CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2014 |
VỀ QUẢN LÝ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Nghị định này quy định việc cung cấp, nhận thông tin, lập, theo dõi, dự báo và phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
2. Các Bộ:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ Tài chính;
c) Bộ Công Thương;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Các cá nhân và tổ chức khác cung cấp thông tin phục vụ việc lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là người cư trú và người không cư trú) được xác định theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTV ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013.
2. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.
3. Giá trị hàng hóa tính theo giá F.O.B (free on board) là giá trị hàng hóa không bao gồm bảo hiểm và cước vận chuyển hàng hóa.
4. Tài sản phi tài chính, phi sản xuất bao gồm các hợp đồng, hợp đồng cho thuê, giấy phép của các nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, tên miền, quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giấy phép hoạt động và quyền độc quyền mua một hàng hóa hay một dịch vụ.
5. Thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức là sự tăng hoặc giảm dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
6. Điều chỉnh số liệu cán cân thanh toán là việc sửa đổi số liệu đã công bố trước đó trên cơ sở rà soát, đối chiếu, so sánh các nguồn số liệu nhằm đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đúng nguyên tắc, phạm vi thống kê cán cân thanh toán.
Điều 4. Đơn vị cung cấp và nhận thông tin lập cán cân thanh toán
1. Đơn vị cung cấp thông tin: Các đối tượng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Đơn vị nhận thông tin: Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Nguyên tắc cung cấp và nhận thông tin
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn quy định.
2. Thống nhất về mẫu biểu báo cáo, phương pháp tính, đơn vị đo lường, thời hạn và phương thức cung cấp.
3. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các chỉ tiêu cung cấp.
Điều 6. Loại thông tin cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước
1. Loại thông tin do các Bộ cung cấp, bao gồm:
a) Chủ trương, chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển - kinh tế xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, vay trả nợ nước ngoài ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chiến lược đó;
b) Các thông tin theo mẫu biểu báo cáo quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV Nghị định này;
c) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ việc lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán.
2. Loại thông tin do các cá nhân, tổ chức khác cung cấp theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định tại các cuộc điều tra thống kê định kỳ hoặc đột xuất phục vụ việc lập, phân tích, dự báo cán cân thanh toán.
Điều 7. Phương thức cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước
1. Đối với những thông tin không thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước theo phương thức sau:
a) Bằng văn bản, fax có chữ ký và xác nhận của cấp có thẩm quyền;
b) Các phương thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng trường hợp cụ thể.
2. Đối với những thông tin thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước: Các tổ chức, cá nhân cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
LẬP, THEO DÕI, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CÁN CÂN THANH TOÁN
Điều 8. Nguyên tắc lập cán cân thanh toán
1. Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2. Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).
3. Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
4. Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:
a) Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
b) Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
6. Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
Điều 9. Định kỳ, thời hạn lập và phân tích cán cân thanh toán
1. Cán cân thanh toán được lập và phân tích theo định kỳ quý, năm.
2. Thời hạn báo cáo cán cân thanh toán:
a) Cán cân thanh toán quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo;
b) Cán cân thanh toán năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.
Điều 10. Điều chỉnh số liệu cán cân thanh toán
Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh số liệu cán cân thanh toán như sau:
1. Số liệu cán cân thanh toán quý trước được điều chỉnh trong các kỳ báo cáo quý tiếp theo.
2. Số liệu cán cân thanh toán năm trước được điều chỉnh trong các kỳ báo cáo tiếp theo.
Điều 11. Dự báo cán cân thanh toán
1. Định kỳ vào tháng 9 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này để lập dự báo các hạng mục chính của cán cân thanh toán năm tiếp theo, bao gồm dự báo của cả năm và dự báo của các quý trong năm, phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
2. Định kỳ hàng quý, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này xem xét, điều chỉnh dự báo cán cân thanh toán phù hợp với xu hướng diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
Điều 12. Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước
1. Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán:
a) Thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán quý và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước (nếu có) được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo;
b) Thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán năm và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước (nếu có) được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo ngay sau năm báo cáo.
2. Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu dự báo cán cân thanh toán:
Thông tin, số liệu phục vụ việc dự báo cán cân thanh toán năm được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 10 tháng 9 của năm trước liền kề.
Điều 13. Cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán
1. Cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục chính như sau:
a) Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này;
b) Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn được quy định tại Điều 18 của Nghị định này và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân;
c) Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Nghị định này;
d) Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể;
đ) Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
2. Nội dung chi tiết của các hạng mục thuộc cán cân thanh toán được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Hàng hóa được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm tất cả các loại hàng hóa có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
2. Giao dịch về hàng hóa bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu được định giá theo giá FOB tại cửa khẩu của nước xuất khẩu.
3. Các trường hợp không được thống kê trong hạng mục hàng hóa gồm:
a) Hàng hóa chuyển qua biên giới nhưng không có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú;
b) Vàng do Ngân hàng Nhà nước xuất, nhập khẩu phục vụ cho mục đích quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;
c) Hàng hóa do khách du lịch, người lao động là người không cư trú chi tiêu tại Việt Nam và khách du lịch, người lao động là người cư trú chi tiêu tại nước ngoài;
d) Hàng hóa bị tổn thất và bị trả lại;
đ) Hàng hóa do các đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan quân sự nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu từ nước nguyên xứ để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan đó;
e) Sách báo và tạp chí gửi định kỳ giữa người cư trú và người không cư trú.
Dịch vụ được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các giao dịch mua, bán, trao đổi giữa người cư trú và người không cư trú về các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, thông tin liên lạc, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, máy tính và thông tin, quyền sử dụng giấy phép, quyền sử dụng thương hiệu và bản quyền, dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí, dịch vụ Chính phủ và dịch vụ logistic.
1. Thu nhập được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các khoản thu nhập phát sinh từ yếu tố lao động và vốn hay các tài sản tài chính do người cư trú trả cho người không cư trú và người không cư trú trả cho người cư trú.
2. Thu nhập từ yếu tố lao động bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các giao dịch chi trả lương, thưởng, thu nhập khác giữa người cư trú và người không cư trú.
3. Thu nhập từ vốn hay từ các tài sản tài chính bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ giao dịch về tiền lãi đối với các khoản vay nợ hoặc cho vay nước ngoài, các khoản tiền gửi, lợi nhuận, cổ tức đối với vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp giữa người cư trú và người không cư trú.
