CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2011 |
VỀ CẤP VÀ QUẢN LÝ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về việc cấp bảo lãnh chính phủ; quản lý bảo lãnh chính phủ và trách nhiệm của các cơ quan trong việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các khoản vay trong nước và nước ngoài, bao gồm cả các khoản phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người nhận bảo lãnh là người có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ khoản vay, các khoản trái phiếu phát hành được bảo lãnh. Người nhận bảo lãnh bao gồm người cho vay, người mua trái phiếu và những người nhận chuyển nhượng, những người nhận chuyển giao hợp pháp của người cho vay và được hiểu là người cho vay trong các thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu.
2. Người nhận chuyển nhượng của người được bảo lãnh hoặc của người nhận bảo lãnh là người nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh hoặc người nhận bảo lãnh trong chuyển nhượng.
3. Người nhận chuyển giao của người được bảo lãnh hoặc của người nhận bảo lãnh là người nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh hoặc người nhận bảo lãnh trong chuyển giao.
4. Nghĩa vụ thanh toán là các khoản phải trả gồm nợ gốc, nợ lãi theo hợp đồng, lãi chậm trả, các khoản phí và chi phí, bồi thường tổn thất (nếu có) theo quy định trong thỏa thuận vay hoặc thỏa thuận phát hành trái phiếu cụ thể và được chấp nhận trong thư bảo lãnh.
5. Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng là cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc một tổ chức được ủy quyền để tiếp nhận, xác nhận việc đã nhận được các hồ sơ tố tụng liên quan đến bảo lãnh chính phủ và chuyển toàn bộ hồ sơ trên cho Bộ Tài chính.
1. Bảo lãnh chính phủ là bảo lãnh có tính pháp lý cao nhất tại Việt Nam. Cam kết bảo lãnh chính phủ được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc quyết định bảo lãnh (sau đây gọi chung là “thư bảo lãnh”).
2. Chính phủ chỉ cấp bảo lãnh, không cấp tái bảo lãnh.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp
1. Bộ Tư pháp:
a) Tham gia đàm phán và có ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế, thư bảo lãnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các văn kiện vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước theo đề nghị của người vay, người cho vay và của Bộ Tài chính;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các tranh chấp pháp lý phát sinh liên quan đến việc thực hiện thư bảo lãnh.
2. Bộ Ngoại giao: phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng liên quan đến bảo lãnh chính phủ trong trường hợp thủ tục tố tụng được thỏa thuận trong thỏa thuận vay nước ngoài và thư bảo lãnh quy định có Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng là cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 5. Thực hiện hạn mức bảo lãnh vay của Chính phủ
1. Bộ Tài chính thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng khoản vay hoặc từng đợt phát hành trái phiếu trong phạm vi hạn mức vay nước ngoài và bảo lãnh chính phủ được duyệt.
2. Trường hợp hạn mức bảo lãnh chính phủ đã được phê duyệt trong năm đã được cấp hết nhưng vẫn có đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ cho các trường hợp dự án, công trình trọng điểm, dự án lớn có tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hạn mức bảo lãnh chính phủ của năm đó nhưng phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn nợ quốc gia.
Điều 6. Chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ
1. Chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Quản lý nợ công.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc dự án sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu; chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 33 của Luật Quản lý nợ công.
Điều 7. Điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ
Ngoài các điều kiện nêu tại Điều 34 của Luật Quản lý nợ công, một số quy định chi tiết về điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ như sau:
1. Đối với chương trình, dự án:
a) Phải nằm trong danh mục chương trình, dự án được Chính phủ bảo lãnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
b) Đối với các chương trình, dự án đặc biệt không nằm trong danh mục phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng chương trình, dự án.
2. Đối với người vay, người phát hành trái phiếu:
a) Là doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về hoạt động, về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật;
b) Đối với các ngân hàng chính sách của Nhà nước, tổ chức tài chính tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện chương trình tín dụng chính sách, chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước;
Các tổ chức tài chính, tín dụng phải đạt hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Chính phủ hoặc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu:
a) Phải nằm trong hạn mức bảo lãnh chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Đối với khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế:
- Phải nằm trong hạn mức vay thương mại nước ngoài đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Loại tiền vay là ngoại tệ tự do chuyển đổi;
- Đáp ứng các điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu quốc tế.
c) Đối với các khoản vay, phát hành trái phiếu trong nước:
- Đáp ứng các điều kiện về phát hành trái phiếu trong nước theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu trong nước;
- Trái phiếu do các ngân hàng chính sách của Nhà nước (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội) được Chính phủ bảo lãnh theo kế hoạch huy động vốn và cho vay chính sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành huy động vốn cho các dự án đầu tư theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao được Chính phủ bảo lãnh.
Mức bảo lãnh không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án, trong đó đã bao gồm tất cả các chi phí vay có liên quan, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 34 của Luật Quản lý nợ công.
Đối với trường hợp doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh chính phủ nêu tại Điều 32 của Luật Quản lý nợ công, việc bảo lãnh chỉ được thực hiện cho phần vốn vay tương ứng với trách nhiệm của bên Việt Nam trong doanh nghiệp.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh
1. Văn bản yêu cầu có bảo lãnh chính phủ của người cho vay gửi người vay; văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của người vay, người phát hành trái phiếu.
2. Các văn bản về tư cách pháp lý gồm Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là chủ đầu tư chương trình, dự án.
3. Quyết định đầu tư kèm theo hồ sơ dự án theo quy định hiện hành.
4. Đề án vay, phát hành trái phiếu, phương án sử dụng vốn vay, trả nợ, trong đó xác định rõ:
a) Nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay);
b) Tính khả thi của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu về điều kiện vay;
c) Khả năng hoàn trả của chương trình, dự án.
5. Các bản chào của người cho vay kèm theo dự thảo thỏa thuận vay, đề án và hồ sơ phát hành trái phiếu.
6. Các báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất đã được kiểm toán. Đối với những trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo khả năng trả nợ.
Nội dung cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ nhằm đảm bảo sự sẵn sàng trả nợ thay trong trường hợp doanh nghiệp được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ.
7. Văn bản cam kết theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
Điều 10. Trình tự thẩm định và cấp bảo lãnh
1. Thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án đầu tư
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh đầy đủ và hợp lệ từ người vay, người phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Bộ Tài chính thẩm định phương án tài chính và hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh với các nội dung sau:
a) Thẩm định đối tượng, loại hình chương trình, dự án đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 32 và 33 của Luật Quản lý nợ công và đáp ứng các điều kiện của Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này;
b) Thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn vay, vốn phát hành trái phiếu. Phương pháp thẩm định được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
c) Đối với các trường hợp dự án, công trình trọng điểm, dự án lớn có tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; các khoản vay thương mại đi cùng khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ODA để tạo thành nguồn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp (dự án đã được chỉ định theo các nguồn tài trợ đi kèm), Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp bảo lãnh căn cứ vào phương án tài chính của chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sau khi thẩm định, Bộ Tài chính báo cáo nội dung thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về chủ trương cấp bảo lãnh.
3. Đàm phán nội dung thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu, nội dung thư bảo lãnh và nội dung ý kiến pháp lý.
a) Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ, người được bảo lãnh tiến hành đàm phán thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu với sự tham gia của Bộ Tài chính. Trường hợp vay nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu quốc tế phải có sự tham gia của Bộ Tư pháp.
Ít nhất trong vòng 03 ngày làm việc trước khi tiến hành đàm phán các hồ sơ pháp lý có liên quan tới khoản vay, khoản phát hành trái phiếu, người được bảo lãnh cung cấp cho Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp những tài liệu sau: dự thảo thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu; hợp đồng thương mại đã ký kết; dự thảo thư bảo lãnh.
