Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 1997

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 18/CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 1997 VỀ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng được quy định cụ thể trong các điều thuộc chương II Nghị định này.

Mọi tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo Nghị định này, trừ những trường hợp điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết có quy định khác.

Điều 2. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện theo Điều 3 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng là 2 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Điều 3. Việc áp dụng hình thức xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác trong lĩnh vực ngân hàng như sau:

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn chịu một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung say đây:

a. Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;

b. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

c. Hạn chế một phần hoặc cấm thực hiện một trong các nghiệp vụ có liên quan đến vi phạm về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

a. Buộc bồi thường thiệt hại;

b. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

Điều 4. Xử phạt các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định về giấy phép hoạt động hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện trong lĩnh vực ngân hàng:

1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lạm dụng giấp phép hoạt động hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện của ngân hàng và công ty tài chính nước ngoài tại Việt Nam làm việc khác;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng dến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Tổ chức tín dụng không nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b. Tổ chức tín dụng khai trương hoạt động trong khi chưa thực hiện đủ các thủ tục ghi trong giấy phép hoạt động;

c. Cho người khác sử dụng giấy phép hoạt động hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện;

d. Sử dụng tên gọi, giấp phép hoạt động, hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện không đúng quy định;

e. Hoạt động không đúng điều lệ, hoặc điều lệ đã sửa đổi nhưng chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận;

g. Hoạt động không đúng quy định của giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:

a. Hoạt động ngân hàng mà không có giấy phép hoạt động hoặc giấy phép đã hết thời hạn quy định;

b. Tẩy xoá, sửa chữa giấy phép hoạt động hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện;

c. Tách ra, hợp nhất hoặc sáp nhập tổ chức tín dụng mà chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn 3 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 điều này;

b. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn, đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 điều này.

Điều 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Chuyển trụ sở, mở hoặc đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện mà không được cấp có thẩm quyền cho phép;

2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, dịch vụ ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép nhưng không có trụ sở giao dịch hoặc trụ sở giao dịch không đúng quy định;

3. Thay đổi trụ sở của tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thay đổi địa điểm kinh doanh mà không được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Điều 6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự động tách ra, hợp nhất hoặc sáp nhập tổ chức tín dụng mà chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Điều 7. Phạt cảnh cáo đối với một trong những vi phạm về đối tượng cho vay ưu đãi:

1. Cho vay ưu đãi, sai đối tượng;

2. Vi phạm quy định mức vốn cho vay ưu đãi.

Điều 8. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về tuyển dụng, bố trí nhân viên; về quản lý nghiệp vụ của tổ chức tín dụng:

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tín dụng có hành vi:

a. Bố trí, sắp xếp vào làm việc tại tổ chức mình những người mà pháp luật nghiêm cấm;

b. Không thay đổi, thuyên chuyển nhiệm vụ công tác của công chức, nhân viên ở những bộ phận nghiệp vụ kế toán, kho, quỹ, tín dụng khi đã vi phạm kỷ luật.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi vi phạm quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng:

a. Huy động vốn vượt quá phạm vi theo quy định của giấy phép;

b. Cho vay vốn không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c. Thực hiện không đúng quy định về bảo đảm khả năng chi trả và khả năng thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

d. Vi phạm quy định về hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần theo quy định của pháp luật;

e. Chuyển nhượng cổ phần trái với quy định của pháp luật;

g. Vi phạm về trích lập các quỹ trái với quy định của pháp luật;

h. Sử dụng các quỹ vào việc trả lãi cổ phần, hoặc chuyển ra nước ngoài không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Áp dụng các biện pháp khác:

a. Hạn chế hoặc cấm hoạt động một trong các nghiệp vụ nếu tái phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 điều này.

b. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với những vi phạm nói tại điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 điều này.

Điều 9.- Xử phạt đối với vi phạm về hoạt động nghiệp vụ tín dụng:

1. Cảnh cáo đối với một trong những hành vi:

a. Không lưu giữ đủ hồ sơ tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b. Cho gia hạn nợ quá thời gian hoặc quá số lần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Không thực hiện đủ, hoặc thực hiện không đúng các điều kiện cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b. Vi phạm một trong những quy định về thu lãi, trả lãi, thu lệ phí, hoa hồng, tiền phạt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c. Không tiến hành kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;

d. Phát hiện bên vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, nhưng không chấm dứt việc cho vay hoặc không thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi số tiền đã cho vay.