1. Chuyển giao vãng lai bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa người cư trú và người không cư trú và không làm phát sinh các nghĩa vụ trả nợ.
2. Chuyển giao vãng lai được phân loại như sau:
a) Chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế dưới các hình thức trợ cấp, viện trợ không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng;
b) Chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa người cư trú và người không cư trú, không phụ thuộc vào nguồn gốc thu nhập của người gửi và mối quan hệ giữa người gửi và người nhận.
1. Chuyển giao vốn của khu vực Chính phủ bao gồm:
a) Các khoản xóa nợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế;
b) Tiếp nhận và cung cấp các khoản viện trợ bằng tiền và bằng tài sản giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
2. Chuyển giao vốn của khu vực tư nhân bao gồm:
a) Các khoản xóa nợ giữa người cư trú và người không cư trú;
b) Giá trị tài sản của người cư trú được chuyển ra nước ngoài khi người cư trú đó chuyển sang định cư tại nước ngoài và giá trị tài sản của người không cư trú chuyển vào Việt Nam khi người không cư trú đó chuyển sang định cư tại Việt Nam.
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người không cư trú đưa vào Việt Nam, lợi nhuận của người không cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tai Việt Nam.
2. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài là việc người cư trú bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Vốn đầu tư bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người cư trú chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận của người cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước ngoài.
1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần với người cư trú và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
2. Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài là việc người cư trú chuyển vốn ra nước ngoài theo quy định của pháp luật để đầu tư dưới hình thức mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác do người không cư trú phát hành, góp vốn, mua cổ phần của người không cư trú mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài.
Điều 21. Giao dịch phái sinh tài chính
Giao dịch phái sinh tài chính được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các khoản thu, chi giữa người cư trú và người không cư trú phát sinh từ việc thực hiện các giao dịch phái sinh tài chính.
Điều 22. Vay, trả nợ nước ngoài
Vay, trả nợ nước ngoài được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các giao dịch vay và trả nợ gốc giữa người cư trú và người không cư trú.
Tín dụng thương mại được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các khoản tín dụng giữa người cư trú và người không cư trú là nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa với khách hàng của họ.
Tiền và tiền gửi được thống kê trong cán cân thanh toán gồm:
1. Tiền mặt bằng đồng Việt Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do người không cư trú nắm giữ.
2. Ngoại tệ do người cư trú nắm giữ.
3. Các khoản tiền gửi của người cư trú tại các tổ chức nhận tiền gửi là người không cư trú (trừ tiên gửi tại các Ngân hàng Trung ương), các khoản tiền gửi tại Việt Nam (trừ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước) của người không cư trú.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ CÁN CÂN THANH TOÁN
Điều 25. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này:
a) Thu thập thông tin, số liệu lập và phân tích cán cân thanh toán định kỳ;
b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cung cấp cho các Bộ liên quan báo cáo cán cân thanh toán theo định kỳ và thời hạn quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Tổ chức thu nhận thông tin, số liệu và dự báo các hạng mục sau đây:
a) Chuyển giao vãng lai bằng tiền của khu vực tư nhân;
b) Vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
c) Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng VND mở tại tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngoại hối;
d) Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Các loại tiền và tiền gửi quy định tại Điều 24 Nghị định này;
e) Dự trữ ngoại hối nhà nước.
3. Rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau để điều chỉnh số liệu do các Bộ, các cá nhân, tổ chức khác cung cấp nhằm đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, phạm vi thống kê cán cân thanh toán.
4. Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Chính phủ việc thực hiện cung cấp thông tin của các tổ chức theo quy định của Nghị định này.
5. Sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin cán cân thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, pháp luật thống kê và pháp luật khác có liên quan.
6. Chủ trì phổ biến thông tin, số liệu cán cân thanh toán cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ liên quan
Các Bộ quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin sau đây:
1. Các thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
2. Các giải pháp ổn định cán cân thanh toán liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
3. Ngoài cung cấp các thông tin quy định tại Khoản 1, 2 Điều này:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài;
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; phân tích diễn biến và dự báo hoạt động chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ, vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, đầu tư gián tiếp nước ngoài;
c) Bộ Công Thương có trách nhiệm cung cấp thông tin phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; đánh giá về tình hình người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Điều 27. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khác
Các cá nhân, tổ chức khác có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định trong các cuộc điều tra thống kê phục vụ việc lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 4 năm 2014 và thay thế Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người đứng đầu các tổ chức khác và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
BẢNG
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2014 của
Chính phủ)
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu |
Quý I |
Quý II |
Quý III |
Quý IV |
Cả năm |
A. Cán cân vãng lai |
|
|
|
|
|
Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b |
|
|
|
|
|
Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b |
|
|
|
|
|
Hàng hóa (ròng) |
|
|
|
|
|
Dịch vụ: Xuất khẩu |
|
|
|
|
|
Dịch vụ: Nhập khẩu |
|
|
|
|
|
Dịch vụ (ròng) |
|
|
|
|
|
Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Thu |
|
|
|
|
|
Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Chi |
|
|
|
|
|
Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng) |
|
|
|
|
|
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu |
|
|
|
|
|
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Chi |
