Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/QH14 THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 1058/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Ngày 21 tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết 42/2017/QH14). Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, bảo đảm cho hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục phát huy tốt vai trò cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Ngày 19 tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Đề án 1058). Việc tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020 là cần thiết, khắc phục những hạn chế của hệ thống các tổ chức tín dụng trong các giai đoạn trước, đồng thời là quá trình tiếp nối và kế thừa các kết quả đạt được trong quá trình triển khai Quyết định số 254/QĐ-TTg nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020.

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) quán triệt và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

I. Mục tiêu

Triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu tại Đề án 1058, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế; phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II; có ít nhất từ 01 đến 02 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42/2017/QH14 để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu. Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng).

II. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

1. Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Văn phòng Ngân hàng Nhà nước

Đầu mối, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến nội dung Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 trong toàn ngành ngân hàng chậm nhất trước ngày 25 tháng 7 năm 2017.

b) Vụ Truyền thông

Đầu mối thực hiện công tác truyền thông về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 và Đề án 1058.

c) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

- Xây dựng và trình Thống đốc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

- Chỉ đạo từng tổ chức tín dụng xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017 - 2020 trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, trong đó có kế hoạch xử lý nợ xấu của từng năm và giám sát việc thực hiện kế hoạch của từng tổ chức tín dụng.

- Đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện trình Thống đốc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau:

+ Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam để hướng dẫn chi tiết Điều 6 Nghị quyết 42/2017/QH14. Thông tư này ban hành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017.

+ Thông tư thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 19/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng và Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Các thông tư này ban hành trước ngày 31 tháng 8 năm 2017.

- Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra giám sát ngân hàng và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/6/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trong quý III năm 2017.

- Thường xuyên rà soát, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cấp tín dụng, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, đặc biệt là quản trị rủi ro để hạn chế nợ xấu mới phát sinh;

- Trình Thống đốc ban hành sổ tay giám sát ngân hàng trước ngày 30 tháng 9 năm 2017.

- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của tổ chức tín dụng, VAMC; đề xuất các giải pháp, biện pháp tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Đầu mối tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành có liên quan về kết quả thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14.

- Đầu mối tổng hợp, báo cáo số liệu xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, VAMC hằng năm để xây dựng Báo cáo trình Chính phủ (trước ngày 15 tháng 9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội (trước ngày 01 tháng 10) theo yêu cầu của Nghị quyết 42/2017/QH14. Số liệu nợ xấu báo cáo hàng năm được xác định từ ngày 15 tháng 8 của năm trước đến ngày 15 tháng 8 của năm báo cáo; Hướng dẫn VAMC báo cáo số liệu xử lý hàng năm.

- Đầu mối xây dựng báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 trình Chính phủ (trước ngày 30 tháng 11 năm 2021), Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội (trước ngày 31 tháng 12 năm 2021) theo yêu cầu tại Nghị quyết và tổng kết việc triển khai Đề án 1058 trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ.

- Phối hợp với Vụ Pháp chế, rà soát, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém trên cơ sở tổng kết thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

- Đầu mối xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án 1058.

c) Vụ Pháp chế

- Đầu mối đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 để kịp thời xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

- Đầu mối đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém sau khi Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 kết thúc.

d) Các đơn vị Vụ, Cục khác thuộc Ngân hàng Nhà nước

Tổ chức thực hiện có hiệu quả, đảm bảo tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

đ) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn để triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 và thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 trên địa bàn.

- Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (qua Vụ Pháp chế) và trong quá trình triển khai Đề án 1058 (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng).

2. Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

- Tổ chức quán triệt các quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14; xây dựng và triển khai thực hiện phương án xử lý nợ xấu hàng năm và phương án mua, bán nợ xấu theo giá trị thị trường.

- Tổ chức áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được do VAMC đã mua, chưa xử lý.

- Báo cáo tình hình xử lý nợ xấu định kỳ hằng tháng, chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

- Hằng năm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại Nghị quyết 42/2017/QH14 trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại VAMC và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế).

- Kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế) khi thực hiện việc mua, bán nợ xấu, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14.

