Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 139-NH/CT

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 1989

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TÍNH VÀ THU LÃI CHO VAY

Việc tính và thu lãi cho vay thời gian vừa qua có nhiều tồn tại, mà trước hết là các đơn vị vay vốn không trả nợ vốn và lãi đúng kỳ hạn, không nộp tiền vào Ngân hàng, không có phương tiện chi trả nên Ngân hàng không thu được lãi, do đó, có đơn vị Ngân hàng đã nhập lãi vào vốn (mà thực chất là vốn cũng chưa thu được); có một số cán bộ Ngân hàng khi thu nợ không phân tích gốc và lãi, mà đưa vào trả nợ gốc, còn lãi thì để lại. Những việc làm đó đã gây thiệt hại cho ngành Ngân hàng về tài sản và rối loạn trong hạch toán (kể cả đơn vị kinh tế). Tiếp theo chỉ thị số 95/NH-CT ngày 1-7-1989, nay Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lưu ý và yêu cầu các đồng chí Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước , Ngân hàng chuyên doanh các cấp thực hiện việc tính, thu lãi tín dụng như sau:

Việc tính và thu lãi cho vay phải theo quy định:

1.1. Dư nợ cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với kinh tế quốc doanh, tập thể, cho vay tái chiết khấu đối với Ngân hàng chuyên doanh, thực hiện tính và thu lãi từng lần đồng thời với việc thu nợ gốc đến hạn; Nếu khả năng trả nợ (cả gốc và lãi) của bên đi vay nhỏ hơn số nợ đến hạn, thì tính toán thu một phần nợ gốc cộng với lãi phù hợp số nợ gốc thu lần này và khớp với khả năng trả; phần nợ gốc còn lại chuyển sang nợ quá hạn hoặc cho gia hạn nợ theo thể lệ cho vay quy định.

1.2. Dư nợ trên tài khoản cho vay thông thường đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, tư doanh, cá thể (trừ khoản cho vay theo lãi suất thoả thuận và tái chiết khấu nói tại điểm 1.1) thực hiện tính theo bảng kê tích số và thu lãi hàng tháng vào những ngày cuối tháng.

1.3. Đối với dư nợ trên tài khoản cho vay luân chuyển, thực hiện tính theo bảng kê tích số và thu lãi hàng tháng vào những ngày cuối tháng. Cần phân biệt hai trường hợp:

a) Nếu cho vay theo thể thức "Một tài khoản" thì khi thu lãi được phép thu vào bên Nợ tài khoản cho vay như trường hợp đơn vị chi phí nghiệp vụ kinh doanh (vì không trích lãi gộp đưa sang tài khoản tiền gửi);

b) Nếu cho vay theo thể thức "Hai tài khoản" thì khi thu lãi vay phải trích từ tài khoản tiền gửi của đơn vị vay; Nếu tài khoản tiền gửi không có khả năng trả thì hạch toán số lãi phải thu ở ngoại bảng, theo dõi chặt chẽ tài khoản tiền gửi để thực hiện thu khi có tiền, không tính phạt theo lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền lãi phải chờ để thu này.

c) Việc tính và thu lãi cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh cũng áp dụng theo nguyên tắc nói trên.

2. Việc áp dụng chế độ lãi suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, miễn lãi, phải theo đúng chế độ hiện hành, cá nhân nào, cấp nào làm sai hoặc quyết định sai thẩm quyền gây tổn thất, khi phát hiện được phải chịu trách nhiệm bồi hoàn số tổn thất, nếu cố tình làm sai phải bị xử lý hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật. Riêng lãi suất ưu đãi đặc biệt (2,1% tháng) đối với các món đã cho vay đúng quy định, thời hạn tối đa không quá ngày 31-12-1989, những món cho vay không đúng quy định phải sửa lại ngay mức lãi suất. Sau ngày 31-12-1989 những món cho vay đúng quy định nhưng chưa trả hết nợ cũng phải chịu mức lãi suất thông thường từ ngày 1-1-1990.

3. Điều chỉnh lại kế hoạch thu chi tài vụ hàng quý cho sát với đặc điểm hoạt động tín dụng, khắc phục tình trạng giao kế hoạch thu bình quân.

4. Từ nay, không thực hiện việc nhập lãi vào gốc khi đơn vị vay không có vốn trên tài khoản tiền gửi, hoặc chưa có khả năng nộp ngay tiền vào tài khoản để trả lãi. Nếu đơn vị nào cố tình tìm cách lẩn tránh không trả lãi tiền vay thì xử lý theo thể lệ tín dụng (hạn chế cho vay, đình chỉ cho vay).

Quá trình thực hiện có vướng mắc gì cần phản ảnh ngay về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để hướng dẫn giải quyết.

 

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 139-NH/CT năm 1989 về việc tính và thu lãi cho vay do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 139-NH/CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Cao Sĩ Kiêm
Ngày ban hành: 20/10/1989
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 139-NH/CT năm 1989 về việc tính và thu lãi cho vay do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…