Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 166/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 166/1999/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 1999 VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý tài chính

1. Các tổ chức tín dụng tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức tín dụng phải thực hiện công khai tài chính.

Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý Nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán của các tổ chức tín dụng.

Điều 4. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính đối với các tổ chức tín dụng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN

Điều 5. Vốn hoạt động của tổ chức tín dụng gồm các nguồn sau:

1. Vốn điều lệ;

2. Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản do Nhà nước cấp (nếu có);

3. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá;

4. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;

5. Lợi nhuận được để lại chưa phân bổ cho các quỹ ;

6. Vốn đi vay dưới các hình thức tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, phát hành các giấy tờ có giá, vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay Ngân hàng Nhà nước;

7. Vốn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trong quá trình hoạt động, tổ chức tín dụng phải đảm bảo duy trì mức vốn điều lệ thực có không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định cho từng loại hình tổ chức tín dụng. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, tổ chức tín dụng phải công bố công khai số vốn điều lệ mới.

Điều 7.

1. Tổ chức tín dụng được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn. Khi sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng không quá 50% vốn tự có và phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

2. Tổ chức tín dụng được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh.

3. Việc điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị thành viên của tổ chức tín dụng do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện trên cơ sở phương án được Hội đồng quản trị chấp thuận.

Điều 8.

1. Tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

2. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong nước, nhưng không được vượt quá mức tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Trường hợp góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Điều 9. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vốn hoạt động như sau:

1. Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định này.

2. Duy trì đầy đủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hoặc Bảo toàn tiền gửi để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng.

5. Được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản dự phòng sau:

a) Dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Mức trích lập và sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính;

b) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

c) Dự phòng giảm giá chứng khoán.

Điều 10. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản

1. Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo định kỳ và khi kết thúc năm tài chính. Xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tình hình công nợ, nợ quá hạn, nợ không thu hồi được; xác định nguyên nhân và trách nhiệm xử lý;

b) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Thực hiện cổ phần hoá hoặc đa dạng hoá hình thức sở hữu;

d) Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần hoặc thu hồi tài sản khi liên doanh chấm dứt hoạt động.

2. Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của pháp luật. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản được hạch toán tăng hoặc giảm vốn của tổ chức tín dụng.

Điều 11. Tổ chức tín dụng thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định như đối với các doanh nghiệp. Tổ chức tín dụng được sử dụng số khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

1. Nếu tài sản bị tổn thất do lỗi của tập thể và cá nhân thì tập thể và cá nhân gây ra phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

3. Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.

4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.

Điều 13.

1. Tổ chức tín dụng được cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền quản lý của tổ chức tín dụng theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định khác của pháp luật.

2. Khi tổ chức tín dụng cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản thuộc công nghệ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cả hệ thống, thì phải được Ngân hàng Nhà nước đồng ý bằng văn bản.

Điều 14.

1. Tổ chức tín dụng được nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Đối với những tài sản thuộc công nghệ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cả hệ thống, khi nhượng bán phải được Ngân hàng Nhà nước đồng ý bằng văn bản.

2. Khi nhượng bán tài sản, tổ chức tín dụng phải định giá tài sản và tổ chức đấu giá trong trường hợp pháp luật quy định phải tổ chức đấu giá.

3. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán và chi phí nhượng bán tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Điều 15.

1. Tổ chức tín dụng được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng. Đối với những tài sản thuộc công nghệ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cả hệ thống, khi thanh lý phải được Ngân hàng Nhà nước đồng ý bằng văn bản.

2. Khi thanh lý tài sản, tổ chức tín dụng phải thành lập Hội đồng thanh lý, trường hợp bán tài sản thanh lý phải tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.

3. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản thanh lý và chi phí thanh lý tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Chương 3:

DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH

Điều 16. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Thu từ hoạt động nghiệp vụ

a) Thu lãi cho vay;

b) Thu lãi tiền gửi;

c) Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính;

d) Thu khác từ hoạt động tín dụng;

đ) Thu dịch vụ thanh toán;

e) Thu phí bảo lãnh;

f) Thu phí dịch vụ ngân quỹ;

g) Thu phí nghiệp vụ chiết khấu;

h) Thu các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

2. Thu từ các hoạt động khác

a) Thu lãi góp vốn, mua cổ phần;

b) Thu từ tham gia thị trường tiền tệ;

c) Thu kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ;

d) Thu nghiệp vụ uỷ thác, đại lý;

đ) Thu dịch vụ bảo hiểm;

e) Thu dịch vụ tư vấn;

f) Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng;

g) Thu từ cho thuê tài sản;

h) Thu từ các dịch vụ khác.

3. Thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ chi phí theo quy định hiện hành; thu về các khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro; thu về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại hối theo quy định.

4. Thu khác.

Điều 17. Chi phí của tổ chức tín dụng là các chi phí phải trả hợp lý phát sinh trong kỳ, bao gồm:

1. Chi phí cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng:

a) Chi phí phải trả lãi tiền gửi; chi phí phải trả lãi tiền vay; chi dịch vụ ngân hàng.

b) Khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ. Mức trích theo quy định chung đối với các doanh nghiệp.

c) Tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương, tiền công mà tổ chức tín dụng phải trả cho người lao động, phụ cấp cho những người làm việc kiêm nhiệm theo chế độ quy định. Mức chi tiền lương, tiền công được căn cứ vào các quy định của pháp luật và hợp đồng lao động được ký kết giữa tổ chức tín dụng và người lao động, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc:

Đối với tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định chung như đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Đối với các tổ chức tín dụng khác, mức lương trả cho người lao động do Hội đồng quản trị quyết định trên cơ sở thoả thuận trong hợp đồng lao động giữa tổ chức tín dụng với người lao động, theo quy định của Bộ Luật Lao động và không vượt quá mức lương tối đa cho phép khi xác định lợi tức chịu thuế do ủy ban nhân dân địa phương quy định.

d) Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà tổ chức tín dụng phải trả theo quy định của pháp luật;

đ) Chi dịch vụ mua ngoài: như vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, sửa chữa tài sản cố định, phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản, chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác và các dịch vụ khác.

e) Các khoản chi phí khác:

Thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế nhà đất, các loại thuế, phí và lệ phí khác.

Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác. Các khoản chi này trong 2 năm đầu không vượt quá 7% tổng chi phí trong năm đối với tổ chức tín dụng mới được thành lập, và các năm sau không quá 5% tổng chi phí trong năm.

Chi bảo hộ lao động.

Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định.

Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định.

Tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng, mức chi không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.

Chi hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tín dụng có tham gia.

Trích lập các khoản dự phòng theo quy định và chi phí tham gia tổ chức bảo hiểm hoặc đóng bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

Chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tiết kiệm vật tư theo quy định.

Chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi phí sáng kiến cải tiến, chi đào tạo lao động, nâng cao tay nghề hay nâng cao năng lực quản lý, chi hỗ trợ giáo dục (nếu có), chi y tế cho người lao động của tổ chức tín dụng theo chế độ quy định.

Chi bảo vệ cơ quan.

Chi nghiệp vụ kho quỹ.

Chi cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu số chi trong năm lớn và có tác dụng trong nhiều năm thì được phân bổ cho các năm sau.

Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

2. Các chi phí hoạt động khác của tổ chức tín dụng bao gồm:

a) Chi hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.

b) Chi phí cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

c) Chi cho thuê, đi thuê tài sản.

d) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí nhượng bán, thanh lý).

đ) Chi cho hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn cổ phần.

e) Chi cho việc mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng.

g) Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu tiền phạt.

h) Khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại điểm 4 Điều 12 của Nghị định này.

i) Các khoản được chi khác.

Điều 18. Tổ chức tín dụng không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản sau:

1. Các khoản tiền phạt mà tập thể, cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ.

2. Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ tổ chức, cá nhân khác.

3. Chi đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định.

4. Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi khen thưởng, chi phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất và các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ.

5. Các khoản chi không hợp lý khác.

Điều 19.

1. Các hoạt động kinh tế phải được phản ánh trên sổ sách và báo cáo quyết toán bằng đồng Việt Nam.

2. Trong trường hợp có các hoạt động kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 20. Tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán doanh thu, chi phí đúng chế độ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các khoản thu, chi và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.

Chương 4:

LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Điều 21. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác. Lợi nhuận của tổ chức tín dụng là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ.

Điều 22. Phân phối lợi nhuận đối với tổ chức tín dụng Nhà nước:

Lợi nhuận của tổ chức tín dụng Nhà nước sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được phân phối như sau:

1. Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của qũy này không vượt quá mức vốn điều lệ thực có của tổ chức tín dụng.