|
|
|
|
|
Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng) |
|
|
|
|
|
B. Cán cân vốn |
|
|
|
|
|
Cán cân vốn: Thu |
|
|
|
|
|
Cán cân vốn: Chi |
|
|
|
|
|
Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn |
|
|
|
|
|
C. Cán cân tài chính |
|
|
|
|
|
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài sản có |
|
|
|
|
|
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ |
|
|
|
|
|
Đầu tư trực tiếp (ròng) |
|
|
|
|
|
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có |
|
|
|
|
|
Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ |
|
|
|
|
|
Chứng khoản nợ |
|
|
|
|
|
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ |
|
|
|
|
|
Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ |
|
|
|
|
|
Chứng khoán nợ |
|
|
|
|
|
Đầu tư gián tiếp (ròng) |
|
|
|
|
|
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản có |
|
|
|
|
|
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản nợ |
|
|
|
|
|
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng) |
|
|
|
|
|
Đầu tư khác: Tài sản có |
|
|
|
|
|
Tiền và tiền gửi |
|
|
|
|
|
Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài |
|
|
|
|
|
Ngắn hạn |
|
|
|
|
|
Dài hạn |
|
|
|
|
|
Tín dụng thương mại và ứng trước |
|
|
|
|
|
Các khoản phải thu/phải trả khác |
|
|
|
|
|
Đầu tư khác: Tài sản nợ |
|
|
|
|
|
Tiền và tiền gửi |
|
|
|
|
|
Vay, trả nợ nước ngoài |
|
|
|
|
|
Ngắn hạn |
|
|
|
|
|
Dài hạn |
|
|
|
|
|
Tín dụng thương mại và ứng trước |
|
|
|
|
|
Các khoản phải thu/phải trả khác |
|
|
|
|
|
Đầu tư khác (ròng) |
|
|
|
|
|
D. Lỗi và Sai sót |
|
|
|
|
|
E. Cán cân tổng thể |
|
|
|
|
|
F. Dự trữ và các hạng mục liên quan |
|
|
|
|
|
Tài sản dự trữ |
|
|
|
|
|
Tín dụng và vay nợ từ IMF |
|
|
|
|
|
Tài trợ đặc biệt |
|
|
|
|
|
CÁC
MẪU BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2014/NĐ-CP tháng 3 năm 2014 của Chính
phủ)
Mẫu biểu số 2.1 |
Tình hình cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo ngành Kinh tế |
Mẫu biểu số 2.2 |
Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo quốc gia đầu tư |
Mẫu biểu số 2.3 |
Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế |
Mẫu biểu số 2.4 |
Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo quốc gia đầu tư |
Mẫu biểu số 2.5 |
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam |
Mẫu biểu số 2.6 |
Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế |
Mẫu biểu số 2.7 |
Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài phân theo quốc gia nhận đầu tư |
Mẫu biểu số 2.8 |
Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế |
Mẫu biểu số 2.9 |
Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài phân theo quốc gia đầu tư |
Mẫu biểu số 2.10 |
Tình hình tiếp nhận viện trợ của Việt Nam phân theo nhà tài trợ |
Mẫu biểu số 2.11 |
Tình hình tiếp nhận viện trợ của Việt Nam phân theo mục đích sử dụng |
Mẫu biểu số 2.12 |
Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài |
Mẫu biểu số 2.13 |
Tình hình xuất, nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam |
Mẫu biểu số 2.14 |
Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam |
MẪU BIỂU SỐ: 2.1 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Quý……. Năm…….
Đơn vị tính: USD
Ngành kinh tế |
Mã ngành kinh tế |
Dự án đầu tư mới được cấp GCNĐT |
Dự án tăng vốn được cấp GCNĐT |
Dự án chấm dứt hoạt động, bị thu hồi GCNĐT |
|||
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Cột 1, 2: Ngành kinh tế cấp I và mã ngành kinh tế được quy định tại Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Cột 3, 4: Số dự án đầu tư mới và tổng vốn đầu tư mới được cấp GCNĐT trong kỳ báo cáo phân theo ngành kinh tế.
- Cột 5, 6: Số dự án tăng vốn và tổng vốn đầu tư được cấp GCNĐT tăng vốn trong kỳ báo cáo phân theo ngành kinh tế.
- Cột 7, 8: Số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký chấm dứt hoạt động và bị thu hồi GCNĐT trong kỳ báo cáo phân theo ngành kinh tế.
MẪU BIỂU SỐ: 2.2 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Quý……. Năm…….
Đơn vị tính: USD
Tên quốc gia đầu tư |
Dự án đầu tư mới được cấp GCNĐT |
Dự án tăng vốn được cấp GCNĐT |
Dự án chấm dứt hoạt động, bị thu hồi GCNĐT |
|||
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Cột 2, 3: Số dự án đầu tư mới và tổng vốn đầu tư mới được cấp GCNĐT trong kỳ báo cáo phân theo quốc gia đầu tư.
- Cột 4, 5: Số dự án tăng vốn và tổng vốn được cấp GCNĐT tăng vốn trong kỳ báo cáo phân theo quốc gia đầu tư.
- Cột 6, 7: Số dự án và tổng vốn đăng ký chấm dứt hoạt động và bị thu hồi GCNĐT trong kỳ báo cáo phân theo quốc gia đầu tư.
MẪU BIỂU SỐ: 2.3 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Quý……. Năm…….
Đơn vị tính: USD
Ngành kinh tế |
Mã ngành kinh tế |
Vốn chủ sở hữu |
Vốn vay |
Thoái vốn và trả nợ vay từ người không cư trú |
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong kỳ báo cáo |
|||||
Vốn góp của phía VN |
Vốn góp của người không cư trú chuyển vào VN |
Vay từ người cư trú |
Vay từ người không cư trú |
|||||||
Vay TCTD |
Vay khác |
Vay từ công ty mẹ |
Vay các TCTD |
Vay khác |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11)=(4)+(7)+(9)-(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Cột 1, 2: Ngành kinh tế cấp I và mã ngành kinh tế được quy định tại Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Cột 3: Vốn góp của phía Việt Nam bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên và các tài sản hợp pháp khác.
- Cột 4: Vốn góp của người không cư trú bằng tiền, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ và các tài sản hợp pháp khác.
- Cột 9: Vay từ các công ty anh em (là công ty cùng chịu sự kiểm soát từ một công ty mẹ).
- Cột 10: Nhà đầu tư nước ngoài chấm dứt dự án, rút vốn ra khỏi Việt Nam, trả nợ vay từ công ty mẹ và các công ty anh em.
MẪU BIỂU SỐ: 2.4 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM PHÂN THEO QUỐC GIA ĐẦU TƯ
Quý……. Năm…….
Đơn vị tính: USD
Tên quốc gia đầu tư |
Vốn chủ sở hữu |
Vốn vay |
Thoái vốn và trả nợ vay từ người không cư trú |
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong kỳ báo cáo |
|||||
Vốn góp của phía VN |
Vốn góp của người không cư trú chuyển vào VN |
Vay từ người cư trú |
Vay từ người không cư trú |
||||||
Vay từ các TCTD |
Vay khác |
Vay từ công ty mẹ |
Vay các TCTD |
Vay khác |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10)= (3)+(6)+(8)-(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Cột 2: Vốn góp của phía Việt Nam bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên và các tài sản hợp pháp khác
- Cột 3: Vốn góp của người không cư trú bằng tiền, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ và các tài sản hợp pháp khác
- Cột 8: Vay từ các công ty anh em (là công ty cùng chịu sự kiểm soát từ một công ty mẹ)
- Cột 9: Nhà đầu tư nước ngoài chấm dứt dự án, rút vốn ra khỏi Việt Nam, trả nợ vay từ công ty mẹ và các công ty anh em.
