NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-NHNN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016 |
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2016
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, ngành Ngân hàng đã và đang triển khai tích cực nhiều giải pháp Điều hành. Trong 5 tháng đầu năm, hoạt động ngân hàng đã đạt những kết quả tích cực, thị trường tiền tệ ổn định, thanh Khoản được đảm bảo, mặt bằng lãi suất cho vay tương đối ổn định; tỷ giá giảm, thị trường ngoại tệ thanh Khoản tốt, dự trữ ngoại hối Nhà nước gia tăng; quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu tiếp tục được triển khai đồng bộ, an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng được bảo đảm. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô đang nổi lên một số vấn đề cần quan tâm như: lạm phát có xu hướng tăng, kinh tế tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm trước, tín dụng tăng ngay từ đầu năm nhưng tín dụng trung - dài hạn và cho vay kinh doanh bất động sản đang có xu hướng tăng nhanh, tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất; tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục chịu tác động bởi diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Để góp phần thực hiện các Mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 9/5/2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, trong những tháng cuối năm 2016, Ngân hàng Nhà nước kiên định với Mục tiêu đã đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với diễn biến của lạm phát. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
2. Đối với các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước:
a) Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; Điều Tiết chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh Khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng nhưng đảm bảo Mục tiêu kiểm soát lạm phát.
b) Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng; có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng vi phạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước.
c) Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp. Theo dõi, giám sát chặt chẽ và cảnh báo tổ chức tín dụng có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
d) Rà soát để chỉnh sửa, hoàn thiện khung pháp lý về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và Điều kiện thực tế hoạt động của tổ chức tín dụng, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
đ) Tiếp tục công bố tỷ giá trung tâm hằng ngày phù hợp với Mục tiêu Điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện các giải pháp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ phù hợp với Mục tiêu Điều hành kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ.
e) Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối, đảm bảo phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và Mục tiêu chống đô la hóa của Chính phủ.
g) Hoàn thành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách để tạo Điều kiện phát triển, mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp.
h) Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường: tiền tệ và hoạt động ngân hàng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó tập trung:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về lãi suất huy động vốn, cấp tín dụng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khách hàng lớn.
- Tiếp tục thanh tra việc chấp hành chính sách, quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013.
- Thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém; thanh tra, giám sát việc thực hiện các nội dung theo Đề án tái cơ cấu của các tổ chức tín dụng đã được phê duyệt; khẩn trương hoàn thiện Đề án tái cơ cấu của một số tổ chức tín dụng chưa được phê duyệt theo chủ trương, định hướng đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thông qua.
i) Chủ động triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu gắn với việc triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung:
- Xây dựng Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
- Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; thực hiện phân loại các Khoản nợ đã mua từ tổ chức tín dụng để có biện pháp xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Sớm có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu, bảo đảm quyền lợi của chủ nợ.
k) Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội và chuẩn bị tốt nội dung phục vụ các kỳ họp Quốc hội khóa XIV. Chủ động truyền thông, tăng cường tính kết nối truyền thông trên toàn hệ thống ngân hàng để hỗ trợ thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng.
3. Đối với các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:
a) Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn. Định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước tình hình và kết quả triển khai.
b) Chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin và tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng trên địa bàn. Xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức (nếu có).
c) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện tốt công tác truyền thông và phối hợp công tác với đoàn đại biểu Quốc hội.
a) Chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh Khoản, ổn định lãi suất huy động, có Điều kiện giảm lãi suất cho vay; chú trọng quản lý rủi ro thanh Khoản, rủi ro chênh lệch kỳ hạn và loại tiền, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
b) Rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của Khoản vay; thực hiện Tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có Điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.
c) Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước thông báo, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng; kiểm soát chặt chẽ các Khoản cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro:
- Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng Mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Kiểm soát chặt chẽ quy mô, cơ cấu tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với khả năng, kỳ hạn và cơ cấu huy động vốn.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 5492/NHNN-TD ngày 21/7/2015, văn bản số 6981/NHNN-TTGSNH ngày 14/9/2015 và Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 15/7/2015. Hướng tín dụng lĩnh vực bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực của người dân theo chủ trương của Chính phủ. Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới chính sách, quy trình, quy chế nội bộ về cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và các dự án thu hồi vốn thời gian dài nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực này.
- Chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý kết hợp với việc đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng. Tăng cường minh bạch hóa thông tin tín dụng, tuyên truyền và hướng dẫn khách hàng vay để khách hàng hiểu và nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến Khoản vay.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và làm việc trực tiếp với khách hàng vay vốn để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tạo Điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.
d) Chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật về lãi suất huy động và cho vay, phí cho vay, các quy định về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá và giao dịch trên thị trường ngoại tệ, quản lý ngoại hối... Chủ động phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
đ) Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro, chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
e) Tiếp tục triển khai phương án cơ cấu lại, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống dưới 3%. Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý trong quá trình cơ cấu lại, xử lý nợ xấu.
g) Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trên cơ sở các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, các bộ ngành liên quan, phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng.
h) Tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc phối hợp công tác với đoàn đại biểu Quốc hội. Chủ động cung cấp thông tin cho báo chí việc thực thi các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và kết quả thực hiện để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận đối với hoạt động của Ngành Ngân hàng.
a) Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
b) Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Chỉ thị này và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016, báo cáo tình hình thực hiện trong nội dung báo cáo hằng tháng và quý gửi Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.
c) Văn phòng Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị này và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016, tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 hằng tháng, tháng cuối quý và cả năm.
d) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
THỐNG
ĐỐC |
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 04/CT-NHNN |
Hanoi, May 27, 2016 |
DIRECTIVE
ON A NUMBER OF SOLUTIONS FOR MANAGEMENT OF MONETARY POLICIES AND BANKING OPERATIONS IN THE LAST MONTHS IN 2016
With a view to implement the direction of the Government in Resolution No. 01/NQ-CP dated January 7, 2016 on primary duties and solutions for management of implementation of the socio-economic development plan and state budget estimates in 2016, the banking sector has initiated actively lots of solutions for management. In the first 5 months of the year, banking operations have achieved positive results. The money market has remained stable; the liquidity has been guaranteed, the average lending rates have remained relatively stable; exchange rates have decreased; the forex market liquidity has been high; the state forex reserves has increased; the process of restructuring and settlement of bad debts has been initiated comprehensively; and the safe operation of the system of credit institutions has been guaranteed. Despite the positive results, macroeconomics has arisen several issues subject to concerns as follows: Inflation has tended to rise; the economy has grown less than the same period of last year; the credit has grown from the early beginning of the year, but the mid- and long-term and lending to real estate business has tended to increase, creating pressure on interest rates; exchange rates and the forex market has continued to be affected by unpredictable changes of the world economy.
In order to realize the Objectives of the Government's Resolution No. 01/NQ-CP dated July 1, 2016, Resolution No. 33/NQ-CP dated May 9, 2016, and Resolution No. 35/NQ-CP dated May 16, 2016, in the last months of 2016, the State Bank has pursued consistently the Objectives set out in Directive No. 01/CT-NHNN dated February 23, 2016 implementing solutions for solving difficulties encountered by enterprises in production and business activities, but the State Bank has been not subjective to the development of inflation. The Governor of the State Bank requests the affiliates of the State Bank and credit institutions and branches of foreign banks (hereinafter referred to as credit institutions) to concentrate on implementing the following solutions:
1. Keep implementing comprehensive and effective solutions for management of monetary policies and banking operations defined in Directive No. 01/CT-NHNN dated February 23, 2016, Directive No. 02/CT-NHNN dated February 23, 2016 of the Governor of the State Bank and other relevant documents.