Trường hợp vay hoặc phát hành trái phiếu trong nước, thư bảo lãnh được phát hành theo mẫu của Bộ Tài chính. Trong trường hợp vay nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu quốc tế, những tài liệu này cũng phải được gửi cho Bộ Tư pháp kèm theo dự thảo ý kiến pháp lý; Bộ Tài chính chủ trì việc đàm phán nội dung thư bảo lãnh và Bộ Tư pháp chủ trì đàm phán nội dung ý kiến pháp lý (nếu có) cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu. Nội dung thư bảo lãnh sau khi đạt được thỏa thuận phải được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Ký kết thỏa thuận: sau khi đàm phán thống nhất các nội dung trong thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu, người được bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành ký kết các thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu;
c) Hoàn thiện hồ sơ cấp bảo lãnh: sau khi ký kết thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu, người được bảo lãnh cung cấp cho Bộ Tài chính thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu đã ký và văn bản cam kết có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục II đính kèm Nghị định này để hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh.
4. Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ báo cáo của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Phê duyệt nội dung thư bảo lãnh và giao Bộ Tài chính phát hành bảo lãnh;
b) Giao Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý về thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế, thư bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh trong trường hợp vay nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế;
c) Giao Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền hoặc phê duyệt một tổ chức làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng trong trường hợp thủ tục tố tụng trong thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế yêu cầu có Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng;
d) Phê duyệt mức phí bảo lãnh áp dụng cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu trong nước hoặc ngoài nước.
5. Phát hành thư bảo lãnh
a) Phát hành thư bảo lãnh: sau khi hoàn tất toàn bộ hồ sơ cấp bảo lãnh, trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh, Bộ Tài chính sẽ phát hành thư bảo lãnh.
Thư bảo lãnh được phát hành một lần duy nhất cho các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của chương trình, dự án, hoặc được phát hành từng lần cho từng khoản vay, khoản phát hành trái phiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhưng không vượt quá tổng mức vay, phát hành dự kiến đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho chương trình, dự án đó.
Trong trường hợp vay nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế: thư bảo lãnh được phát hành bốn (04) bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ một (01) bản, người được bảo lãnh lưu một (01) bản, Bộ Tư pháp lưu một (01) bản và một (01) bản được chuyển cho người cho vay hoặc người bảo lãnh phát hành chính; trong trường hợp vay, phát hành trái phiếu trong nước, thư bảo lãnh được phát hành ba (03) bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ một (01) bản, người được bảo lãnh lưu một (01) bản và một (01) bản được chuyển cho người cho vay hoặc người bảo lãnh phát hành chính;
b) Trong trường hợp vay nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế, người được bảo lãnh gửi công văn kèm theo thư bảo lãnh chính thức đã được ký gửi Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý cho khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế về các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Ý kiến pháp lý và đăng ký khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế.
a) Đăng ký khoản vay: đối với khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế, sau khi thư bảo lãnh được phát hành, người được bảo lãnh đăng ký khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Quản lý nợ công và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
b) Xác nhận Đại diện tiếp nhận tài liệu tố tụng: trong trường hợp thủ tục tố tụng được quy định trong thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế và thư bảo lãnh có yêu cầu Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ định cơ quan đại diện Việt Nam thích hợp tại nước ngoài hoặc lựa chọn một tổ chức được ủy quyền làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng cho người được bảo lãnh và Bộ Tài chính.
Căn cứ theo đề nghị kèm theo mẫu văn bản ủy quyền của Bộ Tài chính, cơ quan đại diện Việt Nam được ủy quyền hoặc tổ chức được lựa chọn ký xác nhận văn bản đồng ý làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng để chuyển cho người nhận bảo lãnh và sao gửi cho Bộ Tài chính;
Điều 11. Nội dung thư bảo lãnh
1. Những nội dung bắt buộc có trong thư bảo lãnh gồm:
a) Người bảo lãnh;
b) Người được bảo lãnh;
c) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay;
d) Mức yêu cầu bảo lãnh, loại tiền vay;
đ) Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của người được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
e) Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
g) Thời hạn hiệu lực và thu hồi thư bảo lãnh;
h) Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
i) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành thư bảo lãnh.
2. Những nội dung khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định pháp luật của Việt Nam.
3. Thư bảo lãnh được thu hồi khi toàn bộ nghĩa vụ nợ được bảo lãnh đã được hoàn thành hoặc người nhận bảo lãnh gửi văn bản cho Bộ Tài chính xác nhận thư bảo lãnh có liên quan đã hết hiệu lực.
1. Bộ Tài chính căn cứ vào kết quả thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án vào tình hình tài chính của doanh nghiệp để quy định mức phí cụ thể cho từng chương trình, dự án tùy theo mức độ rủi ro, nhưng tối đa không vượt quá 1,5%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh được quy định cụ thể tại Phụ lục III của Nghị định này.
2. Việc thu phí bảo lãnh được thực hiện như sau:
a) Phí bảo lãnh được tính bằng loại tiền vay, được tính bắt đầu từ ngày rút vốn đầu tiên và được nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Phí bảo lãnh được thu vào cùng thời điểm với ngày thanh toán lãi của khoản vay được bảo lãnh. Theo đề nghị của người được bảo lãnh, phí bảo lãnh trong thời gian ân hạn của khoản vay có thể được thu khi dự án đi vào hoạt động nhưng phải chịu lãi với lãi suất bằng với lãi suất của khoản vay được bảo lãnh;
c) Phí bảo lãnh được thu bằng loại tiền vay hoặc được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm nộp phí bảo lãnh;
d) Trường hợp chậm nộp phí bảo lãnh thì người được bảo lãnh phải chịu lãi phạt chậm trả trên số tiền phí bảo lãnh chậm nộp tính trên số ngày chậm nộp. Lãi suất áp dụng được tính bằng lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh.
1. Ngoại trừ khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của các ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh, tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh dùng làm tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người vay với Bộ Tài chính theo tỷ trọng vốn vay hình thành nên tài sản đó.
2. Không được dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác.
3. Tài sản thế chấp không được bán, trao đổi trừ trường hợp được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp thì số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho tài sản đã bán.
4. Đăng ký thế chấp: sau khi Bộ Tài chính phát hành thư bảo lãnh và chậm nhất 6 tháng sau khi tài sản đã được nghiệm thu chính thức, người được bảo lãnh thực hiện việc đăng ký tài sản thế chấp bảo đảm cho bảo lãnh chính phủ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Điều 14. Xử lý tài sản thế chấp
1. Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ mà Bộ Tài chính đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ thay và người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả cho Bộ Tài chính thì tài sản thế chấp được xử lý để bảo đảm thu hồi nợ cho Bộ Tài chính.
2. Phương thức xử lý tài sản thế chấp và việc giải chấp các tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được thu về cho Quỹ tích lũy trả nợ làm nguồn trả nợ cho khoản bảo lãnh.
Điều 15. Nghĩa vụ của người được bảo lãnh
1. Thực hiện các nghĩa vụ của người vay, người phát hành trái phiếu theo thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành đã ký.
2. Thực hiện việc đăng ký tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Tại thời điểm Bộ Tài chính xem xét cấp bảo lãnh, người được bảo lãnh phải cam kết trong thời hạn bảo lãnh chính phủ có hiệu lực:
a) Người được bảo lãnh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần hoặc vốn góp của các tổ chức, cá nhân Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài khi đã hoàn thành việc thanh toán toàn bộ nghĩa vụ nợ cho người cho vay (người nhận bảo lãnh) đối với khoản nợ còn lại tương ứng với tỷ lệ cổ phần dự kiến chuyển nhượng và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính. Trong vòng 15 ngày làm việc, sau khi nhận được văn bản thông báo, Bộ Tài chính có văn bản trả lời người được bảo lãnh.
b) Các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên phải cùng nhau cam kết bằng văn bản nắm giữ tối thiểu là 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực. Doanh nghiệp (người được bảo lãnh) phải đăng ký danh sách các cổ đông, cá nhân góp vốn nói trên tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trường hợp các nhà đầu tư trong danh sách đăng ký có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần hoặc vốn góp cho nhà đầu tư khác ngoài danh sách đăng ký thì cổ đông mới nhận chuyển nhượng phải đáp ứng tiêu chí về năng lực tài chính được Bộ Tài chính chấp thuận.
Trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm vốn cổ phần hoặc gọi thêm vốn góp thì doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung các nhà đầu tư để đảm bảo duy trì tỷ lệ cam kết vốn nói trên.
c) Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định không áp dụng các cam kết nêu tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Tạo điều kiện cho Bộ Tài chính kiểm tra tình hình thực hiện chương trình, dự án khi cần thiết.
5. Khi đến hạn trả nợ, trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước kỳ hạn nợ tối thiểu là 45 ngày, nêu rõ lý do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ và cam kết hoàn trả số tiền mà Bộ Tài chính sẽ trả nợ thay cộng toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả nợ thay. Trường hợp người được bảo lãnh không báo trước cho Bộ Tài chính về khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ nợ gây thiệt hại trực tiếp cho Ngân sách Nhà nước, người được bảo lãnh có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ mọi thiệt hại vật chất cho ngân sách nhà nước.
6. Trước khi được ứng trả nợ thay, người được bảo lãnh phải ký thỏa thuận vay bắt buộc theo các điều kiện cụ thể sau:
a) Về lãi suất vay: lãi suất vay là lãi suất quy định tại thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu. Thời gian tính lãi được tính từ ngày Bộ Tài chính thanh toán thay người được bảo lãnh cho tới ngày Bộ Tài chính thu hồi được khoản tiền đó;
b) Về thời hạn vay: thời hạn vay bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định tùy thuộc vào khả năng trả nợ của từng dự án, nhưng tối đa không quá 5 năm;
c) Nguồn cho vay được lấy từ Quỹ tích lũy trả nợ theo điểm d khoản 1 Điều 36 của Luật Quản lý nợ công.
7. Trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm các cam kết trong thỏa thuận vay bắt buộc trong 3 kỳ liên tiếp, ngoài các quy định về tài sản thế chấp được quy định tại Nghị định này, người được bảo lãnh phải mở “tài khoản đặc biệt” và toàn bộ doanh thu của người được bảo lãnh phải chuyển qua tài khoản này để đảm bảo ưu tiên thanh toán khoản vay đã được Chính phủ bảo lãnh. Số dư tối thiểu trong tài khoản đặc biệt bằng 100% số tiền phải trả của kỳ hạn nợ tiếp theo và sẽ phải duy trì trong vòng 1 năm liên tiếp. Sau thời hạn này, nếu người được bảo lãnh thực hiện đúng cam kết thì việc áp dụng tài khoản này sẽ được xóa bỏ.
Điều 16. Chuyển nhượng, chuyển giao nghĩa vụ được bảo lãnh
1. Việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, khoản phát hành trái phiếu có bảo lãnh chính phủ phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
2. Người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao của người được bảo lãnh có nghĩa vụ đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tương ứng với phạm vi nhận chuyển nhượng hoặc chuyển giao từ người được bảo lãnh.
Điều 17. Điều chỉnh, sửa đổi thư bảo lãnh
1. Trong quá trình thực hiện bảo lãnh, người được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính bất kỳ thay đổi nào liên quan tới điều kiện của hợp đồng vay ngay khi có sự thay đổi.
2. Nếu nội dung điều chỉnh hợp đồng vay không làm tăng thêm tổng trị giá vay được bảo lãnh, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và phát hành thư hoặc phụ lục điều chỉnh thư bảo lãnh.
3. Nếu nội dung điều chỉnh hợp đồng vay làm tăng thêm tổng trị giá vay được bảo lãnh, Bộ Tài chính có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi phát hành thư hoặc phụ lục điều chỉnh thư bảo lãnh.
Điều 18. Xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ của người được bảo lãnh
Trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ kịp thời, đầy đủ đối với người cho vay, dẫn đến việc Bộ Tài chính phải trả nợ thay:
1. Nếu người được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời không trả được nợ lãi:
a) Trong vòng 3 kỳ trả nợ, Bộ Tài chính yêu cầu đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh trả nợ thay. Trường hợp đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ không có khả năng trả nợ thay, Bộ Tài chính được phép tạm ứng từ Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ;
b) Trên 3 kỳ trả nợ, Bộ Tài chính yêu cầu đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ (nếu có) của người được bảo lãnh phải trả nợ thay. Nếu đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ vẫn không trả được nợ hoặc trong trường hợp người được bảo lãnh không có đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan chủ quản cấp trên của người được bảo lãnh kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý.
2. Nếu người được bảo lãnh gặp khó khăn nghiêm trọng dẫn tới không trả được nợ gốc và lãi phát sinh và sau khi đã áp dụng biện pháp quy định tại khoản 6 Điều 15 của Nghị định này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ sở hữu hoặc cơ quan chủ quản cấp trên của người được bảo lãnh tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và xây dựng phương án xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
3. Trường hợp người được bảo lãnh hoàn toàn mất khả năng trả nợ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý tài sản thế chấp theo Điều 14 của Nghị định này. Trường hợp việc xử lý tài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ vay, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trong mọi trường hợp không trả được nợ nói trên, nếu xác định do nguyên nhân chủ quan, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật các cá nhân vi phạm dẫn đến tình trạng không trả được nợ.
2. Báo cáo tình hình rút vốn (ngày và trị giá từng lần rút vốn) trả nợ, dư nợ định kỳ 6 tháng một lần theo khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
3. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án định kỳ 6 tháng một lần trong quá trình rút vốn cho đến khi kết thúc giai đoạn xây dựng.
4. Báo cáo khi kết thúc giai đoạn xây dựng.
5. Báo cáo đánh giá dự án sau khi dự án kết thúc.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát thường xuyên việc thực hiện các nghĩa vụ của người được bảo lãnh.
2. Trong trường hợp người được bảo lãnh có dấu hiệu khó khăn về tài chính hoặc phát sinh tình trạng không trả được nợ theo Điều 15 Nghị định này, Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra tình hình tài chính của dự án, xác định nguyên nhân mất khả năng thanh toán và báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2011.
2. Bãi bỏ Quyết định số 272/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài.
3. Đối với các khoản bảo lãnh chính phủ đã cấp trước khi ban hành Nghị định này và vẫn còn hiệu lực thực hiện, các vấn đề phát sinh theo thư bảo lãnh sẽ được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH PHƯƠNG
ÁN TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP
ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ)
1. Nội dung thẩm định
a) Thẩm định các số liệu trong hồ sơ xin cấp bảo lãnh để xây dựng Phương án tài chính cơ sở.
b) Thẩm định cơ cấu vốn đầu tư, trong đó xác định rõ (i) nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay); (ii) khả năng hoàn trả của dự án.
c) Thẩm định các báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất đã được kiểm toán. Đối với những trường hợp các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa đủ 3 năm hoạt động thì cần có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu/chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ/các công ty là cổ đông chiến lược bảo đảm khả năng trả nợ của người được bảo lãnh.
d) Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá phương án tài chính thông qua các phương pháp thẩm định dưới đây.
2. Phương pháp thẩm định
a) Phân tích đánh giá theo “Hệ số trả nợ vay” (Debt service converage ratio): là hệ số thể hiện khả năng tự trả tất cả các khoản nợ vay của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền.
- Dòng tiền vào của dự án: là doanh thu thuần của dự án;
- Dòng tiền ra của dự án: chi phí hoạt động, khấu hao, các khoản phải trả khác (nếu có), thuế (VAT, TNDN), lãi vay tính vào chi phí,…;
- Nguồn lực hiện có để trả nợ gốc và lãi vay (vay nước ngoài và vay trong nước).