2. Bù khoản lỗ của các năm trước đối với các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

4. Trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của tổ chức tín dụng.

5. Lợi nhuận sau khi trừ các khoản trên, còn lại được phân phối theo quy định dưới đây:

a) Trích quỹ dự phòng tài chính 10%, số dư của quỹ này không vượt quá 25% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

b) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 50%.

c) Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5%, số dư của quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện.

d) Trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi. Mức trích tối đa cho cả 2 quỹ này được căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận (tính trên vốn Nhà nước) như sau:

Ba tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay không thấp hơn năm trước.

Hai tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận năm trước.

Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng sau khi tham khảo ý kiến công đoàn của tổ chức tín dụng quyết định tỷ lệ phân chia vào mỗi quỹ.

đ) Số lợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

Điều 23. Phân phối lợi nhuận đối với tổ chức tín dụng khác:

Lợi nhuận của tổ chức tín dụng sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định được phân phối như sau:

1. Lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, bù khoản lỗ của các năm trước, trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật, theo quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 22 của Nghị định này.

2. Lợi nhuận còn lại được phân phối tiếp như sau:

a) Trích quỹ dự phòng tài chính 10%, số dư của quỹ này không vượt quá 25% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

b) Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5%, số dư của quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện.

3. Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại sau khi lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do tổ chức tín dụng tự quyết định.

Điều 24. Nguyên tắc sử dụng các quỹ:

1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ dùng để bổ sung vốn điều lệ.

2. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của tổ chức tín dụng.

Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.

3. Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí.

4. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại tổ chức tín dụng từ 1 năm trở lên bị mất việc làm tạm thời theo quy định của pháp luật; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới; đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của tổ chức tín dụng và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên làm việc trong tổ chức tín dụng.

5. Quỹ khen thưởng dùng để:

a) Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ, công nhân viên trong tổ chức tín dụng. Mức thưởng do Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc) và công đoàn của tổ chức tín dụng trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán bộ, nhân viên trong tổ chức tín dụng.

b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong tổ chức tín dụng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Mức thưởng do Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng quyết định.

c) Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài tổ chức tín dụng có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Mức thưởng do Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng quyết định.

6. Quỹ phúc lợi dùng để:

a) Đầu tư xây dựng hoặc sữa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của tổ chức tín dụng, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thoả thuận.

b) Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng.

c) Đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội.

d) Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng.

đ) Chi các hoạt động phúc lợi khác.

Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn của tổ chức tín dụng quản lý, sử dụng quỹ này.

Chương 5:

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ KIỂM TOÁN

Điều 25.

1. Tổ chức tín dụng thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động tài chính.

2. Năm tài chính của tổ chức tín dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 26.

1. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính Nhà nước, cơ quan thống kê, thuế và Ngân hàng Nhà nước theo định kỳ hàng quý, năm, gồm các báo cáo sau:

a) Bảng tổng kết tài sản của tổ chức tín dụng kèm theo thuyết minh chi tiết về tình hình tăng giảm, biến động nguồn vốn, sử dụng vốn.

b) Báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện thu nộp ngân sách Nhà nước.

c) Báo cáo thực hiện lao động, tiền lương của tổ chức tín dụng.

2. Thời hạn gửi các báo cáo nói trên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.

Điều 27.

1. Tổ chức tín dụng phải tổ chức kiểm toán nội bộ để kiểm toán các báo cáo tài chính của mình.

2. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải thuê một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để kiểm toán báo cáo tài chính của mình, tổ chức kiểm toán được lựa chọn phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phải được gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.

Điều 28. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng phải công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về chế độ tài chính, các tổ chức tín dụng xây dựng quy chế tài chính của mình trình Hội đồng quản trị phê duyệt để làm căn cứ thực hiện. Riêng đối với các tổ chức tín dụng Nhà nước, quy chế tài chính phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

Chương 6:

TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 30. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng

1. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý tổ chức tín dụng, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng.

2. Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước và các cổ đông giao cho tổ chức tín dụng.

3.Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các phương án góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài để xem xét, quyết định và báo cáo cơ quan quản lý tài chính cùng cấp.

4. Phê duyệt phương án huy động vốn, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và các phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế do Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng trình và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

5. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng và thực hiện công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định; thông qua kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm do Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng trình.

6. Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng trong việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, tổ chức thực hiện kinh doanh theo kế hoạch, phương án đã được Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng phê duyệt, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

7. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng, phân phối và sử dụng các khoản lợi nhuận sau thuế theo đúng quy định.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng

1. Đại diện pháp nhân của tổ chức tín dụng, điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trước pháp luật và trước cơ quan tài chính về việc điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng.

2. Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước và các cổ đông giao.

3. Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong kinh doanh theo phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn được Hội đồng quản trị thông qua; thực hiện phương án phân phối lợi nhuận sau khi nộp các khoản ngân sách Nhà nước.

4. Chịu trách nhiệm về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh; cử người thực hiện quản lý phần vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác; chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi chủ quan gây ra cho tổ chức tín dụng

5. Xây dựng các định mức chi phí phù hợp với điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng.

6. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.

7. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình Hội đồng quản trị thông qua và gửi cơ quan tài chính Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

KẾ HOẠCH VÀ KIỂM TRA, THANH TRA TÀI CHÍNH

Điều 32.

1. Các tổ chức tín dụng lập kế hoạch tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. Kế hoạch tài chính của các tổ chức tín dụng gồm:

a) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng.

b) Kế hoạch thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh và chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước của tổ chức tín dụng.

c) Kế hoạch lao động, tiền lương của tổ chức tín dụng.

2. Các kế hoạch nêu trên của tổ chức tín dụng phải được Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng phê duyệt, đồng thời gửi cho cơ quan tài chính nhà nước và Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15 tháng 11 năm trước năm kế hoạch.

Điều 33. Bộ Tài chính thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các tổ chức tín dụng.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng trái với Nghị định này đều hết hiệu lực thi hành.

Điều 35. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 166/1999/ND-CP

Hanoi, November 19, 1999

 

DECREE

ON THE FINANCIAL REGIME FOR CREDIT INSTITUTIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Law No.02/1997/QH10 of December 12, 1997 on Credit Institutions;
At the proposal of the Finance Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Financial management principles

1. Credit institutions are financially autonomous, take self-responsibility for their business activities and perform their obligations and commitments according to the provisions of law.

2. Credit institutions shall have to conduct the financial publicity.

Article 3.- The chairmen of the Managing Boards, the general directors (directors) of credit institutions shall take responsibility before law and State management agencies for the observance of financial, accounting and auditing regimes by credit institutions.

Article 4.- The Ministry of Finance shall exercise the function of State financial management over credit institutions, guide and inspect the implementation of the financial regime by credit institutions as prescribed by law.

Chapter II

MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND PROPERTY

Article 5.- A credit institutions operational capital shall come from the following sources:

1. The statutory capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The differences brought about by the revaluation of properties and exchange rate differences;

4. The reserve fund to supplement the statutory capital, the professional development investment fund, the financial reserve fund, the job severance allowance reserve fund, the reward fund and the welfare fund;

5. The retained profits which have not yet been distributed to the funds;

6. The loan capital in form of individuals and economic organizations deposits, issuance of valuable papers, borrowings from domestic and foreign credit institutions and borrowings from the State Bank;

7. Other capital sources prescribed by law.

Article 6.- In the course of operation, credit institutions shall have to ensure that their actual statutory capital is not lower than the legal capital level prescribed by the Government for each type of credit institution. In case of a change in their statutory capital, credit institutions shall have to make public the new statutory capital amount.

Article 7.-

1. Credit institutions may use their operational capital in service of business activities according to the provisions of the Law on Credit Institutions, ensuring the principle of safety and development of capital. When using capital and funds for construction investment and procurement of fixed assets, credit institutions may use no more than 50% of their own capital and must observe all the States regulations on investment and construction management.

2. Credit institutions may change their capital and property structures in service of development of their business activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.-

1. Credit institutions may use their statutory capital and reserve funds to contribute capital to and buy stocks of enterprises and other credit institutions according to the provisions of law.

2. The Managing Boards of credit institutions shall decide the plans on capital contribution, stock purchase or joint venture with domestic economic organizations, provided that such capital amount shall not exceed the maximum level defined by the State Bank.

3. In case of capital contribution to, stock purchase from or joint venture with foreign investors, the chairmen of the Managing Boards of credit institutions shall report such to the State Bank Governor for approval.

