ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
05/CT-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 1986 |
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC HUY ĐỘNG TIỀN GỞI TIẾT KIỆM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Thi hành chủ trương cải tiến
công tác Ngân hàng của Trung ương và Thường vụ thành ủy, có sự nhất trí của
Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố cho thi hành một số
hình thức nhằm khuyến khích mọi cán bộ công nhân viên chức và nhân dân gởi tiền
nhàn rỗi vào công quỹ như sau :
1. Hình thức 1: Gởi tiết kiệm vừa có lãi, vừa có bảo đảm giá trị tiền
gởi:
- Lấy gạo trắng thường (sau đây
gọi là gạo) bán theo giá bảo đảm kinh doanh do Công ty lương thực thành phố bán
cho cán bộ công nhân viên và người lao động chuẩn để bảo đảm giá trị tiền khi
gởi.
- Lãi suất tiền gởi tiết kiệm là
2% tháng trên số tiền gởi hàng tháng theo thể thức gởi tiền tiết kiệm không kỳ
hạn có lãi đã ban hành.
Sau khi gởi tiền tiết kiệm, nếu
giá bảo đảm kinh doanh của gạo tăng lên thì người gởi sẽ được lãnh tiền theo
giá gạo tăng lên cộng với lãi suất 2% trên số tiền khi gởi. Nếu giá bảo đảm
kinh doanh của gạo giảm xuống thì người gởi vẫn được trả nguyên số tiền gởi
cộng với lãi suất 2% tháng.
Ví dụ 1 : Một người gởi vào quỹ
tiết kiệm 140 đồng. Lúc gởi tiền : giá gạo bảo đảm kinh doanh là 7 đ/kg, thì số
tiền 140đ là tương đương 20kg gạo. Lúc rút tiền giá gạo bảo đảm kinh doanh là
8đ/kg, ví dụ từ ngày gởi tiền đến ngày rút tiền là 3 tháng thì người gởi đc
lãnh 8đ/kg cộng thêm lãi suất 2% tháng trên tổng số tiền lúc gởi, tức là (8đ x
20kg)+2% của 140đ (3 tháng) = 168,40 đồng.
Ví dụ 2 : Lúc gởi tiền : giá gạo
bảo đảm kinh doanh là 7 đ/kg, thì số tiền 140đ là tương đương 20kg gạo. Lúc rút
tiền giá gạo bảo đảm kinh doanh là 6đ/kg, thì người gởi tiền vẫn lãnh đủ số
tiền lúc gởi cộng thêm lãi suất 2% trên tổng số tiền gởi.
2. Ngoài hình thức 1 nói trên là chính, có thể áp dụng hình thức 2 như
sau :
- Người gởi tiền tiết kiệm được
trả lãi suất 5% tháng.
3. Quản lý và sử dụng tiền tiết kiệm :
- Tiền gởi tiết kiệm theo 2 hình
thức nói trên được huy động qua hệ thống quỹ tiết kiệm thuộc ngân hàng thành
phố và đều thuộc loại tiền gởi không kỳ hạn có lãi. Người gởi tiền tiết kiệm
muốn gởi tiền vào hoặc lấy tiền ra lúc nào cũng được.
- Người gởi tiền tiết kiệm có
quyền gởi tiền theo một trong hai hình thức nói trên, hoặc vừa gởi một số tiền
theo hình thức 1, vừa gởi một số tiền theo hình thức 2.
- Toàn bộ số tiền do nhân dân
gởi vào Quỹ tiết kiệm theo 2 hình thức nói trên, Ngân hàng thành phố có trách
nhiệm mở tài khoản riêng để quản lý và được tính vào chỉ tiêu huy động tiết
kiệm hằng năm.
- Ngân hàng thành phố được sử
dụng số tiền gởi vào quỹ tiết kiệm theo hình thức nói trên để cho vay theo lãi
suất đặc biệt sau đây :
- Cho vay để sản xuất : 5,5%
tháng
- Cho vay để kinh doanh : 6%
tháng
4. Cho phép các đơn vị được vay vốn :
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh
quốc doanh và tập thể có nhu cầu tiền mặt, nhưng Ngân hàng chưa bảo đảm được
thì được phép tự huy động vốn tiền mặt của cán bộ công nhân viên và nhân dân để
phục vụ sản xuất, kinh doanh với lãi suất tối đa không quá 5% tháng.
5. Trách nhiệm thi hành
Căn cứ chỉ thị trên đây, Ngân
hàng thành phố có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và phối hợp với UBND quận,
huyện, Ban Ngành Đoàn thể, Cơ quan thông tin, Báo chí tuyên truyền, vận động
nhân dân gởi tiết kiệm, đồng thời tổ chức chỉ đạo hoạt động của các bàn tiết
kiệm trong toàn thành phố, kể cả việc mở rộng ủy nhiệm tiết kiệm trong các cơ
quan Nhà nước, khu phố, phục vụ cho nhân dân gởi và rút tiền được mau chóng,
thuận tiện.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 05/CT-UB năm 1986 về việc huy động tiền gởi tiết kiệm trong tình hình hiện nay do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 05/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Lê Văn Triết |
Ngày ban hành: | 27/03/1986 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 05/CT-UB năm 1986 về việc huy động tiền gởi tiết kiệm trong tình hình hiện nay do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video