* Kết quả đánh giá: trường hợp hệ số trả nợ vay của phương án cơ sở điều chỉnh bằng 1 trở lên ngay từ năm đầu tiên đi vào sản xuất thì dự án được đánh giá có rủi ro thấp và hoàn toàn có khả năng trả nợ ngay từ năm đầu tiên (nếu không có biến động lớn bất thường). Trường hợp có thiếu hụt trong các năm đầu mới đi vào sản xuất thì chủ đầu tư phải có phương án hiện thực và khả thi bố trí nguồn vốn bù đắp.
b) Phân tích độ nhậy theo “hệ số trả nợ vay có bảo lãnh”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay có bảo lãnh chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về tỷ giá ngoại hối so với phương án cơ sở.
c) Phân tích độ nhậy theo “doanh thu”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay có bảo lãnh chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về doanh thu do với phương án cơ sở.
d) Phân tích độ nhậy theo “chi phí sản xuất/chi phí vận hành”: là hệ số thể hiện khả năng tự trả nợ vay có bảo lãnh chính phủ của dự án theo Bảng phân tích dòng tiền để tính khả năng trả nợ của dự án khi có biến động về chi phí sản xuất do với phương án cơ sở.
MẪU VĂN BẢN CAM KẾT (DO NGƯỜI ĐƯỢC BẢO
LÃNH PHÁT HÀNH)
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày
16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
….., ngày ….. tháng ….. năm ………
VĂN BẢN CAM KẾT
................ (Tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại ................ được đại diện bởi ................ (Tên và chức danh của Chủ tịch Hội đồng quản trị và/hoặc Tổng Giám đốc) là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp (sau đây được gọi là “người được bảo lãnh”).
Người được bảo lãnh cam kết với Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh thay mặt Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (“cơ quan cấp bảo lãnh” liên quan tới Hợp đồng vay số… ngày ….. tháng ….. năm …. ký giữa … (tên doanh nghiệp) và … (tên bên cho vay) cho … (tên dự án) như sau:
Điều 1. Người được bảo lãnh cam kết:
1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định tại Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ số: ……. ngày ….. tháng ….. năm 2009 của Chính phủ.
2. Chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thương mại và thỏa thuận vay được bảo lãnh.
3. Có nghĩa vụ nhận nợ đối với cơ quan cấp bảo lãnh và nghĩa vụ bồi hoàn cho cơ quan cấp bảo lãnh, các khoản tiền mà cơ quan cấp bảo lãnh đã trả nợ thay cộng toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc trả nợ thay. Lãi suất tính theo mức ghi trong Thỏa thuận cách vay bắt buộc ký giữa cơ quan cấp bảo lãnh và người được bảo lãnh. Số ngày tính lãi được tính từ ngày cơ quan cấp bảo lãnh thanh toán cho tới ngày mà cơ quan cấp bảo lãnh thu hồi được khoản tiền trả nợ thay và trên cơ sở 1 năm có 360 ngày.
4. Thừa nhận quyền của cơ quan cấp bảo lãnh đối với việc thực hiện bất kỳ các biện pháp chế tài theo luật pháp Việt Nam để thu hồi các khoản nợ từ người được bảo lãnh buộc người được bảo lãnh phải hoàn trả số tiền mà cơ quan cấp bảo lãnh đã trả nợ thay trong một thời hạn nhất định, phong tỏa tài khoản, yêu cầu người được bảo lãnh phải bán tài sản hiện có để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.
5. Cung cấp các bằng chứng chứng minh về việc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đã cam kết trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
6. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phí bảo lãnh với tỷ lệ là ……….%/năm tính trên số dư bảo lãnh.
Điều 2. Người được bảo lãnh có nghĩa vụ và trách nhiệm:
1. Cung cấp ngay lập tức cho cơ quan cấp bảo lãnh về ngày và trị giá từng khoản rút vốn được thực hiện theo khoản vay được bảo lãnh; cung cấp định kỳ theo quý báo cáo tiến độ rút vốn, trả nợ của khoản vay được bảo lãnh cho cơ quan cấp bảo lãnh.
2. Cung cấp định kỳ 06 tháng cho cơ quan cấp bảo lãnh báo cáo tình hình thực hiện dự án, các báo cáo tài chính có kiểm toán (hoặc có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của người được bảo lãnh) của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khi kết thúc năm tài chính.
3. Báo cáo kịp thời cho cơ quan cấp bảo lãnh các thay đổi của Hợp đồng vay được bảo lãnh, các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay.
4. Tạo điều kiện cho đại diện của cơ quan cấp bảo lãnh kiểm tra tình hình thực hiện dự án khi cần thiết.
5. Thông báo cho cơ quan cấp bảo lãnh các thông tin chi tiết về người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao hợp pháp và về các quyền và nghĩa vụ được chuyển nhượng, được chuyển giao.
Điều 3. Đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh (nếu có) có trách nhiệm:
1. Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.
2. Đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết đối với người cho vay và cơ quan cấp bảo lãnh.
3. Thông báo cho cơ quan cấp bảo lãnh các tình huống đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay và phương án xử lý.
Điều 4. Trong trường hợp công ty liên doanh với đối tác nước ngoài vay và yêu cầu Chính phủ Việt Nam bảo lãnh tương đương phần thuộc trách nhiệm của Bên Việt Nam tham gia liên doanh theo đúng tỷ lệ góp vốn liên doanh, đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ đối với cơ quan cấp bảo lãnh và trả nợ thay người được bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả nợ cho cơ quan cấp bảo lãnh.
Điều 5. Nghĩa vụ của người được bảo lãnh (và đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh, nếu có) đối với cơ quan cấp bảo lãnh chỉ chấm dứt khi các nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với cơ quan cấp bảo lãnh đã được thực hiện đầy đủ (không phụ thuộc vào vấn đề kết thúc khoản vay, chấm dứt tính hiệu lực của thư bảo lãnh…).
Cam kết này được lập thành 3 bản (hoặc 4 bản trong trường hợp công ty liên doanh), mỗi bản được lưu giữ bởi cơ quan cấp bảo lãnh, người được bảo lãnh, đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh.
Người được bảo lãnh (tên doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng)
…………………………………………… Tên Chức danh Dấu của cơ quan |
…………………………………………… Tên Chức danh Dấu của chủ đầu tư (nếu có) |
Xác nhận và đồng ý:
Đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu hoặc công ty mẹ (nếu có) của người được bảo lãnh
(tên cơ quan)
……………………………………………
Tên
Chức danh
Dấu của cơ quan
BIỂU PHÍ BẢO LÃNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày
16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ)
I. ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH TRÊN CƠ SỞ HỆ SỐ TRẢ NỢ BÌNH QUÂN TRONG 5 NĂM ĐẦU KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG: |
||
|
(Hệ số) |
Mức phí bảo lãnh |
Loại hình dự án |
|
|
Nhóm 1: Các dự án có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đảm bảo doanh thu ổn định và các dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh |
||
1.1 |
Hệ số ≥ 1,15 |
0,25%/năm |
1.2 |
1,10 ≤ hệ số < 1,15 |
0,4%/năm |
1.3 |
1,05 ≤ hệ số < 1,10 |
0,5%/năm |
1.4 |
1,00 ≤ hệ số < 1,05 |
0,6%/năm |
1.5 |
0,95 ≤ hệ số < 1,00 |
0,7%/năm |
1.6 |
0,90 ≤ hệ số < 0,95 |
0,8%/năm |
1.7 |
0,85 ≤ hệ số < 0,90 |
0,9%/năm |
1.8 |
0,80 ≤ hệ số < 0,85 |
1,0%/năm |
1.9 |
0,75 ≤ hệ số < 0,80 |
1,1%/năm |
1.10 |
0,70 ≤ hệ số < 0,75 |
1,2%/năm |
1.11 |
0,65 ≤ hệ số < 0,7 |
1,3%/năm |
Nhóm 2: Các dự án khác |
|
|
2.1 |
Hệ số ≥ 1,30 |
0,25%/năm |
2.2 |
1,25 ≤ hệ số < 1,30 |
0,4%/năm |
2.3 |
1,20 ≤ hệ số < 1,25 |
0,5%/năm |
2.4 |
1,15 ≤ hệ số < 1,20 |
0,6%/năm |
2.5 |
1,10 ≤ hệ số < 1,15 |
0,7%/năm |
2.6 |
1,05 ≤ hệ số < 1,10 |
0,8%/năm |
2.7 |
1,00 ≤ hệ số < 1,05 |
0,9%/năm |
2.8 |
0,95 ≤ hệ số < 1,00 |
1,0%/năm |
2.9 |
0,90 ≤ hệ số < 0,95 |
1,1%/năm |
2.10 |
0,85 ≤ hệ số < 0,90 |
1,2%/năm |
2.11 |
0,80 ≤ hệ số < 0,85 |
1,3%/năm |
2.12 |
0,75 ≤ hệ số < 0,80 |
1,4%/năm |
2.13 |
0,70 ≤ hệ số < 0,75 |
1,5%/năm |
Các dự án Nhóm 1 có hệ số dưới 0,65% và các dự án của Nhóm 2 có hệ số dưới 0,7% được coi là không có khả năng trả nợ, không hiệu quả và không được bảo lãnh.