MẪU BIỂU SỐ: 2.5 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Năm….
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu |
Thực hiện trong năm báo cáo |
Vốn đầu tư cộng dồn đến cuối năm báo cáo |
|
|
|
I. Vốn chủ sở hữu |
|
|
1. Bên VN góp |
|
|
- Bằng tiền |
|
|
- Giá trị quyền sử dụng đất |
|
|
- Quyền khai thác tài nguyên |
|
|
- Khác |
|
|
2. Bên nước ngoài góp |
|
|
- Bằng tiền |
|
|
- Máy móc, thiết bị |
|
|
- Công nghệ, bí quyết kỹ thuật |
|
|
II. Tổng vốn vay |
|
|
- Vay các TCTD trong nước |
|
|
- Vay trong nước khác |
|
|
- Vay công ty mẹ |
|
|
- Vay TCTD nước ngoài |
|
|
- Vay nước ngoài khác |
|
|
III. Lợi nhuận ròng |
|
|
- Phía VN được hưởng |
|
|
- Phía nước ngoài được hưởng |
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
Cụm từ "trong nước" và "nước ngoài" được hiểu là "người cư trú" và "người không cư trú" tại Việt Nam.
MẪU BIỂU SỐ: 2.6 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Quý……. Năm…….
Đơn vị tính: USD
Ngành kinh tế |
Mã ngành kinh tế |
Dự án đầu tư mới được cấp GCNĐT |
Dự án tăng vốn được cấp GCNĐT |
Dự án chấm dứt hoạt động, bị thu hồi GCNĐT |
|||
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Cột 1, 2: Ngành kinh tế cấp I và mã ngành kinh tế được quy định tại Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Cột 3, 4: Số dự án đầu tư mới và tổng vốn đầu tư mới được cấp GCNĐT trong kỳ báo cáo phân theo ngành kinh tế.
- Cột 5, 6: Số dự án tăng vốn và tổng vốn đầu tư được cấp GCNĐT tăng vốn trong kỳ báo cáo phân theo ngành kinh tế.
- Cột 7, 8: Số dự án và tổng vốn đầu tư chấm dứt hoạt động và bị thu hồi GCNĐT trong kỳ báo cáo phân theo ngành kinh tế.
MẪU BIỂU SỐ: 2.7 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Quý……. Năm…….
Đơn vị tính: USD
Tên quốc gia đầu tư |
Dự án đầu tư mới được cấp GCNĐT |
Dự án tăng vốn được cấp GCNĐT |
Dự án chấm dứt hoạt động, bị thu hồi GCNĐT |
|||
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Cột 2, 3: Số dự án đầu tư mới và tổng vốn đầu tư mới được cấp GCNĐT trong kỳ báo cáo phân theo quốc gia nhận đầu tư.
- Cột 4, 5: Số dự án tăng vốn và tổng vốn đầu tư được cấp GCNĐT tăng vốn trong kỳ báo cáo phân theo quốc gia nhận đầu tư.
- Cột 6, 7: Số dự án và tổng vốn đầu tư chấm dứt hoạt động và bị thu hồi GCNĐT trong kỳ báo cáo phân theo quốc gia nhận đầu tư.
MẪU BIỂU SỐ: 2.8 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Quý……. Năm…….
Đơn vị tính: USD
Ngành kinh tế |
Mã ngành kinh tế |
Vốn chủ sở hữu |
Thoái vốn |
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong kỳ báo cáo |
|
Vốn góp của nước nhận đầu tư |
Vốn góp của người cư trú chuyển ra nước ngoài |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) = (4) - (5) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Cột 1, 2: Ngành kinh tế cấp I và mã ngành kinh tế được quy định tại Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Cột 3: Vốn góp của nước nhận đầu tư bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên và các tài sản hợp pháp khác.
- Cột 4: Nhà đầu tư Việt Nam là người cư trú chuyển vốn ra nước ngoài bằng tiền, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ và các tài sản hợp pháp khác.
- Cột 5: Nhà đầu tư Việt Nam là người cư trú chấm dứt dự án, rút vốn về nước.
MẪU BIỂU SỐ: 2.9 |
Đơn vị lập biểu: |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO QUỐC GIA ĐẦU TƯ
Quý……. Năm…….
Đơn vị tính: USD
Tên quốc gia nhận đầu tư |
Vốn chủ sở hữu |
Thoái vốn |
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong kỳ báo cáo |
|
Vốn góp của nước nhận đầu tư |
Vốn góp của người cư trú chuyển ra nước ngoài |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) = (3) - (4) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Cột 2: Vốn góp của nước nhận đầu tư bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên và các tài sản hợp pháp khác.
- Cột 3: Nhà đầu tư Việt Nam là người cư trú chuyển vốn ra nước ngoài bằng tiền, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ và các tài sản hợp pháp khác.
- Cột 4: Nhà đầu tư Việt Nam là người cư trú chấm dứt dự án, rút vốn về nước.
MẪU BIỂU SỐ: 2.10 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đơn vị nhận biểu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ CỦA VIỆT NAM PHÂN THEO NHÀ TÀI TRỢ
Kỳ báo cáo………… Năm....