Điều 10. Xử phạt đối với một trong các hành vi vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn:

1. Cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Thực hiện không đúng phạm vi, đối tượng thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b. Thực hiện không đúng, hoặc không đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tình hình thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng;

c. Thực hiện không đúng mức tiền cho vay trên giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Nhận thế chấp, cầm cố tài sản để cho vay không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b. Thực hiện không đúng, hoặc không đầy đủ quy định về nghĩa vụ của các bên thế chấp và bên nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

a. Hạn chế một phần hoặc cấm một trong những hoạt động nghiệp vụ: tín dụng, bảo lãnh, cầm cố, nếu tái phạm một trong những hành vi quy định tại khoản 2 điều này;

b. Buộc bồi thường thiệt hại nếu tái phạm một trong những hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản 1 điều này.

Điều 11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những vi phạm về bảo lãnh và tái bảo lãnh sau đây:

1. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh, bảo lãnh mở L/C trả chậm không đủ các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

2. Không trích lập, hoặc trích lập không đủ mức ký quỹ bảo lãnh theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;

3. Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh không đúng quy định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

4. Áp dụng biện pháp khác: Hạn chế, hoặc cấm một trong những nghiệp vụ: tín dụng, bảo lãnh, tái bảo lãnh, bảo lãnh mở L/C trả chậm nếu tái phạm các khoản 1, 2, 3 điều này.

Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định quản lý vay và trả nợ nước ngoài:

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp trực tiếp vay vốn nước ngoài có một trong những hành vi sau đây:

a. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cung cấp tài liệu đã ký kết với bên nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước hoặc cho các ngân hàng bảo lãnh;

b. Không báo cáo, hoặc báo cáo không đầy đủ theo quy định của Chính phủ hoặc của Ngân hàng Nhà nước về tình hình vay, sử dụng vốn vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với những tổ chức có hành vi vay hoặc trả nợ nước ngoài không thực hiện qua hệ thống ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xuất hoặc nhập khẩu vàng, bạc:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng, bạc không có giấy phép;

b. Xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng, bạc không theo đúng quy định trong giấy phép;

c. Mua, bán, chuyển nhượng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng, bạc;

d. Nhập vàng uỷ thác cho các doanh nghiệp không đủ các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

e. Không báo cáo kết quả nhập vàng uỷ thác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khác:

a. Tịch thu hàng hoá đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và d, khoản 1 điều này;

b. Tước giấy phép có thời hạn đến 3 tháng với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 điều này;

c. Hạn chế, hoặc cấm nhập khẩu vàng, bạc đối với các trường hợp vi phạm một trong những hành vi quy định ở khoản 1 điều này.

Điều 14. Xử phạt hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ:

1. Cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết công khai tỷ giá mua bán ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá mua, bán ngoại tệ và chi trả kiều hối.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những hành vi sau đây:

a. Mua, bán và thu ngoại tệ mà không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước;

b. Cho vay, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c. Không gửi ngoại tệ thu được vào tài khoản của mình tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;

d. Chấp hành không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về trạng thái ngoại hối.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đối với các tổ chức kinh tế có hành vi mở tài khoản hoặc sử dụng tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài không được phép, hoặc không đúng quy định trong giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

5. Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung:

a. Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn đến 6 tháng đối với trường hợp tái phạm quy định tại khoản 2 điều này;

b. Tịch thu ngoại tệ đối với vi phạm quy định tại điểm a điều này.

Điều 15. Xử phạt các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm về quản lý ngoại tệ theo quy định của pháp luật:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp không gửi báo cáo định kỳ theo quy định của Bộ Thương mại về hoạt động của tài khoản ở nước ngoài;

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi:

a. Thực hiện không đúng quy định về gửi và sử dụng các khoản vốn và các nguồn thu bằng ngoại tệ vào tài khoản ở Ngân hàng theo quy định của pháp luật;

b. Vay vốn nước ngoài không có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;

c. Sử dụng tài khoản ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc cá nhân có hành vi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung: hạn chế hoặc thu hồi giấp phép về hoạt động ngoại tệ nếu có hành vi tái phạm quy định khoản 1 và 2 điều này.

