Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2012/NQ-HĐND

Vị Thanh, ngày 07 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC HỖ TRỢ LÃI SUẤT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ GIỚI TRONG SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA VIII KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Sau khi nghe Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Tờ trình số 80/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2012 về việc đề nghị hỗ trợ lãi suất thực hiện Đề án cơ giới trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và phát biểu giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua nội dung Tờ trình số 80/TTr- UBND ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc đề nghị hỗ trợ lãi suất thực hiện Đề án cơ giới trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 - 2015, cụ thể như sau: Ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất 2 (hai) năm phần vốn vay 70% giá trị máy gặt đập liên hợp không đủ điều kiện được hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản với số tiền là 11.550 triệu đồng.

 (Đính kèm đề án)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Hội đồng nhân dân giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa VIII, kỳ họp thứ năm thông qua và có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đinh Văn Chung

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ CƠ GIỚI TRONG SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Hậu Giang là tỉnh được chia tách từ năm 2004, với đặc điểm là tỉnh thuần nông, thế mạnh của tỉnh trong các năm qua vẫn là sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên là 160.114 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 140.457 ha chiếm 87%. Dân số 762.125 người với 183.000 hộ, trong đó 78,7% ở khu vực nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa, cây ăn trái và thuỷ sản, thu nhập của nông dân từ sản xuất nông nghiệp còn thấp; ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất chưa nhiều; đặc biệt tỷ lệ cơ giới hóa nhiều khâu trong sản xuất lúa còn thấp, với tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm khoảng 215.000 ha, nhưng số máy Gặt đập liên hợp (GĐLH) của tỉnh hiện có chỉ đáp ứng được khoảng 26% so với toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 40%. Trong khi đó, việc khuyến cáo nông dân xuống giống tập trung né rầy đã tạo ra sự khan hiếm nhân công cho khâu thu hoạch lúa và khó khăn trong khâu sấy, bảo quản lúa.

Để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là sản xuất lúa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng “Đề án Hỗ trợ cơ giới trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 - 2015” nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết những khó khăn, nặng nhọc cho khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản lúa; giảm thất thoát, giảm áp lực thiếu lao động, rút ngắn thời vụ, chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án:

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản;

- Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Thông tư số 28/2012/TT-BNN ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục các loại máy móc, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

- Chương trình số 04/CTr-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

- Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về thực hiện Chương trình số 04/CTr-UBND về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, năm 2012 của ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Phần I

HIỆN TRẠNG CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA

I. Hiện trạng cơ giới hóa trong thu hoạch, sau thu hoạch lúa:

1. Máy gặt đập liên hợp :

Tỉnh Hậu Giang đã xây dựng và thực hiện Đề án Hỗ trợ cơ giới hóa thu hoạch lúa bằng máy Gặt đập liên hợp giai đoạn 2009 - 2012, theo tinh thần Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản để cho nông dân vay vốn mua máy Gặt đập liên hợp đã đạt được thành công bước đầu. Tuy nhiên, khi nông dân mua máy có giá trị tỉ lệ nội địa hóa trên 60% thì gặp những hạn chế như: Máy nặng nề, khó xoay chuyển trên vùng có nền đất yếu, độ bền không cao, thiết bị thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch, nên người trồng lúa vụ không thích thuê máy nội địa để thuê cắt… Tính đến tháng 9 năm 2012, trên địa bàn tỉnh hiện có 130 máy Gặt đập liên hợp (107 máy Kubota, 23 máy Trung Quốc và nội địa), đảm nhận được việc thu hoạch lúa bằng máy khoảng 28% diện tích canh tác lúa và diện tích thu hoạch lúa bằng máy của tỉnh ước đạt 45% (28% diện tích do máy có ở địa bàn tỉnh và 17% diện tích do máy từ các tỉnh khác đến làm dịch vụ). Số lượng máy của từng địa phương như sau:

- Thành phố Vị Thanh : 07 chiếc

- Thị xã Ngã Bảy : 01 chiếc

- Huyện Phụng Hiệp : 18 chiếc

- Huyện Châu Thành A : 06 chiếc

- Huyện Vị Thủy : 64 chiếc

- Huyện Long Mỹ : 34 chiếc

2. Thùng suốt lúa:

Tính đến tháng 9 năm 2012, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.119 máy, tỷ lệ cơ giới hóa 100% trong khâu suốt lúa. Ngoài diện tích lúa được thu hoạch bằng máy Gặt đập liên hợp, phần diện tích còn lại được thu hoạch thủ công và qua công đoạn suốt lúa để tách hạt.