II. ÁP DỤNG CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG |
||
|
Hệ số an toàn vốn tối thiểu |
Mức phí bảo lãnh |
1.1 |
> 12% |
0,25%/năm |
1.2 |
8% - 12% |
0,4%/năm |
1.3 Các ngân hàng chính sách của Nhà nước |
|
0,25%/năm |
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHOẢN VAY (NGAY SAU KHI THỰC HIỆN
RÚT VỐN, THANH TOÁN VÀ ĐỊNH KỲ THEO QUÝ)
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011
của Chính phủ)
Tình hình thực hiện khoản vay:
Tên người cho vay |
Ngày ký hợp đồng |
Trị giá vay |
Ngày/tháng/năm |
Trị giá rút vốn |
Trị giá thanh toán |
Dư nợ tính đến …. |
||
|
|
|
(ngày rút vốn, ngày thanh toán) |
|
Gốc |
Lãi |
Phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: khoản thanh toán nào được gốc hóa …………………………………………. (tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại ………………………………………………………….. được đại diện bởi ……………………………………………………….
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 15/2011/ND-CP |
Hanoi, February 16, 2011 |
ON PROVISION AND MANAGEMENT OF GOVERNMENT GUARANTEE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 200.1 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 16, 2002 Law on the Slate. Budget;
Pursuant to the June 17, 2009 Law on Public Debt Management;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree provides the provision of government guarantee; management of government guarantee and responsibilities of agencies in the provision and management of government guarantee for domestic and foreign loans, including issue of domestic and international bonds.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below arc construed as follows:
1. Guarantee means a party that has the ownership over part, or the whole of a guaranteed loan or bond. A guarantee can be a lender or bond buyer. or the lawful assignee or transferee of a lender, which is referred to as the lender in a loan or bond issue agreement.
2. Assignee of the guaranteed or the guarantee means a party that takes over all or some of the rights and obligations of the guaranteed or the guarantee in an assignment.
3. Transferee of the guaranteed or the guarantee means a party that takes over all or some of the rights and obligations of the guaranteed or the guarantee in a transfer.
4. Payment obligation means payable amounts, including loan principal and interest under a contract, interest on delayed payment. charges and expenses, damages (if any) under a specific loan or bond issue agreement, which are accepted in the letter of guarantee.
5. Recipient of procedural dossiers means a overseas Vietnamese representative agency or an institution authorized to receive and certify the receipt of procedural dossiers related to government guarantee and forward all those dossiers to the Ministry of Finance.
6. Legal opinion means a document issued by the Ministry of Justice in accordance with the Vietnamese law at the time of issuance, treaties to which Vietnam is a contracting party, and international financial, credit, commercial and investment, practices.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Government guarantee is the guarantee of the highest legality in Vietnam. A government guarantee commitment shall be made in the form of a letter of guarantee, a guarantee contract or a guarantee decision (below collectively referred to as letter of guarantee).
2. The Government provides only guarantee, not re-guarantee.
Article 4. Responsibilities of coordinating agencies
1. The Ministry of Justice:
a/ To participate in negotiation and give opinions on legal matters in foreign loan agreements, international bond issue agreements and letters of guarantee before they are submitted to the Prime Minister for decision; to give opinions on legal matters concerning foreign borrowing and repayment documents ol domestic enterprises and economic organizations at the request of borrowers, lenders and the Ministry of Finance:
b/ To assume the prime responsibility for negotiating, and give legal opinions on, foreign loan agreements, international bond issue agreements, letters of guarantee, the guarantor and the guaranteed;
c/ To coordinate with the Ministry of Finance in settling legal disputes arising in the implementation of letters of guarantee.
2. The Ministry of Foreign Affairs: To coordinate with the Ministry of Finance in authorizing appropriate overseas Vietnamese representative agencies to receive procedural dossiers related to government guarantee in case legal procedures under foreign loan agreements or letters of guarantee require recipients of procedural dossiers to be appropriate overseas Vietnamese representative agencies.
Article 5. Implementation of government guarantee limits
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. When government guarantee approved for a year has been fully provided but there is a request lor government guarantee for a key project or work or an urgent major project of special significance to national socio-economic development for which the investment policy has been decided by the National Assembly or the Prime Minister, the Ministry of Finance shall report such to the Prime Minister for adjustment of the government guarantee limit for that year, which, however, must ensure national debt safety requirements.
Article 6. Programs and projects to be considered for government guarantee
1. Programs and projects shall be considered for government guarantee under Article 33 of the Law on Public Debt Management.
2. The Prime Minister shall specify programs and projects applying high technologies, projects in energy, mineral exploitation and processing, manufacture of exports and provision of services; and programs and projects in sectors and localities entitled to state investment incentives under Clauses 2 and 3. Article 33 of the Law on Public Debt Management.
Article 7. Conditions for obtaining government guarantee
In addition to the conditions specified in Article 34 of the Law on Public Debt Management, conditions for obtaining government guarantee are detailed as follows:
1. For programs and projects:
a/ Being on the list of programs and projects entitled to government guarantee decided by the Prime Minister in each period;
b/ For special programs and projects outside the above list, being decided by the Prime Minister on a case-by-case basis.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Being enterprises lawfully established and operating in Vietnam and implementing programs and projects. Complying with legal provisions on operation, finance management, accounting and auditing;
b/ For state policy banks and financial or credit institutions assigned by the Prime Minister to implement policy credit programs or targeted credit programs of the Slate:
Reaching the minimum capital adequacy ratio as stipulated by the Government or the State Bank of Vietnam.
3. For loans or bonds:
a/ Being within the government guarantee limit approved by the Prime Minister under Article 5 of this Decree;
b/ For foreign loans and international bonds:
- Being within the limit for foreign commercial loans registered with the State Bank of Vietnam:
- The loan currency is freely convertible;
- Satisfying the conditions on international bond issue under regulations on international bond issue.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Satisfying the conditions on domestic bond issue under regulations on domestic bond issue:
- Bonds issued by state policy banks the Vietnam Development Bank and the Social Policy Bank) being guaranteed by the Government under Prime Minister-approved plans on capital raising and lending under social policies:
- Bonds issued by enterprises to raise funds for investment projects under Prime Minister-assigned tasks being guaranteed by the Government.
The guarantee level must not exceed 80% of the total investment of a program or project. which includes all expenses related to the loan. except the case provided at Point f. Clause 2. Article 34 of the Law on Public Debt Management.
For an enterprise with foreign share which implements a project entitled to government guarantee under Article 32 of the Law on Public Debt Management, the guarantee is only provided for the part of the loan in proportion to the liability of the Vietnamese party in the enterprise.
Article 9. Guarantee application dossiers
1. The lender's written request for government guarantee to the borrower; and the borrower's or the bond issuer's written request for government guarantee.
2. Documents on legal status, including the enterprise establishment decision or the business registration certificate of the investor of the program or project.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. The plan on borrowing or bond issue and plan on loan use and repayment, which clearly identifies:
a/ Investment capital source (including owner capital and burrowed capital);
b/ Feasibility of borrowing conditions for the .loan or bonds to be issued;
c/ .Solvency of the program or project.
5. The lender's offers, enclosed with the draft loan agreement or the bond issue plan and dossier.
6. Audited financial statements for the latest three years. For an enterprise that has operated for less than three years, a written commitment. of the owner representative, the owner or the parent company to guaranteeing the enterprise/s solvency is required.
This written commitment aims to guarantee debt payment for the guaranteed enterprise when it meet repayment difficulties.