Điều 16. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về thanh toán:

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về mở tài khoản cho khách hàng.

b. Vi phạm thời hạn thanh toán đối với khách hàng;

c. Thực hiện không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về thủ tục thanh toán, chuyển tiền.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc cá nhân có một trong những hành vi sau đây:

a. Phát hành séc quá số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán;

b. Sửa chữa chứng từ thanh toán;

c. Thanh toán hoặc chuyển nhượng séc đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi vi phạm tại điều này:

a. Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c, khoản 2 điều này;

b. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, khoản 2, điều này.

Điều 17. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm quy định về thông tin báo cáo và quản lý tài liệu hoạt động ngân hàng:

1. Gửi báo không đúng thời hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

2. Không gửi đủ báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng mẫu biểu quy định của Ngân hàng Nhà nước;

3. Làm tiết lộ bí mật các loại báo cáo và tài liệu sau đây:

a. Bảng cân đối tài khoản kế toán, các biểu số liệu thống kê tiền mặt, số dư tiền gửi của khách hàng;

b. Các bảng mẫu chữ ký mã số điện tử của chủ tài khoản dùng trong công tác thanh toán.

Điều 18. Xử phạt đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra và kiến nghị của thanh tra:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi:

a. Trì hoãn, lẩn tránh hoặc không cung cấp văn bản, tài liệu, chứng cứ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức thanh tra, Đoàn Thanh tra hoặc có thủ đoạn đối phó với Thanh tra đang thi hành nhiệm vụ;

b. Không thực kiến nghị của Đoàn Thanh tra sau khi đã chấp thuận. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Dấu diếm, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra;

b. Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có các hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong kho, quỹ, két bạc, vàng, đá quý, sổ sách, chứng từ kế toán, hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo lãnh hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ mà chưa gây hậu quả.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Điều 19. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng:

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c. Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác quy định tại khoản 2, khoản 3, điều 3 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c. Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác quy định tại khoản 2, khoản 3, điều 3 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d. Áp dụng biện pháp khác quy định tại điểm b, khoản 3, điều 3 Nghị định này.

Điều 20. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính vắng mặt, thì cấp phó của những người đó có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.

Điều 21. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện theo Điều 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 22. Việc cưỡng chế thi hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính, thực hiện theo Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 23. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng, thực hiện theo quy định tại các điều 87, 88, 89, 90 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại tố cáo.

Điều 24. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng:

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng mà dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt, hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính; nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký, những quy định trước đây trái với các Nghị định này đều hết hiệu lực thi hành.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn thi hành.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 18-CP

Hanoi, February 24, 1997

 

DECREE

ON HANDLING VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS IN THE FIELD OF BANKING

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Proceeding from the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,

DECREES

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and subjects of regulation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The scope of sanctioning violations of administrative regulations in the field of banking is defined in detail in articles of Chapter II of this Decree.

All domestic and foreign organizations and individuals that violate administrative regulations in the field of banking within the Vietnamese territory shall be sanctioned in accordance with this Decree, unless where the international conventions which Vietnam has acceded to provide otherwise.

Article 2.- The principles and statute of limitation for the sanctioning of violations of administrative regulations:

1. The principle for sanctioning violations of administrative regulations in the field of banking shall comply with Article 3 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

2. The statute of limitation for sanctioning violations of administrative regulations in the field of banking is 2 years from the date the act of violation is committed.

Article 3.- The application of the main sanctions, additional sanctions and other measures against violations of administrative regulations in the field of banking is as follows:

1. For each act of violation of administrative regulations, the offending individual or organization shall be subject to one of the following main sanctions:

a) Warning;

b) Fine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Stripping for a limited or unlimited time of the operating license in monetary, credit, payment, foreign exchange and banking fields;

b) Confiscation of evidences and instruments employed in the act of violation of administrative regulations;

c) Partial restriction to or ban on the activities related to the fields of monetary, credit, payment, foreign exchange and banking.