3. Máy Gặt xếp dãy:

Tính đến tháng 9 năm 2012, trên địa bàn tỉnh hiện có 28 máy gặt xếp dãy năng suất cắt trung bình 2 ha/ngày/máy, diện tích lúa thu hoạch bằng máy xếp dãy chiếm tỷ lệ 3,6%. Hiện nay, số lượng máy Gặt xếp dãy có khuynh hướng giảm dần cho đến nay còn khoảng 30% số máy là còn hoạt động do máy chỉ thực hiện công đoạn cắt còn công đoạn gom suốt cũng phải dùng lao động thủ công.

4. Lò sấy:

Số lượng lò Sấy tĩnh vĩ ngang: 415 lò được phân bổ rãi rác trong tỉnh, công suất phổ biến từ 4 - 8 tấn/mẻ, chủ yếu hoạt động trong vụ hè thu và thu đông. Sản lượng lúa được làm khô qua sấy khoảng 50% sản lượng lúa vụ hè thu). Phần còn lại nông dân chủ yếu tranh thủ phơi nắng hoặc bán lúa tươi ngay sau khi thu hoạch.

5. Máy tách hạt:

Hiện nay, trong toàn tỉnh có khoảng 98 Câu lạc bộ Khuyến nông, Hợp tác xã Nông nghiệp và Tổ hợp tác chuyên sản xuất lúa giống. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 01 Hợp tác xã có 01 máy tách hạt làm sạch lúa giống. Do đó, chất lượng lúa giống làm ra chưa đảm bảo, sức cạnh tranh của hạt lúa giống còn thấp đặc biệt là đối với lúa giống có xuất xứ từ tỉnh bạn như An Giang.

6. Máy Làm đất:

Trong sản xuất lúa, việc làm đất bằng cơ giới trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tương đối tốt (các máy tại địa phương và máy từ các tỉnh khác đến làm dịch vụ). Tuy nhiên, phần lớn nông dân hiện nay làm đất bằng máy xới, làm đất cạn nên lâu dài có thể làm đất bạc màu. Về lâu về dài cần đầu tư máy cày có khả năng cày đất sâu để giử độ màu mỡ của đất.

7. Máy Phun thuốc Bảo vệ thực vật:

Hiên nay, trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa và cây ăn trái nói riêng, nông dân phải sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, khâu cơ giới hóa trong việc sử dụng thuốc BVTV vẫn còn hạn chế, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh chưa cao và ảnh hưởng đến sức khỏe của người phun thuốc.

8. Động cơ máy bơm nước:

Theo số liệu điều tra của Chi cục Thủy lợi, hiện nay trong toàn tỉnh có khoảng 915 tổ bơm tác. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các tổ bơm tát còn thiếu động cơ bơm nước, đặc biệt là những động cơ bơm nước có công suất khoảng 50 mã lực.

II. Đánh giá:

1. Thuận lợi:

Sự quan tâm của Nhà nước bằng các chính sách hỗ trợ cho nông dân đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các công nghệ hiện đại về máy móc, thiết bị như máy Gặt đập liên hợp, thiết bị sau thu hoạch.

Người dân có nhu cầu và rất quan tâm đến việc đầu tư máy móc cho thu hoạch và sấy lúa, đặc biệt là máy Gặt đập liên hợp.

2. Khó khăn:

Đất có kết cấu yếu, sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất hộ gia đình, quy mô đồng ruộng nhỏ, kết cấu hạ tầng nông thôn, vùng sản xuất tập trung chưa được đầu tư đồng bộ.

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, khả năng tích lũy vốn để đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị sản xuất của nông dân còn gặp nhiều khó khăn

Công nghệ chế tạo nhiều loại máy nông nghiệp của các cơ sở trong nước còn nhiều hạn chế, các loại máy nhập khẩu có công nghệ khá hoàn thiện nhưng giá thành cao.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu và các chỉ tiêu chung đến năm 2015:

1. Mục tiêu:

Đầu tư và trang bị các máy móc, thiết bị phù hợp để phục vụ sản xuất có hiệu quả. Đầu tư đồng bộ các khâu thu hoạch, sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Thúc đẩy sản xuất qui mô lớn, tập trung và sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu.