2. For affiliates at the head office of the State Bank:
a) Follow closely development of macroeconomics, monetary and banking operations to manage monetary policy tools comprehensively and flexibly; mainly regulate open market operations, refinance with reasonable terms, amount and interest rates to support the liquidity and capital to credit institutions provided taking account of ensuring the Objective for inflation control.
b) Strictly monitor and control the credit growth of the entire system as well as individual credit institutions; and take strict measures to handle violations of credit institutions against credit growth targets as notified by the State Bank.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Review documents to edit and improve of the legal framework pertaining to loans of credit institutions granted to customers in accordance with relevant law provisions and the actual operations of credit institutions; enable enterprises and the people to access bank credit which serve effective production and business.
dd) Continue to publish daily central exchange rates in conformity with the Objective of management of monetary policy, implement solutions for stabilizing the exchange rates and the forex market in line with Objective of management of macroeconomics and monetary policy.
e) Continue to initiate comprehensively solutions for effective management of forex market in conformity with development of macroeconomics, currency and the Objective of tackling dollarization by the Government.
g) Complete the formulation program of legal documents on schedule and quality assurance; research to promulgate mechanisms and policies to facilitate development, expand access to banking services by individuals and enterprises.
h) Strengthen the inspection and supervision of the market: monetary and banking operations; strictly handle violations as prescribed by law, which focuses on :
- Inspecting the observance of regulations on deposit rates, credit granting, debt restructuring, debt classification, setting aside and using loan loss for bad debts, especially for big customers.
- Continuing to inspect the compliance with policies and regulations of the law in the banking sector related to loan programs for housing support under Resolution No. 02/NQ-CP dated January 7, 2013.
- Inspecting and supervising the operations of credit institutions, especially the poor credit institutions; inspecting and supervising the implementation of the Scheme of restructuring of approved credit institutions; urgently improving the Scheme of restructuring of a number of credit institutions that have not been approved under the guidelines and orientations passed by the leaders of the State Bank.
i) Actively implement solutions to restructure the credit institutions, settle bad debts in association with implementation of the overall scheme to restructure the economy, which focuses on:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Enhancing settlement of bad debts according to the market mechanism; conducting classification of debts purchased from credit institutions to take measures to handle bad debts effectively. Promptly adopting mechanisms and policies to promote the development of the debt trade market and encouraging the participation of domestic and foreign investors; promoting the role of the Asset Management Company of the Vietnamese credit institutions in settlement and recovery of bad debts and assurance of the interests of creditors.
k) Effectively implement the duties assigned in the resolutions of the National Assembly and prepare related information properly for sessions of the 14th National Assembly. Proactively communicate and enhance communication links across the banking system to support the effective implementation of monetary policy and banking operations.
3. For branches of the State Bank in provinces or cities (hereinafter referred to as provinces):
a) Cooperate closely with local authorities to effectively implement programs for connection between banks and enterprises to promptly realize and solve difficulties encountered by enterprises in the provinces. Periodically send reports on development and results of implementation to the State Bank of.
b) Actively monitor and realize information and strengthen the inspection and supervision of the observance of regulations and guidance of the State Bank for credit institutions in the provinces. Strictly handle violations and determine specific responsibilities for individuals and organizations (if any).
c) Cooperate closely with other affiliates in the State Bank and credit institutions in the province in implementation of communications and cooperate with the National Assembly delegation.
4. Based on the direction and management solutions of the State Bank, credit institutions shall:
a) Actively keep balance between capital sources and capital use to ensure liquidity, stable deposit rates, with conditions for lending rates; focus on management of liquidity risks, risks of differences in terms and currencies, and safe operation of credit institutions.
b) Review and keep balance of the financial capacity to apply reasonable lending rates on the basis of deposit rates and the risk levels of loans; implement reduction in operational costs and improve business efficiency to reduce lending rates in order to share difficulties with the borrowers as long as financial safety is guaranteed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Granting credit centrally to production and business fields, especially in priority areas under the direction of the Government. Strengthening the assessment and monitoring of loan use to ensure those loans are used for proper purposes to restrict new bad debts incurred. Strictly controlling the scale and structure of short-, medium- and long-term credit in Vietnamese dong and foreign currencies in conformity with ability, terms and structure of capital mobilization.