3. Apart from the sanctions specified in Items 1 and 2 of this Article, the offending individual or organization may be subject to one of the following measures:

a) Forcible compensation for the damage;

b) Forcible restoration to the original state which has been changed by the violation of administrative regulations.

Chapter II

ACTS OF VIOLATION OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS IN THE FIELD OF BANKING, FORMS AND LEVELS OF SANCTION

Article 4.- The sanctions against organizations and individuals that violate regulations on operating permits or representative office license in the field of banking:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of 10,000,000 VND to 15,000,000 VND against one of the following violations:

a) A credit organization fails to pay the fee for the operating license as required by the State Bank;

b) A credit organization starts its operation before completing all the formalities specified in its operating license;

c) Allowing other(s) to use its operating permit or representative office license;

d) Using a name or its operating permit or representative office license not in accordance with the relevant regulations;

e) Operating not in accordance with its operational statute or with a statute modified without the approval of the State Bank;

f) Operating not in accordance with the specification of the license issued by the State Bank.

3. A fine of 15,000,000 VND to 20,000,000 VND against one of the following violations:

a) Operating in banking without an operating license or with an expired license;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Splitting, merging or affiliating a credit organization without the approval of the State Bank.

4. Additional sanctions:

a) Stripping for a period of 3 months the right to use the operating license for violations specified in Points (a) and (c), Item 2, of this Article;

b) Stripping permanently the right to use the operating license for violations specified in Point (b), Item 2, of this Article.

Article 5.- A fine of 20,000,000 VND to 25,000,000 VND against one of the following violations:

1. Moving the head office or opening/closing a branch or representative office without the approval of the competent agency;

2. An organization or individual licensed by the State Bank to operate in monetary, credit, payment and banking services that conduct their operations without a transaction office or with a transaction office not in accordance with the relevant regulations;

3. Changing the head office of the organization or branches or representative office, or the business location, without the authorization of the State Bank.

Article 6.- A fine of 25,000,000 VND to 30,000,000 VND against the acts of unauthorized splitting, merging or affiliating credit organizations without the approval of the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Giving preferential loans to the wrong objects;

2. Violating regulations on the levels of preferential loans.

Article 8.- Sanctions against the violations of the regulations on recruiting and assigning employees; and on the managerial operations of credit organizations:

1. Warning against credit organizations which commit one of the following violations:

a) To employ personnel which are banned by law;

b) Not to reassign to new jobs the functionaries and employees who work in accounting, storing, fund keeping and credit sections and who have violated discipline.

2. A fine of 15,000,000 VND to 20,000,000 VND against one of the violations of the safety regulations on banking operation:

a) Accumulating capital in excess of the limit provided for in the license;

b) Lending out not in compliance with the regulations of the State Bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Violating legal provisions on capital contribution, joint venture and stock purchase;

e) Transferring stocks at variance with the provisions of law;

f) Violating legal provisions on financial deductions for establishing funds;

g) Using funds to pay dividends or transfer overseas at variance with the regulations of the State Bank.

3. Application of other measures:

a) To restrict or ban one of the related operations for the repeat of a violation described in Points (a), (b), (c) and (d), Item 2, of this Article;

b) To forcibly restore to the original state which has been changed by the violations specified in Points (e), (f) and (g), Item 2, of this Article.

Article 9.- Sanctions against violations of regulations on credit operation:

1. Warning against one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To renew overdue debts in more than the number of times prescribed by the State Bank.

2. A fine of 15,000,000 VND to 20,000,000 VND against one of the following violations:

a) Not to comply fully or properly with the lending conditions set by the State Bank;

b) To violate one of the provisions on collecting and paying profit, collecting fees and commissions and fines as provided for by the State Bank;

c) Not to conduct checks before, during and after the lending as prescribed by the State Bank;

d) Not to terminate the lending or take appropriate measures to recover the loan after discovering that the borrowing party is using the loan for wrong purposes.

Article 10.- Sanctions against one of the violations against the regulations of the State Bank on collateral, mortgage and guaranty for lending:

1. Warning against one of the following acts of violation:

a) To observe not properly the regulations on scopes and objects of collateral, mortgage and guaranty for bank lending as prescribed by the State Bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To observe not properly the regulations on the amount of loan compared to the value of the collateral, mortgage and guaranty as provided for the State Bank.