2. Các chỉ tiêu:

- Có 70 % diện tích canh tác lúa được thu hoạch bằng máy

- Có 70% sản lượng lúa hè thu, thu đông qua sấy.

- Đầu tư thêm các máy móc, thiết bị hỗ trợ phục vụ cho sản xuất như máy Gặt đập liên hợp, Lò sấy, máy Tách hạt, máy Làm đất, máy Phun thuốc, máy Bơm nước.

3. Đối tượng hỗ trợ:

Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hộ gia đình, Cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là có nhu cầu, trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất.

II. Nội dung:

1. Chỉ tiêu:

a) Máy Gặt đập liên hợp (có tỷ lệ nội địa hóa không đủ điều kiện để hỗ trợ theo

Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản).

Số lượng máy cần đầu tư: Tổng cộng 100 chiếc, dự kiến:

- TP. Vị Thanh : 05 chiếc

- TX. Ngã Bảy : 05 chiếc

- Huyện Phụng Hiệp : 20 chiếc

- Huyện Châu Thành A : 15 chiếc

- Huyện Châu Thành : 05 chiếc

- Huyện Vị Thủy : 20 chiếc

- Huyện Long Mỹ : 30 chiếc

b) Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp khác (đủ điều kiện để hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản):

Số lượng máy cần đầu tư: Tổng cộng 3.400 chiếc

- Lò sấy (8 - 10 tấn/mẻ) : 200 cái

- Máy Tách hạt : 100 cái

- Máy Làm đất (loại như L2000) : 100 chiếc

- Máy Phun thuốc : 2.000 cái

- Máy Bơm nước : 1.000 cái

2. Giải pháp:

a) Giải pháp về chính sách: Đây là giải pháp cơ bản và then chốt để đẩy nhanh tiến trình cơ giới hoá trong sản xuất lúa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức cá nhân mạnh dạn tham gia đầu tư máy móc, thiết bị mới đưa vào sản xuất.

Để đề án được triển khai thuận lợi, được người dân hưởng ứng cao và đạt các chỉ tiêu đề ra, cần có chính sách như sau:

- Đối với máy Gặt đập liên hợp: Ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ lãi suất 2 năm phần vốn vay 70% giá trị máy Gặt đập liên hợp không đủ điều kiện để hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg.

- Đối với Lò sấy, máy Tách hạt, máy Làm đất, máy Phun thuốc Bảo vệ thực vật, máy Bơm nước: Thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Tổ chức trình diễn các mô hình để nhằm giới thiệu cho nông dân và các tổ chức có thể lựa chọn các thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật vận hành và sửa chữa, bảo quản máy móc để sử dụng có hiệu quả, an toàn.

b) Giải pháp về vốn:

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có của tổ chức, cá nhân tham gia Đề án, với sự hỗ trợ của nhà nước là lãi suất vay.

Tổng nguồn vốn cần đầu tư giai đoạn 2012 - 2015: 180.823 triệu đồng

Trong đó:

- Vốn tự có của tổ chức cá nhân: (30%) 44.100 triệu đồng

- Vốn vay ngân hàng: (70%) 102.900 triệu đồng

- Vốn ngân sách hỗ trợ: 33.823 triệu đồng

* Phần vốn ngân sách hỗ trợ, chia ra:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất 2 năm phần vốn vay 70% giá trị máy Gặt đập liên hợp không đủ điều kiện để hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg, với số tiền là 11.550 triệu đồng.

+ Ngân sách Trung ương (hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg), với số tiền là 22.273 triệu đồng.

c) Giải pháp về đào tạo:

Trong quá trình triển khai đơn vị chủ trì đề án tổ chức chuyển giao kỹ thuật, tập huấn cho nông dân tham gia đề án kỹ thuật vận hành, duy tu, bảo trì và bảo quản máy Gặt đập liên hợp, máy Làm đất, kỹ thuật sấy lúa chất lượng cao, và các máy móc, thiết bị để sử dụng đạt hiệu quả.

d) Giải pháp về tổ chức sản xuất:

- Quy hoạch, cải tạo đồng ruộng và thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn để nâng cao hiệu quả việc sử dụng máy móc, thiết bị và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Quy hoạch, xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất tập trung để thuận lợi vận hành có hiệu quả máy móc, thiết bị. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thích nghi với việc áp dụng cơ giới hoá, trước hết là đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn và hệ thống thuỷ lợi.