3. Đối với các tổ chức tín dụng

- Tổ chức quán triệt nội dung và tổ chức thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, Đề án 1058 trong toàn hệ thống của từng tổ chức tín dụng;

- Xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu cho giai đoạn 2017-2020 trong đó bám sát việc triển khai các chính sách tại Nghị quyết 42/2017/QH14 và giải pháp tại Đề án 1058 trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; Tổ chức triển khai thực hiện phương án sau khi được phê duyệt, trong đó lưu ý tổ chức áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Báo cáo tình hình xử lý nợ xấu định kỳ hằng tháng, chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo theo mẫu biểu báo cáo kèm chỉ thị này gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

- Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định cấp tín dụng, xử lý nợ.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật làm phát sinh nợ xấu tại từng tổ chức tín dụng.

- Định kỳ rà soát, thực hiện việc báo cáo về khách hàng, lãi dự thu thuộc đối tượng tại Điều 16 Nghị quyết 42/2017/QH14 theo văn bản hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Hằng năm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại Nghị quyết 42/2017/QH14 trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế).

- Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế) khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14; Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 1058.

III. Tổ chức thực hiện

1. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VAMC chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Như điểm 2 mục III;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ ;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, Vụ PC (2), CQTTGSNH.

THỐNG ĐỐC




Lê Minh Hưng

 


Đơn vị báo cáo:……….

Biểu số 01-TTGS

 

BÁO CÁO PHÂN LOẠI NỢ THEO NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14
(Tháng……năm……)

Đơn vị tính: Triệu VND

STT

Tên chỉ tiêu

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Nợ xấu (Tổng nhóm 3 đến nhóm 5)

Tổng dư nợ

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó:

Tổng số

Trong đó:

Theo phương pháp định lượng

Theo phương pháp định tính

Theo phương pháp định lượng

Theo phương pháp định tính

Theo phương pháp định lượng

Theo phương pháp định tính

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

I

Tổng dư nợ (=1=2=3=4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phân theo danh mục tài sản (=1.1+ 1.2+ 1.3+ 1.4+ 1.5+ 1.6+ 1.7+ 1.8+ 1.9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Cho vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Cho thuê tài chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Bao thanh toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 6

Trả thay theo cam kết ngoại bảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.7

Ủy thác cấp tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.8

Hoạt động mua bán nợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.9

Hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa niêm yết trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phân theo kỳ hạn (=2.1+2.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Dư nợ ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Dư nợ trung, dài hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Phân theo loại tiền tệ (=3.1+3.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

VNĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phân theo tài sản bảo đảm (=4.1+4.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số dư nợ gốc không có tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Số dư nợ gốc có tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giá trị tài sản bảo đảm (=1+2+3+4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tài sản bảo đảm là bất động sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tài sản bảo đảm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Số dư dự phòng rủi ro đã trích (=1+2)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự phòng chung

 

 

 

 

 

2

Dự phòng cụ thể

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

2. Yêu cầu số liệu báo cáo: Trụ sở chính tổ chức tín dụng tổng hợp số liệu toàn hệ thống và gửi báo cáo cho NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

4. Đơn vị nhận và duyệt báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tổ chức tín dụng không điền số liệu vào các ô màu xám;

- Tổng dư nợ được xác định theo các hoạt động được quy định tại Điều 2 phụ lục về Xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội và hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;

Nợ xấu và các khoản liên quan được xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị Quyết số 42/2017/QH14 và Điều 2 Phụ lục về xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội;

- Việc xác định nợ xấu theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng được quy định tại Điều 3, Điều 4 Phụ lục về Xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội;

+ Nhóm chỉ tiêu 1: Thống kê dư nợ theo các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13)

+ Nhóm chỉ tiêu 2: Thống kê dư nợ theo kỳ hạn ban đầu của khoản nợ theo các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13)

+ Chỉ tiêu 2.1: Thống kê tổng dư nợ ngắn hạn theo các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13).

+ Chỉ tiêu 2.2: Thống kê tổng dư nợ trung, dài hạn theo các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13).

+ Chỉ tiêu 3.1: Thống kê tổng dư nợ bằng VND theo các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13).

+ Chỉ tiêu 3.2: Thống kê tổng dư nợ bằng ngoại tệ, vàng quy đổi ra VND theo các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13).

+ Chỉ tiêu 4.1: Thống kê số dư nợ gốc không có tài sản bảo đảm.

+ Chỉ tiêu 4.2: Thống kê số dư nợ gốc có tài sản bảo đảm.

- Mục II: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm được định giá tại thời điểm gần nhất, tương ứng với các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13).

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản tương ứng với các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13).

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa tương ứng với các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13).