7. The written commitment shall be made according to the form provided in Appendix 11 to this Decree.
Article 10. Order of appraisal and guarantee provision
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Within 30 working days after receiving a complete and valid guarantee application dossier from the borrower or the bond issuer under Article 9 of this Decree, the Ministry of Finance shall appraise the financial plan and guarantee application dossier in terms of:
a/ Objects and type of the program or project. ensuring satisfaction of the conditions specified in Articles 32 and 33 of the Law on Public Debt Management, and in Articles 6 and 7 of this Decree:
b/ The financial plan of the program or project using the loan or bond capital. Appraisal methods are provided in Appendix J. to this Decree:
c/ For a key project or work or an urgent major project of special significance to national socio-economic development for which the investment policy has been decided by the National Assembly or the Prime Minister; or a commercial loan accompanied with a nonrefundable aid or an 01.)A loan to constitute a funding source as syndicate credit (project already designated according to accompanying funding source), the Ministry of .Finance shall propose the Prime Minister to provide guarantee based on the financial plan of the approved program or project.
2. After conducting the appraisal, the Ministry of Finance shall report such appraisal to the Prime Minister for decision on guarantee provision.
3. Negotiation on the loan or bond issue agreement, the letter of guarantee and legal opinions
a/ After obtaining the Prime Minister's in-principle approval for government guarantee. the guaranteed shall negotiate the loan or bond issue agreement, with the participation of the Ministry of Finance. For a foreign loan or international bond issue, the Ministry of Justice's participation is required.
At least 3 working days before negotiating legal dossiers related to the loan or bond issue, the guaranteed shall provide the Ministry of Finance and the Ministry of Justice with the following documents: the draft loan or bond issue agreement; the signed commercial contract and the- draft, letter of guarantee.
For a domestic loan or bond issue, the letter of guarantee. shall be made accord inc. to the form provided by the Ministry of Finance. For a foreign loan or international bond issue, these documents enclosed with draft legal opinions shall also be submitted to the Ministry of Justice.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Agreement signing; After negotiations on the loan or bond issue agreement are successfully completed, the guaranteed shall submit, this agreement to a competent authority for approval and signing;
c/ Finalization of the guarantee provision dossier: After the loan or bond issue agreement is signed, the guaranteed shall provide the Ministry of Finance with this agreement and a written commitment certified by its managing agency (if any), made according to the form provided in Appendix 11. to this Decree, for finalization of the guarantee dossier.
4. Approval by the Prime Minister
Based on the Ministry of Finance's report, the Prime Minister shall consider and decide:
a/ To approve the letter of guarantee and assign the Ministry of Finance lo provide guarantee;
b/ To assign the Ministry of Justice to give legal opinions on the foreign loan or international bond issue agreement, the letter of guarantee, the guarantor and the guaranteed, for a foreign loan or international bond issue;
c/ To assign the Ministry of Foreign Affairs to coordinate with the Ministry of Finance in authorizing an appropriate overseas Vietnamese representative agency or approving an institution to receive the procedural dossier when legal procedures under (he foreign loan or international bond issue agreement require a recipient of such procedural dossier
d/ To approve the guarantee charge for the domestic or overseas loan or bond issue.
5. Issuance of a letter of guarantee
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The letter of guarantee shall be issued only once for loans or bond issue for the program or project, or issued for each loan or bond issue under the Prime Minister's decision, but must not exceed the total borrowing or issue level approved by the Prime Minister for that program or project.
For a foreign loan or international bond issue: The letter of guarantee shall be issued in four (4) originals, of which one (1) shall be kept by the Ministry of Finance in the dossier, one (1) by the guaranteed, one (1) by the Ministry of Justice and one (i) sent to the lender or the principal underwriter of bond issue. For a domestic loan or bond issue, the letter of guarantee shall be issued in three (3) originals, of which one (1) shall be kept by the Ministry of Finance in the dossier, one (I) by the guaranteed and one (1) sent to the lender or the principal underwriter of bond issue:
b/ For a foreign loan or international bond issue, the guaranteed shall send to the Ministry of Justice a document enclosed with the official letter of guarantee already deposited at this Ministry for the latter to give its legal opinions on the contents already decided by the Prime Minister.
6. Legal opinions and registration of the foreign loan or international bond issue
a/ Registration of the loan: For a foreign loan or international bond issue, after the letter of guarantee is issued, the guaranteed shall register the loan or bond issue with the State Bank of Vietnam under Clause 1, Article 35 of the Law on Public Debt Management and the State Bank of Vietnam's regulations on management of foreign borrowing and repayment by enterprises;
b/Certification of the recipient of procedural dossiers: When legal procedures under the foreign loan or international bond issue agreement and the letter of guarantee require a recipient of procedural dossiers, the Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in authorizing an appropriate overseas Vietnamese representative agency or an institution to receive procedural dossiers for the guaranteed and the Ministry of Finance.
Based on the request enclosed with the authorization form of the Ministry of Finance, the authorized Vietnamese representative agency or institution shall sign for certification a written agreement to act as the recipient of procedural dossiers which shall forward this dossier to the guarantee and send a copy to the Ministry of Finance;
c/ Giving legal opinions on guarantee and the foreign loan or international bond issue agreement: At the proposal of the guaranteed, within 10 working days, the Ministry of Justice shall give its written legal opinions in two (2) originals, of which one shall be sent to the guarantee and one kept by the Ministry of Justice.
Article 11. Contents of a letter of guarantee
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ The guarantor;
b/ The guaranteed;
c/ References to related commercial contracts and the loan agreement;
d/ Proposed guarantee level and loan currency;
e/ The Ministry of Finance's commitment toward the guarantee to performing the guaranteed's obligations and its own obligations;
f/ Benefits and responsibilities of the guarantee;
g/ Validity duration and withdrawal of the letter of guarantee:
h/ The governing law, the agency and place for and the language to be used in the settlement of arising disputes;
i/ Place and date of signing for issuance of the letter of guarantee.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. A letter of guarantee shall be withdrawn as soon as all guaranteed repayment obligations are fulfilled or the guaranteed sends to the Ministry of Finance a written certification that the concerned letter of guarantee has terminated its validity.
1. Based on the appraisal of financial plans of programs or projects and enterprises' financial situation, the Ministry of Finance shall set specific charge rates for each program or project depending on its risk level, which, however, must not exceed 1.5%/year of (he balance of the guaranteed debt. Guarantee charge rates arc specified in Appendix III to this Decree.
2. Guarantee charges shall he collected as follows:
a/ A guarantee charge is set in the loan currency, calculated from the date of the first capital withdrawal and paid to the accumulation fund for debt payment under the Finance Ministry's guidance;
b/ A guarantee charge i s collected on the date of interest payment for the guaranteed loan. At the request of the guaranteed, the guarantee charge during the loan's grace period may be collected when the project is commissioned, but at an interest rate equal to that of the guaranteed loan;
c/ Thc guarantee charge shall be collected in the loan currency or in Vietnam dong at the selling rate announced by the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam at the time of charge payment;
d/ If the guarantee charge payment is delayed, the guaranteed shall bear an interest on the lately paid guarantee charge amount calculated on the number of days of delayed payment. The applicable interest rate is equal to that of the guaranteed loan or bond.
3. The Ministry of Finance may deduct 1.5% of the total collected guarantee charge amounts to offset expenses for the provision and management of government guarantee and expenses permitted by the Prime Minister.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Except government-guaranteed loans of or bonds issued by slate policy banks, assets formed from government -guaranteed loans may be mortgaged to secure the fulfillment of the borrower's obligations toward the Ministry of Finance in proportion to the ratio of loan forming those assets.
2. Assets formed from government -guaranteed loans may not be used to secure the fulfillment of other civil obligations.
3. Mortgaged assets may neither be sold nor exchanged unless it is so agreed by the Ministry of Finance. In case of sale of mortgaged assets, the proceeds from such sale or assets formed from those proceeds will become mortgaged assets in replacement of the sold assets.