Article 9.- Credit institutions shall have to comply with the regulations on ensuring safety for operational capital as follows:

1. To strictly comply with the regime of capital and property management and use according to the provisions of the Law on Credit Institutions and this Decree.

2. To fully maintain the safety ratios in operations of credit institutions as prescribed by law.

3. To buy insurance for properties according to law provisions.

4. To join the Deposit Insurance or Deposit Preservation in order to protect the legitimate interests of money depositors, contributing to the maintenance of credit institutions stability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The reserve for risks in operations of credit institutions. The deduction level and use of the contingency reserve to handle risks in banking activities shall be stipulated by the State Bank Governor after consulting the Minister of Finance;

b/ The reserve for reduction of prices of unsaleable goods;

c/ The reserve for decrease in the stocks value.

Article 10.- Inventory and re-evaluation of properties

1. Credit institutions shall have to inventory and re-evaluate their properties in the following cases:

a/ To inventory and re-evaluate properties periodically and at the end of a fiscal year. To accurately determine the properties in excess or deficit, the debt situation, the overdue debts, the unrecoverable debts; and to determine causes and responsibility therefor;

b/ To inventory and re-evaluate properties by decisions of the competent State agencies;

c/ To effect the equitization or diversification of the ownership forms;

d/ To use their properties to enter joint ventures, contribute stock capital or recover properties after the joint ventures terminate their operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Credit institutions shall conduct the fixed asset depreciation like enterprises. Credit institutions may use the fixed asset depreciation value for re-investment for the replacement and renovation of fixed assets and for other business purposes as prescribed by law.

Article 12.- When suffering from property losses, credit institutions shall have to determine their causes and responsibility therefor and handle such losses as follows:

1. If losses are caused by collectives and individuals, such collectives and individuals shall have to pay compensation therefor as prescribed by law.

2. If the property has been insured, the losses shall be handled according to the insurance contracts.

3. The reserve which has been set up with deductions from expenditures shall be used to cover losses as prescribed by law.

4. The loss value, if not fully offset by compensations of individuals, collectives, insurance organizations and reserve set up with deductions from expenditures, shall be made up for by the financial reserve fund of the credit institution. Where the financial reserve fund is not enough to make up for the loss, the deficit shall be accounted into the irregular expenditure in the period.

Article 13.-

1. Credit institutions may lease, pledge and mortgage properties under their management on the principle of efficiency, safety and development of capital according to the provisions of the Civil Code as well as other provisions of law.

2. When leasing, pledging or mortgaging properties being technologies related to professional operations of the whole system, credit institutions must get written consent from the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Credit institutions may sell their properties to recover capital for use for more efficient business purposes. The sale of properties being technologies related to professional operations of the whole system must be approved in writing by the State bank.

2. When selling their properties, credit institutions shall have to re-evaluate such properties and organize auctions in cases where laws require auctions.

3. The differences between the proceeds from the sale of properties and the remaining value of the sold properties as well as the sale expenses shall be accounted into the business results of credit institutions.

Article 15.-

1. Credit institutions may liquidate properties of poor or degraded quality and damaged properties which cannot be restored; technically obsolete properties no longer needed for use or inefficiently used, which cannot be sold in their status quo. The liquidation of properties being technologies related to professional operations of the whole system must be approved in writing by the State Bank.

2. When liquidating their properties, credit institutions shall have to set up liquidation councils; in case of the sale of liquidated properties, auctions must be held according to the provisions of law.

3. The differences between the proceeds gained from the property liquidation and the remaining value of liquidated properties as well as the property liquidation costs shall be accounted into the credit institutions business results.

Chapter III

REVENUES, EXPENDITURES AND BUSINESS RESULTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Revenues from professional activities:

a/ Revenue from loan interests;

b/ Revenue from deposit interests;

c/ Revenue from financial leasing operation;

d/ Other revenues from credit activities;

e/ Revenue from payment service;

f/ Revenue from the collection of guaranty charges;

g/ Revenue from the collection of treasury service charges;

h/ Revenue from the collection of deduction service charges;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Revenues from other activities:

a/ Revenue from interests of capital contribution and stock purchase;

b/ Revenue from participation in the monetary market;

c/ Revenue from gold, silver and foreign currency trading;

d/ Revenue from consignment and agency activities;

e/ Revenue from insurance service;

f/ Revenue from consultancy service;

g/ Revenue from debt sale and purchase between credit institutions;

h/ Revenue from property leasing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The revenue from reimbursement of reserves set up with deductions from expenditures according to the current regulations; revenue from capital sources which have been dealt with by the contingency reserve; and revenue from exchange rate differences as prescribed.