+ Chỉ tiêu 3: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tương ứng với các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13),

+ Chỉ tiêu 4: Thống kê giá trị tài sản bảo đảm là tài sản khác sản tương ứng với các tiêu chí từ cột (3) đến cột (13).

- Mục III Thống kê số tiền trích lập dự phòng còn lại sau khi trích lập dự phòng, xử lý rủi ro đến điểm báo cáo

+ Chỉ tiêu 1: Thống kê số tiền dự phòng chung còn lại sau khi trích lập dự phòng, xử lý rủi ro đến thời điểm báo cáo (số tiền dự phòng chung còn lại của kỳ báo cáo).

+ Chỉ tiêu 2: Thống kê số tiền dự phòng cụ thể còn lại sau khi trích lập dự phòng, xử lý rủi ro đến thời điểm báo cáo (số tiền dự phòng cụ thể còn lại của kỳ báo cáo).

 

Đơn vị báo cáo:……….

Biểu số 02-TTGS

BÁO CÁO NỢ XẤU CHI TIẾT ĐẾN KHÁCH HÀNG THEO NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14
(Tháng……năm……)

Đơn vị tính: Triệu VND

STT

Thông tin về khách hàng vay

Thông tin nợ xấu

 

Tên khách hàng vay

Mã số thuế

CMND/ Hộ chiếu

Nợ xấu

Tài sản bảo đảm

Số dư dự phòng rủi ro cụ thể đã trích

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Tổng giá trị tài sản bảo đảm

Trong đó

Bất động sản

Máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa

Giấy tờ có giá

Tài sản khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

Tên khách hàng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tên khách hàng 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

Tên khách hàng n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

2. Yêu cầu số liệu báo cáo: Trụ sở chính tổ chức tín dụng tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

4. Đơn vị nhận và duyệt báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Nợ xấu và các khoản liên quan được xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị Quyết số 42/2017/QH14 và Điều 2 Phụ lục về Xác định nợ xấu ban hanh kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội;

- Cột (2): Thống kê tên các khách hàng với nợ xấu, tình hình xử lý nợ xấu:

Chi tiết từng khách hàng theo các tiêu chí từ cột (2) đến cột (13) của Biểu số 02-TTGS và từ cột (2) đến cột (34) của Biểu 03-TTGS. Biểu số 02-TTGS có kết nối dữ liệu với Biểu số 03-TTGS (các cột (2), (3), (4),).

- Cột (3): Mã số thuế đối với tổ chức.

- Cột (4): Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu đối với cá nhân.

- Cột (5), (6), 7): Thống kê dư nợ nhóm 3, 4, 5 của khách hàng của tổ chức tín dụng đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Cột (8), (9), (10), (11), (12): Giá trị tài sản bảo đảm được định giá tại thời điểm gần nhất. Cột (8) = Cột (9)+(10)+(11)+(12). Cột (9) bao bồm cả giá trị bất động sản hình thành trong tương lai. Trường hợp khoản nợ không có tài sản bảo đảm thì các Cột (8), (9), (10), (11), (12) để trống.

- Cột (13): Số tiền dự phòng cụ thể tổ chức tín dụng đã trích lập cho khoản nợ đến thời điểm báo cáo.

 

Đơn vị báo cáo:……….

Biểu số 03-TTGS

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14
(Tháng……năm……)

Đơn vị tính: Triệu VND

 

Thông tin về khách hàng vay

Xử lý nợ xấu

Số dư nợ xấu giảm do chuyển nhóm nợ

 

STT

Tên khách hàng vay

Mã số thuế

CMND/ Hộ chiếu

Tổng nợ xấu

 

Trong đó

 

 

Tổng số

Khách hàng trả nợ

TCTD nhận TSBĐ thay cho nghĩa vụ trả nợ

Bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

Sử dụng dự phòng rủi ro

Chuyển nợ xấu thành vốn góp

Bên thứ 3 trả nợ

Bán nợ

 

Hình thức xử lý nợ xấu khác

 

Tổng số

Trong đó

Bán cho DATC

Bán cho VAMC

Bán cho tổ chức, cá nhân khác

Tổng số nợ xấu đã bán

 

Tên khách hàng mua nợ

Mã khách hàng mua nợ

Mã số thuế/ CMND hoặc Hộ chiếu

Nợ xấu đã bán

 

Do TCTD bán

Do đơn vị thi hành án xử

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

(27)

(28)

(29)

(30)