Đơn vị tính: USD
TT |
Nhà tài trợ |
Giá trị tiếp nhận trong kỳ báo cáo |
Giá trị tiếp nhận được cộng dồn từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo |
|
I. Tổ chức quốc tế |
|
|
1 |
ADB |
|
|
2 |
EC |
|
|
3 |
ESCAP |
|
|
… |
… |
|
|
|
II. Tổ chức phi Chính phủ |
|
|
1 |
Anh |
|
|
2 |
Ấn Độ |
|
|
… |
… |
|
|
|
III. Chính phủ |
|
|
1 |
Anh |
|
|
2 |
Ấn Độ |
|
|
… |
… |
|
|
|
TỔNG |
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
MẪU BIỂU SỐ: 2.11 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đơn vị nhận biểu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ CỦA VIỆT NAM PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: USD
CHỈ TIÊU |
Giá trị tiếp nhận trong kỳ báo cáo |
Giá trị tiếp nhận được cộng dồn từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo |
I. Viện trợ cho mục đích tiêu dùng |
|
|
1. Viện trợ bằng tài sản |
|
|
2. Viện trợ bằng tiền |
|
|
II. Viện trợ cho mục đích hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng |
|
|
1. Viện trợ bằng tài sản |
|
|
2. Viện trợ bằng tiền |
|
|
TỔNG |
|
|
|
……………, ngày
tháng năm |
MẪU BIỂU SỐ: 2.12 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đơn vị nhận biểu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM CHO NƯỚC NGOÀI
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: USD
CHỈ TIÊU |
Giá trị viện trợ trong kỳ báo cáo |
Giá trị viện trợ được cộng dồn từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo |
I. Viện trợ cho mục đích tiêu dùng |
|
|
1. Viện trợ bằng tài sản |
|
|
2. Viện trợ bằng tiền |
|
|
II. Viện trợ cho mục đích hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng |
|
|
1. Viện trợ bằng tài sản |
|
|
2. Viện trợ bằng tiền |
|
|
TỔNG |
|
|
|
……………, ngày
tháng năm |
MẪU BIỂU SỐ: 2.13 |
Đơn vị lập biểu: Tổng cục Thống kê |
TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: USD
Ngành dịch vụ * |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
|
(1) |
(2) |
TỔNG SỐ |
|
|
1. Dịch vụ vận tải |
|
|
2. Dịch vụ du lịch |
|
|
3. Dịch vụ thông tin liên lạc |
|
|
4. Dịch vụ xây dựng |
|
|
5. Dịch vụ bảo hiểm |
|
|
6. Dịch vụ tài chính |
|
|
7. Dịch vụ máy tính và thông tin |
|
|
8. Phí mua, bản quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền |
|
|
9. Dịch vụ kinh doanh khác |
|
|
10. Dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí |
|
|
11. Dịch vụ chính phủ chưa được phân loại ở nơi khác |
|
|
12. Dịch vụ Logistic |
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
(*) Thống kê theo các ngành dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam.
Cột (1): Giá trị dịch vụ xuất khẩu trong kỳ báo cáo.
Cột (2): Giá trị dịch vụ nhập khẩu trong kỳ báo
MẪU BIỂU SỐ: 2.14 |
Đơn vị lập biểu: Tổng cục Thống kê |
TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: USD
Nhóm hàng hóa |
Xuất khẩu (Giá FOB) |
Nhập khẩu (Giá FOB) |
TỔNG SỐ |
|
|
1. Hàng hóa thông thường |
|
|
2. Hàng hóa chuyển khẩu |
|
|
3. Vàng phi tiền tệ |
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
- Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu được tính theo giá FOB.
- Riêng hàng hóa chuyển khẩu được tính theo giá trị trên hợp đồng giao dịch (không tính theo giá FOB).
CÁC
MẪU BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2014 của
Chính phủ)
Mẫu biểu số 3.1 |
Rút vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh |
Mẫu biểu số 3.2 |
Tình hình trả nợ nước ngoài của Chính phủ và trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh |
Mẫu biểu số 3.3 |
Số dư vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh |
Mẫu biểu số 3.4 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài |
Mẫu biểu số 3.5 |
Tình hình giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài |
Mẫu biểu số 3.6 |
Tình hình phát hành chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch |
Mẫu biểu số 3.7 |
Tình hình nắm giữ chứng khoán của người không cư trú |
Mẫu biểu số 3.8 |
Tình hình chia cổ tức, lợi tức cho nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú |
MẪU BIỂU SỐ: 3.1 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Tài chính |
RÚT VỐN VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VÀ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: USD
Chủ nợ |
Kế hoạch năm |
Rút vốn vay trong quý báo cáo |
Rút vốn từ đầu năm đến cuối quý báo cáo |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
I. Vay của Chính phủ |
|
|
|
1. Vay Chính phủ nước ngoài |
|
|
|
2. Vay các tổ chức quốc tế |
|
|
|
3. Phát hành trái phiếu quốc tế |
|
|
|
4. Vay khác |
|
|
|
II. Vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh |
|
|
|
1. Bảo lãnh cho khoản vay |
|
|
|
2. Bảo lãnh cho phát hành trái phiếu |
|
|
|
TỔNG (I) và (II) |
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Ghi chú:
Cột 2: Kế hoạch rút vốn vay trong năm báo cáo/kế hoạch điều chỉnh (nếu có).
MẪU BIỂU SỐ: 3.2 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Tài chính |
TÌNH HÌNH TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: USD
Chủ nợ |
Kế hoạch năm |
Thực hiện trong quý báo cáo |
Cộng dồn từ đầu năm đến cuối quý báo cáo |
||||||
Trả nợ gốc |
Trả lãi |
Tổng |
Trả nợ gốc |
Trả lãi |
Tổng |
Trả nợ gốc |
Trả lãi |
Tổng |
|
I. Trả nợ vay của Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Trả nợ vay Chính phủ nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Trả nợ vay các tổ chức quốc tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Trả nợ phát hành trái phiếu quốc tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Trả nợ vay khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Trả nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Trả nợ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Trả nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG (I) và (II) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………,
ngày tháng năm |
----------------------------
* Kế hoạch trả gốc và lãi vay nợ nước ngoài trong năm báo cáo và kế hoạch điều chỉnh (nếu có).