4. Other revenues.

Article 17.- Expenditures of credit institutions are the reasonable payable expenses arising in the period, including:

1. Expenses for business activities of credit institutions:

a/ Expenses for the payment of deposit interests; expenses for the payment of loan interests; and banking service expenses.

b/ Expenses for the depreciation of fixed assets used for business and service activities. The depreciation levels shall comply with the general provisions set for enterprises.

c/ Salaries, wages and expenses of salary and wage nature, which credit institutions have to pay to laborers; allowances for part-time personnel as prescribed. The levels of salary and wage expenses shall be based on the law provisions and labor contracts signed between the credit institutions and laborers, ensuring the following principles:

- For the State credit institutions, the salary and wage regime prescribed for State enterprises shall apply.

- For other credit institutions, the wage levels paid to laborers shall be decided by the Managing Boards, based on the agreements in the labor contracts signed between the credit institutions and laborers according to the provisions of the Labor Code, which must not exceed the maximum wage level set for the determination of the taxable profit by the local Peoples Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Expenses for the procurement of services from outside such as transportation, electricity, water, telephone, materials, printing papers, stationery, labor tools, repair of fixed assets, fire prevention and combat, consultancy, auditing, property insurance, payment of commissions, brokerage agency, consignment and other services.

f/ Other expenses:

- Excise, land use tax or land rents, land and house taxes, other taxes, charges and fees.

- Expenses for advertisement, marketing, trade promotion, guest reception, ceremonies, transactions, external relations, conferences and other expenses. For newly set up credit institutions, these expenses must not exceed 7% of the yearly total expenditures in the first two (2) years and 5% in the subsequent years.

- Expenses for labor protection.

- Expenses for job severance allowances for laborers according to the provisions of law.

- Expenses paid to female laborers according to prescribed regimes.

- Working-shift meal expenses for officials and employees of the credit institutions with the level not exceeding the minimum wage level set by the State for State employees.

- Expenses for professional and trade associations and societies which credit institutions participate in.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for the reward of innovations and thrifty use of materials as prescribed.

- Expenses for scientific research and techno-logical renovation studies; expenses for innovations, laborer training, raising of laborers professional and managerial skills; expenses in support of education (if any); medical expenses for laborers of credit institutions according to the law provisions.

- Expenses for the institutions security.

- Expenses for warehouse and fund operation.

- Expenses for environmental protection. If the yearly expenditures are large and to be effected in many years, it shall be distributed to the subsequent years.

- Expenses for the payment of fines on breaches of economic contracts.

2. Other expenses for operations of credit institutions, including:

a/ Expenses for foreign currency, gold and silver trading.

b/ Expenses for the sale and purchase of stocks and bonds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Expenses for the sale and liquidation of properties (including the remaining value of properties and the sale and liquidation costs).

e/ Expenses for joint venture operations, business cooperation and stock capital contribution.

f/ Expenses for debt sale and purchase between credit institutions.

g/ Expenses for the recovery of the already forgiven debts, expenses for fine collection.

h/ The remaining property loss value after having been offset by the sources stipulated at Point 4, Article 12 of this Decree.

i/ Other permitted expenses.

Article 18.- Credit institutions shall not be allowed to account into their business expenditures the following:

1. Fines paid by collectives and/or individuals for law violations while they are on duty.

2. Expenses not related to business activities of credit institutions such as expenses for capital construction, expenses in support of laborers meeting with difficulties, expenses in support of other organizations and/or individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Expenses covered by other funding sources: non-business expenses, expenses for rewards, welfare, regular and irregular allowances for people meeting with difficulties and expenses covered by other funding sources.

5. Other unreasonable expenses.

Article 19.-

1. All economic operations must be reflected in Vietnam dong in accounting books and final account settlement reports.

2. Where economic operations arise in foreign currency(ies), such currency(ies) must be converted into Vietnam dong according to the stipulations of the Finance Ministry.

Article 20.- Credit institutions shall conduct the account settlement of their revenues and expenditures in strict compliance with the prescribed regime, take responsibility before law for the accuracy of such revenues and expenditures and have to comply with the regulations on accounting vouchers and invoices.