4. Registration of mortgage: After the Ministry of Finance issues a letter of guarantee and within 6 months after the assets are officially received, the guaranteed shall register mortgaged assets as security for government guarantee according to the law on security transactions.
Article 14. Handling of mortgaged assets
1. When the guaranteed fails to fulfill or fully fulfill the debt repayment obligations and the Ministry of Finance has fulfilled all those obligations for the guaranteed but the guaranteed is unable to repay the Ministry of Finance, the mortgaged assets shall be handled to repayment to the Ministry of Finance.
2. Mortgaged assets shall be handled and released under the law on security transactions.
3. Proceeds from the handling of mortgaged assets shall be remitied into the accumulation fund for debt payment to be used as a source for repayment of guaranteed loans.
Article .15. Obligations of the guaranteed
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To register mortgaged assets according to (he law on security transactions.
3. At the time the Ministry of Finance considers guarantee provision, the guaranteed shall make commitment that during the validity of government guarantee:
a/ The guaranteed may transfer part or whole of shares or contributed capital of Vietnamese organizations and individuals to foreign investors only after it has fulfilled all debt payment obligations toward the lender (the guarantee) for the remaining debt in proportion to the ratio ol shares to be transferred and sends a notice to the Ministry of Finance. Within 15 working days alter receiving such notice, the Ministry of Finance shall reply the guaranteed in writing;
b/ Owners of shares or contributed capital of 5% or higher of the actually contributed charter capital shall jointly make a written commitment to holding at least 65% of the actually contributed charter capital throughout the validity of the guarantee. The enterprise (the guaranteed) shall register a list of such shareholders and capital contributors at a securities exchange or a securities trading center under the Ministry of Finance's guidance.
When an investor named in the registered list wishes to transfer its share or contributed capital to another investor outside this list, the latter must satisfy criteria on financial capacity approved by the-Ministry of Finance.
An enterprise that issues additional equity capital or calls for additional contributed capital shall register additional investors to ensure the maintenance of the committed capital.
c/ In special cases, the Ministry of Finance may propose the Prime Minister to consider and decide not to apply the commitments specified at Points a and b of this Clause.
4. To create conditions for the Ministry of Finance (o inspect the program or project implementation when necessary.
5. If the guaranteed fails to fulfill or fully fulfill its debt payment obligations upon debt maturity, it shall notify such in writing to the Ministry of Finance at least 45 days before the due dale of the debt, clearly stating the reasons for its incapability to fulfill its obligations and committing to refunding the debt amounts to be paid by the Ministry of Finance on its behalf plus all expenses actually arising in the debt payment. If the guaranteed fails to notify in advance to the Ministry of Finance of its difficulties in fulfilling its debt obligations, causing direct damage to the state budget, it shall compensate all material damage to the slate budget.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Lending interest rate; The lending interest rate is (he interest rate set in the loan or bond issue agreement. The interest duration is counted from the date the Ministry of Finance pays the debt for the guaranteed to the date the Ministry of Finance recovers such amount;
b/ Lending term: The compulsory lending term is considered and decided by the Minister of Finance depending on each project's solvency, but must not exceed five years;
c/ The lending source comes from the accumulation fund for debt payment under Point d. Clause 1. Article 36 of the Law on Public Debt Management.
7. When the guaranteed breaches its commitments stated in the compulsory lending agreement for 3 consecutive periods, in addition to requirements on mortgaged assets under this Decree, it shall open a special account and transfer all its revenues into that account to guarantee prioritized payment of the government- guaranteed loan. The balance of the special account must at least equal 100% of the payable amount of the subsequent debt payment period and must be maintained constantly for a full year. Past this time limit, if the guaranteed strictly fulfils its commitments, the application of that account will be cancelled.
Article 16. Assignment or transfer of guaranteed obligations
1. The assignment or transfer of government-guaranteed loans or bonds must be approved by the Ministry of Finance.
2. The assignee or transferee has obligations toward the government-guaranteed loan or bond in proportion to the scope of the assignment, or transfer from the guaranteed.
Article 17. Modification and change of letters of guarantee
1. In the course of guarantee. any changes in the conditions under a loan agreement must be immediately reported in writing to the Ministry of Finance by the guaranteed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. If modifications to a loan agreement increase the total value of the guaranteed loan, the Ministry of Finance shall submit the case to the Prime Minister for decision before issuing a new letter of guarantee or an annex modifying the letter of guarantee.
Article 18. Handling of breaches of debt payment obligations of the guaranteed
In case the guaranteed is unable to promptly and fully fulfill its debt payment obligations. leading lo the Ministry of Finance's repayment on its behalf:
1. If the guaranteed meets with difficulties leading to its temporary insolvency:
a/ Within 3 debt payment periods, the Ministry of Finance shall request the owner representative Or parent company of the guaranteed to pay the debt for the guaranteed. If such representative or company is unable to pay the debt for the guaranteed, the Ministry of Finance may use the accumulation fund for debt, payment to pay the debt:
b/ For more than 3 debt payment periods, the Ministry of Finance shall request the owner representative or parent company of the guaranteed (if any) to pay the debt for the guaranteed. If such representative or company-is unable to pay that debt or the guaranteed does not have such representative or company, the Ministry of Finance shall request the guaranteed's managing agency to conduct inspection and propose and submit remedies lo the Ministry of Finance for summarization and reporting to the Prime Minister for decision.
2. If the guaranteed meets with serious difficulties leading to its incapability to pay principal and interest and alter the measures specified in Clause 6,. Article 15 of this Decree have been taken, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the owner agency or the managing agency of the guaranteed in. inspecting and identifying causes and adopting a remedy plan which shall be reported to the Prime Minister for decision on a case-by-case basis.
3. If the guaranteed is completely insolvent, the Ministry of Finance shall report such to the Prime Minister for handling of mortgaged assets under Article 14 of this Decree. If the handling of mortgaged assets is not enough to recover the debt, the Ministry of Finance shall report such to the Prime Minister for handling under law.
4. In all cases of insolvency mentioned above, if the insolvency is due to subjective causes, the Ministry of Finance shall propose the Prime Minister to assign functional agencies to handle under law persons causing such insolvency.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Quarterly and annually, the guaranteed shall submit financial statements to the Ministry of Finance. Annual financial statements must be certified by a state audit agency or an independent auditor. When necessary, the Ministry of Finance may request the guaranteed to report on related issues.
2. Biannual report on capital withdrawal (indicating the date and value of each withdrawal), debt payment and debt balance for each guaranteed loan or bond issue, which shall be made according to the form provided in Appendix IV to this Decree.
3. Biannual report on program or project implementation in the capital withdrawal duration till completion of the construction stage.
4. Report on completion of the construction stage.
5. Report on project evaluation upon its completion.
Article 20. Inspection and supervision
1. The Ministry of Finance shall regularly supervise the performance of the guaranteed's obligations;
2. If the guaranteed shows signs of financial difficulty or fails to pay debts under Article 15 of this Decree, the Ministry of Finance shall inspect the financial status of the project, identify reasons for its insolvency and report remedies to the Prime Minister.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To annul the Prime Minister's Decision No. 272/2006/QD-TTg of November 28, 2006, promulgating the Regulation on provision and management of government guarantee for foreign loans.
3. For government guarantee provided before the promulgation of this Decree which remains valid, matters arising from letters of guarantee shall be handled under this Decree.
Article 22. Implementation responsibilities
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned enterprises, organizations and individuals shall implement this Decree.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Issued together with Decree No. 15/2011/ND-CP dated February 16, 2011 of the Government)
1. Content of appraisal
a) Appraising data in the dossier requesting the issuance of guarantee to make the basic financial plan.
b) Appraising investment capital structure, in which specifying (i) investment capital source (including equity, loan); (ii) solvency of project
c) Appraising the audited financial statements of the last 3 years. For the case of newly-established enterprises or less than 3 years of operation, there must be a written commitment representative of the owner / owner or parent company / companies as strategic shareholders ensure the solvency of the guarantee.
d) Appraising targets of criteria for evaluating financial plan through the following methods of appraisal.
2. Method of appraisal
a) Analyzing and assessing the " Debt service converage ratio”: a ratio showing capacity to pay all the debts of the project on Table of cash flow analysis.