MẪU BIỂU SỐ: 3.3 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Tài chính |
SỐ DƯ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VÀ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Năm……
Đơn vị tính: USD
Loại tiền |
Số dư |
|
Tính bằng nguyên tệ |
Quy USD |
|
I. Vay nợ của Chính phủ |
|
|
USD |
|
|
EUR |
|
|
JPY |
|
|
CNY |
|
|
… |
|
|
II. Vay nợ được Chính phủ bảo lãnh |
|
|
USD |
|
|
EUR |
|
|
JPY |
|
|
CNY |
|
|
… |
|
|
TỔNG |
|
|
|
……………, ngày
tháng năm |
MẪU BIỂU SỐ: 3.4 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Tài chính |
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu |
Giá trị thuế tạm nộp |
Giá trị quyết toán thuế |
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí |
|
|
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khác |
|
|
TỔNG |
|
|
|
……………,
ngày tháng năm |
MẪU BIỂU SỐ: 3.5 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Tài chính |
TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐÀU TƯ NƯỚC NGOÀI
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: triệu USD
Loại chứng khoán |
Tổng giá trị nhà đầu tư nước ngoài mua |
Tổng giá trị nhà đầu tư nước ngoài bán |
Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán ròng |
|||
Tổng số |
Trong đó: Người không cư trú mua |
Tổng số |
Trong đó: Người không cư trú bán |
Tổng số |
Trong đó: Người không cư trú mua/ bán ròng |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) = (2) - (4) |
(7) = (3) - (5) |
A. Chia theo công cụ đầu tư (A= 1+2+3) |
|
|
|
|
|
|
1. Cổ phiếu |
|
|
|
|
|
|
2. Trái phiếu |
|
|
|
|
|
|
3. Chứng chỉ quỹ |
|
|
|
|
|
|
B. Chia theo khu vực đầu tư (B= 4+5+6) |
|
|
|
|
|
|
4. Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
5. NHTM và các tổ chức tài chính khác |
|
|
|
|
|
|
6. Khu vực khác |
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
MẪU BIỂU SỐ: 3.6 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Tài chính |
Quý……. Năm……
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu |
Tổng giá trị phát hành |
Trong đó |
|
Bán cho nhà đầu tư nước ngoài |
Bán cho người không cư trú |
||
A. Phát hành lần đầu ra công chúng |
|
|
|
1. Cổ phiếu |
|
|
|
- TCTD |
|
|
|
- Công ty tài chính |
|
|
|
- Công ty bảo hiểm |
|
|
|
- Tổ chức tài chính khác |
|
|
|
- Doanh nghiệp phi tài chính |
|
|
|
2. Trái phiếu |
|
|
|
- Chính phủ |
|
|
|
- Chính quyền địa phương |
|
|
|
- TCTD |
|
|
|
- Công ty tài chính |
|
|
|
- Công ty bảo hiểm |
|
|
|
- Tổ chức tài chính khác |
|
|
|
- Doanh nghiệp phi tài chính |
|
|
|
3. Chứng chỉ quỹ đầu tư |
|
|
|
4. Các loại chứng khoán khác |
|
|
|
B. Phát hành thêm của các chứng khoán đã niêm yết/ đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán |
|
|
|
1. Cổ phiếu |
|
|
|
- TCTD |
|
|
|
- Công ty tài chính |
|
|
|
- Công ty bảo hiểm |
|
|
|
- Tổ chức tài chính khác |
|
|
|
- Doanh nghiệp phi tài chính |
|
|
|
2. Chứng chỉ quỹ đầu tư |
|
|
|
3. Các loại chứng khoán khác |
|
|
|
|
……………,
ngày tháng năm |
MẪU BIỂU SỐ: 3.7 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Tài chính |
TÌNH HÌNH NẮM GIỮ CHỨNG KHOÁN CỦA NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ
Quý….. Năm…..
Chỉ tiêu |
Số lượng |
Giá trị (triệu USD) |
(1) |
(2) |
(3) |
1. Chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch tại các Sở GDCK |
|
|
Cổ phiếu |
|
|
Trái phiếu |
|
|
Chứng chỉ quỹ |
|
|
Tổng |
- |
|
2. Chứng khoán do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ |
|
|
Cổ phiếu |
|
|
Trái phiếu |
|
|
Chứng chỉ quỹ |
|
|
Tổng |
- |
|
3. Chứng khoán do người không cư trú nắm giữ |
|
|
Cổ phiếu |
|
|
Trái phiếu |
|
|
Chứng chỉ quỹ |
|
|
Tổng |
- |
|
|
……………,
ngày tháng năm |
Ghi chú:
Cột 2: Số lượng chứng khoán tính đến cuối kỳ báo cáo.
Cột 3: Giá trị chứng khoán tính theo giá thị trường thời điểm cuối kỳ báo cáo.
MẪU BIỂU SỐ: 3.8 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Tài chính |
TÌNH HÌNH CHIA CỔ TỨC, LỢI TỨC CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀ NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ
Quý…….. Năm……..
Chỉ tiêu |
Cổ tức/ lợi tức được hưởng bằng tiền |
Cổ tức/ lợi tức được hưởng bằng cổ phiếu |
Tổng giá trị cổ tức/lợi tức được hưởng |
|||||
Nhà đầu tư nước ngoài |
Trong đó: Người không cư trú |
Khối lượng |
Giá trị |
Nhà đầu tư nước ngoài |
Trong đó: Người không cư trú |
|||
Nhà đầu tư nước ngoài |
Trong đó: Người không cư trú |
Nhà đầu tư nước ngoài |
Trong đó: Người không cư trú |
|||||
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7)=(1)+(5) |
(8) = (2)+(6) |
1. Cổ phiếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Trái phiếu |
|
|
- |
- |
- |
- |
|
|
3. Chứng chỉ quỹ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………, ngày…… tháng…… năm…… |
Cột 5.6: Tính theo giá trị thị trường của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ tại thời điểm được chia. Trường hợp không xác định được giá trị thị trường thì tính theo mệnh giá.
CÁC
MẪU BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2014 của
Chính phủ)
Mẫu biểu số 4.1 |
Tình hình lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có thời hạn trên 01 năm |
Mẫu biểu số 4.2 |
Tình hình lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới 01 năm |
MẪU BIỂU SỐ: 4.1 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội |
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC TẠI NƯỚC NGOÀI CÓ THỜI HẠN TRÊN 01 NĂM
Quý……. Năm…….
Tên quốc gia/lãnh thổ tiếp nhận lao động |
Số lượng lao động (người) |
Mức lương bình quân (USD/tháng) |
Thu nhập khác bình quân (USD/tháng) |
Chi tiêu sinh hoạt bình quân (USD/tháng) |
Các khoản khấu trừ khác từ lương (USD/tháng) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
Nhật Bản |
|
|
|
|
|
Hàn Quốc |
|
|
|
|
|
Malaysia |
|
|
|
|
|
Đài Loan |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Các nước khác |
|
|
|
|
|
|
……………, ngày
tháng năm |
MẪU BIỂU SỐ: 4.2 |
Đơn vị lập biểu: Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội |
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM DƯỚI 01 NĂM
Quý……. Năm…….