- Đẩy mạnh việc liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông sản, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ.

3. Hiệu quả kinh tế - xã hội

a) Hiệu quả kinh tế :

Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa góp phần năng cao năng suất, chất lựơng nông sản, giảm chi phí và giảm tổn thất trong và sau thu hoạch.

- So sánh giá cả giữa gặt thủ công và gặt bằng máy

Giá cắt 1 ha lúa bằng máy (gồm cắt đến ra lúa) : 3.500.000 đ Giá gắt 1 ha lúa bằng thủ công (gồm cắt, gom, suốt: 5.500.000 đ Như vậy chênh lệch 1 ha: 2.000.000 đ

- So sánh tỷ lệ hao hụt giữa gặt thủ công và gặt bằng máy:

Gặt, gom, suốt bằng thủ công : hao hụt 5 %

Gặt bằng máy : 2 % Chênh lệch hao hụt : 3 %

Thất thoát từ khâu cắt, gom, suốt giảm được: 29.000 tấn lúa/năm

Ngoài ra, còn giải quyết tính thời vụ góp phần cho việc thâm canh, tăng vụ, nâng cao thu nhập trên một đơn vị sản xuất; giảm dần lao động thủ công, lao động nặng nhọc, đặc biệt là lao động nữ trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông sản được nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường…

b) Hiệu quả về xã hội:

Thực hiện cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa là góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; giải quyết bài toán thiếu hụt lao động trong nông thôn; đổi mới lực lượng sản xuất nông nghiệp; sử dụng lao động có hiệu quả, từng bước thay thế phương thức sản xuất truyền thống, thủ công sang phương thức sản xuất cơ giới, công nghiệp, hiện đại.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để đề án đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẻ của các sở, ban, ngành có liên quan tham gia thực hiện đề án, cụ thể như sau :

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan chủ trì đề án có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chỉ đạo thực hiện “Đề án Hỗ trợ cơ giới trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015” xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện Đề án, đề xuất các chủ trương, chính sách để thúc đẩy Đề án đạt hiệu quả cao.

b) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trên cơ sở nhu cầu và tình hình thực tế sản xuất, phục vụ sản xuất lúa ở từng địa phương .

c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai đề án, có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị.

2. Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính và các ban, ngành liên quan:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời phân bổ nguồn vốn, thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Đề án.

3. Sở Công Thương:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện gắn kết với các công ty, cơ sở sản xuất và kinh doanh trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân tham gia đề án tiếp cận với công nghệ mới phù hợp.

4. Ngân hàng Nhà nước tỉnh:

Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tiếp cận và sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả; Đáp ứng các nguồn vốn vay cho mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và bố trí cán bộ cụ thể phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác chỉ đạo thực hiện Đề án;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền cấp xã xác nhận đối tượng được vay vốn theo quy định./.

 

PHỤ LỤC

ĐVT: triệu đồng

STT

Hạng Mục

Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng Vốn

180.823

40.885

67.699

64.876

7.363

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

1

Vốn đầu tư máy, thiết bị

147.000

37.000

57.750

52.250

0

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

Vốn dân tự có (30%)

44.100

11.100

17.325

15.675

0

 

Vốn vay (70%)

102.900

25.900

40.425

36.575

0

2

Hỗ trợ lãi vốn vay (lãi suất 15%/năm)

33.823

3.885

9.949

12.626

7.363

 

Năm 1

15.435

3.885

6.064

5.486

0

 

Năm 2

15.435

0

3.885

6.064

5.486

 

Năm 3

2.953

0

0

1.076

1.877

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

+ Nguồn vốn tỉnh hỗ trợ lãi suất

11.550

1.733

4.042

4.042

1.733

 

+ Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ lãi suất

22.273

2.152

5.907

8.584

5.630

* Thuộc phần ngân sách tỉnh hỗ trợ: Phần máy Gặt đập liên hợp (có tỷ lệ nội địa hóa không đủ điều kiện để hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản).