- Cash inflow of project: the project's net revenue
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Available resources to repay principal and interest (foreign and domestic loans).
* Assessment results: In case the debt service coverage ratio of the basic plan adjusted equal to 01 or more from the first year to go into production, the project is assessed to have low risk and is completely insolvent right from the first year (if there is no abnormal major fluctuations). In case there is a shortage in the early years to go into production, the investor must have realistic and feasible plan for capital offset.
b) Analyzing the sensitivity by “Guaranteed debt coverage ratio” is a ratio showing capacity to pay all the government-guaranteed debts of the project on Table of cash flow analysis
c) Analyzing the sensitivity by “revenue” is a ratio showing capacity to pay all the government-guaranteed debts of the project on Table of cash flow analysis to take into account the solvency of the project upon fluctuation of revenue compared with basic plan.
d) Analyzing the sensitivity by “production costs / operating costs": is a ratio showing capacity to pay all the government-guaranteed debts of the project on Table of cash flow analysis to take into account the solvency of the project upon fluctuation of production costs compared with basic plan.
FORM OF COMMITMENT (ISSUED BY GUARANTEED
(Issued together with Decree No. 15/2011/ND-CP dated February 16, 2011 of the Government)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Independence - Freedom - Happiness
--------------
….., Date ….. month ….. year ………
COMMITMENT
................ (Company Name) has its registered head office at ................ represented by ................ (Name and title of Chairman of the Board and / or General Director) is the legal representative of the enterprise (hereinafter called "the guarantee").
The guaranteed makes commitment to the Ministry of Finance is the agency issuing guarantee on behalf of the Government of the Socialist Republic of Vietnam ("guaranty agency" related to the loan contract No. ... on date…. .month……year .... signed between ... (name of enterprise) and ... (name of lender) to ... (name of project) as follows:
Article 1. Guarantee’s commitment
1. Strictly and fully complying with the provisions of the Decree on the issuance and management of government guarantee No.: ....... on date ..... month ..... 2009….. of the Government.
2. Taking responsible for strictly and fully performing the obligations committed in commercial contracts and guaranteed loan agreements.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Recognizing the right of the guaranty issuing agency for the implementation of any sanctioning measure under Vietnamese law to recover the debts from the guarantee to force the guarantee to reimburse the amount of money which the guaranty issuing agency has repaid debt on his/her behalf in a certain period of time, blockading accounts and requiring the guarantee to sell his/her existing assets to perform obligation of repayment.
5. Providing evidences of the inability to perform obligation of payment committed in case of violation of the obligation of payment.
6. Full and timely payment of the guarantee fee with a rate of ..........% / year on the guarantee balance.
Điều 2. Guarantee’s responsibilities and obligations:
1. Providing immediately the guaranty issuing agency with the date and value of each capital withdrawal made under the guaranteed loan; making quarterly reports on the progress of capital withdrawal, repayment of guaranteed loans to the guaranty issuing agency.
2. Making biannual reports to the guaranty issuing agency on the implementation of project and the financial statements audited (or certified by the superior State management agency of the guarantee) of the enterprise or credit institution at the end of fiscal year.
3. Promptly making report to the guaranty issuing agency on the change of guaranteed loan contract, special situations which may affect the implementation of the project as well as the possibility of performing obligations of payment under loan agreement.
4. Creating conditions for the representative of the guaranty issuing agency to inspect the implementation of project in case of necessity.
5. Notifying the guaranty issuing agency of detailed information about the assignee, legal transferee and the rights and obligations of being assigned and transferred.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Appraise the efficiency and solvency of the project.
2. Urge the guarantee to seriously perform obligations committed to the lender and the guaranty issuing agency.
3. Notify the guaranty issuing agency of special situations which may affect the implementation of project as well as the possibility of performing obligations of payment under loan agreement and handling plan.
Điều 4. In case of loan from the company associated with foreign partners and requesting loan guaranteed by the government of Vietnam equivalent to the portion of responsibility of the Vietnamese party taking part in the joint venture in proportion to the rate of joint venture capital contribution, representative of the owner or owner or parent company of the guarantee are responsible for the debt acknowledgement to the guaranty issuing agency and repay debts on behalf of the guarantee in case the guarantee does not have the ability to repay debts to the guaranty issuing agency.
Điều 5. Obligations of the guarantee (and owner’s representative or owner or parent company of the guarantee, if any) to the guaranty issuing agency are only terminated when the obligations of the guarantee over the guaranty issuing agency have been fully implemented (regardless of the loan end, termination of the validity of the letter of guarantee, etc.).
This commitment was made in three copies (or four copies in the case of joint venture company), each of which will be kept by the guaranty issuing agency, the guarantee, the owner’s representative or owner or parent company of the guarantee.
The guarantee (name of enterprise or credit institution)
……………………………………………
Name
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Company seal
……………………………………………
Name
Title
Investor’s seal (if any)
Certification and consent:
The owner’s representative or owner or parent company (if any) of the guarantee.
(Name of agency)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Name
Title
Agency seal
(Issued together with Decree No. 15/2011/ND-CP dated February 16, 2011 of the Government)
I. APPLICATION FOR PROJECTS AND PROGRAM ON THE BASIS OF AVERAGE SOLVENCY RATIO IN THE FIRST 05 YEARS WHEN PROJECT COMES INTO OPERATION:
(Ratio)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Type of project
Group 1: Projects having product underwriting contracts to ensure stable revenue and projects of production and business expansion.
1.1
Ratio ≥ 1,15
0,25%/year
1.2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,4%/year
1.3
1,05 ≤ ratio < 1,10
0,5%/year
1.4
1,00 ≤ ratio < 1,05
0,6%/year
1.5
0,95 ≤ ratio < 1,00
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.6
0,90 ≤ ratio < 0,95
0,8%/year
1.7
0,85 ≤ ratio < 0,90
0,9%/year
1.8
0,80 ≤ ratio < 0,85
1,0%/year
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,75 ≤ ratio < 0,80
1,1%/year
1.10
0,70 ≤ ratio < 0,75
1,2%/year
1.11
0,65 ≤ ratio < 0,7
1,3%/year
Group 2: Other projects
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.1
Ratio ≥ 1,30
0,25%/year
2.2
1,25 ≤ ratio < 1,30
0,4%/year
2.3
1,20 ≤ ratio < 1,25
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.4
1,15 ≤ ratio < 1,20
0,6%/year
2.5
1,10 ≤ ratio < 1,15
0,7%/year
2.6
1,05 ≤ ratio < 1,10
0,8%/year
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1,00 ≤ ratio < 1,05
0,9%/year
2.8
0,95 ≤ ratio < 1,00
1,0%/year
2.9
0,90 ≤ ratio < 0,95
1,1%/year
2.10
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1,2%/year
2.11
0,80 ≤ ratio < 0,85
1,3%/year
2.12
0,75 ≤ ratio < 0,80
1,4%/year
2.13
0,70 ≤ ratio < 0,75
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Projects in Group 1 with the ratio of less than 0,65% and Projects in Group 2 with the ratio of less than 0,7% are considered insolvency, inefficiency and are not guaranteed.
II. APPLICATION FOR CREDIT PROGRAMS OF FINANCIAL AND CREDIT INSTITUTIONS
Minimum capital safety ratio
Rate of guaranty fee
1.1
> 12%
0,25%/year
1.2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,4%/year
1.3 State policy banks
0,25%/year
FORM OF REPORT ON LOAN SITUATION (RIGHT AFTER
CAPITAL QUARTERLY WITHDRAWAL AND PAYMENT)
(Issued together with Decree No. 15/2011/ND-CP dated February 16, 2011)
Loan situation :
Name of lender
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Loan value
Day/month/year
Value of capital withdrawal
Payment value
Outstanding debt to ….
(Capital withdrawal and payment on date…)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Principal
Interest
Fee
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Note: All payments have ................................................. ( Name of enterprise) with its registered head office at ............................................................... represented by…..
;
Nghị định 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Số hiệu: | 15/2011/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/02/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Chưa có Video