Tỉnh, thành phố |
Số lượng lao động (người) |
Mức lương bình quân (triệu VND/ người/ tháng) |
(1) |
(2) |
(3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
……………,
ngày tháng năm |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC
OF VIETNAM |
No. 16/2014/ND-CP |
Hanoi, March 3, 2014 |
ON MANAGEMENT OF THE BALANCE OF INTERNATIONAL PAYMENTS OF VIETNAM (*)
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 17, 2003 Law on Statistics;
Pursuant to the June 16, 2010 Law on the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the December 13, 2005 Ordinance on Foreign Exchange;
Pursuant to the March 18, 2013 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Foreign Exchange;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes the provision and receipt of information, formulation, monitoring, forecasting and analysis of the balance of international payments of Vietnam.
Article 2. Subjects of application
1. The State Bank of Vietnam (below refereed to as the State Bank).
2. The Ministries of:
a/ Planning and Investment;
b/ Finance;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d/ Labor, War Invalids and Social Affairs.
3. Other individuals and organizations that provide information to serve the formulation, analysis and forecasting of the balance of international payments of Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Residents and non-residents in Vietnam (below referred to as residents and nonresidents) are those defined by December 13, 2005 Ordinance No. 28/2005/PL-UBTV on Foreign Exchange and March 18, 2013 Ordinance No. 06/2013/UBTVQH13 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Foreign Exchange.
2. Balance of international payments of Vietnam (below referred to as balance of payments) means general statistical report on transactions between residents and non-residents over a given period.
3. FOB (free on board) value means the value of goods not inclusive of insurance cost and freight.
4. Non-financial, non-production assets include contracts, leasing contracts, licenses of marks, brands, symbols, domain names, rights to use natural resources, operation licenses and exclusive right to purchase a goods item or service.
5. Change in the State’s official foreign exchange reserve means an increase or a decrease in the State’s official foreign exchange reserve brought about by transactions in a reporting period.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 4. Units providing and receiving information for formulation of balance of payments
1. Units providing information: The subjects specified in Clauses 2 and 3, Article 2 of this Decree.
2. Unit receiving information: The State Bank.
Article 5. Principles of information provision and receipt
1. Assurance of the truthfulness, objectiveness, accuracy, adequacy and timeliness of information provided.
2. Uniformity of report form, calculation method, unit of measurement, time limit for and method of information provision.
3. No repetition and overlap among information indicators.
Article 6. Types of information to be provided to the State Bank
1. Types of information provided by ministries include:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Information required in report forms provided in Appendices II, III and IV to this Decree;
c/ Other information at the request of the State Bank to serve the formulation, analysis and forecasting of the balance of payments.
2. Information provided by other individuals and organizations at the request of the State Bank and as prescribed in regular or irregular statistical surveys to serve the formulation, analysis and forecasting of the balance of payments.
Article 7. Methods of provision of information to the State Bank
1. Organizations and individuals may provide information outside the list of protected state secrets by the following methods:
a/ In written or facsimiled documents bearing signatures and certification of competent persons and authorities;
b/ By other methods prescribed by the State Bank on a case-by-case basis.
2. Organizations and individuals shall provide information on the list of protected state secrets to the State Bank in accordance with the law on protection of state secrets.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 8. Principles of formulation of the balance of payments
1. The balance of payments is formulated in conformity with international practices of making balance of payments statistics and practical conditions of Vietnam.
2. The currency unit used for formulation of the balance of payments is the U.S. dollar (USD).
3. The exchange rate for conversion of Vietnam dong (VND) into USD is the average inter-bank exchange rate announced by the State Bank at the end of a reporting period.
4. The conversion of foreign currencies other than USD into USD is as follows:
a/ Converting a foreign currency into VND at the cross rate between VND and such foreign currency announced by the State Bank for calculation of import duty and export duty applicable in the reporting period;
b/ After the conversion of a foreign currency into VND, the conversion into USD is conducted at the exchange rate specified in Clause 3 of this Article.
5. The time of making statistics on transactions is the time of ownership transfer between residents and non-residents.
6. The value of a transaction is determined on the market principle at the time of transaction.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The balance of payments shall be formulated and analyzed on a quarterly or an annual basis.
2. Time limit for reporting on the balance of payments:
a/ The quarterly balance of payments shall be formulated and analyzed within 45 days after the end of the reporting quarter;
b/ The annual balance of payments shall be formulated and analyzed within 60 days after the end of the reporting year.
Article 10. Adjustment of balance of payments data
The State Bank may adjust balance of payments data as follows:
1. Balance of payments data of a quarter may be adjusted in the reporting periods of the following quarter.
2. Balance of payments data of a year may be adjusted in the subsequent reporting periods.
Article 11. Forecasting of balance of payments
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. In every quarter, the State Bank shall coordinate with the ministries specified in Clause 2, Article 2 of this Decree in considering and adjusting balance of payments forecasts to suit the trend and developments of the national economy and the world economy.
Article 12. Time limit for provision of information and data to the State Bank
1. Time limit for provision of information and data for formulation and analysis of the balance of payments:
a/ Information and data for formulation and analysis of quarterly balance of payments and adjusted data of the previous reporting periods (if any) shall be provided to the State Bank on the 30th of the first month of the quarter following the reporting quarter at the latest;
b/ Information and data for formulation and analysis of the annual balance of payments and adjusted data of the previous reporting periods (if any) shall be provided to the State Bank on the 31st of January of the year following the reporting year at the latest.
2. Time limit for provision of information and data for making balance of payments forecasts
Information and data for making annual balance of payments forecasts shall be provided to the State Bank on the 10th of September of the year preceding the year of forecast.
Article 13. Structure and principal contents of the balance of payments
1. The balance of payments consists of the following principal items:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Capital account, which covers all transactions between residents and non-residents on capital transfer specified in Article 18 of this Decree and purchase and sale of non-financial and non-production assets of the governmental sector and private sector;
c/ Financial account, which covers all transactions between residents and non-residents on direct investment, indirect investment, financial derivative transactions, foreign loan borrowing and repayment, commercial credit, money and deposits specified in Articles 19, 20, 21, 22, 23 and 24 of this Decree;
d/ Errors and omissions, which means the difference between the total of the current account, capital account and financial account and the general balance of payments;
dd/ General balance of payments, which is determined by a change in the State’s official foreign exchange reserve brought about by transactions in the reporting period.
2. Detailed contents of the items in the balance of payments are specified in Appendix I to this Decree.
1. Goods as statistics in the balance of payments include all goods which undergo ownership transfer between residents and non-residents.
2. Transactions on goods include import and export of goods. The value of imports and exports shall be determined according to FOB prices at border gates of the country of exportation.