Chapter IV

PROFITS AND DEDUCTIONS FOR ESTABLISHMENT OF FUNDS

Article 21.- A credit institutions profits obtained in a year mean its business results, including the operational profit and profit from other activities. The credit institutions profits are the difference between the total revenues to be collected and the total reasonable payable expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A State credit institutions profits left after the payment of enterprise income tax prescribed by law shall be distributed as follows:

1. To deduct 5% for the establishment of the reserve fund for supplement to the statutory capital. The maximum level of this fund must not exceed the actual statutory capital level of the credit institution.

2. To offset the preceding years losses which must not deducted from the pre-enterprise income tax profit.

3. To pay fees for the use of the State budget capital.

4. To pay fines on the law violations under the credit institutions responsibility.

5. The profit left after subtracting the above-said expenses shall be distributed as follows:

a/ 10% -for the establishment of the financial reserve fund, the balance of which must not exceed 25% of the credit institutions statutory capital.

b/ 50%- for the professional development investment fund.

c/ 5%- for the job losing allowance fund, the balance of which must not exceed six (6) months actual salary amount.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 3 months actual salary amount, if the profit ratio of the current year is not lower than that of the preceding year.

- 2 months actual salary amount, if the profit ratio of the current year is lower than that of the preceding year.

The Managing Board of the credit institution shall, after consulting the trade union of the credit institution, decide the deduction proportion for each fund.

e/ The profit left after deduction for the establishment of the reward and welfare funds shall be added to the professional development investment fund.

Article 23.- Distribution of profits by other credit institutions:

The other credit institutions profits left after the payment of enterprise income tax shall be distributed as follows:

1. To set up the reserve fund for supplement to the statutory capital, offset losses of the previous years and pay fines on the law violations according to the provisions of Clauses 1, 2 and 4, Article 22 of this Decree.

2. The remaining profit shall be distributed as follows:

a/ 10%- for the financial reserve fund, the balance of which must not exceed 25% of the credit institutions statutory capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The distribution of profits left after the establishment of the funds stipulated Clauses 1 and 2 of this Article shall be decided by the credit institutions themselves.

Article 24.- Principles for the use of funds:

1. The reserve fund for supplement to the statutory capital shall be used to supplement the statutory capital.

2. The professional development investment fund shall be used to invest in the expansion of business activities and renovation of technologies, equipment and improvement of working conditions of a credit institution.

Basing itself on the investment demand and the funds capacity, the Managing Board of the credit institution shall decide the investment forms and measures on the principle of efficiency, safety and development of capital.

3. The financial reserve fund shall be used to offset the remaining losses and property damage incurred in the business process after they have been made up for by compensation from organizations and/or individuals that have caused such losses or damage, insurance organizations and the reserve funds.

4. The job losing allowance fund shall be used to support laborers who have worked in a credit institution for one (1) year or more but have temporarily lost their jobs under the law provisions; to spend on the professional and technical re-training for laborers due to the technological changes or transfer to new jobs; train reserve jobs for female laborers of the credit institution and raise the professional skills of officials and employees working therein.

5. The reward fund shall be used for:

a/ The year-end reward or periodical reward of officials and employees in the credit institution. The reward levels shall be decided by the Managing Board of the credit institution at the proposal of the general director (director) and trade union of the credit institution, based on the labor productivity and work achievements of each official and employee in the credit institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The reward of individuals and units outside the credit institution that have economic relations with the latter and have well fulfilled the contractual terms, efficiently contributing to the credit institutions business activities. The reward levels shall be decided by the Managing Board of the credit institution.

6. The welfare fund shall be used for:

a/ Investment in the construction or repair or addition of capital for the construction of welfare projects of the credit institution; contribution of investment capital for the construction of public facilities within the branch or jointly with other units according to the contracts.

b/ Expenses for sport, cultural and public welfare activities of the collective of officials and employees of the credit institution.

c/ Contribution to the social welfare fund.

d/ Expenses for regular and irregular allowances for the credit institutions officials and employees meeting with difficulties.

e/ Expenses for other welfare activities.

The general director (director) of the credit institution shall coordinate with the executive committee of the trade union of the credit institution to manage and use this fund.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.-

1. Credit institutions shall implement the accounting and statistical regime according to the provisions of law, fully record all the initial vouchers, update their accounting books and reflect fully, promptly, honestly, accurately and objectively their financial activities.