(31)

(32)

 

1

Tên khách hàng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tên khách hàng 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

Tên khách hàng n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

2. Yêu cầu số liệu báo cáo: Trụ sở chính tổ chức tín dụng tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

4. Đơn vị nhận và duyệt báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Nợ xấu và các khoản liên quan được xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị Quyết số 42/2017/QH14 và Điều 2 Phụ lục về Xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội;

- Cột (2): Thống kê tên các khách hàng với nợ xấu, tình hình xử lý nợ xấu:

Chi tiết từng khách hàng theo các tiêu chí từ cột (2) đến cột (13) của Biểu số 02-TTGS và từ cột (2) đến cột (34) của Biểu số 03-TTGS. Biểu số 02-TTGS có kết nối dữ liệu với Biểu số 03-TTGS (các cột (2), (3), (4)).

- Cột (3): Mã số thuế đối với tổ chức.

- Cột (4): Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu đối với cá nhân.

- Cột (14): Thống kê tổng nợ xấu đến thời điểm báo cáo đối với các khoản nợ hình thành trước ngày 15/8/2017.

- Cột (15): Thống kê tổng nợ xấu đã xử lý lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Cột (15) = Cột (16) + (17) + (18) + (21) + (22) + (23) + (30) + (31).

- Cột (16): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do khách hàng trả nợ.

- Cột (17): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kể từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm của khách hàng thay cho nghĩa vụ trả nợ.

- Cột (18): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

- Cột (19): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do tổ chức tín dụng bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

- Cột (20): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do tổ chức tín dụng bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

- Cột (21): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý.

- Cột (22): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp.

- Cột (23): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do bên thứ ba trả thay.

- Cột (24): Thống kê số tiền thu được, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do bán nợ cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC).

- Cột (25): Thống kê số tiền, giá trị trái phiếu đặc biệt thu được, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

- Cột (26): Tên khách hàng mua nợ.

- Cột (27): Thống kê mã khách hàng: Tổ chức tín dụng ghi là TC nếu khách hàng mua nợ là tổ chức; ghi là CN nếu khách hàng mua nợ là cá nhân.

- Cột (28): Mã số thuế đối với tổ chức, Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu đối với cá nhân.

- Cột (29): Thống kê số tiền thu được, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do bán nợ cho tổ chức, cá nhân khác.

- Cột (30) = Cột (24) + Cột (25) + Cột (29).

- Cột (31): Thống kê doanh số giảm dư nợ gốc của nợ xấu, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo do các nguyên nhân khác ngoài các nguyên nhân nêu tại cột (16), (17), (18), (19), (20), (21), (22), (23), (24), (25), (29).

- Cột (32): Thống kê số dư nợ xấu giảm do chuyển nhóm nợ, lũy kế từ đầu năm đến ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo.

 


Đơn vị báo cáo:……….

Biểu số 04-TTGS

 

BÁO CÁO DƯ NỢ XẤU THEO NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14

PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
(Tháng……năm……)

Đơn vị tính: Triệu VND

ST T

Mã ngành kinh tế

Dư nợ

Nợ xấu

Theo kỳ hạn

Theo loại tiền

Theo kỳ hạn

Theo loại tiền

Ngắn hạn

Trung, dài hạn

VND

Ngoại tệ quy VND

Ngắn hạn

Trung, dài hạn

VND

Ngoại tệ quy VND

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

2. Yêu cầu số liệu báo cáo: Trụ sở chính tổ chức tín dụng tổng hợp số liệu toàn hệ thống và gửi báo cáo cho NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

4. Đơn vị nhận và duyệt báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tổng dư nợ được xác định theo các hoạt động được quy định tại Điều 2 Phụ lục về Xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội và hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;

- Nợ xấu và các khoản liên quan được xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị Quyết số 42/2017/QH14 và Điều 2 Phụ lục về Xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017của Quốc Hội;

- Đơn vị tính theo loại tiền VND và các loại ngoại tệ quy đổi ra VND theo hướng dẫn tại Phần 1 Phụ lục 2 Thông tư 35/2015/TT-NHNN.

- Các chỉ tiêu này được thực hiện theo quy định hiện hành của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Cột (2): Ghi mã ngành kinh tế căn cứ mục đích cấp tín dụng theo quy định tại Bảng 1 Phụ lục 3 Thông tư 35/2015/TT-NHNN.

- Cột (3) + cột (4) = Cột (5) + cột (6).