2. A fine of 25,000,000 VND to 30,000,000 VND against one of the following violations:

a) To accept collateral or property mortgage for lending not in compliance with the regulations of the State Bank;

b) To observe not properly or fully the regulations on obligations of the depositor and recipient of collateral, mortgage and guaranty for loan set by the State Bank;

3. Application of the additional sanctions and other measures:

a) To put partial restriction on or ban one of these operations: credit, guaranty or mortgage in case of repeat of a violation defined in Clause 2 of this Article;

b) Forcible compensation for damage in case of repeat of one of the violations defined in Points (a), (b) and (c), Item 1 of this Article.

Article 11.- A fine of 30,000,000 VND to 40,000,000 VND against one of the following violations of the regulations on guaranty and re-guaranty:

1. To conduct the loan guaranty and re-guaranty and guaranty for deferred-payment LCs without observing fully the conditions set by the State Bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To provide guaranty or re-guaranty not in compliance with the provisions of the authorized levels as prescribed by law;

4. Other measures: to restrict or ban one of these operations: credit; guaranty, re-guaranty and guaranty for deferred-payment LCs in case of repeat of a violation defined in Items 1, 2 and 3 of this Article.

Article 12.- Sanctions against violations of the regulations on foreign borrowing and payment:

1. A fine of 40,000,000 VND to 50,000,000 VND against an enterprise which takes direct foreign loans and commits one of the following violations:

a) Not observing or observing improperly the regulations on presenting documents signed with a foreign party to the State Bank or guaranteeing banks;

b) Not reporting or reporting not fully as required by the Government or the State Bank on the lending situation at, or the use of foreign loans by, the dependent enterprises and units.

2. A fine of 50,000,000 VND to 70,000,000 VND against organizations which take or pay back foreign loans not through the channel of the banking system as required by law.

Article 13.- Sanctions against violations of the regulations on import and export of gold and silver:

1. A fine of 15,000,000 VND to 20,000,000 VND against one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Exporting or importing gold and silver at variance with the provisions of the license;

c) Buying, selling or transferring the license for exporting or importing gold and silver;

d) Importing gold through consignment of an enterprise which is not satisfying the conditions set by the State Bank;

e) Not reporting the result of consignment import of gold as prescribed by the State Bank.

2. Application of additional sanctions or other measures:

a) Confiscating the goods in case of a violation defined in Points (a), (b) and (d), Item 1, of this Article;

b) Stripping the license for a period up to 3 months in case of a violation defined in Point (c), Item 1, of this Article;

c) Restricting or banning the import of gold and silver in case of a violation defined in one of the points in Item 1 of this Article.

Article 14.- Sanctions against violations of the State regulations on control of foreign exchange:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of 5,000,000 VND to 8,000,000 VND against one of the violations of the regulations of the State Bank on exchange rates for selling and buying foreign currencies and for payment in foreign exchange.

3. A fine of 10,000,000 VND to 15,000,000 VND against one of the following violations:

a) Buying, selling and receiving foreign currencies without a license of the State Bank;

b) Lending and paying in foreign currencies not in compliance with the regulations of the State Bank;

c) Not depositing the received foreign currencies at a State Bank as required by law;

d) Not abiding by the regulations of the State Bank on the state of foreign currencies.

4. A fine of 40,000,000 VND to 50,000,000 VND against an economic organization which opens or uses an overseas bank account in foreign currencies without the permission, or not in line with the permission, of the State Bank.

5. Application of additional sanctions:

a) Stripping the right to use the license for a period of up to six months in case of a repeat of a violation of the provision of Item 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Sanctions against an enterprise which is established and operates under the Law on Foreign Investment in Vietnam and which violates the legal regulations on management of foreign exchanges:

1. A fine of 15,000,000 VND to 20,000,000 VND for the failure to submit periodical reports as required by the State Bank on the operation of the overseas bank accounts;

2. A fine of 40,000,000 VND to 50,000,000 VND against one of the following violations:

a) Not observing properly the regulation of depositing and using capital and revenues in foreign exchange in accounts at the Bank as required by law;

b) Taking foreign loans without the approval of the State Bank;

c) Using foreign exchange bank accounts not in compliance with the provision of law.