Nội dung

ĐVT

2012

2013

2014

2015

Tổng

Tổng Vốn

Triệu đồng

18.232,5

26.042,5

20.542,5

1.732,5

66.550

1) Qui mô

Máy

30

40

30

0

100

2) Đơn giá máy

Triệu đồng

550

550

550

0

 

3) Tổng giá trị máy GĐLH

Triệu đồng

16.500

22.000

16.500

0

55.000

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

- Vốn vay 70%

Triệu đồng

11.550

15.400

11.550

0

38.500

- Vốn tự có 30%

Triệu đồng

4.950

6.600

4.950

0

16.500

4) Lãi suất/năm

%

15

15

15

15

15

5) Vốn hỗ trợ lãi suất vay

Triệu đồng

1.732,5

4.042,5

4.042,5

1.732,5

11.550

- Năm 1

Triệu đồng

1.732,5

2.310,0

1.732,5

0

5.775

- Năm 2

Triệu đồng

0

1.732,5

2.310,0

1.732,5

5.775

* Thuộc phần ngân sách Trung ương hỗ trợ: Phần máy móc, thiết bị (Lò sấy, máy Tách hạt, máy Làm đất, máy Phun thuốc, máy Bơm nước,… (thực hiện theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ- TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011).

Nội dung

2012

2013

2014

2015

Tổng

Tổng vốn

22.652,5

41.656,25

44.333,75

5.630,63

114.273,13

Chia ra:

 

 

 

 

 

1) Vốn máy, thiết bị

20.500

35.750

35.750

0

92.000

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Vốn vay 70%

14.350

25.025

25.025

0

64.400

- Vốn tự có 30%

6.150

10.725

10.725

0

27.600

2) Vốn hỗ trợ lãi suất vay

2.152,5

5.906,25

8.583,75

5.630,63

22.273,13

Lãi suất/năm

15

15

15

15

15

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Năm 1

2.152,5

3.753,75

3.753,75

0

9.660,00

- Năm 2

0

2.152,50

3.753,75

3.753,75

9.660,00

- Năm 3

0

0

1.076,25

1.876,88

2.953,13

Phân định chi tiết:

a) Vốn đầu tư máy móc thiết bị:

Nội dung

ĐVT

Lò sấy

Máy Tách hạt

Máy Làm đất

Máy Phun thuốc

Máy Bơm nước

Tổng

1) Quy mô

Chiếc

200

100

100

2.000

1.000

3.400

2) Đơn giá máy

Triệu

100

50

150

6

40

346

Tổng giá trị

Triệu

20.000

5.000

15.000

12.000

40.000

92.000

- Vốn vay 70%

Triệu

14.000

3.500

10.500

8.400

28.000

64.400

- Vốn tự có 30%

Triệu

6.000

1.500

4.500

3.600

12.000

27.600

b) Phân kỳ đầu tư máy:

Nội dung

ĐVT

2012

2013

2014

2015

Tổng

1) Lò sấy

Chiếc

50

75

75

0

200

2) Máy tách hạt

Chiếc

30

35

35

0

100

3) Máy làm đất

Chiếc

20

40

40

0

100

4) Máy phun thuốc

Chiếc

500

750

750

0

2.000

5) Máy bom nước

Chiếc

200

400

400

0

1.000

c) Phân kỳ nguồn vốn:

Năm

Tổng

Lò sấy

Máy tách hạt

Máy làm đất

Máy phun thuốc

Máy bom nước

2012

20.500

5.000

1.500

3.000

3.000

8.000

2013

35.750

7.500

1.750

6.000

4.500

16.000

2014

35.750

7.500

1.750

6.000

4.500

16.000

Tổng

92.000

20.000

5.000

15.000

12.000

40.000

 

BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG MÁY THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH

(Đến tháng 9/2012)

TT

 

Máy xếp dãy

Máy tuốt lúa

Máy gặt đập liên hợp

Lò sấy

Tổng cộng

Tổng số

Trong đó

máy Kubota

1

H. Châu Thành

0

63

0

0

7

70

2

H. Châu Thành A

4

153

6

6

46

209

3

TX. Ngã Bãy

0

11

1

1

1

13

4

H. Phụng Hiệp

0

100

18

15

51

169

5

H. Long Mỹ

23

461

34

31

117

635

6

H. Vị Thuỷ

1

281

64

47

154

500

7

TP. Vị Thanh

0

50

7

7

39

96

Tổng cộng

28

1.119

130

107

415

1.694

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 26/2012/NQ-HĐND hỗ trợ lãi suất thực hiện đề án cơ giới trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2015

Số hiệu: 26/2012/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
Người ký: Đinh Văn Chung
Ngày ban hành: 07/12/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 26/2012/NQ-HĐND hỗ trợ lãi suất thực hiện đề án cơ giới trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2015

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…