3. The following goods are not included in goods statistics:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Gold imported or exported by the State Bank to serve the management of the State’s foreign exchange reserve;
c/ Goods consumed in Vietnam by tourists and employees being non-residents and overseas by tourists and employees being residents;
d/ Goods lost or returned;
dd/ Goods imported by Vietnam-based foreign embassies, consular offices and military agencies from their countries of origin to serve their operations;
e/ Books, newspapers and magazines sent periodically between residents and nonresidents.
Services as statistics in the balance of payments include all transactions on sale, purchase and exchange between residents and non-residents of products created by service provision activities in the sectors of transportation, tourism, information and communications, construction, insurance, finance, computer and information technology, right to use licenses, right to use trademarks and copyright, personal services, culture, entertainment, governmental services and logistic services.
1. Incomes as statistics in the balance of payments include all incomes arising from labor and capital or financial assets paid by residents to non-residents and vice versa.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Incomes from capital or financial assets include those arising from transactions on interests on loans borrowed from or provided to foreign parties, deposits, profits and dividends from capital for direct investment or indirect investment between residents and non-residents.
1. Current transfers include transactions conducted in cash or in other assets between residents and non-residents without giving rise to liabilities.
2. Current transfers are classified as follows:
a/ Current transfers of the governmental sector, including transactions in cash or other assets between the Vietnamese Government and foreign governments and international organizations in the form of assistance and non-refundable aid for consumption purposes;
b/ Current transfers of the private sector, including transactions in cash or other assets between residents and non-residents, regardless of income sources of originators and relationship between originators and recipients.
1. Capital transfers of the governmental sector include:
a/ Debt remissions between the Vietnamese Government and foreign governments, international financial institutions;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Capital transfers of the private sector include:
a/ Debt remissions between residents and non-residents;
b/ Value of assets of residents transferred abroad when such residents go abroad for permanent residence and value of assets of non-residents transferred into Vietnam when such non-residents enter Vietnam for permanent residence.
1. Foreign direct investment in Vietnam means that non-residents invest their capital and directly manage investment activities in Vietnam. Investment capital includes capital in cash or other lawful assets brought by non-residents into Vietnam and profits retained by nonresidents for investment in Vietnam.
2. Vietnam’s offshore direct investment means that residents invest their capital and directly manage investment activities in foreign countries. Investment capital includes capital in cash or other lawful assets brought overseas by residents and profits retained by residents for offshore investment.
Article 20. Indirect investment
1. Foreign indirect investment in Vietnam means that non-residents make investment in Vietnam through purchasing and selling securities and other valuable papers with, contributing capital to, or purchasing shares of, residents and through securities investment funds and other intermediary financial institutions in accordance with law, without directly managing investment activities in Vietnam.
2. Vietnam’s offshore indirect investment means that residents transfer capital abroad in accordance with law for investment in the form of purchasing and selling securities and other valuable papers issued by non-residents, contributing capital to or purchasing shares of non-residents without directly managing offshore investment activities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Financial derivative transactions as statistics in the balance of payments include revenues and expenditures between residents and non-residents arising from the performance of such transactions.
Article 22. Borrowing and repayment of foreign loans
Borrowing and repayment of foreign loans as statistics in the balance of payments include transactions on borrowing and repayment of principal loans between residents and non-residents.
Commercial credit as statistics in the balance of payments includes credit facilities between residents and non-residents as service providers and their customers.
Article 24. Money and deposits
Money and deposits as statistics in the balance of payments include:
1. Cash amounts in Vietnam dong of the Socialist Republic of Vietnam held by nonresidents.
2. Foreign-currency amounts held by residents.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 25. Responsibilities of the State Bank
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries specified in Clause 2, Article 2 of this Decree in:
a/ Collecting information and data for formulation and analysis of periodical balance of payments;
b/ Reporting to the Prime Minister and providing to the related ministries periodical reports on balance of payments within the time limits prescribed in Article 9 of this Decree.
2. To receive information and data and forecast the following items:
a/ Current transfers in cash of the private sector;
b/ Borrowed and repaid foreign loans without governmental guarantee;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d/ Vietnam’s offshore indirect investment;
dd/ Money and deposits specified in Article 24 of this Decree;
e/ The State’s foreign exchange reserve.
3. To review and compare data from different sources for adjusting data provided by other ministries, individuals and organizations with a view to ensure compliance with statistical principles and scope of the balance of payments.
4. To urge, inspect and report to the Government on the provision of information by organizations under this Decree.
5. To use, store, provide and publicize information on the balance of payments in accordance with the law on protection of state secrets, the law on statistics and other relevant laws.
6. To assume the prime responsibility for disseminating balance of payments information and data among domestic and foreign organizations and individuals in accordance with law.
Article 26. Responsibilities of related ministries
The ministries specified in Clause 2, Article 2 of this Decree shall provide to the State Bank the following information:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Solutions to stabilize the balance of payments related to their functions and tasks.
3. In addition to information specified in Clauses 1 and 2 of this Article:
a/ The Ministry of Planning and Investment shall provide information specified in Appendix II to this Decree; and analyze developments and forecast the import and export of services and foreign direct investment;
b/ The Ministry of Finance shall provide information specified in Appendix III to this Decree; analyze developments and forecast current transfers of the governmental sector, borrowing and repayment of foreign loans by the Government, and foreign indirect investment;
c/ The Ministry of Industry and Trade shall provide information for analysis of developments and forecast of import and export of goods;
d/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide information specified in Appendix IV to this Decree; and assess the situation of Vietnamese guest workers and foreign workers in Vietnam.
Article 27. Responsibilities of other individuals and organizations
Other individuals and organizations shall provide information at the request of the State Bank and as required by statistical surveys to serve the formulation, analysis and forecast of the balance of payments.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree takes effect on April 21, 2014, and replaces the Government’s Decree No. 164/1999/ND-CP of November 16, 1999, on management of the balance of international payments of Vietnam.
Article 29. Implementation responsibility
The Governor of the State Bank of Vietnam, the Minister of Planning and Investment, the Minister of Finance, the Minister of Industry and Trade, the Minister of Labor, War Invalids and ' Social Affairs, heads of other organizations and related individuals shall implement this Decree.-
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
* All appendices to this Decree are not translated.-
(*) Công Báo Nos 333-334 (18/3/2014)
;Nghị định 16/2014/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
Số hiệu: | 16/2014/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/03/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 16/2014/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
Chưa có Video