Cột (7) + cột (8) = Cột (9) + cột (10).

 

Đơn vị báo cáo:……….

Biểu số 05-TTGS

 

BÁO CÁO DƯ NỢ XẤU THEO NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14

PHÂN THEO LOẠI HÌNH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Tháng……năm……)

Đơn vị tính: Triệu VND

STT

Mã loại hình tổ chức, cá nhân

Dư nợ

Nợ xấu

Theo kỳ hạn

Theo loại tiền

Theo kỳ hạn

Theo loại tiền

Ngắn hạn

Trung, dài hạn

VND

Ngoại tệ quy VND

Ngắn hạn

Trung, dài hạn

VND

Ngoại tệ quy VND

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

2. Yêu cầu số liệu báo cáo: Trụ sở chính tổ chức tín dụng tổng hợp số liệu toàn hệ thống và gửi báo cáo cho NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

4. Đơn vị nhận và duyệt báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tổng dư nợ được xác định theo các hoạt động được quy định tại Điều 2 Phụ lục về Xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017của Quốc Hội và hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;

- Nợ xấu và các khoản liên quan được xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị Quyết số 42/2017/QH14 và Điều 2 Phụ lục về Xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội;

- Thống kê theo loại tiền VND và các loại ngoại tệ quy đổi ra VND theo hướng dẫn tại Phần 1 Phụ lục 2 Thông tư 35/2015/TT-NHNN.

- Cột (2): Ghi mã loại hình tổ chức, cá nhân theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục 3 Thông tư 35/2015/TT-NHNN.

- Cột (3) + cột (4) = cột (5) + cột (6).

- Cột (7) + cột (8) = cột (9) + cột (10).


Đơn vị báo cáo:……….

Biểu số 06-TTGS

 

BÁO CÁO ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP, CÁC KHOẢN KHÁC PHẢI THU, LÃI DỰ THU VÀ NỢ ĐÃ BÁN CHO VAMC CHƯA XỬ LÝ CỦA TCTD, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
(Tháng……năm……)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Phân theo loại hình tổ chức, cá nhân

Phân theo ngành kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hộ kinh doanh, cá nhân

Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và hiệp hội

Khác

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Khai khoáng

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

Xây dựng

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

Vận tải kho bãi

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Thông tin và truyền thông

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Hoạt động kinh doanh bất động sản

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, QLNN, ANQP; bảo đảm xã hội bắt buộc

Giáo dục và đào tạo

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

Hoạt động dịch vụ khác

Hoạt động làm thuê các công việc trong các HGĐ, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của HGĐ

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

(27)

(28)

(29)

I

Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (=1.1+ 1.2+ 1.3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Không có tài sản bảo đảm và bảo lãnh của bên thứ 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

Có tài sản bảo đảm là tài sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.3

Có bảo lãnh của bên thứ 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.4

Giá trị tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Bằng bất động sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.5

Số dư dự phòng rủi ro đã trích lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đầu tư vào Trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu (=II.1+ II.2+ II.3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1

Không có tài sản bảo đảm và bảo lãnh của bên thứ 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.2

Có tài sản bảo đảm là tài sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.3

Có bảo lãnh của bên thứ 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.4

Giá trị tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Bằng bất động sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.5

Số dư dự phòng rủi ro đã trích lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.6

Dự phòng rủi ro phải trích bổ sung trong trường hợp trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu chuyển thành nợ xấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Các khoản khác phải thu (=III.1+ III.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.1

Không có tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.2

Có tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.3

Giá trị tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Bằng bất động sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.4

Số dư dự phòng rủi ro đã trích lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Các khoản khác phải thu phải thu khó đòi (= IV.1+ IV.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. 1

Không có tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.2

Có tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.3

Giá trị tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Bằng bất động sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.4

Số dư dự phòng rủi ro đã trích lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.5

Dự phòng rủi ro phải trích bổ sung trong trường hợp các khoản phải thu khó đòi chuyển thành nợ xấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Lãi dự thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: lãi dự thu từ hoạt động tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Lãi dự thu phải thoái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: lãi dự thu phải thoái từ hoạt động tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII.1

Giá trị tài sản bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Bằng bất động sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII.2

Số dư dự phòng rủi ro đã trích lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Yêu cầu số liệu báo cáo: Trụ sở chính tổ chức tín dụng tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ tin học.

3. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

4. Đơn vị nhận và duyệt báo cáo: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

Phạm vi báo cáo: báo cáo các khoản nợ, khoản mục liên quan hình thành trước ngày 15/8/2017, cụ thể:

1. Loại hình tổ chức, cá nhân phân theo Bảng 2, Phụ lục 3 Thông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 Quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản thay thế (nếu có) bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có phần vốn góp của nhà nước trên 50% vốn điều lệ hoặc nhà nước giữ chi phối, Công ty cổ phần có vốn cổ phần nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; hoặc nhà nước nằm giữ quyền chi phối đối với Công ty trong điều lệ của Công ty.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn khác, Công ty cổ phần khác, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã

2. Ngành kinh tế theo Bảng 1, Phụ lục 3 Thông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 Quy định Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản thay thế (nếu có)

3.

- Mục I - Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN): số dư đầu tư TPDN hình thành trước ngày 15/8/2017 đến thời điểm báo cáo, bao gồm Đầu tư vào TPDN tiềm ẩn thành nợ xấu - Mục II

- Mục II - Đầu tư vào Trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu: bao gồm (1) đầu tư vào TPDN với mục đích là cơ cấu nợ; (2) đầu tư vào TPDN mà doanh nghiệp phát hành có nợ đang được TCTD thực hiện cơ cấu nợ; (3) đầu tư vào TPDN mà TCTD đánh giá rủi ro tiềm ẩn khác có thể thành nợ xấu trong tương lai.

- Mục III - Các khoản khác phải thu: số dư các khoản khác phải thu (TK 359) của nợ hình thành trước ngày 15/8/2017 đến thời điểm báo cáo, bao gồm Các khoản khác phải thu phải thu khó đòi - Mục IV

- Mục IV - Các khoản khác phải thu phải thu khó đòi: bao gồm (1) các khoản khác phải thu đã quá hạn; (2) có thời gian thu hồi vốn dài từ 5 năm trở lên; (3) các khoản khác phải thu đối với khách hàng để cấn trừ nợ; (4) các khoản khác phải thu đối với khách hàng mua hoặc chuộc lại tài sản đã cấn trừ; (5) bán nợ chưa thu được tiền.

- Mục V - Lãi dự thu: là các khoản lãi dự thu (TK 39) của khoản nợ hình thành trước ngày 15/8/2017, bao gồm lãi dự thu phải thoái - Mục VI

- Mục VI - Lãi dự thu phải thoái: là các khoản lãi dự thu bất hợp lý phải thoái nhưng chưa thoái của các khoản nợ hình thành trước ngày 15/8/2017.

- Mục VII - Nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý: số dư mệnh giá trái phiếu VAMC sau khi khấu trừ nợ xấu cho VAMC đã xử lý của các khoản nợ đã bán cho VAMC trước ngày 15/8/2017.

 

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness 
---------------

No. 06/CT-NHNN

Hanoi, July 20, 2017

 

DIRECTIVE

IMPLEMENTING RESOLUTION NO. 42/2017/QH14 ON PILOT SETTLEMENT OF BAD DEBTS OF CREDIT INSTITUTIONS AND DECISION NO. 1058/QD-TTG OF THE PRIME MINISTER ON APPROVING SCHEME FOR “RESTRUCTURING SYSTEM OF CREDIT INSTITUTIONS ASSOCIATED WITH SETTLEMENT OF BAD DEBTS IN THE PERIOD OF 2016-2020

On June 21, 2017, the 14th National Assembly passed the Resolution No. 42/2017/QH14 on pilot settlement of bad debts of credit institutions (hereinafter referred to as Resolution No. 42/2017/QH14). Resolution No. 42/2017/QH14 deals with pilot policies for settlement of bad debts and treatment of assets tied to bad debts (hereinafter referred to as collateral) to eliminate difficulties and create legal basis for credit institutions and branches of foreign banks to completely settle bad debts and enable the system of credit institutions (hereinafter referred to as the system) to promote its role to provide capital for business.

On July 19, 2017, the Prime Minister promulgated Decision No. 1058/QD-TTg on approving the Scheme for restructuring system associated with settlement of bad debts in the period of 2016-2020 (hereinafter referred to as Scheme 1058). The continual restructuring of system associated with settlement of bad debts in the period of 2016-2020 is deemed necessary to remedy defects of the system of credit institutions in previous periods, and follow and inherit achievements obtained during the initiation of Decision No. 254/QD-TTg with a view to create the foundation for the safe and sustainable development of the system by 2020.