2. A fiscal year of credit institutions shall commence from January 1st and end on December 31 of the calendar year.

Article 26.-

1. Credit institutions shall have to make and send quarterly and annual financial reports to the State financial agencies, statistical and tax agencies as well as the State Bank, including:

a/ The balance sheet of the credit institution, enclosed with the detailed explanation on the increase, decrease, fluctuation of capital sources and use of capital.

b/ The report on business results and situation of revenue remittance to the State budget.

c/ The report on labor and wage implementation by the credit institution.

2. The time-limit for sending the above-mentioned reports shall comply with the regulations of the Finance Ministry and the General Department of Statistics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.-

1. A credit institution shall have to organize internal audit of its financial reports.

2. Within 30 days before the end of a fiscal year, the credit institution shall have to hire an independent auditing organization lawfully operating in Vietnam to audit its financial reports. The selected auditing organization must be approved by the State Bank. The results of auditing the credit institutions financial reports must be sent to the State financial agencies and the State Bank.

Article 28.- Within 120 days after the end of a fiscal year, credit institutions shall have to publicize their financial reports as prescribed by law.

Article 29.- Basing themselves on the documents guiding the financial regimes, the credit institutions shall elaborate their own financial regulations and submit them to the Managing Boards for approval to serve as basis for implementation. As for the State credit institutions, the financial regulations must be approved by the Finance Ministry.

Chapter VI

RESPONSIBILITIES OF THE MANAGING BOARDS, GENERAL DIRECTORS AND DIRECTORS OF CREDIT INSTITUTIONS

Article 30.- Responsibility of a credit institutions Managing Board

1. To exercise the function of management over the credit institution; within its competence, to inspect and oversee the financial operations of the credit institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To submit to the State Bank Governor plans on capital contribution, stock purchase and joint venture with foreign investors for consideration, decision and reporting to financial management agencies of the same level.

4. To ratify plans on capital mobilization, use, preservation and development as well as plans on the use of after-tax profits, which are submitted by the general director (director) of the credit institution, and take responsibility for its decisions.

5. To approve the annual financial reports of the credit institution and publicize the financial reports as prescribed; to approve the long-term and annual financial plans submitted by the general director (director) of the credit institution.

6. To inspect and supervise the general director (director) of the credit institution in the capital use, preservation and development and organization of business activities according to plans and projects already approved by the credit institutions Managing Board and fulfill the obligations toward the State budget.

7. To take responsibility for the accuracy and truthfulness of the reports on business results of the credit institution, the distribution and use of the after-tax profits in strict compliance with the regulations.

8. To perform other obligations as prescribed by law.

Article 31.- Responsibility of the general director (director) of a credit institution

1. To act as the legal representative of the credit institution, run the operations of the credit institution and take responsibility before the Managing Board, the State Bank Governor, law and financial agency for the administration of operations of the credit institution.

2. To join the chairman of the Managing Board in signing for reception of capital, land, natural resources and other resources assigned by the State and shareholders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To take responsibility for the mobilization and use of capital sources for business activities; to nominate personnel to manage investment capital as well as capital for joint venture and business cooperation with other enterprises; to take material liability for damage caused to the credit institution by his/her subjective faults.

5. To elaborate the spending norms in conformity with the business conditions of the credit institution.

6. To take responsibility for the accuracy and truthfulness of the financial reports, statistical reports, final account settlement reports and other financial information.

7. To elaborate annual financial plans in conformity with the business plan to be submitted to the Managing Board for approval and send them to the State financial agencies according to the stipulations of the Finance Ministry.

8. To fulfill other obligations as prescribed by law.

Chapter VII

FINANCIAL PLANS, EXAMINATION AND INSPECTION

Article 32.-

1. Credit institutions the shall have to elaborate annual financial plans under the guidance of the Finance Ministry and send them to the State financial agencies and the State Bank. A credit institutions financial plans include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ A plan on its revenues, expenditures, business results and State budget remittance quotas.

c/ A plan on its labor and wages.

2. The above-mentioned plans of the credit institutions must be approved by their Managing Boards and at the same time sent to the State financial agencies and State Bank before November 15 of the year preceding the plan year.

Article 33.- The Ministry of Finance shall conduct examination and inspection of the observance of financial regime by credit institutions.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier provisions on the financial regime for credit institutions which are contrary to this Decree now cease to be effective.

Article 35.- The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the State Bank in guiding the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 166/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng

Số hiệu: 166/1999/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 19/11/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 166/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [3]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…