- Continuing to implement solutions to strengthen the lending risk control in the areas of investment and real estate business, BOT or BT traffic projects under the direction of the State Bank prescribed in Directive No. 5492/NHNN-TD dated July 21, 2015, Directive No. 6981/NHNN-TTGSNH day September 14, 2015 and Directive No. 05/CT-NHNN dated July 15,2015. Credit granting is oriented from real estate sector to social housing projects, the commercial housing projects to meet the actual needs of the people according to the policy of the Government. Reviewing for amendments to or formulation of new policies, procedures and internal regulations concerning the credit granted to the real estate sector, the field likely to posing risks and long-payback projects to ensure the risk control for those fields.
- Actively researching and developing lending programs with reasonable interest rates in association with the innovation of the lending process towards simplifying loan procedures as long as taking account of ensuring capital adequacy and compliance with regulations of law, improving the appraisal capacity to reduce loan processing periods, and enabling enterprises to access credit. Strengthening transparency of credit information, propagating and providing guidance for borrowers in order for they to understand fully information related to the loan.
- -Cooperating with branches of the State Bank in provinces and work directly with borrowers in overcoming difficulties in the credit relationship with customers, enabling customers to access bank credit capital in accordance with the law.
d) Strictly comply with the regulations and guidance of the State Bank and other provisions of the law on deposit and lending rates, loan fees, the regulations on foreign currency trading, listing of exchange rates and trading on the forex market, forex management, etc. Proactively detect and handle strictly the head of a branch or an affiliate of a credit institution committing a violation and send a report to the State Bank report.
dd) Strengthen financial capacity, risk management, asset quality, credit quality and settlement of bad debts; strengthen solutions to ensure the safety and security of information technology systems in banking activities.
e) Continue to implement the restructuring plan, implement measures for settling bad debt, and strive to sustain bad debt ratio of less than 3% in the entire system. Timely send reports on difficulties, problems and proposed solutions in the process of restructuring and bad debt settling to the State Bank.
g) Develop and diversify banking products and services to meet the needs of the business, the economy, increase the enterprise’s accessibility to capital on the basis of the enterprise support programs of the government, relevant Ministries and agencies, in accordance with the regulations of the State Bank and the law on monetary and banking operations.
h) Actively coordinate with the State Bank and the State Bank branches in provinces in cooperation with the National Assembly delegation. Proactively provide the press with information about the implementation of solutions for money and credit and performance to build consensus opinion and support of the public for the operation of the banking sector.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) This Directive shall be effective from the date of signing.
b) The affiliates at the headquarters of the State Bank, State Bank branches in provinces, on the basis of functions and tasks assigned, shall perform their duties prescribed in this Directive and Directive 01/CT-NHNN dated February 23, 2016, send monthly and quarterly reports on the implementation to the Office of the State Bank.
c) The Office of the State Bank shall cooperate with the affiliates of the State Bank in monitoring the implementation of this Directive and Directive 01/CT-NHNN dated February 23, 2016, send final reports to the Governor of the State Bank and the Ministry of Planning and Investment before every 20th of a month, the last month of each quarter and the entire year.
d) the Chief officers, the Director of the Financial policy department and the Heads of affiliates of the State bank, Directors of branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities, Presidents of the Board of Directors, Presidents of the Member assembly and General Directors (Directors) of credit institutions, branches of foreign banks shall implement this Directive./.
THE GOVERNOR
Le Minh Hung
;
Chỉ thị 04/CT-NHNN về giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 04/CT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Lê Minh Hưng |
Ngày ban hành: | 27/05/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 04/CT-NHNN về giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video