In order to effectively implement the said Resolution No. 42/2017/QH14 and Decision No. 1058/QD-TTg, the Governor of the State bank of Vietnam requires affiliates of the State bank and credit institutions, branches of foreign banks (hereinafter referred to as credit institutions) to heighten their awareness and perform the following key tasks:

I. Objectives

Measures for restructuring of system associated with settlement of bad debts as mentioned in Scheme 1058 will be synchronously initiated, financial situation will be made healthier, administration capacity of credit institutions will be improved as per the law and in conformity with international practice; commercial banks, by 2020, are basically expected to have regulatory capital as required by Basel II; and at least 1 or 2 commercial banks is/are ranked in the Asia’s 100 largest banks.

Resolution No. 42/2017/QH14 will be implemented effectively to completely settle bad debts and collateral under scope of Resolution, measures for avoidance of incurring bad debts and improvement of credit quality will be initiated; the role of VAMC in settlement of bad debts will be enhanced. By 2020, bad debt ratio of the system, bad debt ratio to be sold to VAMC and bad debt ratio having undergone classification measures is expected to account for less than 3% (excluding financially weak commercial banks of which specific settlement plans have been approved by the government).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Affiliates of the State bank shall perform the following tasks:

a) Office of the State Bank

Take charge and cooperate with Bank Supervision and Inspection Agency, the Legal Department, and relevant units in holding a meeting of training of Resolution No. 42/2017/QH14 and Decision No. 1058/QD-TTg on approving the Scheme on restructuring of the system of credit institutions in association with the settlement of bad debts in the 2016-2020 period in banking sector as a whole no later than July 25, 2017.

b) Department of Communication

Take charge of communications in terms of implementation of Resolution No. 42/2017/QH14 and Scheme 1058.

c) Bank Supervision and Inspection Agency

- Formulate and request the Governor to promulgate a banking action plan for initiation of the Scheme on restructuring of the system of credit institutions in association with the settlement of bad debts in the 2016-2020 period.

- Direct each credit institution to make plan for restructuring associated with settlement of bad debts in the period of 2017-2020, and submit it to the State Bank for approval, containing annual plans for settlement of bad debts and supervise these plans.

- Take charge and cooperate with relevant units in requesting the Governor to amend the following legislative documents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Circular replacing Circular No. 44/2011/TT-NHNN dated December 19, 2011 on internal control system, internal audit of credit institutions and Circular on procedures for banking supervision. These Circulars will be promulgated before August 31, 2017

- Formulate and request the Government to promulgate a Decree on amendments to the Government's Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 7, 2014 on organization and operation of banking supervision and inspection and present the Prime Minister with decision draft replacing Decision No. 35/2014/QD-TTg of the Prime Minister dated June 12, 2014 on functions, tasks, powers and organizational structure of Bank Supervision and Inspection Agency affiliated to the State Bank in the third quarter of 2017.

- Regularly review and request the improvement of legal framework in terms of credit extension, administration of credit institutions, especially risk management to avoid incurring bad debts;

- Request the Governor to issue banking supervision handbooks before September 30, 2017.

- Inspect and supervise the implementation of Resolution No. 42/2017/QH14 by credit institutions, VAMC; propose measures for improvement the inspection and supervision of the system of Bank Supervision and Inspection Agency.

- Receive reports from relevant ministries and prepare a consolidated report on implementation of Resolution No. 42/2017/QH14.

- Receive reports, prepare and send an annual report on data of settlement of bad debts of credit institutions and VAMC to the Government (before September 15), to Standing Committee of the National Assembly, the National Assembly (before October 1) as required by Resolution No. 42/2017/QH14. Annual data of settlement of bad debts shall be determined from August 15 of the previous year to August 15 of reporting year; and instruct VAMC to prepare and send annual reports.

- Make a consolidated report on implementation of Resolution No. 42/2017/QH14 and send it to the Government (before November 30, 2021), to the Standing Committee of National Assembly, National Assembly (before December 31, 2021) as required by the Resolution and send a report on initiation of Scheme 1058 to Governor of the State Bank, which shall be subsequently sent to the Government.

- Cooperate with the Legal Department in reviewing and requesting improvement of legal framework in terms of restructuring of financially-weak credit institutions on the basis of consolidated report on implementation of the Scheme on restructuring of the system of credit institutions in association with the settlement of bad debts in the 2016-2020 period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Legal Department

- Handle difficulties arising during the implementation of Resolution No. 42/2017/QH14 or requesting competent authorities to handle them.