3. A fine of 80,000,000 VND to 100,000,000 VND against an organization or individual that transfers foreign exchange overseas not in line with the provision of the State Bank.

4. Application of additional sanctions: restricting or withdrawing the license on operations in foreign exchange in case of the repeat of a violation of the provision of Items 1 and 2 of this Article.

Article 16.- Sanctions against violations of the regulations on payment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Violation of the regulations of the State Bank on opening bank accounts for customers;

b) Violation of the timing of payment for customers;

c) Improper observance of the regulation of the State Bank on the procedures for payment and money transfer.

2. A fine of 15,000,000 VND to 20,000,000 VND against an organization or individual that commits one of the following violations:

a) Issuing checks in excess of the balance of the checking account;

b) Tampering with payment documents;

c) Making payment or transfer in checks which under State Bank regulation have expired their validity;

3. Application of additional sanctions and other measures for violations defined in this Article:

a) Confiscating the evidences and instruments involved in the violations defined in Points (a), (b) and (c), Item 2, of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- A fine of 8,000,000 VND to 10,000,000 VND against one of the violations of the regulations on reporting and keeping documents of banking operations:

1. Reporting not in time as required by the State Bank;

2. Not submitting in full the reports or making reports not in the forms required by the State Bank;

3. Disclosing secrets about the following reports and documents:

a) The balance of accounts and the statistics on cash volume and balance of deposits made by customers;

b) The control samples of signatures and electronic codes of holders of accounts used in payment.

Article 18.- Sanctions against the acts of hindering the work of inspection, control and recommendation of the Inspector:

1. Warning against one the following violations:

a) Delaying, evading or refusing to produce documents, dossiers, statistics and data requested by the Inspecting organization or team, or using tricks to counter the Inspectors who are carrying out their duty;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of 15,000,000 VND to 20,000,000 VND against one of the following violations:

a) Hiding or tampering with documents and books, or replacing evidences which are being under investigation;

b) Unauthorized removing and moving, or employing other acts, to change the sealing of stores, funds, safes of money, gold and gemstones, accounting documents, credit dossiers, guaranty dossiers or evidences under seal or temporary seizure, which acts have not caused damage.

Chapter III

JURISDICTION AND PROCEDURES FOR SANCTIONING VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS IN THE FIELD OF BANKING

Article 19.- The jurisdiction in sanctioning violations of administrative regulations in the field of banking:

1. The Governor of the State Bank has the powers:

a) To issue warnings;

b) To impose a fine up to 100,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The General Inspector of the State Bank has the powers:

a) To issue warning;

b) To impose a fine up to 20,000,000 VND;

c) To administer additional sanctions and other measures stipulated in Item 2, Item 3 of this Decree.

3. The Chief Inspector at the provincial or municipal branch of the State Bank has the powers:

a) To issue warnings;

b) To impose a fine up to 10,000,000 VND;

c) To confiscate evidences and instruments used in the violations of the administrative regulations;

d) To administer other measures difined in Point (b), Item 3, Article 3, of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- The order and procedures for handling violations of the administrative regulations in the field of banking shall comply with Articles 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 and 53 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

Article 22.- The forcible implementation of the Decisions on handling of violations of administrative regulations shall be conducted in accordance with Article 55 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.

Article 23.- The complaints, denunciation and the handling of the complaints and denunciations of violations of administrative regulations in the field of banking shall comply with Articles 87, 88, 89 and 90 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations and the provisions of the Ordinance on Complaints and Denunciations.

Article 24.- The handling of cases involving personnel with competence to handle violations of administrative regulations in the field of banking:

The personnel with competence to handle violations of administrative regulations in the field of banking who condone and cover up violators, fail to mete out sanctions or handle not in accordance with the provisions of law, or handle the violations in excess of their competence, shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined; subject to examination for penal liability if their violations contain criminal factors; and subject to forcible material compensation for the damage caused by their violations as provided by law.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level Agencies, the Heads of Agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, shall have to implement this Decree.

This Decree takes effect from the date of its signing. All the earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
 FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 18/CP năm 1997 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng

Số hiệu: 18/CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 24/02/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 18/CP năm 1997 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…