý và đá quý;
2- Cất giữ, mua, bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá khác;
3- Cho thuê động sản và bất động sản đối với ngân hàng, công ty tài chính thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng thuê mua;
4- Các dịch vụ tư vấn về tiền tệ và quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh tại Việt Nam được quyền chuyển ra nước ngoài:
1- Số lợi nhuận ròng còn lại, sau khi đã trích lập các quỹ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều 14 và khoản 3, Điều 40 của Pháp lệnh này.
2- Số tài sản còn lại sau khi đã thanh lý, nếu kết thúc hoạt động tại Việt Nam.
Việc chuyển tiền ra nước ngoài phải tuân theo các quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối.
NĂM TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, KẾT TOÁN VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG
2- Tổ chức tín dụng phải hạch toán chính xác, đầy đủ tất cả nghiệp vụ và bảo quản sổ sách, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ đó theo quy định của Pháp lệnh kế toán và thống kê.
3- Việc trích nộp thuế và lập các quỹ phúc lợi, khen thưởng, phát triển nghiệp vụ của tổ chức tín dụng phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4- Các bảng tổng kết tài sản, bảng lỗ lãi phải được giám định viên kế toán kiểm tra xác nhận.
Giám định viên kế toán phải được Ngân hàng Nhà nước thừa nhận.
2- Ngoài báo cáo định kỳ, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay cho Ngân hàng Nhà nước sự thay đổi về người điều hành và những việc không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ.
Chậm nhất 10 ngày sau khi họp, tổ chức tín dụng phải gửi Ngân hàng Nhà nước bảng tổng kết tài sản, bảng lỗ lãi, báo cáo tình hình hoạt động, quyết nghị của cuộc họp, danh sách mới nhất của hội đồng quản trị và những người điều hành.
2- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải công bố bảng tổng kết tài sản, bảng lỗ lãi, danh sách mới nhất của hội đồng quản trị và những người điều hành.
Tổ chức tín dụng phải chịu sự giám sát và thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.
Chi phí cho việc thanh tra do tổ chức tín dụng được thanh tra đài thọ.
Việc thanh tra được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thanh tra và Quy chế thanh tra ngân hàng.
2- Trong quá trình bảo tồn hoặc khi kết thúc thời hạn bảo tồn, nếu xét thấy tổ chức tín dụng đó không thể phục hồi hoặc việc phục hồi không đem lại lợi ích hơn là giải thể, Ngân hàng Nhà nước công bố tổ chức tín dụng đó không có khả năng trả nợ và phải giải thể.
Việc giải thể phải được tiến hành theo quy định của pháp luật.
2- Mọi chi phí về thanh lý do tổ chức tín dụng bị thanh lý đài thọ.
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Tăng mức tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc;
b) Tăng mức tỷ lệ mua trái phiếu bắt buộc;
c) Hạn chế hoặc cấm thi hành một số nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;
d) Buộc tổ chức tín dụng bãi chức thành viên hội đồng quản trị và những người điều hành;
e) Thu hồi giấy phép hoạt động.
1- Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1990.
2- Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.
2- Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cho tổ chức tín dụng có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Pháp lệnh này.
3- Tổ chức tín dụng không được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động phải đình chỉ hoạt động và thanh lý theo Điều 46 của Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1990
|
Võ Chí Công (Đã ký) |
Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 38-LCT/HĐNN8 |
---|---|
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Hội đồng Nhà nước |
Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 23/05/1990 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Chưa có Video