- Propose improvement of legal system in terms of settlement of bad debts and collateral on the basis of application of regulations of Resolution No. 42/2017/QH14 and improvement of legal framework in terms of restructuring of financially-weak credit institutions after completion of the Scheme on restructuring of the system of credit institutions in association with the settlement of bad debts in the 2016-2020 period.

d) Other departments affiliated to the State Bank

Effectively perform or ensure schedule and quality of tasks as mentioned in the banking action plan in initiating the Scheme on restructuring of the system of credit institutions in association with the settlement of bad debts in the 2016-2020 period promulgated by Governor of the State Bank.

dd) Branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces)

- Cooperate with local governments and competent regulatory agencies in provinces in implementing Resolution No. 42/2017/QH14 and structural plan associated with settlement of bad debts in the period of 2017-2020 of credit institutions in provinces.

- Inspect and supervise the implementation of Resolution No. 42/2017/QH14 in provinces.

- Promptly report on difficulties arising during the implementation of Resolution No. 42/2017/QH14 to the Legal Department affiliated to the State Bank and difficulties arising during the implementation of Scheme 1058 to Bank Supervision and Inspection Agency affiliated to the State Bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Heighten its awareness of Resolution No. 42/2017/QH14; make and initiate annual plan for settlement of bad debts and trading of bad debts according to market prices.

- Comprehensively adopt measures prescribed in Resolution No. 42/2017/QH14 to accelerate the settlement of bad debts and collateral purchased by VAMC.

- Send monthly reports on settlement of bad debts no later than 25th of the month succeeding the reporting month, as guided by the State Bank, to Bank Supervision and Inspection Agency affiliated to the State Bank.

- Annually, evaluate the effectiveness and feasibility of pilot policies prescribed in Resolution No. 42/2017/QH14 on the basis of achievements of VAMC and propose amendments to regulations of law on settlement of bad debts and collateral and relevant law provisions to the Legal Department affiliated to the State Bank.

- Promptly report on difficulties arising during the trading and settlement of bad debts and collateral as prescribed in Resolution No. 42/2017/QH14 to the Legal Department affiliated to the State Bank.

3. Credit institutions

- Heighten individual credit institutions’ awareness of Resolution No. 42/2017/QH14 and Scheme 1058;

- Formulate a structural plan associated with settlement of bad debts in the period of 2017-2020, closely conforming to policies in Resolution No. 42/2017/QH14 and measures in Scheme 1058 and submit it to the State Bank for approval; initiate the plan which has been approved with comprehensive application of measures prescribed in Resolution No. 42/2017/QH14 to accelerate the settlement of bad debts and collateral to stick to the objectives stated in the plan approved by the State Bank.

- Send monthly reports on settlement of bad debts no later than 25th of the month succeeding the reporting month, using the form issued herewith, to Bank Supervision and Inspection Agency affiliated to the State Bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Effectively adopt measures for avoiding incurring bad debts by violations of law at individual credit institutions.

- Regularly review and report on clients and estimated profits prescribed in Article 16 of Resolution No. 42/2017/QH14 in accordance with guiding documents of Bank Supervision and Inspection Agency.

- Annually, evaluate the effectiveness and feasibility of pilot policies prescribed in Resolution No. 42/2017/QH14 on the basis of achievements of credit institutions and propose amendments to regulations of law on settlement of bad debts and collateral and relevant law provisions to the Legal Department affiliated to the State Bank.

- Promptly report on difficulties arising during the implementation of Resolution No. 42/2017/QH14 to the Legal Department affiliated to the State Bank and difficulties arising during the implementation of Scheme 1058 to Bank Supervision and Inspection Agency affiliated to the State Bank.

III. Implementation

1. This Directive comes into force from the day on which it is signed.

2. The Chief officers, the Chief Banking Inspector-Supervisor and heads of affiliates of the State bank, Directors of State Bank’s branches of provinces, Presidents of the Board of Directors, Presidents of the Member assembly and General Directors (Directors) of credit institutions, President of the Member assembly and General Director of VAMC shall implement this Directive./.

 



...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

ATTACHED FILE

 

;

Chỉ thị 06/CT-NHNN năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 06/CT-NHNN
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Lê Minh Hưng
Ngày ban hành: 20/07/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 06/CT-NHNN năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…